Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật , đồ vật , cây cối ,... bằng những từ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người ; làm cho thế giới loài vật , cây cối , đồ vật ,...... trở nên gần gũi với con người , biểu thị được những suy nghĩ , tình cảm con người.
- So sánh là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật , sự việc khác có nét tương đồng với nó , nhằm làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt .
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng với nó , nhằm làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt .
- Hoán dụ là gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên sự vật , hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt.
Nhân hóa: Nhân hóa là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những hoạt động, tính cách, suy nghĩ.giống như con người, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn
so sánh:Là biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhằm đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào đó ( chứ không đồng nhất hoàn toàn ) để đem đến một cách tri giác mới mẻ về đối tượng.
Ản Dụ:Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.
Hoặc các bạn có thể hiểu nôm na là Ẩn dụ là biện pháp thay đổi tên gọi của sự vật/hiện tượng A với B, là các bạn gọi tên A nhưng ẩn B đi.
ẩn dụ là gọi tên sự vật, sự việc, hiện tượng này bằng tên sự vật,
sự việc , hiện tượng khác làm tăng sức gợi hình ,gợi cảm cho sự diễn đạt.
Dòng thơ "Từ vị gừng rất đắng" có sử dụng biện pháp tu từ gì?
A.Nhân hóa B. ẩn dụ
C.Hoán dụ D. So sánh
tui bị đánh lỗi, câu hỏi đây:
21 | Trong dòng thơ "Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về", tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? |
| A. ẩn dụ | B. so sánh | C. điệp ngữ | D. hoán dụ |
Biện pháp nhân hóa : Sử dụng các từ chỉ hoạt động hay tên gọi của con người như: anh, chị,ngửi, chơi, ...Ví dụ: Trong bài hát Chị ong Nâu và em bé. Hình ảnh chú ong được nhân hóa.
Biện pháp ẩn dụ:sử dụng các sự vật dùng để ẩn dụ có nét tương đồng với nhau.Ví dụ: Người cha, Bác chính là nói đến Hồ Chí Minh.
Biện pháp hoán dụ : có tác dụng làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự vật được diễn đạt.
Ví dụ:“Áo nâu cùng với áo xanh Nông thôn cùng với thành thị đứng lên”Hình ảnh áo nâu đại diện cho người nông dân ở nông thôn, còn hình ảnh áo xanh đại diện cho giai cấp công nhân ở thành thị.
Biện pháp điệp ngữ : Sử dụng từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong đoạn văn, đoạn thơ.
Nguồn bạn có thể tham khảo nhé https://giasuviet.net.vn/cach-phan-biet-cac-bien-phap-tu-tu/
Ẩn dụ :
Thuyền về có nhớ bến chăng ?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền .
Tác dụng : Đây là phép ẩn dụ, ý nói thuyền là người con trai và bến là người con gái . Sự nhớ mong chờ đợi của người con gái đối với chàng trai khi xa nhà xa quê hương
Hoán dụ :
Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người
Tác dụng : Đây là phép hoán dụ , là câu nói quen thuộc của Bác Hồ nói về việc rèn luyện , đạo đức con người
TL:
có thể hiểu đơn giản ẩn dụ là việc gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng kia dựa trên điểm tương đồng. Từ đó giúp hình ảnh trong câu thơ, câu văn trở nên giàu sức gợi hình, gợi cảm hơn.
ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm
_HT_