K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2022

Câu 1 : Vai trò : giúp chúng ta hiểu hơn về đặc điểm tính chất, nguyên nhân ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội.

Câu 2 : Văn thuyêt minh chủ yếu là giới thiệu. Không chủ yếu kể như văn tự sự, không bộc lộ cảm xúc như văn biểu cảm, không miêu tả sự vật như văn miêu tả, không dùng lí lẽ, dẫn chứng,đánh giá hay nhận xét như văn nghị luận.

Câu 3 : Muốn làm tốt bài văn thuyết minh thì cần tìm hiểu về đối tượng, sự vật cần thuyết minh. Bài văn thuyết minh làm nổi bật về  đặc điểm tính chất, nguyên nhân ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội.

Câu 4 : Những phương pháp thuyết minh thường được chú ý vận dụng : nêu định nghĩa,giải thích,liệt kê,nêu ví dụ,dùng số liệu,so sánh,phân tích,phân loại,...

Câu 5 : Dàn ý

`-` Mở bài : giới thiệu khái quát về đối tượng cần thuyết minh

`- ` Thân bài : 

`+` Thời gian, hoàn cảnh ra đời của đối tương (đối với các sự vật)

`+` Nó như thế nào (nêu đặc điểm)

`+` Cấu tạo

`+` Tác dụng 

`-` Kết bài: Nêu suy nghĩ của mình và rút ra bài học.

1 tháng 5 2018

Văn bản thuyết minh khác các kiểu văn bản khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận

   + Không sa đà vào kể truyện, thuật sự việc như tự sự.

   + Không miêu tả quá chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả.

   + Không mang sắc thái biểu cảm mạnh mẽ, chủ đạo như văn biểu cảm.

   + Không đưa ra lý lẽ, lập luận như văn nghị luận.

   → Thuyết minh bao gồm việc trình bày, giải thích, giới thiệu khách quan chân thực, rõ ràng.

26 tháng 11 2019

Các văn bản tự sự, nghị luận, biểu cảm cần tới yếu tố thuyết minh. Vì nhờ thuyết minh văn bản trở nên sáng tỏ, nội dung văn bản mang tính chính xác, khoa học.

5 tháng 3 2022

Tham khảo:

Văn bản miêu tả: vẽ lại sự vật, sự việc bằng ngôn ngữ một cách sinh động.

Văn bản tự sự: kể lại, thuật lại sự việc.

Văn bản biểu cảm: bày tỏ suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của người viết.

Văn bản nghị luận: Bày tỏ quan điểm, nhận xét, đánh giá về một vấn đề

Còn văn bản thuyết minh thì giới thiệu sự vật, hiện tượng; giúp cho người đọc hiếu rõ đặc điểm, tính chất, nguyên nhân và có cái nhìn khách quan về sự vật, hiện tượng đó.

5 tháng 3 2022

tham khảo

Trả lời: Văn bản thuyết minh khác các loại văn bản khác chủ yếu ở tính chất thuyết minh, giới thiệu. Văn thuyết minh không nặng về kể chuyện như văn tự sự, không miêu tả chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả, không biểu cảm mạnh mẽ như văn biểu cảm, cũng không lập luậnthuyết lí như văn nghị luận.

13 tháng 1 2019

Đặc điểm (tính chất)

Văn bản Thuyết minh

Tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng.

Văn bản tự sự

Kể lại sự việc, nhân vật theo một trình tự

Văn bản miêu tả

Tái hiện cụ thể đặc điểm về con người, sự vật

Văn bản biểu cảm

Biểu đạt tình cảm, cảm xúc của con người

Văn bản nghị luận

Trình bày ý kiến, luận điểm.

15 tháng 1 2019

Câu 2: Sự khác nhau giữa văn bản thuyết minh với các văn bản khác:

Văn bản Thuyết minhVăn bản tự sựVăn bản miêu tảVăn bản biểu cảmVăn bản nghị luận

Đặc điểm (tính chất) Tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện tượng. Kể lại sự việc, nhân vật theo một trình tự Tái hiện cụ thể đặc điểm về con người, sự vật Biểu đạt tình cảm, cảm xúc của con người Trình bày ý kiến, luận điểm.

các bạn giúp mình với mình đang cần gấp cảm ơn ạ.Câu 1: Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể?A.   Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn.B.   Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn.C.   Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn.D.   Làm cho sự việc được kể sinh động và hiện lên như thật. Câu  2: Trong văn tự...
Đọc tiếp

các bạn giúp mình với mình đang cần gấp cảm ơn ạ.

