Truyền...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tóm tắt bài thánh gióng dựa theo các sự việc chính

Truyền thuyết "Thánh Gióng" kể về một cậu bé làng Gióng. Vào đời Hùng Vương thứ sáu, có hai vợ chồng ăn ở hiền lành mà vẫn chưa có được một mụn con. Một lần, bà lão đi ra đồng thì nhìn thấy một vết chân rất to liền ướm thử, về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra một câu con trai. Cậu bé tuy đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười. Ít lâu sau, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: Mẹ mời sứ giả vào đây. Cậu yêu cầu sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến nơi cũng vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.

giúp mik vs mn ơi

1

Mình chưa hiểu ý của bạn lắm vì đoạn văn bạn đưa ra đã là 1 bản tóm tắt hoàn chỉnh rồi

               Đọc chuyện và trả lời câu hỏi                                                      THÁNH GIÓNGTục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng(2) có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao...
Đọc tiếp

               Đọc chuyện và trả lời câu hỏi                                     

                 THÁNH GIÓNG

Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng(2) có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai(3) và mười hai tháng(4) sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay ! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy

.Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói : “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo : “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp(5) sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.

Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.

Giặc đã đến chân núi Trâu(6). Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân(7) giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc(8) (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương(9) và lập đền thờ ngay ở quê nhà.

Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư, làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng, những bụi tre đằng ngà(10) ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.

Câu hỏi :1 :Truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào ? Theo em, ai là nhân vật chính của truyện ? Trong truyện, nhân vật chính được xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. Hãy tìm và liệt kê ra những chi tiết đó.
Câu hỏi :2:Đọc kĩ đoạn văn thứ hai của truyện (từ “Bấy giờ” đến “chú bé dặn”) và cho biết : Trong câu nói đầu tiên, Gióng nói về điều gì ? Câu nói ấy gợi cho em suy nghĩ gì về Thánh Gióng ? Những hình ảnh ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt cho em biết gì về vũ khí đánh giặc của nhân dân ta lúc bấy giờ ? 
3.Đọc kĩ đoạn văn thứ ba trong văn bản (từ “Càng lạ hơn nữa” đến “cứu nước”) và nêu cảm nhận của em về chi tiết : Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.(Gợi ý : Vì sao bà con làng xóm lại vui lòng góp gạo nuôi cậu bé ? Mong muốn, khát vọng của bà con làng xóm qua sự việc này là gì ?
4.:Đọc kĩ các đoạn văn còn lại và cùng nhau nêu suy nghĩ về ý nghĩa của các chi tiết sau :– Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.– Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.– Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.(Gợi ý : Với mỗi chi tiết, em hãy cho biết : Chi tiết đó có thật không ? Chi tiết đó cho em biết điều gì về Thánh Gióng ?)

5.  Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử. Hãy cho biết : Truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào ?

6. Đọc xong truyện, em thấy hành động nào của Thánh Gióng là đẹp nhất ? Qua câu chuyện về Thánh Gióng, nhân dân ta muốn gửi gắm những suy nghĩ và ước mơ gì ?

 

 

 

2
22 tháng 8 2018

1, gióng sứ giả vua mọi người và cha ; mẹ gióng

2, tau vua sam cho vat dung de danh giac

22 tháng 8 2018

2, tinh thần yêu nước của giống, dù nước ta nghèo nhưng khi giặc sang xâm chiếm thì ta vẫn luôn cần vũ khí để đánh giặc được tốt nhất quyết tâm bảo vệ đến cùng

Tục truyền đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có 2 vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng phúc đức. 2 ông bà ao ước có 1 đứa con. 1 hôm bà ra đồng trông thấy 1 vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và 12 tháng sau sinh 1 cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. 2 vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi...
Đọc tiếp

Tục truyền đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có 2 vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng phúc đức. 2 ông bà ao ước có 1 đứa con. 1 hôm bà ra đồng trông thấy 1 vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và 12 tháng sau sinh 1 cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. 2 vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

Bấy giờ có giặc Ân xâm lược bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: '' Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con''. Sứ giả vào, đứa bé bảo: '' Ông về tâu với vua sắm cho ta 1 con ngựa sắt, 1 cái roi sắt và 1 tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này''. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm lamf gấp những vật chú bé dặn....

