K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 2 2019

1. Giá trị nội dung
Bài thơ thể hiện lòng ham sống bồng bột và mãnh liệt của cái Tôi Xuân Diệu rất hiện đại cùng với một quan niệm mới mẻ về thời gian, tuổi tre, hạnh phúc
– Cái Tôi Xuân Diệu trong bài thơ tiêu biểu cho cái Tôi thời đại thơ mới:
+ Một ý thức ráo riết về giá trị đời sống cá thể. Nghĩa là một ý thức nhân bản. nhân văn rất cao
+ Một quan niệm táo bạo đầy tính cách mạng trước những quan niệm cũ kĩ vốn cản trở việc giải phóng con người cá thể
+ Một niềm thiết tha với cuộc sống trần thế, niềm vui trần thế.
+ Một khát khao sống mãnh liệt và một tâm thế cuồng nhiệt, tích cực

2. Giá trị nghệ thuật
Nghệ thuật sáng tạo những câu thơ, những hình ảnh thơ mới lạ độc đáo:
+ Cách liên tưởng so sánh mới lạ; Tháng giêng ngon…; Mùi tháng năm..
+ Thủ pháp chuyển đổi giác quan khi thể hiện cảm giác trong việc diễn tả hình ảnh
+ Lối nhân hóa.

9 tháng 2 2019

thanks ạ

9 tháng 3 2021

Tham khảo bạn nhé:

1.Giá trị nội dung

- Bài thơ là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng phút, từng giây của cuộc đời mình nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời ham sống đến cuồng nhiệt

2. Giá trị nghệ thuật

- Hình thức nghệ thuật điêu luyện: sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc và mạch lí luận, gọng điệu say mê, sôi nổi, những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Về nội dung:

“sự tương phản mèo - chuột” phản ánh mặt trái ở làng quê xưa như chuyện “mãi lộ”, “làm luật”, “lệ làng” ... của tầng lớp thống trị trong xã hội nông nghiệp thôn quê ngày xưa.

+ Hình ảnh phản ánh tích cực mối quan hệ của mèo - chuột, dù mèo là kẻ thù “không đội trời chung” của chuột nhưng đã tán đồng ngày lễ lớn của đôi vợ chồng chuột trẻ; chuyện thù hận đã lắng xuống, nhạt đi, phần nào được “hóa giải”.

+ Đó còn là lời khuyên về sự hòa giải, hòa nhập để “chung sống hòa bình” trong cộng đồng.

- Về nghệ thuật:

+ “...tác giả đã tối ưu hóa khả năng thể hiện trên bề mặt hạn hẹp của tờ giấy bằng một khung cảnh sinh hoạt hoành tráng” .

⇒ Vấn đề xã hội được tóm tắt: “một cảnh tượng vừa là nghi lễ trang nghiêm vừa là hội hè náo nhiệt, tưng bừng”.

11 tháng 2 2019

1. Nội dung:

- Bức tranh thiên nhiên mênh mông vô biên và quạnh hiu, hoang vắng.

- Cái tôi lữ thứ bơ vơ, cô đơn, lạc lõng mang một nỗi buồn vô tận trước trời, nước. Đó cũng là biểu hiện kín đáo của tình yêu nước trong những ngày tháng mất chủ quyền.

2. Nghệ thuật:

* Đề tài, cảm hứng:

- Cổ điển: Thể hiện nỗi sầu vạn cổ, nỗi sầu thế nhân của con người khi đứng trước thiên nhiên lớn rộng, thiên nhiên vô cùng vô tận.

- Hiện đại: Không chỉ là nỗi buồn thế nhân mà còn là nỗi buồn cá nhân trong thời điểm hiện tại của đất nước – đất nước ta mất chủ quyền, người dân phải sống trong tình cảnh nô lệ.

* Chất liệu thi ca:

- Cổ điển:

+ Dùng nhiều thi liệu truyền thống: “tràng giang”, “bến cô liêu”, “cánh chim chiều, cánh bèo dạt”,…

+ Hệ thống từ láy.

