K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 6 2018

Bài học lịch sử:

- Tinh thần cảnh giác thường trực trước âm mưu đen tối nhâm hiểm của kẻ thù xâm lược.

- Trách nhiệm của người lãnh đạo đứng đầu quốc gia.

- Bài học về mối quan hệ riêng – chung, nhà – nước của mỗi người dân với vận mệnh tổ quốc.

Sau khi An Dương Vương xây xong thành Cổ Loa thì được thần Kim Quy cho một cái móng để làm nỏ thần. Lúc bấy giờ Triệu Đà làm chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì An Dương Vương có nỏ thần nên đành rút quân về chờ thời cơ thích hợp. Triệu Đà nhân cơ hội đưa con trai mình là Trọng Thủy sang cầu thân với Mị Châu - con gái An Dương Vương. Một thời gian qua đi, khi đã có được lòng tin yêu của vợ, Trọng Thủy dò hỏi chuyện về chiếc nỏ thần. Biết được bí mật, mượn cớ về thăm cha, Trọng Thủy đánh cắp nỏ thần đem về đưa cho Triệu Đà. Có nỏ thần trong tay, Triệu Đà tiến đánh Âu Lạc một lần nữa. An Dương Vương thấy giặc đến chân thành nhưng vẫn chủ quan vì nghĩ rằng đã có nỏ thần. Nỏ thần không phát huy tác dụng, thua trận, An Dương Vương cưỡi ngựa đem theo Mị Châu đi về phía biển. Nhưng đi đến đâu thì thấy quân giặc theo đến đấy. Thần Kim Quy hiện lên nói rằng kẻ thù ở ngay bên cạnh. An Dương Vương bèn rút kiếm ra chém chết Mị Châu rồi nhảy xuống biển tự vẫn. Trọng Thủy nghe tin vì quá hối hận mà nhảy xuống giếng tự vẫn. Ngày nay, giếng ấy được gọi là giếng Trọng Thủy. Tục truyền lại Mị Châu khi chết, máu chảy xuống biển, trai ăn được mới có ngọc châu. Đem ngọc về rửa nước giếng thì thấy sáng lạ lùng.

23 tháng 9 2021

Ta là An Dương Vương, là người lãnh đạo của nhà nước Âu Lạc cổ xưa. Sau đây, ta xin kể về câu chuyện về cuộc đời ta cho mọi người nghe. Từ xa xưa lâu lắm rồi, ta thành lập nên nhà nước của riêng người dân phương Nam này. Do nhà nước còn non trẻ, lực lượng còn yếu nên ta quyết tâm xây dựng một ngôi thành thật vững chắc để dân chúng được an cư lạc nghiệp, giao thương buôn bán được tự do và xây dựng nền móng cho sự phát triển lâu dài của đất nước. Thế nhưng, việc xây dựng thành không dễ dàng như thế. Thành cứ xây đến đâu thì bị đổ tới đó, ta đã trăn trở nhiều ngày liền. Bỗng đến một hôm, ta được một vị thần báo mộng và nhận được sự giúp đỡ của thần Kim Quy ở biển để xây dựng thành. Sau khi xây dựng thành được rồi, ta còn được Thần trao tặng cho một chiếc móng thần để làm nên chiếc nỏ thần. Nó chính là vũ khí tối thượng, là bí mật quân sự, là thần hộ mệnh của nước Âu Lạc ta. Nhờ có nó, ta mới có thể bảo vệ nhà nước non trẻ của mình trước sự xâm lược của quân phương Bắc do Triệu Đà cầm đầu. Mãi sau này, ta mới hiểu rằng, hắn ta đã giở một thủ đoạn đê hèn. Đó là hắn đã cử con trai hắn là Trọng Thủy sang để giả vờ cầu hòa và hỏi cưới con gái ta là Mị Châu để hai nước kết giao, chung sống hòa bình. Ta đã tin tưởng hắn thực sự mong muốn hòa bình. Thế rồi, đứa con gái của ta đã cả tin ngây thơ nghe theo lời của tên gián điệp Trọng Thủy để phản bội lại nước nhà, đánh tráo nỏ thần. Lấy được nỏ thần rồi, Triệu Đà ngay lập tức đem quân sang xâm chiếm nước ta. Ta vì chủ quan, không hề hay biết nỏ thần đã bị đánh tráo nên hoàn toàn không chịu đem quân phòng bị. Cuối cùng ta mất nước, ta cùng con gái chạy ra bờ biển thì thần Kim Quy đã nói sự thật. Ta khi hiểu ra tất cả đã vô cùng tức giận, đau lòng tột cùng và chém chết con gái yêu quý của mình vì tội danh nghịch phản. Sau đó, ta đã cùng thần Kim Quy lặn xuống biển mãi mãi.

5 tháng 10 2020

Biểu hiện:

- Là tác phẩm tự sự dân gian.

- Kể về nhân vật lịch sử: An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thuỷ, Triệu Đà và các sự kiện lịch sử An Dương Vương xây thành Cổ Loa, Triệu Đà đem quân sang đánh chiếm Âu Lạc.

- Thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn vinh của nhân dân đối với công lao của An Dương Vương.

3 tháng 12 2018

- Kết thúc của truyền thuyết:

+ An Dương Vương tự tay chặt đầu con gái rồi mượn sừng tê bảy tấc rẽ xuống biển.

+ Mị Châu khấn trước khi chết. Nàng chết đi, trong sạch nên máu chảy xuống biển, loài trai ăn phải hóa thành ngọc thạch.

+ Trọng Thủy thương nhớ hình bóng của Mị Châu nên ngã xuống giếng mà chết. Người ta lấy nước giếng rửa ngọc trai thì ngọc càng thêm sáng.

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện thái độ tôn trọng của nhân dân ngàn đời đối với vị anh hùng dân tộc. Bởi vậy, dù chủ quan để mất nước nhưng nhân dân không để người anh hùng bị chết trong tay quân Triệu Đà.

+ Thể hiện tấm lòng trong sạch của Mị Châu. Nàng vô tội nhưng do nhẹ dạ cả tin, là tội đồ gây nên bi kịch mất nước nên chết dưới lưỡi kiếm của vua cha.

+ Thể hiện "hình phạt", kết cục đích đáng đối với Trọng Thủy. Trọng Thủy là nhân vật dân gian phức tạp bậc nhất bởi nhân vật này phải đứng trước sự lựa chọn và có mâu thuẫn trong tính cách. Bước đầu sang ở rể để âm mưu thôn tính nước ta nhưng khi gặp thì đem lòng yêu Mị Châu, nhưng vì chữ hiếu với Triệu Đà mà lừa dối tình yêu của Mị Châu. Nên chịu hình phạt của kẻ si tình đó là "tưởng thấy bóng nàng dưới giếng, nhảy xuống giếng ôm hình bóng nàng mà chết đuối".

Việc lấy nước giếng rửa ngọc trai càng thêm sáng thêm đẹp là sự hóa giải bi kịch tình yêu. Thể hiện tình cảm, sự tha thứ của Mị Châu dành cho Trọng Thủy.