K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4 2017

-Bài học đường đời đầu tiên:là bài học ý nghĩa cho cuộc sống,trong cuộc sống chúng ta không nê kiêu căng hống hách ,tự đắc...Với tài năng của mình.Trước khi làm một việc gì cần suy nghĩ kĩ càng tránh hậu quả cho người khác.

-Sông nước Cà Mau:qua văn bản ca ngợi vẻ đẹp trù phú của thiên nhiên vùng đất Cà Mau.Qua đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước của tác giả Đoàn Giỏi.

Nếu thấy đúng tick cho 1 cái nha các bạnleuleu

6 tháng 3 2020

Bài học đường đời đầu tiên kể về Dế Mèn một chàng dế em út trong gia đình và được gia đình cho tự lập từ nhỏ. Nhờ vào ăn uống đầy đủ, điều độ mà Dế Mèn trở thành một thanh niên to cao, cường tráng. Dế Mèn thường hay dậy thật sớm để đào hàng đầy đủ ngóc ngách, đường tắt, cửa sau phòng khi có kẻ đến bắt nạt thì còn có đường thoát thân. Dế Mèn con tham gia vào hầu hết các hoạt động của hàng xóm, tụ tập và ca hát.

Nhờ có thân hình cao to, cường tráng mà Dế Mèn bắt đầu có thái độ kiêu căng, cao ngạo, cà khịa với bà con lối xóm, quát mắng chị Bò Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó… mọi người ai cũng đều bỏ qua bởi ai cũng biết tính của hắn. Dế Mèn cho rằng ai cũng sợ mình nên càng ngày tỏ ra kiêu ngạo. Chính cái tính kiêu ngạo đó mà Dế Mèn phải thấm thía một bài học đầu đời.

Dế Mèn có một chú dế hàng xóm đó là Dế Choắt, vì sinh ra đã ốm yếu nên luôn bị Dế Mèn ức hiếp và bắt nạt. Một hôm Dế Mèn trêu chọc chị Cốc rồi nhanh chân chạy vào hang sâu để trốn, tai họa bỗng ập đến với Dế Choắt khi chị nhầm tưởng Dế Choắt là người trêu chọc mình, những chiếc mỏ nhọn giáng xuống thân hình yếu ớt của Dế Choắt khiến chú chịu không nổi và đã tắt thở.

Chỉ vì lời trêu đùa của mình đã khiến Dế Choắt chết oan, Dế Mèn rất hối hận và tỏ ra hối lỗi. Đây cũng là bài học đường đời đầu tiên đầy thấm thía của Dế Mèn.

15 tháng 3 2021

                                                     1 bai hoc duong doi dau tien

- Tô Hoài (1920-2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), lớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội

- Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

 

- Ông có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại

- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật

II. Đôi nét về tác phẩm: Bài học đường đời đầu tiên

1. Xuất xứ

- “Bài học đường đời đầu tiên”(tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của “Dế Mèn phiêu lưu kí”

- “Dế Mèn phiêu lưu kí” được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi

2. Tóm tắt

Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Tuy nhiên Dế Mèn tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Bởi thế mà Dế Mèn không chịu giúp đỡ Dế Choắt- người hàng xóm trạc tuổi Dế Mèn với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện. Dế Mèn vì thiếu suy nghĩ, lại thêm tính xốc nổi đã bày trò nghịch dại trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Dế Choắt tha lỗi và khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng, bậy bạ. Dế Mèn sau khi chôn cất Dế Choắt vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

3. Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “sắp đứng đầu thiên hạ rồi”): Vẻ ngoài và tính tình của Dế Mèn

- Phần 2 (còn lại): Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn

4. Giá trị nội dung

 

Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình

5. Giá trị nghệ thuật

- Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn

- Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc

- Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình

 
15 tháng 3 2021
2I. Đôi nét về tác giả: Đoàn Giỏi 

- Đoàn Giỏi (1925-1989), quê ở tỉnh Tiền Giang

- Ông viết văn từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)

- Tác phẩm của ông thường viết về thiên nhiên, cuộc sống và con người Nam Bộ

II. Đôi nét về tác phẩm: Sông nước Cà Mau

1. Xuất xứ

- Bài văn “Sông nước Cà Mau” (tên bài do người biên soạn đặt) trích từ chương XVIII truyện “Đất rừng phương Nam”

- “Đất rừng phương Nam” sáng tác nawm1957 là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi

2. Tóm tắt

Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ, đặt biệt là những dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất ấy.