+ Hệ thống từ Hán Việt.

- Hiện đại:

+ Nhiều hình ảnh sáng tạo chân thực của đời thường: “củi một cành khô”, “bờ xanh tiếp bãi vàng”…

+ Những kết hợp từ mới lạ: “buồn điệp điệp”, “sâu chót vót”…

+ Những từ láy sáng tạo: “dợn dợn”…

* Thể loại, bút pháp:

- Cổ điển:

+ Thể thơ thất ngôn đặc trưng với những luật của thơ Đường.

+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình.

- Hiện đại:

+ Thất ngôn nhưng lại là thất ngôn trường thiên, có ý thức chia khổ.

+ Con người không bị ẩn đi, chìm khuất trước thiên nhiên mà bộc lộ trực tiếp cái tôi, tâm tư tình cảm của mình.

1 tháng 9 2023

Tham khảo

"Bài Biển" là một bài thơ của nhà thơ Xuân Diệu, một trong những nhà thơ tiêu biểu của trường phái tình yêu trữ tình Việt Nam. Dưới đây là tóm tắt nội dung và phân tích của hai khổ cuối trong bài thơ "Biển" của Xuân Diệu:

Nội dung:
Trước đó, bài thơ "Biển" đã miêu tả hình ảnh biển và tình yêu trong cuộc hôn nhân. Trong hai khổ cuối, nhà thơ thể hiện tâm trạng của người đàn ông khi ôm nhớ và ao ước về tình yêu đã qua.

Phân tích:
Trong hai khổ cuối, người đàn ông trở thành chủ thể của những cảm xúc trữ tình và nhớ nhung. Ông ao ước rằng biển có thể gửi những gì đã qua về cho người phụ nữ yêu quý, nhưng biển không thể làm được điều đó. Người đàn ông cảm thấy cô đơn và nhớ về những kỷ niệm đã qua, nhưng trái tim anh không thể nói lên được những gì anh muốn truyền đạt.

Từ ngôn ngữ và hình ảnh sử dụng trong hai khổ cuối, ta nhận thấy sự biểu đạt sâu sắc của tình yêu và sự tương phản giữa cái đã qua và hiện tại. Nhà thơ sử dụng các từ ngữ như "ôm", "nhớ", "ao ước" và "trăn trở" để thể hiện tâm trạng trữ tình và tiếc nuối. Biển được sử dụng như một biểu tượng của thời gian, sự vô tận và cái không thể đạt được, tạo nên một cảm giác mê hoặc và sầu muộn.

Xét về mặt tổng thể, hai khổ cuối trong bài thơ "Biển" của Xuân Diệu cung cấp một cái nhìn sâu sắc về tình yêu, nhớ nhung và sự không thể nói lên được của con người trước những cảm xúc và kỷ niệm đã qua.

3 tháng 9 2023

Bài thơ "Biển" của Xuân Diệu là một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Việt Nam. Bài thơ này thể hiện sự tương phản giữa con người và vũ trụ, và khát vọng sống mãnh liệt của nhà thơ. Nó được viết với tâm trạng đầy lo âu và trăn trở về sự hữu hạn của cuộc sống. Những từ ngữ như "tuy dài thế - vẫn đi qua - dẫu rộng" thể hiện sự ngậm ngùi và nỗi âu lo. Nhà thơ muốn nhấn mạnh rằng cuộc sống của con người là hữu hạn, và thời gian vẫn luôn trôi đi.

4 tháng 10 2024

Sau Cuộc cách mạng tháng Tám, Xuân Diệu- như một người trải qua nhiều sóng gió cuộc đời, đã có cái nhìn sâu sắc hơn về tình yêu. Những trải nghiệm trong chính cuộc đời và tuổi thơ ấu đã khắc sâu trong tâm hồn ông một tình yêu không chỉ đơn thuần là những lời ngọt ngào hay hứa hẹn, mà là sự hiểu biết và cảm thông. Trong tác phẩm của ông, khung trời biển bao la không chỉ là bức tranh đẹp mắt mà còn là biểu tượng cho sự mênh mông và vô hạn của tình yêu. Đó không chỉ là tình yêu riêng tư mà còn là tình yêu đối với cuộc sống, đối với con người và với tự nhiên. Xuân Diệu đã biến những cảm xúc sâu thẳm đó thành những dòng thơ đậm chất trữ tình và nhân văn, gợi mở cho người đọc cảm nhận vẻ đẹp không gian và tình cảm vô tận của tình yêu.

