Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ta đã kí kết với pháp:
hiệp định sơ bộ 6-3-1946
tạm ước 14-9-1946
hiệp định giơ-ne-vơ
Cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị là những văn kiện thể hiện đường lối cách mạng của Đảng ta. Tuy nhiên, hai văn kiện này có những điểm giống và khác nhau, cụ thể như sau:
– Điểm giống nhau:+ Về phương hướng chiến lược của cách mạng, cả 2 văn kiện đều xác định được tích chất của cách mạng Việt Nam là: Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã hội cộng sản
+ Về nhiệm vụ cách mạng, đều là chống đế quốc, phong kiến để lấy lại ruộng đất và giành độc lập dân tộc.
+ Về lực lượng cách mạng, chủ yếu là công nhân và nông dân. Đây là hai lực lượng nòng cốt và cơ bản đông đảo trong xã hội góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc nước ta.
+ Về phương pháp cách mạng, sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt Nam cả về chính trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay công nông.
+ Về vị trí quốc tế, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít với cách mạng thế giới đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngoài, tìm đồng minh cho mình.
+ Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng sản
– Điểm khác nhau:+ Cương lĩnh chính trị xây dựng đường lối của cách mạng Việt Nam còn Luận cương chính trị xây dựng đường lối cách mạng cho Việt Nam nói riêng và các nước Đông Dương nói chung.
+ Xác định kẻ thù và nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng:
Cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ giặc Pháp sau đó mới đánh đổ phong kiến và tay sai phản cách mạng(nhiệm vụ dân tộc và dân chủ). Nhiệm vụ dân tộc được coi là nhiệm vụ trọng đại của cách mạng, nhiệm vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề dân tộc để giải quyết. Mục tiêu của cương lĩnh xác định: làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, dân chủ, bình đẳng, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo, thành lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho quân đội công nông, thi hành chính sách tự do dân chủ bình đẳng phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa.
Luận cương chính trị thì xác định phải “tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bản và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để” và “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập”. Luận cương chưa xác định được kẻ thù, nhiệm vụ hàng đầu ở một nước thuộc địa nửa phong kiến nên không nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu đó là nêu cao vấn đề đấu tranh giai cấp, vấn đề cách mạng ruộng đất.
+ Lực lượng cách mạng
Cương lĩnh chính trị xác định lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết với tiểu tư sản, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung nông, tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam chưa rõ mặt phản cách mạng.
Luận cương thì xác định giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính của cách mạng mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vô sản là đông lực chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nông dân có số lượng đông đảo nhất, là một động lực mạnh của cách mạng, còn những giai cấp và tầng lớp khác ngoài công nông như tư sản thương nghiệp thì đứng về phía đế quốc chống cách mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc.
bạn tham khảo nhé!
Theo nội dung của Hiệp định Giơnevơ (1954) miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, miền Nam vẫn đặt dưới sự thống trị của thực dân Pháp – đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Đây cũng là đặc điểm nổi bật nhất của tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương.
Bạn tham khảo nhé !!
Với Hiệp định Giơ ne vơ, cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương có Mỹ giúp đã chấm dứt.
1. Miền Bắc:
- Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp quản Hà Nội.
- Ngày 1/1/1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân thủ đô.
- Ngày 16/5/1955, Pháp rời khỏi Hải Phòng, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.
2. Miền Nam:
- Giữa tháng 5/1956, Pháp rút khỏi miền Nam khi chưa thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam theo điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ, …
- Mỹ thay Pháp, đưa tay sai Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền ở miền Nam, âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.
⟹ Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm hai miền, miền Bắc được thống nhất thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ, đấu tranh thống nhất đất nước.
Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ – ne – vơ là: Ở miền Bắc: Được giải phóng, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở miền Nam: Mỹ thay chân Pháp xâm lược miền Nam, lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
12 bạn đc tuyển vô vòng 3 thì cứ làm bài nhé, còn những bài làm khác thì anh nhờ thầy phynit xóa.