Câu 1: Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với sự việc được kể?

A.   Làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn.

B.   Làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn.

C.   Làm cho sự việc được kể đơn giản hơn.

D.   Làm cho sự việc được kể sinh động và hiện lên như thật.

Câu  2: Trong văn tự sự, yếu tố biểu cảm có vai trò gì ?

A.   Giúp người viết thể hiện thái độ, tình cảm sâu sắc của mình đối với sự việc

B.   Giúp người viết hiểu sâu sắc về sự việc được kể.

C.   Giúp người viết hiểu một cách toàn diện về sự việc được kể.

D.   Giúp sự việc được kể hiện lên sinh động và phong phú.

Câu 3: Trong các câu văn sau, câu nào có yếu tố miêu tả?               

A.   Những bông hoa đang nở.

B.   Những thử ruộng đã được cày xới kĩ càng.

C.   Bụi hoa hướng dương nở rộ, vàng óng bên cây dừa lớn dáng sừng sững.

D.   Những ngôi nhà cao rộng .

Câu 4: Trong các câu văn sau, câu nào chứa yếu tố biểu cảm ?

A.   Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi, … toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ; không bao giờ ta thương.

B.   Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi.

C.   Khi người ta khổ quá thì người chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa.

D.   Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chớ không nỡ giận.

1
21 tháng 10 2021

1D

2D

3C

4A

a) Vì sao văn bản cần có tính thống nhất? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những phương diện nào? b) Vì sao phải tóm tắt văn bản tự sự? Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần phải thực hiện những bước nào? c) Yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng gì trong văn bản tự sự? d) Khi viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần chú ý những gì? e) Văn thuyết...
Đọc tiếp

a) Vì sao văn bản cần có tính thống nhất? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những phương diện nào?

b) Vì sao phải tóm tắt văn bản tự sự? Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần phải thực hiện những bước nào?

c) Yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng gì trong văn bản tự sự?

d) Khi viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần chú ý những gì?

e) Văn thuyết minh có lợi ích gì trong cuộc sống? Nêu ví dụ minh họa.

f) Muốn viết văn bản thuyết minh, cần thực hiện các bước nào? Vì sao phải làm như vậy?

g) Nêu các phương pháp để thuyết minh sự vật.

i) Sự kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm trong văn nghị luận có tác dụng gì?

k) Văn bản tường trình và văn bản thông báo cần đảm bảo những yêu cầu gì về thể thức, nội dung?

1
19 tháng 5 2018

a) Vì sao văn bản cần có tính thống nhất? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những phương diện nào?

- Văn bản cần có tính thống nhất để không rời xa hay lạc sang chủ đề khác.
- Tính thống nhất của văn bản được thể hiện ở các phương diện: Nhan đề, đề mục, quan hệ giữa các phần trong văn bản, các từ ngữ then chốt được lặp đi lặp lại.

b) Vì sao phải tóm tắt văn bản tự sự? Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần phải thực hiện những bước nào?

Chúng ta cần tóm tắt văn bản tự sự vì:
+ Để lưu giữ và nhớ lại khi cần thiết.
+ Để giới thiệu ngắn gọn văn bản đó cho người khác biết.
+ Để trích dẫn trong những trường hợp cần thiết.
Muốn tóm tắt văn bản tự sự, cần phải theo đúng trình tự sau:
+ Đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản.
+ Xác định nội dung chính cần tóm tắt.
+ Sắp xếp nội dung theo một trình tự hợp lí.
+ Viết thành bản tóm tắt.

c) Yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng gì trong văn bản tự sự?

- Việc viết văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm giúp cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn, đồng thời thể hiện được thái độ tình cảm của người kể.

d) Khi viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần chú ý những gì?

- Khi viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần chú ý: Yếu tố tự sự là chính, cần lập dàn ý theo nội dung tự sự, khi viết phải luôn bám sát dàn ý đó. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ có ý nghĩa bổ trợ, có thể đưa vào cho bài văn thêm sinh động nhưng không nên lạm dụng.