a) Xác định luận điểm ch...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 4 2020

Bài tham khảo 1

Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sức khỏe của cộng đồng nhưng hiện nay môi trường đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng do chính bàn tay của con người. Vì vậy mỗi chúng ta cần ý thức và hiểu được rằng: bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Môi trường là tất cả những gì ở xung quanh chúng ta và rất thân thiện gần gủi với chúng ta. Môi trường bao gồm: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên bao gồm: đất đai, sông ngòi, không khí, cây cối, động thực vật,……Môi trường nhân tạo là do con người tạo nên như đường xá, nhà máy, xí nghiệp,… Tất cả những vấn đề trên đều có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người.

Thật vậy! Môi trường có một mối quan hệ mật thiết tới cuộc sống con người. Những cánh rừng bạt ngàn như những lá phổi xanh khổng lồ đem lại bầu không khí trong lành cho con người. Không những thế rừng còn che chắn bão lũ, là nơi trú ngụ của những loài động vật quý hiếm. Vậy mà giờ đây rừng đang bị chính bàn tay con người tàn phá một cách không thương tiếc dẫn đến thiên tai, lũ lụt xảy ra ngày càng nghiêm trọng dẫn đến bao cảnh đau lòng.

Mặc khác nguồn nước cũng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải từ các nhà máy dẫn đến cá chết hàng loạt nguồn nước sinh hoạt không được đảm bảo dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Ở các thành phố lớn dân cư đông đường xá cầu cống xuống cấp lượng xe cộ nhiều nên không khí cũng bị ô nhiễm nặng tai nạn giao thông ngày càng nhiều đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng. Ở nông thôn, do hình thức và trình độ hiểu biết của người dân chưa cao nên sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu không có hiệu quả. Từ những vấn đề nêu trên đã giúp chúng ta hiểu rõ môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cộng đồng nói chung và sự sống của con người nói riêng. Từng ngày từng giờ môi trường đang lên tiếng kêu cứu. Vậy mỗi chúng ta phải làm gì để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta?

Tóm lại môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng. Vậy nên chúng ta phải có ý thức giữ gìn môi trường sống. Là học sinh chúng ta hãy có ý thức trồng thêm cây xanh, giữ gìn vệ sinh trường lớp. Làm được như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ được cuộc sống của chính mình.

25 tháng 4 2020

a) luận điểm  chính : đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.

   Luận cứ 1 ; Môi trường cung cấp cho ta rất nhiều yếu  tố cần  thiết .

   Dẫn chứng : môi trường cung cấp : oxi để thở ; trái ngon quả ngọt để ăn ; cung cấp chỗ ở cho động vật và  con người.

  Luận cứ 2 : Môi trường  có ảnh hưởng đến đời sống của động  thực vật

  Dẫn chứng : oxi ; thức ăn ;  nơi ở ;  nước  uống ;.....v.v

 Luận cứ 3 :Vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người:

Dẫn chứng : + Tạo điều kiện vật chất cho cuộc sống con người: không khí để thở, nước để uống, cây xanh cung cấp ô-xi…

                    + Bảo vệ sức khỏe con người: Môi trường trong lành ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại (không khí sạch ngăn cản vi khuẩn, virus, nước sạch ngăn cản của bọ gậy, muỗi...)

Luận điểm phụ 1 : Vậy làm thế nào để có 1 môi trường trong sạch ?

Dẫn chứng :

+ Tích cực tuyên truyền ; bảo vệ rừng;cây;...

+Nghiêm cấm hành vi chặt phá cây.

+Nghiêm cấm nạn săn động vật quý hiếm

+....v.v

 luận cứ  : Tính cấp thiết của việc bảo vệ, gìn giữ môi trường sống trong lành: môi trường sống trong nhiều năm trở lại đây bị ô nhiễm và tổn hại nghiêm trọng vì vậy đòi hỏi con người phải có những biện pháp cấp thiết bảo vệ môi trường sống.

b) Dàn ý:

1. Mở bài:

-nêu luận điểm chính của toàn bài :đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống

- Giới thiệu vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người; vai trò quan trọng, giành được nhiều sự quan tâm của con người.

2. Thân bài:

- Môi trường sống là gì? (những điều kiện vật chất bao quanh sự sống của con người: đất, nước, không khí...)

- Vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người; động vật và thực vật 

+ Tạo điều kiện vật chất cho cuộc sống con người: không khí để thở, nước để uống, cây xanh cung cấp ô-xi…

+ Bảo vệ sức khỏe con người và  các động thực vật khác : Môi trường trong lành ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại (không khí sạch ngăn cản vi khuẩn, virus, nước sạch ngăn cản của bọ gậy, muỗi...)

