K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2016

*Tình huống truyện trong tác phẩm vợ nhặt:

- Việc Tràng “nhặt vợ” tạo ra sự lạ lùng, ngạc nhiên đối với tất cả mọi người:
+Khi Tràng dẫn vợ về thì cả xóm ngụ cư ngạc nhiên. Trước hết là lũ trẻ. "Lũ ranh" ấy bỗng nhiên mất hẳn đi một bạn chơi, khi có đứa chợt nhận ra quan hệ của họ là "chồng vợ hài". Còn đám người lớn thì ngớ ra "không tin được dù đó là sự thật". Khi đã rõ, họ tò mò thì ít mà ái ngại nhiều hơn: "Giời đất này còn rước cái của nợ đời về".
+Tiếp đến là bà cụ Tứ cũng quá đỗi ngạc nhiên: hoàn toàn không tin nổi - không tin vào mắt mình (ngỡ mình trông gà hoá cuốc), không tin vào tai mình (quái, sao lại chào mình bằng "u".
+Ngay cả Tràng vẫn không hết ngạc nhiên vì mình được vợ: chẳng những cứ đứng "tây ngây" giữa nhà tối hôm trước mà đến tận hôm sau, qua một đêm có vợ rồi nhưng "hắn cứ lơ lửng như người đi ra từ trong một giấc mơ".
- Tình huống “nhặt vợ” là tình huống oái ăm, kì lạ:
+ Tràng - một gã trai nghèo khổ, thô kệch, lại là dân ngụ cư, lâu nay ế vợ, bỗng dưng "nhặt" được vợ, mà lại là vợ theo không.
+ Tràng lấy vợ vào lúc không ai lại đi lấy vợ - giữa những ngày nạn đói đang lăm le cướp đi mạng sống của mỗi người.
+ Một đám cưới thiếu tất cả mà lại như đủ cả (thiếu tất cả những lễ nghi tối thiểu nhất của một đám cưới, nhưng nó lại có cái quan trọng nhất, cốt lõi nhất: sự thương yêu gắn bó thực lòng).
- Tâm trạng của những nhân vật trước tình huống này chứa đầy những cảm xúc ngổn ngang, mâu thuẫn và các nhân vật có sự thay đổi về tính cách:
+Bà cụ Tứ vui vì cuối cùng con mình cũng có vợ nhưng lại tủi vì sự trớ trêu của số phận: có phải thời “tao đoạn” như thế, người ta mới chịu lấy con mình? Bà mẹ nghèo nặng trĩu những lo âu cho tương lai con “liệu chúng nó có nuôi nhau nổi sống qua được cơn đói khát này không?”. Câu hỏi từ đáy lòng của bà mẹ chất chứa nỗi hoang mang, ám ảnh của kiếp nghèo không lối thoát. Trong lời nghẹn nghào tâm sự có cả sự xót xa, một chút ân hận vì đã không làm được đầy đủ bổn phận của người mẹ đối với con.
+Tâm trạng của Tràng cũng biến đổi liên tục. Lúc đầu Tràng tỏ ra lo lắng trước cảnh nghèo “… thóc gạo này mà còn đèo bòng”. Sau đó, Tràng chấp nhận đưa vợ về ra mắt với tâm trạng lâng lâng hạnh phúc, ngượng ngịu, bối rối. Sau một ngày có vợ, Tràng cảm thấy vui sướng, hạnh phúc và “nên người”. Tràng nhận ra được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, với mẹ, với vợ và những đứa con sau này. Tràng tin tưởng sự đổi đời ở tương lai.
+Người vợ nhặt: Trước khi làm vợ Tràng, chị liều lĩnh, chao chát. Khi về làm vợ, chị tỏ ra lễ phép, đảm dang, hiền hậu, biết thu vén gia đình và có hiểu biết về thời sự.