1. Viết đoạn văn trình bày về nhân vật Thánh Gióng. Từ nhân vật Thánh Gióng hãy liên hệ thực tế bản thân.

MK CẦN GẤP LẮM MAI MK KIỂM TRA RỒI!

AI NHANH MK TICK 3 CÁI!!

3
5 tháng 10 2018

Bn tự nghĩ đi. Đây là bài tập mòa!

Bài làm

Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

Vào thời Hùng Vương có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng mãi chưa có con. Vào một buổi sáng sớm khi lên nương làm rẫy, chợt thấy một dấu chân rất to in trên mặt đất, bà sửng sốt kêu lên:- Ôi! Dấu chân của ai mà to thế này!Thấy kì lạ, bà đưa chân mình vào ướm thử, về nhà bà liền có thai. Chẳng giống như bình thường, bà mang thai 12 tháng mới sinh ra một bé trai và đặt tên là Gióng....
Đọc tiếp

Vào thời Hùng Vương có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng mãi chưa có con. Vào một buổi sáng sớm khi lên nương làm rẫy, chợt thấy một dấu chân rất to in trên mặt đất, bà sửng sốt kêu lên:
- Ôi! Dấu chân của ai mà to thế này!

Thấy kì lạ, bà đưa chân mình vào ướm thử, về nhà bà liền có thai. Chẳng giống như bình thường, bà mang thai 12 tháng mới sinh ra một bé trai và đặt tên là Gióng. Gióng lên ba tuổi mà chẳng biết nói biết cười. Hàng xóm láng giềng xung quang bắt đầu dị nghị, lời ra tiếng vào, bàn tán về đứa trẻ kì lạ. Họ cho rằng bà thụ thai kì lạ nên đứa trẻ sinh ra cũng không được bình thường. Vào năm ấy, giặc Ân xâm lược nước ta. Quân giặc rất đông và hung hãn, đi đến đâu, chúng cướp bóc, tàn phá đến đấy. Quân của vua Hùng nhiều lần xuất trận nhưng không thể đánh thắng số lượng áp đảo của quân địch. Trước tình hình ấy, vua Hùng rất lo lắng, cử sứ thần đi khắp các vùng miền tìm người tài. Đến làng Phù Đổng, với lòng căm thù quân giặc sục sôi, ý chí bảo vệ đất nước mãnh liệt, người dân cả làng xin vua cho được đi đánh giặc. Không khí đánh giặc cứu nước lan tỏa khắp nơi nơi, mẹ Gióng vô cùng buồn rầu ao ước rằng giá như Gióng cũng bình thường như những người khác thì đã có thể xung quân đánh giặc. Lời ru của mẹ cất lên đầy tha thiết nhưng cũng đầy giục giã: “Làm trai đứng ở trên đời/ Sao cho xứng đáng giống nòi rồng tiên”. Những đứa trẻ khác thấy Gióng vẫn ngủ thì nói: “Gióng ơi dậy đi thôi! Cả làng Phù Đổng ta xin vua cho đi đánh giặc rồi đấy!”. Những lời nói ấy như có sức mạnh làm thức tỉnh con người ngủ quên trong Gióng, Gióng bỗng cất tiếng gọi mẹ xin cho đi đánh giặc: “ Mẹ ơi! Xin mẹ cho gọi sứ giả vào đây”. Mẹ Gióng vô cùng bất ngờ, chuyện quốc gia đại sự đâu phải trò đùa của trẻ con, nhưng Gióng vẫn cương quyết: “Xin mẹ hãy tin con, con có thể ra trận đánh giặc”. Mẹ Gióng đến gặp trưởng làng và mời sứ thần đến gặp Gióng. Gióng nói với sứ giá bằng giọng rõ ràng, dứt khoát: “Xin hãy nói với nhà vua làm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một cái áo giáp sắt”. Sứ giả ban đầu cũng hoài nghi, dù sao Gióng cũng chỉ là một đứa trẻ. Nhưng lúc ấy, có một con rồng không biết từ đâu bay đến rồi vút cao lên trời xanh, biết là điểm báo của trời, vội vàng về tâu lại với nhà vua. Từ hôm ấy, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ, vươn vai trở thành một chàng trai khỏe mạnh, khôi ngô, tuấn tú. Những vật dụng cần thiết được mang đến, Gióng cùng trai tráng làng Phù Đổng ra trận đánh giặc. Đánh đến đâu, quân giặc khiếp sợ bỏ chạy đến đấy. Khí thế đang mạnh mẽ thì ngờ đâu kiếm gãy, Gióng nhanh trí nhổ một bụi tre bên đường, quật vào quân giặc tới tấp. Tướng giặc cùng đường phải giơ tay xin hàng, chiến thắng thuộc về nhân dân của nước Văn Lang. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Gióng bèn cởi toàn bộ giáp rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