Vậy làm thế nào để có 1 môi trường trong sạch ?

+

+ Tích cực tuyên truyền ; bảo vệ rừng;cây;...

+Nghiêm cấm hành vi chặt phá cây.

+Nghiêm cấm nạn săn động vật quý hiếm

+Tránh sử dụng các  túi nilong ; các chất tẩy rửa độc  hại

+.

- Như vậy ta rút ra được tính cấp thiết của việc bảo vệ, gìn giữ môi trường sống trong lành: môi trường sống trong nhiều năm trở lại đây bị ô nhiễm và tổn hại nghiêm trọng vì vậy đòi hỏi con người phải có những biện pháp cấp thiết bảo vệ môi trường sống.

3. Kết bài:

-khẳng định lại luận điểm chính

- Bài học rút ra cho bản thân, những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống: không xả rác bừa bãi, bảo vệ rừng và cây xanh...

  

2 tháng 3 2021

TK:

Suốt chiều dài của dải đất hình chữ S đi đâu ta cũng thấy sự xuất hiện của những cành rừng xanh bạt ngàn. Nó không chỉ góp phần làm cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp mà nó còn được ví như lá phổi của trái đất, thanh lọc bầu không khí. Thế mới thấy được tầm quan trọng của rừng lớn nhường nào với cuộc sống con người. Bởi vậy mới nói “Bảo vệ rừng chính là cách chúng ta bảo vệ cuộc sống của chính mình”.

TK#

“Rừng vàng biển bạc” là câu tục ngữ mà cha ông ta dùng để ca ngợi sự giàu có của thiên nhiên. Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Bởi vậy bảo vệ rừng chính là chúng ta đang bảo vệ, giữ gìn lấy cuộc sống của mình. Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng lớn, cao hơn so với đồng bằng. Rừng được trồng nhiều loại cây, có thể cây lấy gỗ hoặc cây che bóng mát. Ở Việt Nam, diện tích đồi núi chiếm 3/4 so với mặt bằng chung, vì vậy có thể nói nước ta rất đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên rừng. Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất nước cũng như giúp ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, cát lấn.

Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luậnđiểm nào đó.D. Là một phép lập luận sử dụng các tác...
Đọc tiếp

Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?

A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.

B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.

C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận

điểm nào đó.

D. Là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó.

Câu 2: Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tinh thần thuyết phục?

A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng.

B. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.

C. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm.

D. Không đưa dẫn chứng, chỉ giải thích và đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm

Câu 3:Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh, không cần giải thích vấn đề cần chứng minh. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4: Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?

A. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.

B. Nêu được luận điểm cần chứng minh.

C. Nêu được các lý lẽ cần sử dụng trong bài làm.

D. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.

Câu 5: Trong phần Thân bài của bài văn chứng minh người viết cần phải làm gì?

A. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

B. Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết.

C. Chỉ cần gọi tên luận điểm cần chứng minh.

D. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh

Câu 6: Lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào?

A. Thân bài.

B. Mở bài.

C. Cả mở bài và thân bài.

D. Với phần dẫn chứng đưa ra trong phần thân bài.

 Câu 7: Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?

A. Lập dàn ý đại cương.

B. Xác định các lý lẽ cho bài văn.

C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.

D. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Câu 8:Xác định luận điểm chính trong lời thơ khuyên thanh niên của Bác Hồ:

A. Khó khăn khắc phục sẽ thành công.

B. Phải làm việc lớn.

C. Con người phải có quyết tâm, kiên trì.

D. Có ý chí, sự kiên trì, bền bỉ sẽ thành công trong cuộc đời.

 Câu 9: Câu nào không dùng làm dẫn chứng trực tiếp làm rõ luận điểm: “Tục ngữ khuyên dạy con người về lời ăn tiếng nói”?

A. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

B. Đất xấu trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu.

C. Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

 Câu 10: Cho đề bài sau: Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh ý kiến trên.

Trong các luận điểm nêu ra sau đây, luận điểm nào không phù hợp với bài văn viết về đề bài này?

A. Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cung cấp cho con người nguồn lâm sản lớn.

B. Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hòa khí hậu trên trái đất.

C. Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng.

D. Rừng là môi trường du lịch hấp dẫn với con người.

 

4
14 tháng 4 2020

1. C 

2. D

3. B

4. D

5. A

6. B

7. A

8. D

9. B

10. C

14 tháng 4 2020

1. C                     6. B

2. D                     7. A

3. B                     8. D

4. D                     9. B

5. A                     10. C

12 tháng 2 2019

Đề 1 : 

Lập dàn ý cho bài văn : Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn : Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích !

Mở bài: Bạn có thể nêu tác dụng của việc học một cách khái quát hoặc hậu quả nếu không chịu khó học tập => nếu không chịu khó học tập sẽ không làm được việc gì có ích

Thân bài:
- Giải thích
+ Học là gì? (Học là con đường tiếp thu và tích lũy tri thức. Đó chính là quá trình mỗi người chiếm lĩnh tri thức của nhân loại làm hành trang bước vào cuộc sống. Học tập có một tác động không nhỏ tới mọi người và tương lai của mỗi người. Học tập giúp ta khám phá cuộc sống khám phá chính bản thân mình, rèn cho ta lối sống cách cư xử có văn hóa và đặc biệt là giúp ta hòa nhập với cộng đồng...)
+ Nêu một số dẫn chứng những tấm gương thành công bằng việc học.
+Học có nhiều dạng học: Học nghề, học phổ thông, học nâng cao, học chuyên nghiệp.....
- Khẳng định sự quan trọng của việc học:
+ Truyền thống của dân tộc ta tôn sự trọng đạo, coi trọng sự học, coi trọng thầy giáo.
+ Trong kháng chiến chống Pháp Mỹ (Ví dụ như kháng chiến chống Pháp chúng thực hiện chính sách "Ngu dân" với dân ta không cho dân ta học hành khiến dân ta kém hiểu biết để dễ bề cai trị....)
+ Hiện nay việc học quan trọng thế nào (Cuộc sống ngày càng hiện đại làm gì cũng cần phải có kiến thức...)
- Thực trạng hiện nay (Có nhiều bạn không xác định được mục đích thực sự của việc học. Nhiều bạn đi học chỉ để ba mẹ vui lòng, nhiều bạn thì coi việc học như một lẽ tự nhiên đến tuổi thì phải đi học, nhiều bạn lại học gạo học chay cúp tiết. Thậm chí nhiều anh chị là SV rồi vẫn không coi việc học là quan trọng chỉ học đối phó để có bằng. Đặc biệt là hiện nay, tệ nạn học đường xảy ra ngày càng nhiều.Nhiều bạn học sinh đốt cháy thời gian bỏ mặc mơ ước để chơi game. Việc mua bằng bán cấp diễn ra một cách tràn lan....) Trước thực trạng đó chúng ta phải làm gi`?
- Hậu quả nếu không học tập.
Kết bài: Nếu mở bài bạn nêu lợi ích của việc học thì kết bài cũng thế còn nếu mở bài bạn nêu hậu quả nếu không học tập thì kết bài cũng thế

Đề 2 : 

Dàn bài:

1. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề nghị luận (bảo vệ rừng thiên nhiên)

– Nêu rõ sự sống con người gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên, từ xa xưa cho đến nay con người và thiên nhiên gắn bời với nhau như thế nào.

– Thiên nhiên, môi trường và con người gắn bó lẫn nhau (theo cả 2 nghĩa đó là tích cực và tiêu cực)

2. Thân bài

– Nêu ngắn gọn khái niệm về môi trường, tầm quan trọng của vấn đề môi trường với con người.

– Chứng minh việc phá hại rừng là tổn hại rất lớn đối với đời sống của con người ( như mấtđộng vật, mất cân bằng sinh thái, gây lũ lụt, mất mùa ).

– Chứng minh việc ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng rất lớn đều con người và thiên nhiên như không có nước sạch, lũ lụt, môi trường ô nhiễm,…

– Liên hệ ngay đến việc bảo vệ rừng, môi trường ở địa phương

– Trách nhiệm và bổn phận của con người trước nguy cơ môi trường, thiên nhiên bị xâm hại. Con người cần phải làm gì để bảo vệ rừng và môi trường sống được tốt đẹp ?

3. Kết bài

– Khẳng định lại việc phá rừng là tổn hại rất lớn và cần được ngăn chặn kịp thời.

– Kêu gọi, vận động mọi người mọi tầng lớp biết cách bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ bản
thân mình và toàn xã hội.

17 tháng 5 2020

1

Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.

Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.

Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nếu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?

Tôi thấy đó là một cách nghĩ hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhiêu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.

Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.

Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.

2

Rừng được ví như lá phổi xanh của con người. Chính vì vậy, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Rừng là nơi cây xanh phát triển. Như ta đã biết, cây xanh khi quang hợp sẽ tiếp nhận khí các-bo-níc và thải ra khí ô-xi - rất cần thiết cho quá trình hô hấp của con người nói riêng và nhiều loài động vật trên thế giới nói chung.