Trong bài thơ "Biển" của Xuân Diệu, hình tượng của sóng biển không chỉ là một phần của thiên nhiên mà còn là biểu tượng cho sức mạnh và vĩnh hằng của tình yêu. Sóng, biển từ lâu đã là một chất liệu không thể thiếu trong thơ ca. Ta đã nghe qua những tiếng sóng trong tiềm thức của Thôi Hiệu trong bài Hoàng Hạc Lâu hay trong dòng thơ của Thúy Kiều- tiếng sóng đầy dữ dội: “Ầm ầm tiếng sóng vây quanh ghế ngồi”.Cố nhân khi xưa ấy đã khai thác biết bao nhiêu tiếng lòng của Sóng thì Xuân Diệu đã đưa sóng biển vào một khía cạnh mới, sâu sắc và đầy mê hoặc. Ông đã khai thác đến bản chất sâu xa nhất của hiện tượng này, làm cho độc giả cảm nhận được sự cuồng nhiệt và sự say mê của tình yêu. Đây không chỉ là sự tương phản giữa bề ngoài mạnh mẽ hay bên trong nồng nhiệt mà còn là sự hiểu biết sâu xa về sự phức tạp và đa chiều của tình yêu. Xuân Diệu, với tài năng thi ca của mình, đã biến sóng biển thành một thước đo cho tình yêu, một sức mạnh vô hình nhưng mãnh liệt và không ngừng biến đổi.Đầu tiên là sự thổ lộ:...

Xem thêm: https://topbee.vn/blog/phan-tich-bai-tho-bien-cua-xuan-dieu

16 tháng 4 2020

mọi người ới giúp mình vói càng nhanh càng tốt nha  mình đang cần gấp

16 tháng 4 2020

xin lỗi mik lp 6 .... nhx mik bảo bn là lên trang wed hoidap247.com sẽ nhanh hơn 

hok tốt nha !!!

16 tháng 4 2020

1. 

Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới với hồn thơ tiêu biểu cho tiếng nói thiết tha, tình yêu cuộc sống, con người và rạo rực khát khao giao cảm với đời. Thơ Xuân Diệu tinh tế, gợi cảm, độc đáo trong chất liệu cũng như trong bút pháp thi ca. "Vội vàng" không chỉ là thi phẩm đặc sắc nhất trong tập thơ Thơ - bài thơ đầu tay Xuân Diệu dành tặng cho thế gian mà còn là bài thơ hay nhất cả cuộc sống sáng tác của ông. Bài thơ vừa như một nguồn cảm xúc trào dâng vừa là tuyên ngôn sống của một nhà thơ khao khát yêu đời. 13 câu đầu là đoạn thơ hay nhất thể hiện tình yêu thiết tha, niềm đắm say mãnh liệt của thi nhân với cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế.

Với "Vội vàng" nhà thơ đã xây lầu thơ giữa vẻ đẹp cuộc đời. Bài thơ hấp dẫn người đọc không chỉ bởi sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch luận lý sâu sắc trong một giọng điệu sôi nổi, đắm say mà còn mang đến sự trải nghiệm mới mẻ về sự cách tân nghệ thuật độc đáo của một hồn thơ mới Xuân Diệu.

Mở đầu bài thơ tác giả bày tỏ thái độ oai nghiêm như muốn đoạt quyền tạo hóa.

