K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 10 2021

Bạn tham khảo !!!

Câu chuyện kể về ba người họa sĩ nghèo là Xiu, Giôn xi và cụ Bơ men. Giôn xi bị bệnh sưng phổi và đang phải ngày đêm đấu tranh với căn bệnh này. Xiu và cụ Bơ men ngày đêm chăm sóc, lo lắng cho cô. Hằng này, Giôn xi nhìn ra cái cây ngòi cửa sổ đang rụng lá, cô đã nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cũng là lúc mình lìa đời. Sau một đêm mưa tuyết, cô tưởng rằng chiếc cây đã rụng hết lá. Sáng hôm sau khi mở cửa ra, chiếc lá vẫn còn đó nhưng cụ Bơ men đã lìa đời. Hóa ra, cụ là người đã vẽ ra chiếc lá - kiệt tác cuối cùng để mong Giôn xi có thêm niềm tin, hi vọng vào cuộc sống.

Câu chuyện về những người hoạ sĩ nghèo nơi khu trọ đã làm bao trái tim nhói lên.

Hai nữ hoạ sĩ nghèo Xiu và Giôn-xi sống trong căn gác của nhà trọ nhỏ bé phía dưới là căn nhà của cụ Bơ-men một người hoạ sĩ lớn tuổi. Nhưng cuộc sống cho họ tài năng nhưng lại lấy của Giôn-xi sức khoẻ. Cô bị sưng phổi nặng. Nằm trên giường bệnh cô đếm từng ngày sống sót của mình. Cô tự nhắn nhủ với mình rằng khi nào chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống thì cô sẽ xa rời cuộc sống này mãi mãi. Và trong đêm bão tuyết gầm rú đó ai cũng nghĩ chiếc lá thường xuân mỏng manh kia sẽ rơi xuống nền tuyết trắng. Nhưng nào ngờ đâu chiếc lá đó vẫn ở đó khi mọi người nhìn qua. Không đó là một bức vẽ mà cụ Bơ-men để lại trong đêm tuyết đó trước khi vào viện. Cụ đã hi sinh sự sống của mình để cứu tâm trí như rơi vào vực thẳm của con người trẻ tuổi kia. Và đúng như cụ nghĩ; Giôn-xi đã lấy lại chính bản thân mình để hy vọng về những tác phẩm mới sẽ ra đời. Chiếc lá đó sẽ mãi ở đó như lời nhắn nhủ của chính người hoạ sĩ đã vẽ lên kiệt tác đó

tích mk nha

15 tháng 2 2019

Câu chuyện kể về một buổi sáng - như thường lệ, cậu bé Phrăng đến lớp. Dọc đường cậu thấy có những điều khác hẳn mọi hôm. Phrăng vào lớp càng thấy ngạc nhiên hơn. Thầy Ha-men ăn mặc tề chỉnh như trong ngày lễ. Thầy không quở mắng mà còn nói với Phrăng bằng giọng dịu dàng. Không khí trong lớp trang trọng. Cuối lớp có cụ già Hô-de, bác phát thư và nhiều người khác. Hoá ra đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng ân hận vì mình đã không thuộc bài - nhất là khi thầy Ha-men giảng bài học cuối cùng thật xúc động. Kết thúc buổi học thầy Ha-men viết lên bảng dòng chữ thể hiện lòng yêu nước của mọi người: "Nước Pháp muôn năm"

Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".

17 tháng 8 2018

Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng. Sau đó, bọc trứng nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau người lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang năm mươi người con.

Người con trưởng theo Âu Cơ, được lên lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau, cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.

17 tháng 8 2018

Ngày xưa ở Lạc Việt có một vị thần nòi rồng gọi là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn trừ bọn yêu quái và dạy dân trồng trọt. Ở vùng núi cao bấy giờ có nàng Âu Cơ tuyệt trần nghe tiếng miền đất Lạc thần đã tìm đến thăm. Âu Cơ, Lạc Long Quân gặp nhau và trở thành vợ chồng.

Âu Cơ có mang, sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra 100 người con khôi ngô khỏe mạnh. Vì không quen sống ở cạn nên Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển – Âu Cơ đem 50 con lên núi, dặn nhau không bao giờ quên lời hẹn. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi.

Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.

k cho mk nha HỌC TỐT~

2 tháng 4 2022

Tóm tắt:

Truyện được lấy bối cảnh tại khu Greenwich Village, Manhattan của thành phố New York, Hoa Kỳ, xoay quanh hai nữ họa sĩ trẻ tên là Xiu và Giôn xi đang sinh sống trong một khi nhà trọ. Cụ Bơ – men là một họa sĩ già đã ngoài 60 tuổi, cũng sống cùng khu với họ. Hằng ngày, cụ kiếm sống bằng cách ngồi làm mẫu để các họa sĩ trẻ vẽ lại. Cả đời cụ khao khát vẽ được một kiệt tác nhưng chưa lần nào thực hiện được.

Vào mùa đông năm ấy, chẳng may Giôn – xi bị bệnh sưng phổi rất nặng, khó chữa khỏi. Bệnh tật đã khiến cô trở nên tuyệt vọng, hằng ngày qua cửa sổ cô nằm ngắm những chiếc lá thường xuân và có ý nghĩ sẽ lìa đời khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống.  Xiu rất lo lắng, cô tìm mọi cách chạy chữa cho bạn mình nhưng vô ích. Giôn – xi ngày càng bi quan hơn, cô gái tội nghiệp cứ âm thầm đếm từng chiếc lá trên cây.

Cụ Bơ – men khi biết được ý nghĩ điên rồ đó của Giôn xi đã rất bực, cụ măng um lên. Và ngay tối hôm đó, một đêm mưa bão bùng, cụ đã thức suốt đêm để vẽ chiếc lá thường xuân khi chiếc lá cuối cùng vừa rụng xuống. Chiếc lá này giống y như thật, nó đã khiến Giôn xi phải suy nghĩ lại vì chiếc lá này dù trong đêm mưa bão lớn vẫn không rụng. Nó tồn tại nuôi hi vọng khát khao được sống, được sáng tạo trong cô. Giôn xi dần khỏe lên nhưng cụ Bơ – men lại chết vì mắc bệnh sưng phổi sau cái đêm tạo nên kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” để cứu Giôn xi.

Và bí mật của chiếc lá cuối cùng đã được Xiu tiết lộ cho Giôn xi khi báo tin cho bạn về cái chết của cụ Bơ – Men.

Ý nghĩa của truyện:

Đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” đã khiến cho bạn đọc phải trải qua biết bao nhiêu cung bậc cảm xúc từ hồi hộp theo dõi chiếc lá rụng trên tường, thắt lòng lo lắng cho số phận của Giôn xi từng ngày. Và cũng vui sướng khi thấy Giôn xi lấy lại được hi vọng nhưng cũng xót thương cho cụ Bơ – Men một họa sĩ già đã ngã xuống sau khi sáng tạo ra một kiệt tác nghệ thuật duy nhất trong đời.

Tuy cái chết khiến ai cũng chất chứa nỗi buồn nhưng chính nó lại thắp lên ngọn lửa cho tình yêu cuộc sống, niềm tin vào sức mạnh mà cái đẹp có thể tạo ra. Chiếc lá – một kiệt tác được vẻ lên bằng tâm hồn, bằng tấm lòng yêu quý, bằng cả mạng sống, sự tâm huyết của  nghệ sĩ già đến với cuộc đời này.

2 tháng 2 2019

Nhà có hai anh em, Kiều Phương là em gái. Hai anh em vốn quý mến nhau, anh đặt cho em biệt danh là “Mèo” và được em rất thích. Biết em lấy nhọ nồi và phẩm màu tự chế thuốc vẽ nhưng anh cũng không mách mẹ. Em tinh nghịch, có trêu anh thì anh cũng vui vẻ cho qua.

Thế rồi, một hôm, chú Tiến Lê, bạn của bố, phát hiện Kiều Phương có năng khiếu đặc biệt về hội họa. Từ hôm đó, mọi người cố gắng tạo điều kiện cho Kiều Phương rèn luyện, phát triển khả năng. Thấy vậy, anh rất buồn vì cảm thấy mình bị coi thường, vì mình bất tài. Tâm trạng ấy khiến anh không thân thiện với em nữa, anh hay bắt bẻ em. Còn em vẫn hồn nhiên như trước kia.

Kiều Phương được đi dự trại thi vẽ thiếu nhi quốc tế. Trước khi đi, Kiều Phương có vẻ xét nét anh hơn. Trong cuộc thi ấy, Kiều Phương đã được giải nhất. Kiều Phương mời cả anh đi nhận giải cùng mình. Trong phòng trưng bày tranh, người anh đã “ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ” trước bức tranh em gái vẽ mình là người anh hoàn hảo. Anh hiểu ra rằng bức tranh ấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái.