8 tháng 6 2016

I. Mở bài
Kim lân là nhà văn sáng tác ở cả hai giai đoạn: trước và sau năm 1945, ông viết không nhiều những đã có những tác phẩm sáng giá, thậm chí đã có nhiều kiệt tác. Sở trường của Kim Lân là truyện ngắn. Cuộc sống con người ở làng quê Vịêt Nam đồng bằng Bắc Bộ là đề tài chính trong sáng tác của Kim Lân cũng là đề tài ông có sự gắn bó và hiểu biết sâu sắc.
"Vợ nhặt" được coi là kiệt tác trong sự nghiệp sáng tác của Kim Lân cũng là một truyện ngắn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Tiền thân của truyện ngắn "Vợ nhặt" là một chương trong tiểu thuyết "Xóm ngụ cư" được Kim Lân viết ngay sau 1945 tới 1954, nhà văn dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết "Vợ nhặt" do đó tác phẩm không chỉ là kết quả của một quá trình suy ngẫm, gọt giũa về nội dung và nghệ thuật mà còn mang âm hưởng của thời đại trong thời điểm đất nước được giải phóng (1954).
Một trong những yếu tố quan trọng giúp tạo ra những giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc cho truyện ngắn chính là việc Kim Lân đã xây dựng thành công tình huống truyện độc đáo.
II. Thân bài
Tình huống là hòan cảnh của vấn đề, hàm chứa những mâu thuẫn, éo le, những trớ trêu, ngang trái, đòi hỏi con người cần có trình độ hay hành động thích ứng; qua đó mà tự bộc lộ tâm hồn, tính cách, trí tuệ hay số phận của mình.
1. Tình huống xuất hiện ngay nhan đề của tác phẩm.
"Vợ nhặt" là một nhan đề tạo ra những ấn tượng sâu sắc, kích thích sự tò mò chú ý của người đọc, hé mở tình huống đặc sắc của tác phẩm.
•"Nhặt" là một động từ chỉ những hành động ngẫu nhiên, thờ ơ, không chủ tâm để lấy một vật gì đó thường là ở dưới đất lên, một vật hoặc quá nhỏ bé nên không ai để ý, hoặc không còn giá trị nên đã bị vứt bỏ.
•" Vợ" là một phần quan trọng trong cuộc đời người đàn ông, lấy vợ là một trong những việc lớn của đời người, một việc thường được thể hiện theo phong tục truyền thống của người Việt với các bước mai mối, rạm hỏi, cưới xin.... Với từ "nhặt"làm định ngữ, nhan đề "Vợ nhặt" đã khiến người đọc phần nào suy đóan được phẩm chất, giá trị của người vợ khi được nhặt về như cỏ rác, cũng đồng thời hình dung được tình cảm của người chồng khi một việc lớn lao, trọng đại của đời người lại được thực hiện bởi một hành động ngẫu nhiên, thờ ơ, không chủ tâm.
Bởi thế, nhan đề "Vợ nhặt" với sự hàm chứa những mâu thuẫn éo le sẽ giúp nhà văn phản ánh tình cảnh thê thảm và thân phận tủi cực của những người nông dân nghèo trong nạn đói năm 1945.
2. Tình huống được tạo dựng trên cơ sở những mâu thuẫn trớ trêu được đẩy đến tận cùng giới hạn.
a. Sự trớ trêu đầu tiên xuất hiện ở nhân vật Tràng - chủ thể của hành động nhặt vợ. 
Tràng là ngươờ mà ngay trong hoàn cảnh bình thường cũng rất ít khả năng lấy được vợ - hắn là dân ngụ cư lép vế trong làng xã, lại nghèo khổ, xấu xí, thô kệch và hơi dở tính, vậy mà Tràng lại lấy được vợ thậm chí chóng vánh, dễ dàng đến mức chính hắn cũng không thể tin nổi.
b. Sự trớ trêu thứ hai đặt ra ở hòan cảnh nhặt vợ của Tràng. Hôn nhân là biểu tượng của cuộc sống gia đình, của sự sinh con đẻ cái, của sự sống. Vậy mà vịêc nhặt vợ của Tràng lại diễn ra vào thời điểm khủng khiếp nhất của năm 1945, khi làng ngụ cư bao trùm trong không khí lạnh lẽo, chết chóc. Từ âm thanh của tiếng hờ khóc người chết, tiếng quạ gào lên từng hồi thê thiết, từ mùi ẩm thối của rác rưởi, mùi gây của xác chết, từ bóng tối tràn ngập khắp làng và nhất là hình ảnh người sống dật dờ, xanh xám như những bóng ma bên những người chết "còng queo" chưa kịp chôn cất.
Đó là thế giới của cái chết, của cõi âm. Thật trỡ trêu khi đó lại là cái nền cho cuộc hôn nhân kì lạ của Tràng. Tình huống éo le đã được tạo ra bởi sự đối đầu khốc liệt giữa sự sống và cái chết, giữa hạnh phúc và khổ đau, giữa hi vọng và tuyệt vọng, giữa cái ấm áp của tình người, giữa sự lạnh lẽo thê lương của chết chóc.
c. Tình huống trớ trêu ấy đã gây ra sự ngạc nhiên cho tất cả mọi người: dân xóm ngụ cư thì thầm, phỏng đóan, bà cụ Tứ không tin nổi vào mắt mình và ngay cả Tràng cũng ngờ ngợ, bàng hoàng như đang trong một giấc mơ.
3. Giá trị của tình huống
Như vậy, việc một anh con trai nghèo khổ, xấu xí lại nhặt được vợ một cách chóng vánh, dễ dàng chỉ bằng bốn bát bánh đúc và mấy câu đùa tầm phơ tầm phào ngay trong những năm tháng đói khát khủng khiếp nhất của quê hương, đất nước; đó là một chuyện lạ, là một tình huống đặc sắc giúp nhà văn gửi gắm những vấn đề lớn lao của cuộc sống con người, đưa đến cho tác phẩm những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc.
3.1 Giá trị hiện thực
Tình huống kì lạ, độc đáo ấy đã giúp nhà văn phản ánh chân thực bức tranh hiện thực của làng quê VN khi việc nhặt vợ của Tràng chính trong nạn đói năm 1945, qua đó mà bộc lộ những nét sâu sắc nhất của tư tưởng nhân dạo. Không chỉ dừng lại ở bề mặt hiện thực với hình ảnh của bóng tối lạnh lẽo, của những đám người "dắt díu" nhau "xanh xám", "dật dờ", của những xác người "còng queo" hay âm thanh của tiếng quạ kêu "thê thiết", Kim Lân còn phản ánh bề sâu của hiện thực khi sự đói khát khiến giá trị cũng trở nên rẻ rúng, những điều đẹp đẽ, thiêng liêng của cuộc sống nên bi hài, chua chát. Qua câu chuyện nhặt vợ của Tràng, Kim Lân đã phản ánh bức tranh hiện thực ở cả bề mặt và bề sâu, đã thể hiện lòng xót thương da diết với số phận con người, tác phẩm cũng đồng thời là bản cáo trạng lên án, tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử dân tộc.
a. Sự đói khát đã khiến cho hình hài, bộ dạng con người trở nên tiều tụy, thê thảm. Trẻ con xóm ngụ cư ủ rũ như những ông già, người lớn mặt "u tối", "hốc hác", người vợ nhặt mặc bộ quần áo "rách tả tơi như tổ đỉa", khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn hai con mắt
b. Sự đói khát đã khắc họa cả nhân cách con người. Điều này thể hiện chua xót nhất trong nhân vật người vợ nhặt.
Một người đàn bà phải vứt bỏ những ý tứ, những phép tắc xã giao, những xấu hổ, sĩ diện, bấu víu vào một câu hò đàu để kiếm miếng ăn thật; phải gạt phăng miếng trầu xã giao, lễ nghĩa để trọn bốn bát bánh đúc mong lấp đầy cái dạ dày, phải vứt bỏ cả lễ giáo và sự tự trọng bám vào một câu đùa tầm phơ tầm phào để theo không một người đàn ông xa lạ mong tìm chốn nương thân, hi vọng chạy trốn cái đói. Miếng ăn ngày đói đã trở thành sự khởi đầu và đích đến của một mối quan hệ thiêng liêng, trở thành yếu tố chi phối khốc liệt với nhân cách con người.
c. Sự đói khát khiến cuộc sống trở nên đau đớn, kì quái, con người không được sống cho ra con người.
"Vợ nhặt" là câu chuyện về một cuộc sống hôn nhân kì lạ: chàng và người đàn bà xa lạ nên vợ nên chồng bởi một câu hò bâng quơ (có hình ảnh của miếng ăn)! Một câu đùa tầm phơ tầm phào và bốn bát bánh đúc - cuộc hôn nhân không phải do tình yêu mà chỉ là "duyên kiếp" của những con người khốn khổ với nhau bắt đầu vì miếng ăn còn sau và khát vọng để chạy trốn cái đói, giá trị con người trở nên rẻ rúng, thảm hại: vợ vốn là thành phần quan trọng, đẹp đẽ trong cuộc đời người đàn ông lại được nhặt về như cỏ rác, việc lấy vợ vốn thiêng liêng trọng đại lại giống như một trò đùa óai ăm.
Tất cả những sự việc liên quan đến việc hôn nhân này đều bị hạ giá thê thảm: cô dâu cắp chiếc nón "rách tàn", mặc bộ quần áo tả tơi như tổ đỉa về nhà chồng, hai hào dầu đã là xa xỉ, hoang phí cho đám cưới, ngày đưa dâu chỉ có hai bóng người lủi thủi, âm thầm, lặng lẽ về làng, trong một buổi chiều ảm đạm, trong cái lạnh lẽo đầy âm khí của những làn gió ngăn ngắt thổi về từ ngòai đồng. Đêm thôn phảng phất mùi đốt đống giấm của nhà có người chết và tiếng khóc tỉ tê... Bữa cơm đầu tiên mẹ chồng đãi nàng dâu mới cũng thật thảm "giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo ... niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn" để rồi sau đó cháo cám trở thành cỗ cưới trong nỗi tủi hờn, ai óan của mọi người.