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

Điệp ngữ "tôi muốn" và thể thơ ngũ ngôn với tiết tấu nhanh, mạnh, dứt khoát đã góp phần thể hiện khát khao thiết tha, mãnh liệt của thi sĩ. Đó là ước muốn tắt nắng buộc gió để "màu đừng nhạt mất" để "hương đừng bay đi". Nếu thời gian đi bằng nắng, bằng gió làm nhạt màu, làm phai hương thì nhà thơ muốn níu giữ thời gian ngưng bước, để màu sắc và hương thơm còn mãi với cuộc đời, để giữ mãi thời tươi xuân thì của tạo vật. Đó là ước muốn bất tử hóa cái đẹp, giữ cho cái đẹp tỏa sắc lên hương vì đóa hoa hương sắc cuộc đời tươi thắm, ngọt ngào mà mong manh, ngắn ngủi biết bao. Có thể nói đằng sau ước muốn phi lí ấy là một tâm hồn yêu người với thái độ trân trọng, nâng niu và gìn giữ.

Là một nhà thơ khát khao giao cảm với đời, sự mong muốn chiếm lĩnh vẻ đẹp thiên nhiên của nhà thơ phải chăng xuất phát từ bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nơi thiên đường trần thế đang mơn mởn non tơ.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Như ngàn lời mời gọi, điệp ngữ "này đây" được lặp đi lặp lại 5 lần từ đầu đến cuối đoạn thơ trên, vừa diễn tả sự giàu có, phong phú bất tận của thiên nhiên vừa thể hiện cảm giác hân hoan, vui sướng của tác giả. "Này đây" là sự hiện hữu của hương sắc cuộc đời, của thiên nhiên trần thế, không phải xa xôi mà gần gũi ngay trước mắt, không phải ở kiếp khác, không phải ở tương lai hay quá khứ mà ngay trong lúc này.

Điệp từ "của" lặp lại khiến câu thơ có vẻ hơ Tây và mới lạ. Sau từ "của" mang tính chất kết nối ấy bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nơi thiên đường trần thế lần lượt hiện ra, vườn xuân cũng là vườn yêu, vườn tình, vườn ái ân hạnh phúc. Thiên nhiên tạo vật say sưa, rộn ràng, mê mải trao gửi sắc hương, xui khiến lòng người ngất ngây tận hưởng, để thi nhân tạo hóa thành tình nhân.

Chính cái nhìn trẻ, cặp mắt xanh non biết rờn luôn lấy con người làm chuẩn mực của cái đẹp đã tạo nên vẻ đẹp riêng trong bức tranh xuân của thi sĩ. Tuần tháng mật của yêu thương vội chốc trở thành mùa vui của bướm ong dập dìu, cành xuân đã hóa thành cành tơ phơ phất đầy nhựa sống, tiếng hót say sưa của chim yến, chim oanh trở thành điệu tình si say đắm lòng người và bình minh xuân diễm lệ mang gương mặt của người đẹp kiều diễm với rèm mi ánh sáng.

Bằng tâm hồn phong phú và trí tưởng tượng dồi dào của mình với câu thơ:

"Mỗi buổi sớm, thần vui hằng gõ cửa"

Thi nhân đã tạo ra sự bất ngờ đầy thú vị bởi sự liên tưởng bất ngờ hết sức độc đáo. Hình ảnh "thần vui hằng gõ cửa" gợi liên tưởng gần gũi với hình tượng mặt trời trong thần thoại Hy Lạp xưa, cũng có thể là vị thần mang niềm vui ban tặng cho thế gian vào mỗi buổi sớm ban mai, đánh thức mọi người dậy để tận hưởng thiên nhiên, cuộc sống tươi đẹp. Với Xuân Diệu mỗi ngày được sống, được chiêm ngưỡng ánh dương, được tận hưởng sắc hương của vạn vật là một ngày hân hoan vui sướng. Và trong niềm hân hoan vui sướng đó ngòi bút của Xuân Diệu thật sự rất xuất thần, ông đã sáng tạo nên 1 câu thơ tuyệt bút:

"Tháng giêng ngon như một cặp môi gần"

