K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 1 2019

“Đô môn giải tổ chi niên” được hiểu như sau: năm ở kinh đô cởi trả ấn (của quan lại) để về hưu. Một người con nhẹ danh vọng như Nguyễn Công Trứ, ông xem việc làm quan như “vào lồng” sẽ có tâm trạng nhẽ nhõm, khoan khoái khi được thoát khỏi chốn quan trường.

Đáp án cần chọn là: D

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4: Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa Ngàn năm trước con theo cha xuống biển Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa.   Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc Các con nằm thao thức phía Trường Sơn Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn.   Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

 

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

 

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

 

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

 

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa.

 

 

 

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

 

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

 

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

 

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn.

 

 

 

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

 

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

 

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

 

Trong hồn người có ngọn sóng nào không.

 

 

 

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo

 

Lạc Long cha nay chưa thấy trở về

 

Lời cha dặn phải giữ từng thước đất

 

Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi.

 

 

 

Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể

 

Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù

 

Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ

 

Thương Hòn Mê bão tố phía âm u.

 

 

 

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích

 

Những đau thương trận mạc đã qua rồi

 

Bao dáng núi còn mang hình goá phụ

 

Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi.

 

 

 

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa

 

Đã mười lần giặc đến tự biển Đông

 

Những ngọn sóng hoá Bạch Đằng cảm tử

 

Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng.

 

 

 

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo

 

Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn

 

Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy

 

Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân.

 

 

 

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả

 

Những chàng trai ra đảo đã quên mình

 

Một sắc chỉ về Hoàng Sa thửa trước

 

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh.

 

 

 

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

 

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

 

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

 

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.

 

(“Tổ quốc nhìn từ biển” – Nguyễn Việt Chiến)

 

1. Trong văn bản, tác giả đã nhìn Tổ quốc từ những phương diện nào?

 

2. Qua bài thơ, tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm của mình như thế nào với đất nước?

 

3. Nêu tác dụng của việc sử dụng điệp cấu trúc “Nếu Tổ quốc…”?

 

4. Hình ảnh “Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi” gợi cho em suy nghĩ gì?

 

PHẦN II: LÀM VĂN (7đ) 

 

Câu 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (2đ)

 

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày những việc cần làm của thanh niên để góp phần xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.

0
5 tháng 12 2018

Câu văn trên có ý nghĩa là : thà chết mà có tinh thần, ý chí chống kẻ thù, về gặp tổ tiên cũng vinh quang, còn hơn cuộc sống làm nô lệ cho thực dân Pháp

=> Câu tục ngữ có nghĩa tương tự: “Chết vinh còn hơn sống nhục”.

Đáp án cần chọn là: D

 

Tích cực tham gia nha mọi người ơi!

 

21 tháng 10 2021

Thứ nhất, bởi vì ông muốn thể hiện tài năng của bản thân, thể hiện tinh thần dân tộc, không chỉ giỏi chữ Nôm mà còn giỏi chữ Hán.

Thứ hai, chữ Hán mang nghĩa rất rộng, chỉ vỏn vẹn 1 chữ cũng có thể nói lên rất nhiều điều.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

- Trật tự các sự kiện trong câu chuyện: Theo trật tự thời gian

- Trật tự các sự kiện trong truyện kể: Đan xen giữa quá khứ và hiện tại.

⇒ Nhận xét hiệu quả nghệ thuật: Diễn tả chân thực hành trình đi tìm con của ông Năm. Khiến người đọc xúc động mạnh bởi tình cha sâu sắc, cùng lời văn mộc mạc nhưng chan chứa cảm xúc.

Từ văn bản, tôi cảm nhận một cách chân thực sự khốc liệt của chiến tranh với những mất mát, hi sinh của thế hệ đi trước phải gánh chịu để có được độc lập, tự do như ngày hôm nay. Đó là những nỗi đau không gì có thể bù đắp được. Nhưng cũng chính trong chiến tranh ta thấy bừng sáng tinh thần yêu nước, trọng nhân nghĩa, khoan dung, sự cố kết, đùm bọc yêu thương nhau đã thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn mỗi người dân. Nó đã trở thành lẽ sống, chất kết dính gắn bó các thành viên mang trong mình dòng máu Lạc Hồng. Bất luận trong hoàn cảnh nào, đã kết thành sức mạnh vô địch, đưa dân tộc ta vượt lên mọi khó khăn, thử thách, lập nên những kỳ tích vẻ vang trong đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.