2 tháng 2 2019

Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội hoạ tên là Kiều Phương - thường gọi là Mèo. Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, người anh thấy buồn, thất vọng vì mình không có tài năng và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó, cậu nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em như trước. Đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu bất ngờ vì hình ảnh mình qua cái nhìn của em. Người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của cô em gái.

13 tháng 11 2024

Truyện Bài học đường đời đầu tiên trích từ tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài kể về chú Dế Mèn trẻ trung, mạnh mẽ và rất tự tin vào bản thân. Dế Mèn có ngoại hình cường tráng, đôi chân dài và cặp râu oai vệ, vì thế chú luôn kiêu ngạo, tự coi mình là một “bậc anh hùng” và thường hay bắt nạt các loài vật yếu hơn. Trong số những người hàng xóm của chú có Dế Choắt, một con dế hiền lành, ốm yếu. Tuy sống gần nhau, nhưng Dế Mèn chẳng mấy khi giúp đỡ mà còn coi thường, hay trách móc Dế Choắt. Một lần, Dế Mèn trêu chọc chị Cốc – một con chim to lớn – rồi nhanh chóng rút lui, để mặc Dế Choắt ở lại gánh hậu quả. Chị Cốc tưởng nhầm Dế Choắt trêu mình nên nổi giận và mổ chết Dế Choắt. Chứng kiến cảnh đau lòng này, Dế Mèn vô cùng hối hận và nhận ra lỗi lầm của mình. Từ đó, chú rút ra bài học sâu sắc về sự kiêu ngạo và bài học phải biết suy nghĩ, hành động đúng mực, có trách nhiệm với hành vi của mình.

13 tháng 11 2018

Thầy Mạnh Tử lúc nhỏ hay bắt chước, nên người mẹ đã phải chuyển nhà tới ba lần (từ vị trí gần nghĩa địa chuyển đến gần chợ, rồi đến gần trường học) để có chỗ ở phù hợp với việc học tập của con. Mạnh mẫu giữ lời, tránh cho con hiểu lầm nhưng cũng rất cương quyết trong dạy con

13 tháng 11 2018

Truyện Mẹ hiền dạy con (trích Liệt nữ truyện) của Trung Quốc thuộc thể loại truyện trung đại.

Thầy Mạnh Tử thuở nhỏ hay bắt chước nên người mẹ đã phải chuyển nhà tới ba lần (lúc đầu ở gần nghĩa địa chuyển đến gần chợ, rồi đến gần trường học) chuyển vị trí sinh sống để thầy Mạnh Tử có chỗ phù hợp với việc học tập. Mẹ thầy Mạnh Tử là người rất biết giữ lời, không nuông chiều con cái và sau này thầy thành người tài giỏi, nổi tiếng chính là một phần công sức của bà.

Ta là Thánh Gióng, con thứ hai của Ngọc Hoàng thượng đế, hôm nay ta sẽ kể cho các cháu nghe câu chuyện ngày xưa ta đã đánh đuổi giặc Ân như thế nào.

Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng giả cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.

Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.

Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.

Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thep dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.

Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.

Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc ?

Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái « huỵch », chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.

Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ ?

Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.

Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.

Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.

Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.

Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.

Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.

Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.

Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.

Mọi thứ đã có đủ. Ta đội nón sắt, cầm gậy sắt nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt vươn cổ hí lên một tiếng, lửa phun rừng rực đốt cháy trụi cả một đám tre đầu ngõ.

Lạy mẹ con đi !

Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy ( sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ ( bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).

Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát ? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.

Bỗng « rắc » một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.

Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.

Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.

Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng : ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.

18 tháng 10 2018

  TR5E4VK,54EWKJH3C ,K

27 tháng 9 2019

Có đôi vợ chồng già hiếm muộn con cái, phải đi ở cho nhà phú ông. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa.

Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận chăn đàn bò nhà phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi, con nào cũng béo mượt. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế.

Phát hiện ra vẻ đẹp bên trong cái vẻ kì dị của Sọ Dừa, cô út đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ. Phú ông thách cưới thật lo nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho chàng. Ngày cưới, Sọ Dừa hiện nguyên hình là một chàng trai trẻ đẹp khiến hai cô chị vô cùng ghen tức.

Nhờ chăm chi đèn sách Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi, sứ nước ngoài. Trước khi đi chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ.

Sọ Dừa đi vắng, hai người chị tìm cách hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển hòng cướp chồng em. Nhờ có các đồ vật chồng đưa cho, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ về. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ bỏ nhà đi biệt tích.



 

27 tháng 9 2019

một người bị chấn thương sọ nạo đi uống nước đưa từ đó câu chuyện sọ dừa xuất hiện :))))))

đùa thôi học tốt nha