Đây là câu thơ mới mẻ nhất, hiện đại nhất, đã khái quát được sự hấp dẫn của mùa xuân bằng sự so sánh vô cùng độc đáo. Có thể nói, trước Xuân Diệu, chưa có ai "tỏ tình" với thiên nhiên như vậy. Nhà thơ cảm thụ thiên nhiên bằng tình lứa đôi, bằng thể xác và tâm hồn. Sự hấp dẫn của thiên nhiên hiện ra trong vẻ đẹp của người tình với "cặp môi gần" căng tràn tươi trẻ, mê đắm và quyến rũ. Từ ngon được thốt lên đầy khát khao, nhục cảm bởi nhà thơ đã huy động mọi giác quan: từ thị giác, tính giác, vị giác đến xúc giác để tận hưởng thiên nhiên, tuổi trẻ và cuộc đời này. Phép so sánh như đã đưa cặp môi của người thiếu nữ trở thành trung tâm của vũ trụ, con người trở thành chuẩn mực cho cái đẹp, là thước đo vẻ đẹp của tạo hóa. "Tháng giêng" là một khái niệm thời gian vốn vô hình, nhưng trong phép so sánh vừa táo bạo vừa mang sắc thái biểu cảm ấy đã trở nên trẻ trung hữu hình qua vẻ đẹp cặp môi gần của người thiếu nữ đầy sâu sắc.

Nhưng ngay lúc chàng thi sĩ trẽ đang ngất ngây mê đắm vô cùng trong niềm tận hưởng mật ngọt tình yêu nơi thiên đường trần thế, đang thỏa thuê với bữa tiệc lớn của trần gian và reo lên "tôi sung sướng" thì cũng chính là lúc thi nhân ngừng lặng với cảm giác "vội vàng một nửa".

"Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa"

Câu thơ bị ngắt làm hai, niềm vui không trọn vẹn. Bởi Xuân Diệu nhận ra rằng điều sung sướng ấy ngắn ngủi biết bao. Dự cảm mơ hồ về sự mong manh, ngắn ngủi của kiếp người đã khiến cho thi nhân sống vội vàng tận hưởng.

"Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân."

Hai câu thơ được xem như hai cái bản lề khép mở tâm trạng vừa vồ vập đắm say vẻ đẹp của cuộc sống tình yêu vừa là linh cảm bất an, băn khoăn âu sầu của nhà thơ vì thời gian qua mau, tuổi trẻ một đi không trở lại, quả thật Xuân Diệu là nhà thơ của những cảm quan tinh tế về thời gian.

Trong các bài thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng thì đây là những vần thơ xuân diệu nhất. Bằng một hình thức nghệ thuật điêu luyện, sự kết hợp nhuần nhị giữa cảm xúc mong manh và mạch luận lý, giọng điệu say mê, sôi nổi cùng với những sáng tạo độc đáo về ngôn từ và hình ảnh thơ. Qua 13 câu đầu, Xuân Diệu đã đem đến một thông điệp mang ý nghĩa nhân văn tích cực: Trong thế gian này đẹp nhất, quyến rũ nhất chính là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu; thiên đường chính là cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế. Vì vậy hãy sống thiết tha yêu, hãy đắm say tận hưởng và tận hiến để mỗi ngày qua đi ta được sống trọn vẹn trong tình yêu và hạnh phúc.

2. Tiếng Việt hiện nay có khả năng rất lớn, phải nói là khả năng vô bờ bến để diễn tả đời sống tư tưởng và tình cảm ngày càng phong phú, đẹp đẽ của dân tộc ta. Bản thân nó đã giàu nó lại còn có khả năng biến hóa vô cùng, nếu chúng ta biết giữ nó, dùng nó, biết phát triển nó.

       Chúng ta có thể lấy rất nhiều ví dụ. Trong tiếng ta, một chữ có thể dùng để diễn tả rất nhiều ý, hoặc ngược lại, một ý nhưng lại có bao nhiêu chữ để diễn tả. Vì vậy, nếu nói tiếng Việt của ta có những khả năng rất lớn để diễn đạt tư tưởng và tình cảm trong nhiều thể văn thì điều đó hoàn toàn đúng. Không sợ tiếng ta nghèo chỉ sợ chúng ta không biết dùng tiếng ta.