Để tưởng nhớ công ơn của Gióng, vua Hùng cho lập đền thờ ở quê nhà và phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Hàng năm, nhân dân vẫn tổ chức lễ hội để du khách thập phương tìm về bái lễ.

Văn bản' Thánh Gióng ' kể lại bằng lời của em nhé

0
26 tháng 4 2020

Chi tiết là :"Mẹ ra gọi sứ giả vào đây"

26 tháng 4 2020

Vũ Bá Minh Hoàng: Ý nghĩa nha bạn

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:     Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh,nhà vua lo sợ,bèn sai sứ giả đi khắp nơi gia đình người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao,bỗng dưng cất tiếng nói:"Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Sứ giả vào,đứa bé bảo:"Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái Ông roi sắt và một tấm áo giáp sắt...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

     Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh,nhà vua lo sợ,bèn sai sứ giả đi khắp nơi gia đình người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao,bỗng dưng cất tiếng nói:"Mẹ ra mời sứ giả vào đây". Sứ giả vào,đứa bé bảo:"Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái Ông roi sắt và một tấm áo giáp sắt ,ta sẽ và thanh đuổi giặc này". Sứ giả vừa kinh ngạc,vừa mừng rỡ,vội vàng về tâu với vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm nằm cấp những vật chú bé dặn.

a, Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

b, Đoạn văn trên kể theo ngôi kể nào?

c, Tìm cụm động từ trong câu:"Bấy giờ giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta"

d, Tìm cụm danh từ trong câu:"ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt,một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt,ta sẽ phá tan  lũ giặc này

4
20 tháng 12 2019

CHa google

20 tháng 12 2019

a) Phương thức biểu đạt chính là :  Tự sự

b) Ngôi kể : Ngôi thứ ba

c) Cụm động từ là : đến xâm lược

d) Cụm danh từ là : một con ngựa sắt , một cái roi sắt , một tấm áo giáp sắt , lũ giặc này 

Hok tốt !!

5 tháng 9 2019

Ý nghĩa các chi tiết trong truyện:

a, Chi tiết ca ngợi lòng yêu nước của người anh hùng, tiếng nói đầu tiên là tiếng nói của lòng yêu nước.

     + Nhân dân ta có ý thức đánh giặc, từ trẻ con đến người già

b, Chi tiết này thể hiện sự kì lạ trong ý thức của người anh hùng diệt giặc

c, Người anh hùng sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, lớn lên mang sức mạnh toàn dân

d, Trong khi đất nước có giặc ngoại xâm, người anh hùng phải vươn lên tầm vóc vĩ đại, phi thường để cứu nước

đ, Trong khó khăn, vẫn nhanh trí, kiên cường tìm cách giết giặc

e, Gióng mãi bất tử cùng non sông đất nước.