3. Bố cục (3 phần)

  

- Phần 1 (từ đầu đến “màu xanh đơn điệu”): Cảm nhận chung về sông nước Cà Mau

- Phần 2 (tiếp đó đến “khói sóng ban mai”): Cảnh kênh rạch và con sông Năm Căn

- Phần 3 (còn lại): Vẻ đẹp chợ Năm Căn

4. Giá trị nội dung

Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc.

5. Giá trị nghệ thuật

- Ngôi kể thứ nhất, tự nhiên, chân thực

- Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ,…

- Vốn hiểu biết phong phú của tác giả

- Cảm nhận bằng nhiều giác quan…

3

I. Đôi nét về tác giả: Võ Quảng 

- Võ Quảng (1920-2007), quê ở tỉnh Quảng Nam

- Ông là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi

II. Đôi nét về tác phẩm: Vượt thác

1. Xuất xứ

- Bài “Vượt thác” (tên do người biên soạn đặt), trích từ chương XI của truyện “Quê nội”

- “Quê nội” xuất bản năm 1974 là một trong số những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng

2. Tóm tắt

Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

3. Bố cục (3 phần)

  

- Phần 1 (từ đầu đến “thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác

- Phần 2 (tiếp đó đến “thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò”): Thuyền qua đoạn sông nhiều thác dữ

- Phần 3 (còn lại): Thuyền khi đã qua thác dữ

4. Giá trị nội dung

Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ

5. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa

- Trí tưởng tưởng tượng phong phú, tài tình

- Tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động

23 tháng 1 2018

Câu 1:-Bác Hồ như một vị Cha già của dân tộc

_Những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh trong bài "Bài học đường đời đầu tiên"

+Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lìa qua.

+Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạm như hai lưỡi liềm máy đang làm việc.

+Cái chàng Dế Choắt, người gầy và dài lêu nghêu  như một gã nghiện thuốc phiện.

+Chú mày hôi như cú mèo.

+ Mỏ cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.

_Những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh trong bài "Sông nước Cà Mau" 
+Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.

+Dòng sông Năm Căn, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

+Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng

+Thuyền xuôi giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

+Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của xóm chợ ... như ... thuyền lưới , thuyền buôn dập dềnh trên sóng.

+Những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên như những khu phố nổi.

Câu 3 bạn tự làm nhé

nhớ k cho mình nhé

29 tháng 2 2020

Bài học đường đời đầu tiên kể về Dế Mèn một chàng dế em út trong gia đình và được gia đình cho tự lập từ nhỏ. Nhờ vào ăn uống đầy đủ, điều độ mà Dế Mèn trở thành một thanh niên to cao, cường tráng. Dế Mèn thường hay dậy thật sớm để đào hàng đầy đủ ngóc ngách, đường tắt, cửa sau phòng khi có kẻ đến bắt nạt thì còn có đường thoát thân. Dế Mèn con tham gia vào hầu hết các hoạt động của hàng xóm, tụ tập và ca hát.

Nhờ có thân hình cao to, cường tráng mà Dế Mèn bắt đầu có thái độ kiêu căng, cao ngạo, cà khịa với bà con lối xóm, quát mắng chị Bò Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó… mọi người ai cũng đều bỏ qua bởi ai cũng biết tính của hắn. Dế Mèn cho rằng ai cũng sợ mình nên càng ngày tỏ ra kiêu ngạo. Chính cái tính kiêu ngạo đó mà Dế Mèn phải thấm thía một bài học đầu đời.