3.2 Tư tưởng nhân đạo
Không dừng lại ở sự xót thương cho thân phận con người qua bức tranh hiện thực ngày đói, Kim Lân còn thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của mình trong việc khẳng định, ngợi ca, trân trọng và thể hiện niềm tin vào bản chất tốt đẹp của những con người biết vượt lên trên cái đói, cái thảm đạm để sống, để yêu thương, để vui và hi vọng.
a. Sự đói khát ko làm con người mất đi lòng nhân ái.
Lòng nhân ái đã thể hiện ngay trong việc nhặt vợ của Tràng, chia sẽ miếng ăn với một người xa lạ, đói khát không hẳn chỉ là bốc đồng, chia sẻ cuộc đời với một người đàn bà khốn khổ, xấu xí không hẳn là liều lĩnh đằng sau sự bốc đồng, liều lĩnh ấy là sự nhân ái. Ngay cách Tràng giới thiệu vợ với mẹ đầy trân trọng hàm ơn: "Nhà tôi nó về làm bạn với tôi ấy, u ạ", Kim Lân đã cho thấy trong lòng người đàn ông nghèo khổ và nhân hậu ấy chỉ có tình nghĩa, yêu thương mà khôg hề có sự rẻ rúng, khinh thường người "vợ nhặt".
Lòg nhân hậu, vị tha đặc biệt tập trung ở những nỗi niềm và cách ứng xử của bà cụ Tứ. Trước việc nhặt vợ óai ăm của con trai, trước việc phải gánh thêm một miệng ăn giữa những ngày đói khát, lòng bà cụ ngổn ngang những buồn vui tủi mừng lo những mọi nỗi niềm của bà đều xuất phát từ tình cảm xót thương vô bờ bến với cả con trai và con dâu. Khi chấp nhận người đàn bà đói khát làm con dâu, bà cụ Tứ đã bỏ qua không chỉ lễ giáo thông thường mà cả sự ám ảnh khủng khiếp của cái đói, của chết chóc, chấp nhận cưu mang một con người khốn khổ để vun đắp cho hạnh phúc con cái.
Biết trân trọng, yêu thương, biết chia sẻ, quan tâm, lo lắng cho nhau ngay trong cảnh khốn cùng. Đó là biểu hiện cao nhất của lòng nhân ái; câu chuyện nhặt vợ của Tràng đã cho thấy tấm lòng nhân ái của con người đã không thể bị hủy diệt trước sự đói khát, thậm chí trước sự đe dọa ghê gớm của cái chết. 
b. Sự đói khát không làm con người mất đi khát vọng hạnh phúc.
Quyết định nhặt vợ liều lĩnh của Tràng, sau một thoáng phân vân, do dự, những "khuôn mặt hốc hác, u tối" của những người dân xóm ngụ cư "bỗng rạng rỡ hẳn lên" khi nhìn thấy Tràng dẫn vợ về trong buổi chiều chạng vạng; cảm giác mới mẻ, hạnh phúc trong lòng Tràng vào sáng hôm sau; nét mặt nhẹ nhõm, tươi tỉnh của bà cụ Tứ... Đó là những biểu hiện rõ nhất của niềm khát khao hạnh phúc, niềm mong ước được tìm đến với nhau, được sum vầy trong những mái ấm gia đình... - khát vọng ấy vẫn tồn tại trong tâm hồn những con người đang sống trên bờ vực hủy diệt.của sự đói khát. 
Khát vọng hạnh phúc thương trực và bị khuất lấp sau nỗi đói khát đã xuất hiện một cách thật bất ngờ trong diễn biến tâm lí của người vợ nhặt. 
•Lúc đầu, thị đi theo Tràng chỉ vì miếng ăn và hi vọng chạy trốn cái đói, khi tận mắt nhìn thấy gia cảnh nghèo khổ của Tràng, thị đã không nén nổi tiếng thờ dài thất vọng, buồn bã và tủi hổ - sự hiện hữu trong ngôi nhà ấy không phải là miếng ăn thị đang tìm kiếm mà là cái đói thị đang chạy trốn. Đó là lúc thị hòan tòan có thể quay đi, bước ra khổ người đàn ông nghèo khổ ấy, hoàn toàn có thể biến thật thành đùa như trước đó đã biến đùa thành thật.
•Vậy mà, thị vẫn ở lại, có lẽ thị đã đột ngột tìm thấy những điều thị không dám nghĩ đến trong hòan cảnh khốn khổ, đó là một gia đình hạnh phúc, những điều còn quí giá hơn cả miếng ăn, đó chính là tấm lòng nhân hậu của những người đã cưu mang, đùm bọc thị khi chính họ cũng đang đói khát. Có lẽ chính những điều đó đã khiến người đàn bà từng bất chấp tất cả để lăn xả vào miếng ăn, bám riết lấy sự sống phải ngạc nhiên, xúc động và hiểu rằng khi bước qua chiếc cổng tre nhà Tràng, trở thành người vợ hiền, dâu thảo, nếu may mắn sống qua những tháng ngày đói khát, thị sẽ có được hạnh phúc, có được mái ấm gia đình.

