K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4 2016

- Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật , đồ vật , cây cối ,... bằng những từ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người ; làm cho thế giới loài vật , cây cối , đồ vật ,...... trở nên gần gũi với con người , biểu thị được những suy nghĩ , tình cảm con người.

- So sánh là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật , sự việc khác có nét tương đồng với nó , nhằm làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt .

- Ẩn dụ là gọi tên sự vật , hiện tượng  này bằng tên sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng với nó , nhằm làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt .

- Hoán dụ là gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên sự vật , hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt.

29 tháng 4 2016

Nhân hóa: Nhân hóa là biến sự vật thành con người bằng cách gán cho nó những hoạt động, tính cách, suy nghĩ.giống như con người, làm cho nó trở nên sinh động, hấp dẫn, gần gũi, sống động và có hồn hơn

so sánh:Là biện pháp tu từ ngữ nghĩa nhằm đối chiếu hai hay nhiều đối tượng khác loại nhau nhưng giống nhau ở một điểm nào đó ( chứ không đồng nhất hoàn toàn ) để đem đến một cách tri giác mới mẻ về đối tượng.

Ản Dụ:Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

  1.  Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
25 tháng 7 2018

  Nhân hóa                : Những em nắng cùng nhau vui đùa, nhảy múa trên những cành cây, ngọn cỏ.

  So sánh                  : Các chị lúa ngả vào nhau như đang thầm thì trò chuyện.

  Câu trần thuật đơn :   Vào buổi sáng, cánh đồng quê tôi trông thật là trong trẻo và yên bình.

Chúc bạn hok tốt nhé!

10 tháng 8 2018

 Bài làm : 

Nhân hóa      : Những em nắng cùng nhau vui đùa, nhảy múa trên những cành cây, ngọn cỏ.

  So sánh        : Các chị lúa ngả vào nhau như đang thầm thì trò chuyện.

  Câu trần thuật đơn :   Vào buổi sáng, cánh đồng quê tôi trông thật là trong trẻo và yên bình.

15 tháng 2 2019

Hoán dụ là biện pháp dùng tên gọi của một cái bộ phận để chi cho toàn thể. Tức là gọi tên sự vật/hiện tượng này bằng một tên sự vật/hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nhau để tăng sức gợi hình và gợi cảm trong diễn đạt

15 tháng 2 2019

Hoán dụ là gì?

Hoán dụ là biện pháp dùng tên gọi của một cái bộ phận để chi cho toàn thể. Tức là gọi tên sự vật/hiện tượng này bằng một tên sự vật/hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nhau để tăng sức:


1.Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể
Ví dụ:

Một trái tim lớn lao đã già từ cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống.


Hình ảnh hoán dụ ở đây là chỉ cả con người của Bác Hồ - vị lãnh tụ, cha già kính yêu của chúng ta.
2.Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng
Ví dụ: 

Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh


Hình ảnh hoán dụ ở đây đó là trái đất hoán dụ cho hình ảnh nhân loại.
3.Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật
Ví dụ: 

Sen tàn, cúc ;ại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.


Hình ảnh hoán dụ ở đây là sen tức chỉ mùa hạ, cúc tức chỉ mùa thu.

4.Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Ví dụ: 

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.


Hoán dụ ở đây là chỉ ra sự đơn lẻ không đoàn kết, một là số lẻ ít và 3 là chỉ số lượng nhiều. Tức là một mình ta làm sẽ không bằng chúng ta đoàn kết lại cùng nhau làm.

    Chúc Dân một buổi tối vui vẻ ~!!!!!!!!!!!!

24 tháng 8 2020

- Nhân hóa : Sáng sớm, ông mặt trời gieo nắng xuống khắp các nẻo đường .

-So sánh : Tấm lòng của mẹ dành cho con còn hơn cả ngàn vì sao đang soi sáng ngoài kia .

- Ẩn dụ : Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài) .

-Hoán dụ :     Bàn tay ta làm nên tất cả

           Có sức người sỏi đá cũng thành cơm .

24 tháng 8 2020

Nhân hóa : Muôn ngàn cây mía múa gươm.

So sánh : Những ngôi sao thức ngoài kia

           Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.

Ẩn dụ : Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.

Hoán dụ : Áo nâu liền với áo xanh

        Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

3 tháng 4 2018

khổ thơ đâu bạn ???

tui bị đánh lỗi, câu hỏi đây:

21

Trong dòng thơ "Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về", tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?

 

 

A. ẩn dụ

B. so sánh

C. điệp ngữ

D. hoán dụ

7 tháng 12 2017

Thế là một mùa đông nữa lại đến. Mùa đông năm nay đến sớm hơn năm ngoái những tận một tháng. Mới đầu tháng 12 mà cảnh vật đã bắt đầu xơ xác. Nhưng con gió đầu mua như như những lưỡi dao khía qua cơ thể con người. Chúng chạm vào da thịt, khiến ta lạnh cóng và tê buốt. Cây cối ven đường đã trụi hết lá. Cành cây Như những que củi khô cắm trên thán cây vậy, trông không có sự sống. Mọi người trong khung cảnh này giường như rất vội vã, ai cũng muốn nhanh chóng về nhà, tránh xa khung cảnh lạnh lẽo, buốt giá này. Không ai nhìn ai, quan tâm đến ai cả, cứ phóng đi như bay. Tôi thẫn thờ nhìn cảnh vật rồi cũng đi luôn. Mong sao mùa đông qua cho nhanh.

10 tháng 12 2017

Mình là người gửi câu hỏi.Ai giúp mình chỉ ra trong đoạn văn trên đâu là so sánh,đâu là nhân hóa và đâu là ẩn dụ không.

  Nhanh lên nhé mình cần gấp lắm.Cảm ơn các bạn nhiều.^_^

2 tháng 1 2022

Đáp án B

2 tháng 1 2022

" Nhành cây xanh hối hả đuổi theo" ---> Nhân Hóa

Điệp từ "tôi" lặp lại 4 lần

10 tháng 9 2016

 Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.  
*ồn như vỡ chợ: so sánh 
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật. 
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

3 tháng 4 2017

Arigatou!!!hihi

4 tháng 2 2020

1. Quýt làm cam chịu (nhân hoá)
2. Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần (so sánh)
3. Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều (nhân hoá)
4. Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn (nhân hoá)
5. Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ (so sánh)
6. Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen (so sánh)
7. Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai (so sánh)
8. Thân em như thể bèo trôi,
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu? (so sánh)
9. Thân em như tấm lụa điều
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương.(so sánh)
10. Thân em như thể hoa lài,
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy. (so sánh)

1. Quýt làm cam chịu (nhân hoá)
2. Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần (so sánh)
3. Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều (nhân hoá)
4. Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn (nhân hoá)
5. Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ (so sánh)
6. Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen (so sánh)
7. Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai (so sánh)
8. Thân em như thể bèo trôi,
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu? (so sánh)
9. Thân em như tấm lụa điều
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương.(so sánh)
10. Thân em như thể hoa lài,
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy. (so sánh)

nhớ k cho mình nhé

học tốt