Dế Mèn có một chú dế hàng xóm đó là Dế Choắt, vì sinh ra đã ốm yếu nên luôn bị Dế Mèn ức hiếp và bắt nạt. Một hôm Dế Mèn trêu chọc chị Cốc rồi nhanh chân chạy vào hang sâu để trốn, tai họa bỗng ập đến với Dế Choắt khi chị nhầm tưởng Dế Choắt là người trêu chọc mình, những chiếc mỏ nhọn giáng xuống thân hình yếu ớt của Dế Choắt khiến chú chịu không nổi và đã tắt thở.

Chỉ vì lời trêu đùa của mình đã khiến Dế Choắt chết oan, Dế Mèn rất hối hận và tỏ ra hối lỗi. Đây cũng là bài học đường đời đầu tiên đầy thấm thía của Dế Mèn.

   k cho mk nha.

29 tháng 2 2020

Dế mèn là con út trong một gia đình có ba anh em. Cậu sớm được mẹ cho ra ở riêng. Nhờ ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên chẳng mấy chốc cậu chở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Dế mèn rất tự hào về ngoại hình của mình. Cậu trêu chọc và coi thường tất cả mọi người trong xóm. Nhất là Dế Choắt, chỉ vì Dế Choắt quá ốm yếu không làm được gì. Dế Mèn đã trêu chọc chị Cốc rồi lủi vào hang sâu. Chị Cốc tưởng nhầm Dế Choắt đã trêu chọc chị nên đã mổ anh ta trọng thương. Trước lúc chết, Choắt khuyên Dế Mèn nên chừa thói hung hăng và làm gì cũng phải biết suy nghĩ. Và đó là bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

13 tháng 2 2018

Nội dung: Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy". Đó cũng là bài học cho chính con người.

Nghệ thuật: Các con vật được miêu tả trong truyện ngoài những đặc điểm vốn có của chúng trong thực tế, chúng còn được nhà văn gắn thêm cho những phẩm chất của con người (đặc biệt là về tính cách). Những sự việc xảy ra trong truyện giữa các con vật với nhau thực ra chính là chuyện trong thế giới con người.

Mình gợi ý nha:
Ý nghĩa là:
-Không nên kiêu căng tự phụ khi chưa biết rõ thực lực của mình
-Không nên hống hách,hung hăng bậy bạ
-Không nên trêu ghẹo những kẻ yếu ớt,và mạnh hơn vì sớm muộn gì cũng chuốc họa vào thân
-Không nên khinh người,nhất là những kẻ yếu hơn mình.
13 tháng 2 2018

Nội dung: Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: "ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy". Đó cũng là bài học cho chính con người.

Nghệ thuật: Các con vật được miêu tả trong truyện ngoài những đặc điểm vốn có của chúng trong thực tế, chúng còn được nhà văn gắn thêm cho những phẩm chất của con người (đặc biệt là về tính cách). Những sự việc xảy ra trong truyện giữa các con vật với nhau thực ra chính là chuyện trong thế giới con người.

Mình gợi ý nha:
Ý nghĩa là:
-Không nên kiêu căng tự phụ khi chưa biết rõ thực lực của mình
-Không nên hống hách,hung hăng bậy bạ
-Không nên trêu ghẹo những kẻ yếu ớt,và mạnh hơn vì sớm muộn gì cũng chuốc họa vào thân
-Không nên khinh người,nhất là những kẻ yếu hơn mình.

19 tháng 12 2021

helppppppp meeeeeee

 

19 tháng 12 2021

– Thể hiện đặc điểm sinh hoạt của loài vật như ngoại hình của Dế Mèn được miêu tả bằng những chi tiết đặc trưng cho loài dế (râu, đôi càng, đôi cánh, đầu, cái răng đen),  hành động của Dế Mèn như đạp phanh phách lên ngọn cỏ, đào hang… Qua những đặc điểm đó cũng thể hiện đặc điểm của con người được thể hiện ở tính cách của Dế Mèn như tự tin, trẻ trung, yêu đời nhưng cũng vô cùng xốc nổi, kiêu căng, coi thường người khác.