c. Sự đói khát không làm con người mất đi những khát vọng vào một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn.
Việc Tràng mua hai hào dầu thắp đèn và nhất là thái độ đồng tình của bà cụ Tứ với việc làm có vẻ xa xỉ, bốc đồng của con trai: "Ừ, thắp lên một tí cho sáng sủa", đã cho thấy trong lòng những con người đang sống bên bờ vực của cái chết hình như vẫn ấp ủ một niềm tin mong manh và mãnh liệt về sự thay đổi cuộc đời, biết đâu từ sau niềm vui tỏa ra bởi ánh sáng của ngọn đèn dầu bé nhỏ, không gian sống của họ cũng sẽ bắt đầu sáng sủa hơn? Lần đầu tiên trong một truyện ngắn ngập chìm bóng tối, ánh sáng kì diệu, chói lóa đã trở lại trong buổi sáng hôm sau, đó cũng là ánh sáng của niềm vui, niềm hi vọng vào sự đổi đời, ánh sáng của nguồn sinh khí rạo rực tỏa ra trong cuộc sống gia đình.
Những lời bà cụ tứ động viên các con bằng triết lí dân gian:"Ai giàu ba họ ai khó ba đời", lo toan, cắt đặt công việc, việc bà cùng con dâu thu dọn cửa nhà cho quang quỏe, ý nghĩ ngây thơ, cảm tính mà thật vững chắc khi cho rằng chỉ cần thu xếp cửa nhà cho quang quỏe thì cuộc đời có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn!.. - đó là những chi tiết cho thấy người lao động không bi quan, tuyệt vọng, niềm tin vào sự tốt đẹp trong cuộc sống, niềm hi vọng vào một tương lai tươi sáng hơn luôn là nguồn sức mạnh để có thể vượt qua "cái đói", "cái thảm đạm".
Đặc biệt hình ảnh "lá cờ đỏ phấp phới" trong tâm trí Tràng ở cuối truyện đã khẳng định chắc chắn hơn cho niềm tin của những con người đói khát, đó là hình ảnh cho thấy khát vọng của những người dân xóm ngụ cư và mấy mẹ con Tràng không hề viển vông, hão huyền, đó là tín hiệu chắc chắn của sự đổi đời đã và sẽ hiện hữu trong hiện thực cuộc sống.
III. Kết luận
Tạo dựng một tình huống đặc sắc bởi sự tập trung cao độ yếu tố tương phản, những trớ trêu, éo le khi con người bị đẩy đến vực thẳm của cái đói, Kim Lân đã bộc lộc nỗi xót thương cho số phận con người, sự căm phẫn với bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật đã đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử. Tuy nhiên cốt lõi sâu xa nhất trong tư tưởng của tác phẩm không chỉ dừng lại ở căm giận và xót thương mà chính là việc nhà văn đã thể hiện niềm tin yêu, trân trọng với con người đã khẳng định được ý nghĩa của truyện: " Trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hòan cảnh khốn khổ nào, người nông dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm để mà vui, để mà hi vọng... Khi đói, người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống. Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống, vẫn hi vọng vào tương lai, vẫn muốn sống, sống cho ra con người"(Kim lân - 1985).