29 tháng 8 2019

sứ giả 

biết mỗi một từ

29 tháng 8 2019

sứ giả,

3 tháng 9 2019

bn tham khảo nhé:    https://vietjack.com/

Trên đây có đủ soạn văn làm toán,lí,.. các môn

có ý nghĩa

nói lên lòng yêu nước của gióng

22 tháng 8 2018

Khẳng định Thánh Gióng là anh hùng trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm

Khẳng định Gióng là một người anh hùng dân tộc , sinh ra là để đánh giặc giúp nước , sinh ra một cách khác thường , kì lạ

9 tháng 9 2016

THAM KHẢO ĐI NHA BẠN PHƯƠNG ANH CHÚC BẠN HỌC TỐT

* Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc.
- Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc.
- Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.
- Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
- Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
- Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời

*Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc.
- Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng. 
-Ý thức : cứu nước được đặt lên đầu tiên với người anh hùng.
- Gióng là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thưởng thì âm thầm,lặng lẽ cũng giống như Gióng ba năm không nói chẳng cười. 
Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thì họ rất mẫn cảm, đứng ra cứu nước đầu tiên, cũng giống như Gióng, vua vừa kêu gọi, đã đáp lời kêu nước, không chờ đến lời kêu gọi thứ hai.

*Gióng đòi ngựa sắt,roi sắt,giáp sắt để đánh giặc
-Để thắng giặc, dân tộc ta phải chuẩn bị từ lương thực, từ những cái bình thường như cơm cà, lại phải đưa cả những thành tựu văn hóa, kĩ thuật ( ngựa sắt, roi sắt, 
giáp sắt) vào cuộc chiến đấu.
- Ý thức chuẩn bị chu đáo, kỹ càng trước một cuộc chiến 
của người anh hùng.

*Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng.
-Dân gian kể rằng, khi Gióng lớn, ăn thì những bảy nong cơm, ba nong cà , còn uống thì uống một hơi nước, cạn đà khúc sông , mặc thì vải bô không đủ, phải lấy cả bông lau che thân mới kín được người
- Gióng lớn lên bằng nhứng thức ăn, đồ mặc của nhân dân. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường, giản dị.
- Nhân dân ta rất yêu nước, ai cũng mong Gióng lớn nhanh đánh giặc cứu nước.
- Cả dân làng đùm bọc, nuôi dưỡng Gióng, Gióng đâu chỉ là con của một mẹ, mà của mọi người, của nhân dân. Toàn dân góp phần chuẩn bị cho sức mạnh đánh giặc. Có vậy, khả năng đánh giặc, cứu nước mới lớn lên mau chóng. Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân đó.
- Ngày nay, ở hội Gióng, nhân dân vẫn tổ chức cuộc thi nấu cơm, hái cà nuôi Gióng. Đây là hình thức tái hiện quá khứ rất giàu ý nghĩa.


*Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ
- Sự vươn vai của Gióng có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công. Thần Trụ trời, Sơn Tinh…đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là để đạt đến sự phi thường ấy
-Trong truyện, dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng 
lớn lên. Không lớn lên nhanh thì làm sao đáp ứng được nhiệm vụ 
cứu nước. Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thường 
như vậy.Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, 
về hùng khí, tinh thần của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. 
Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc
vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc vụt lớn dậy như Thánh Gióng,
tự mình thay đổi tư thế, tầm vóc của mình.

*Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
-Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí, mà bằng cả cây cỏ của đất nước bằng những gì giết được giặc


*Đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời
-Gióng ra đời đã phi thường thì ra đi cũng phi thường.
-Nhân dân yêu mến, trân trọng, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, nên đã để Gióng trở về về với cõi vô biên bất tử. 
-Hình tượng Gióng được bất tử hóa bằng cách ấy. 
-Bay lên trời, Gióng là non nước, đất trời là biểu tượng của người dân Văn Lang. 
Gióng sống mãi.
-Không hề đòi hỏi công danh.
-Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở

9 tháng 9 2016

a) Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm, là một chi tiết thần kì : chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rõ ràng về một việc quan trọng của đắt nước.

b) Chi tiết này nói rằng Gión sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng là chống giặc ngoại xâm.

c) Chi tiết này là bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé. Gióng là đưa con của nhân dân, được nhân dân , dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là scs amnhj của nhân dân.

d) Chi tiết này là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc.

đ) Chi tiết này nói gậy sắt là vũ khí của anh hùng nhưng khi cần thì cỏ cây cũng là vũ khí.

e) Chi tiết này là đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay màn danh lợi.