Nhờ cây xanh mà bầu không khí trở nên trong lành, giảm thiểu những tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, ... góp phần phòng chống thiên tai, bão lũ vốn gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Không những thế, rừng còn được trồng vì mục đích phát triển kinh tế. Rừng là nguồn cung cấp gỗ cho các nhà máy sản xuất đồ nội thất, làm giấy,... Rừng cũng là nơi cư trú của nhiều loại động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng: hổ, khỉ, hươu, ... Nhờ có rừng, hệ sinh thái được cân bằng.

Tuy nhiên, dù vai trò quan trọng của rừng nhưng nạn khai thác rừng vẫn diễn ra từng ngày. Chỉ vì cái lợi trước mắt, họ bỏ qua những lợi ích lâu dài mà rừng đem lại. Rừng đầu nguồn bị chặt phá làm cho lũ lụt xảy ra triền miên, làm xói mòn đất đai, nhiều người mất của cải và thậm chí là thiệt mạng. Nhiều cây quý hiếm trong rừng bị chặt phá khiến cho nhiều loài động vật bị mất đi nơi trú ngụ của mình. Nạn đốt rừng làm nương rẫy cũng làm cho diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng.

Để bảo vệ rừng, chúng ta cần có những hành động thiết thực ngay từ bây giờ. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng. Những vùng thường hay xảy ra thiên tai, bão lũ cần trồng rừng đầu nguồn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tích cực trồng cây phủ xanh đồi trọc. Đối với nạn phá rừng, Nhà nước cần có những chính sách chặt chẽ cũng như biện pháp xử lí nghiêm minh nhằm răn đe mọi người.

Bảo vệ rừng không phải là vấn đề của riêng ai. Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội, chúng ta hãy cùng chung tay góp sức bảo vệ rừng!

chỉ lm đc đó thoi à chép mỏi tay quá thông cảm ^^

24 tháng 5 2016

Mb : Giới thiệu vấn đề cần chứng minh 
Tb: - Luận điểm 1 : Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn lợi to lớn mà rừng đem lại 
- Luận điểm 2 : Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ an ninh quốc phòng 
- Luận điểm 3 : Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống của con người 
- Nêu dẫn chứng cho các luận điểm trên: 
*Luận điểm 1 
-bảo vệ nguồn kinh tế dồi dào: 
- rừng đem lại cho chúng ta 1 lượng gỗ lớn dể xây nhà, dựng cửa, 
- rừng còn đem lại dược liệu cho con người 
-trong rừng có rất nhiều động vật quý hiếm và khoáng sản 
- thu hút khách du lịch ( đưa dẫn chứng về rừng ) 
*Luận điểm 2: 
- Rừng là nơi ẩn náu của bộ đội 
- Rừng là nơi con người đánh giặc 
*Luận điểm 3 : 
- rừng hấp thụ cacbonic làm sản sinh ra õy làm môi trường trong lành hơn rừng là lá phổi xanh của chúng ta giống như một nhà máy mà không nhà máy nào có thể thay thế 
- rừng là ngôi nhà chung của muôn loài 
+ nếu k có rừng thì đất đai sẽ bạc màu, mất cân = sinh thái, gây lũ lụt 
Nêu ra thêm một vài dẫn chứng ở Việt Nam 
Kb: - Khẳng định vai trò to lớn của rừng 
- Ý nghĩa của rừng và và bảo vệ rừng 
- nêu ra kế hoạch bảo vệ rừng

24 tháng 5 2016

1. Mở bài:

- Giới thiệu về rừng và khái quát vai trò của rừng  đối với cuộc sống con người: là đối tượng rất được quan tâm, đặc biệt trong thời gian gần đây.

- Sơ lược về vấn đề bảo vệ rừng: là nhiệm vụ cấp bách, liên quan đến sự sống còn của nhân loại, nhất là trong những năm trở lại đây.

2. Thân bài:

* Nêu định nghĩa về rừng: là hệ sinh thái, có nhiều cây cối lâu năm, nhiều loài động vật quý hiếm...

* Lợi ích của rừng:

- Cân bằng sinh thái:

+ Là nguồn chủ yếu cung cấp ô-xi cho con người, làm sạch không khí....

+ Là nhân tố tự nhiên chống xói mòn đất, bảo vệ đất....

* Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta:

- Bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn dưỡng khí cho sự sống.

- Bảo vệ rừng là bảo vệ con người khỏi những thiên tai.

- Bảo vệ rừng là đang gìn giữ cho những lợi ích lâu dài của cả cộng đồng...

* Rút ra bài học về bảo vệ rừng:

- Trong những năm gần đây rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng.

- Bảo vệ rừng trở thành nhiệm vụ cấp bách.

- Cần bảo vệ rừng bằng nhiều biện pháp: chống phá rừng, trồng rừng...

3. Kết bài:

- Trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ rừng: đó là trách nhiệm của tất cả mọi người.