8 tháng 6 2016

1. Giải thích thế nào là tình huống truyện độc đáo: Đó là tình huống có nét khác thường, bộc lộ được nhiều vấn đề có ý nghĩa khiến độc giả phải chú ý tìm hiểu, suy nghĩ.

2. Nêu tình huống độc đáo của Vợ nhặt.

- Tình huống truyện một phần thể hiện ngay trong nhan đề tác phẩm: Vợ nhặt. Tràng nhặt được vợ như người ta nhặt được một thứ đồ vật vô chủ nào đó.

      - Tràng một người xấu xí, thô kệch lại là dân ngụ cư mà lại lấy được vợ, hơn thế lại có vợ theo hẳn hoi. Lạ đời hơn Tràng lấy vợ trong lúc nạn đói đang hoành hành dữ dội, chỉ bằng vài câu nói đùa và bốn bát bánh đúc.

-Tình huống bất ngờ, éo le, giàu kịch tính : khiến cho mọi người trong xóm ngụ cư vô cùng ngạc nhiên , bà cụ Tứ ngạc nhiên, và ngay cả bản thân Tràng cũng ngạc nhiên

- Nhưng trong chính hoàn cảnh bi đát, tuyệt vọng đấy ba con người cùng khổ vẫn có niềm tin vào cuộc sống, họ nương tựa vào nhau, cùng nhau hi vọng và tương lai. Chỉ trong thời gian ngắn họ đã có những thay đổi mà cụ thể và sâu sắc nhất là bà cụ Tứ, một người mẹ nghèo khổ, đôn hậu và giàu lòng yêu thương.

- Tình huống truyện cũng là cách để nhà văn Kim Lân lên tiếng tố cáo xã hội thực dân phát xít gây nên nạn đói khủng khiếpnăm 1945. Nạn đói đã khiến phẩm giá con người bị hạ thấp đến mức người ta có thể nhặt được vợ.

3. Ý nghĩa của việc xây dựng tình huống “nhặt vợ”

- Tạo cho tác phẩm có được kết cấu chặt chẽ. Các sự việc, các chi tiết khác được kể tới đều xoay quanh tình huống này.

- Tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít đẩy con người đến bước đường cùng, biến giá trị con người thành số không.

- Thể hiện được cái tình của người lao động nghèo và tấm lòng nhân hậu đầy yêu thương của bà mẹ

- Nói lên được lòng ham sống, bản chất lạc quan của người lao động đang bị lâm vào cảnh khốn cùng.

 

30 tháng 10 2018

Tình huống truyện là lời tố cáo chế độ thực dân, phát xít đã đẩy con người vào hoàn cảnh khốn cùng, đồng thời mang giá trị nhân bản sâu sa dù hoàn cảnh bi thảm đến đâu con người ta vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng và tin tưởng vào tương lai.

Đáp án cần chọn là: D

21 tháng 8 2016

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bàinêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình huống bất thường nói lên khát vọng bình thường mà chính đáng của con người trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận;kết h ợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
– Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, chuyên viết về cuộc sống và con người nông thôn.
– Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, tác giả đã sáng tạo được tình huống “nhặt vợ” độc đáo.
* Nêu nội dung ý kiến: khẳng định thành công của tác giả trong việc xây dựng tình huống độc đáo (tính chất bất thường), giàu ý nghĩa nhân bản (thể hiện khát vọng bình thường của con người).

* Phân tích tình huống:
– Nêu tình huống: Tràng – một nông dân ngụ cư nghèo khổ, ngờ nghệch, xấu xí, đang ế vợ bỗng nhiên “nhặt” được vợ giữa nạn đói khủng khiếp.
– Tính chất bất thường: giữa nạn đói kinh hoàng, khi người ta chỉ nghĩ đến chuyệnsống –  chết thì Tràng lại lấy vợ; một người tưởng như không thể lấy được vợ lại “nhặt” được vợ một cách dễ dàng; Tràng “nhờ” nạn đói mới có được vợ còn người đànbà vì đói khát mà theo không một ngư ời đàn ông xa lạ; việc Tràng có vợ khiến cho mọi
người ngạc nhiên, không biết nên buồn hay vui, nên mừng hay lo;…

– Khát vọng bình thường mà chính đáng của con người: khát vọng được sống (người đàn bà đói khát theo không về làm vợ Tràng); khát vọng yêu thương, khát vọng về mái ấm gia đình (suy nghĩ và hành động của các nhân vật đều hướng tới vun đắp hạnh phúc gia đình); khát vọng về tương lai tươi sáng (bà cụ Tứ động viên con, người vợ nhặt nhắc đến chuyện phá kho thóc, Tràng nghĩ đến lá cờ đỏ sao vàng,…);…

* Bình luận:
– Thí sinh cần đánh giá mức độ hợp lí của ý kiến, có thể theo hướng: ý kiến xác đáng vì đã chỉ ra nét độc đáo và làm nổi bật ý nghĩa quan trọng của tình huống truyện trong việc thể hiện tư tưởng nhân đạo của tác giả.
– Có thể xem ý kiến là một định hướng cho người đọc khi tiếp nhận tác phẩm Vợnhặt, đồng thời là một gợi mở cho độc giả về cách thức tiếp cận truyện ngắn theo đặc trưng thể loại.

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

 
3 tháng 3 2016

Đây là một tình huống lạ là vì một người như Tràng mà cũng lấy được vợ: nghèo (lấy vợ phải có tiền cheo cưới) ngụ cư, xấu trai… Lạ vì quá dễ dàng đúng là “nhặt”được về. Lạ nên mới đầu không ai tin. Cả xóm ngụ cư đều ngạc nhiên, coi như một điều vô lý. Bà cụ Tứ là mẹ Tràng cũng không tin… Ngay đến bản thân Tràng cũng không tin(nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ, như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư?) 

19 tháng 5 2018

Tình huống: Tràng – một người dân ngụ cư xấu xí bỗng dưng lại có vợ mà lại là nhặt được, theo về không.

=> Đây là một tình huống vừa éo le, vừa độc đáo, bất ngờ nhưng cũng hết sức hợp lí, thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

Đáp án cần chọn là: A

10 tháng 9 2019

Nhan đề “Vợ nhặt” thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm

    + Nhặt: thường đi với những thứ thừa, không ra gì

    + Thân phận con người rẻ rúng như rơm, rác, có thể nhặt được ở bất cứ đâu

    + Người ta hỏi cưới vợ, còn Tràng thì “nhặt vợ”

→ Hoàn cảnh sống khốn cùng, cực khổ

27 tháng 1 2016

Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân viết về cuộc sống ngột ngạt, bức bối của dân ta năm 1945, với nạn đói khủng khiếp làm chết hơn hai triệu người từ miền Bắc tới miền Trung. Tác giả viết truyện này ngay trong nạn đói, với cái tên ban đầu là Xóm ngụ cư, nhưng vì thất lạc bản thảo nên đến sau hòa bình 1954 ông mới viết lại và cho ra mắt bạn đọc với tựa dề là Vợ nhặt. Hơn nửa thế kỉ đã trôi qua nhưng tác phẩm vẫn xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm chính là ở chỗ nhà văn Kim Lân đã sáng tạo ra một tình huống truyện đặc biệt, một tình huống ép le, trở trêu chứa đựng đầy kịch tính nhưng tại chứa đựng ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc.

Cốt truyện đơn giản: Một anh chàng ngụ cư nghèo khổ, độc thân, đứng tuổi và xấu xí làm nghề kéo xe bò thuê, chỉ với vài câu bông đùa và mấy bát bánh đúc mà kiếm được cô vợ nhặt – một cô gái đang dở sống dở chết vì đói. Họ thành vợ thành chồng giữa khung cảnh tối sầm lại vì đói khát. Đêm tân hôn của họ diễn ra âm thầm trong bóng tối âm u, lạnh lẽo, điểm những tiếng hờ khóc tỉ tê của những nhà có người chết đói theo gió vẳng lại. Bữa cơm cưới của họ chì có cháo loãng, rau chuối và muối hột. Mẹ chồng đãi con trai và con dâu món chè nấu bằng cám. Bữa cơm diễn ra trong tiếng trống thúc thuế dồn dập. Câu chuyện của ba mẹ con xoay quanh chuyện Việt Minh hô hào dân chúng không đóng thuế và tổ chức phá kho thóc của Nhật chia cho người nghèo.

Cảnh anh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà là một tình huống lạ lùng, tạo ra sự ngạc nhiên và thú vị cho cả cái xóm ngụ cư đang hấp hối và lạ lùng ngay cả với mẹ con Tràng. Anh dẫn người đàn bà lạ mặt về nhà lúc trời nhập nhoạng tối. Hai người lủi thủi đi vào cái xóm ngụ cư heo hút, tồi tàn ở mé sông. Nhà cửa hai bên đường úp súp, tối om, không một ánh đèn, ánh lửa, chẳng khác gì những nấm mồ hoang. Khung cảnh ngập tràn tử khí. Sự sống chỉ còn thoi thóp. Bóng đen chết chóc đang bao phủ khắp nơi.

Tràng dẫn người đàn bà mới quen về để làm vợ, để tạo dựng gia đình, tiếp nối sự sống. Trên bờ vực thẳm của cái chết, họ tìm đến sự sống. Tràng vui sướng vì sự kiện to lớn bất ngờ của đời anh: anh đã có vợ, anh đang dẫn vợ về nhà. Đói, chết tràn lan. Mình cũng đói, mẹ già cũng đói, thế mà lại lấy vợ vào lúc này. Quả là chuyện lạ lùng và thú vị!

Trước hết là lạ lùng với dân xóm ngụ cư. Cái cảnh Tràng đi trước với vẻ mặt phởn phở khác thường và người đàn bà đi sau cách ba bốn bước với cái dáng thèn thẹn hay đáo để làm cho mọi người tò mò kéo nhau ra xem. Đầu tiên là lũ trẻ. Đang ủ rũ vì đói, chúng bỗng nhao nhao nói cười, trêu ghẹo anh Tràng: Anh Tràng ơi, chông vợ hài! Dân xóm ngụ cư thấy ồn ào thì kéo nhau ra xem rồi thì thầm bàn tán. Rồi họ hiểu ra và khuôn mặt họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Từ trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn le lói một niềm vui. Họ thú vị nghĩ tới chuyện anh Tràng bỗng dưng có vợ và thực lòng muốn chia vui với anh. Cái xóm ngụ cư đang thoi thóp chờ chết này chợt bừng lên một thoáng sống. Nhưng vui đấy lại lo ngay đấy. Họ lo thay cho Tràng: Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không? Ấy là họ lo cho sự sống đang phải đối mặt với cái chết và cứ hi vọng vượt lên cái chết.

Bà cụ Tứ mẹ anh Tràng ngạc nhiên khi nhìn thấy cô gái lạ ngồi ở giường con trai mình. Được gọi bằng u, bà càng chẳng hiểu ra làm sao. Cho tới lúc nghe Tràng bảo : Kìa nhà tôi nó chào u… thì bà mới vỡ lẽ : Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình… Thì ra là thằng con trai mình đã kiếm được vợ và dẫn về đây. Tâm trạng bà cụ buồn tủi, mừng, lo lẫn lộn. Buồn tủi vì làm cha làm mẹ mà không tròn trách nhiệm đối với con cái, nghèo khổ đến nỗi không thể cưới được vợ cho con. Mừng vì tự nhiên con trai có được vợ, dù là vợ nhặt. Còn lo bởi bà cụ băn khoăn : biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không ? Càng ngẫm nghĩ, bà cụ càng thương con trai và thương cô gái xa lạ kia vô hạn : Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt.

Đến ngay chính anh Tràng cũng ngạc nhiên không kém. Ngạc nhiên đến sửng sốt, không tin là sự thật: Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư? Hà! Việc xảy ra thật hắn cũng không ngờ, hắn chỉ tầm phơ tầm phào đâu có hai bận, ấy thế mà thành vợ thành chồng… Ngày hôm sau thức dậy, nhìn chị ta quét dọn sân vườn, Tràng vẫn chưa dám tin là mình đã có vợ. Chuyện xảy ra cứ như trong một giấc mơ, nhưng người đàn bà bằng xương bằng thịt kia chính là vợ anh, dẫu chẳng phải cưới xin gì.

Tình huống mà Kim Lân đặt ra trong truyện là một tình huống éo le, trớ trêu, không biết nên buồn hay nên vui. Bản thân Tràng lúc đầu thì mừng vì tự nhiên có được vợ, nhưng rồi anh chợn, nghĩ: Thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Hàng xóm cũng lo thay cho anh và nhất là người mẹ già lo và thương đứt ruột. Tác giả đặc tả đêm tân hôn của vợ chổng Tràng với những chi tiết thật ấn tượng và chứa đựng ý nghĩa sâu xa: Tràng chỉ dám thắp đèn có một lúc rồi tắt. Hai người nằm lặng lẽ bên nhau trong bóng tối hãi hùng, ghê rợn bởi tiếng hờ khóc tỉ tê văng vẳng từ những nhà có người chết đói.

Chút hạnh phúc nhỏ nhoi, mong manh của họ bị cái đói, cái chết bủa vây. Nhưng sự sống là bất diệt. Từ trong cái chết, sự sống vẫn sinh sôi, nảy nở. Bi thương cùng cực thành dữ dội. Sự sống bất chấp cái chết, điều đó chứng tỏ ý chí con người và quy luật của cuộc đời mạnh mẽ biết chừng nào !

Đặt nhân vật vào tình huống éo le như vậy, nhà văn đã làm nổi bật ý nghĩa nhân văn sâu xa của tác phẩm. Cho dù không trực tiếp nói tới thực dân Pháp, phát xít Nhật và chính quyền phong Kiến tay sai nhưng từ câu chuyện về người vợ nhặt vẫn toát lên lời tố cáo đanh thép tội ác tày trời của chúng đã gây ra nạn đói thảm khốc có một không hai trong lịch sử nước ta. Quan trọng hơn cả là truyện đã thể hiện thành công vẻ đẹp tinh thần ẩn giấu trong cái vẻ ngoài xác xơ vì đói khát của những người nghèo khổ. Trong cái cuộc sống không đáng gọi là sống ấy, họ vẫn nhen nhóm niềm tin và hi vọng vào một sự đổi đời, vào tương lai tươi sáng. Đó chính là giá trị nhân văn làm nên sức sống lâu dài của tác phẩm.

3 tháng 3 2016

Tình huống truyện : Tràng xấu xí thô kệch, dân Ngụ Cư nghèo, không ai thèm,lại bổng nhiên “Nhặt” được vợ một cách dễ dàng, nhanh chóng, ngay giữa đường, giữa chợ nhờ một vài lần “tầm phào” và 4 bát bánh đúc riêu cua.

Tình huống truỵên độc đáo, hấp dẫn :  Tràng có vợ quả là tình huống éo le, vui, buồn lẫn lộn :

+ Vui:  Vì giữa lúc cái chết đang rình rập . Tràng nuôi thân và mẹ già cũng khó khăn, thêm một miệng ăn nữa, biết lấy gì nuôi nhau .

+ Buồn : Tràng vốn là người xấu xí, ế vợ, khao khát hạnh phúc, lại lấy được một cách dễ dàng.

23 tháng 4 2019

1. Khái quát:

* Vị trí, xuất xứ, giá trị nội dung nghệ thuật của 2 tác phẩm

* Giải thích nhận định:

- Tình huống truyện là gì?

- Tại sao tình huống truyện hấp dẫn lại góp phần làm nổi bật giá trị tư tưởng của tác phẩm.

2. Cụ thể:

* Tình huống truyện trong Vợ nhặt: Tình huống nhặt được vợ. (Tràng vốn xấu, ngố, nghèo nhưng bỗng dưng nhặt được vợ. Nhặt được vợ giữa buổi đói kém nên không biết có nuôi nổi nhau qua cái tao đoạn này không)

* Tình huống truyện trong Chiếc thuyền ngoài xa: Tình huống phát hiện và vỡ lẽ. (Phùng nhận ra đằng sau bức tranh nghệ thuật có làn sương hồng hồng chính là hiện thực cuộc sống nghiệt ngã, đằng sau cái đẹp là cái xấu cái ác và đằng sau cái xấu cái ác là do đói nghèo thất học mà ra...)

3. Đánh giá tình huống truyện trong hai tác phẩm.

23 tháng 4 2019

Mình muốn có đề cương ôn tập ngữ văn 12 học kì 2 thì làm thế nào nhỉ. Nhờ mọi người tưu vấn với nhé. Cảm ơn nhiều nhé!