Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Còn theo chú giải của nhà nghiên cứu Phạm Văn Tình, trong cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ, còn gọi từ điển Việt - Bồ - La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) của Alexandre de Rhodes xuất bản tại Roma năm 1651 (NXB Khoa học Xã hội in lại năm 1991) đã có từ Kẻ Chợ độc đáo này. Mục từ "Kẻ" được A. de Rhodes giải nghĩa: "Kẻ chợ: Những người ở trong chợ, nghĩa là những người ở kinh đô Đông Kinh".
Như vậy, nếu căn cứ vào cái mốc của tài liệu trên thì tên gọi Kẻ Chợ xuất hiện ít nhất là từ thế kỉ 17. Lâu nay, dân gian ta vẫn hay dùng từ này để chỉ "Hà Nội" hoặc "người Hà Nội".
Trong từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 2 (NXB Từ điển Bách khoa, 2002) đưa ra chú thích "Đây là tên gọi dân gian kinh thành Thăng Long ngày xưa. Theo nghĩa hẹp, chỉ khu phố phường dân cư của kinh thành thời Lê - Trịnh, phân biệt với khu hoàng thành của vua quan". Chợ là nơi kinh doanh, buôn bán hàng hoá (với hàng loạt các phố "hàng" khác nhau) ở Hà Nội xưa.
Cũng theo cuốn này thì đầu tiên người ta dùng "kẻ" trong Kẻ Chợ với nghĩa như trong kẻ ở người đi, kẻ Bắc người Nam, kẻ sĩ. Sau này, hơi nghiêng về hàm ý không được coi trọng, vì dân thương gia, buôn bán không hẳn là những người có thứ bậc cao. Sau đó, "kẻ" tiếp tục phát sinh nghĩa, chỉ nơi chốn của một cộng đồng người, có nét đặc thù riêng. Vì thế, ta có kẻ chợ, kẻ quê, kẻ Sặt, kẻ Noi, kẻ Mơ, kẻ Láng, kẻ Đông,… Ở các từ này, nghĩa chỉ người và nghĩa chỉ một vùng địa danh có sự hoà kết tạo nên một nghĩa tổng quát.
Kẻ Chợ (Hà Nội) là một tổ hợp mang đậm cách dùng này. Lúc đầu chỉ để phân biệt hai khu vực trong kinh thành (một nơi của dân buôn bán, xô bồ dân dã; một nơi là hoàng thành của vua chúa, đẹp đẽ nghiêm cẩn).
Hà Nội cũng là địa phương duy nhất trong cả nước được sử dụng danh từ phố phường. Phố chỉ sự phát triển của thị thành, còn phường chỉ sự phát triển của các ngành nghề. Điều này cho thấy vị thế của các nghề thủ công - thương mại trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất Thăng Long xưa. Nhờ địa thế cho giao thông đường thủy thuận lợi với các khu vực trong vùng, từ thế kỷ 11, Hà Nội đã rất phát triển về thương mại.
Theo cuốn Lịch sử Thủ đô Hà Nội, có ghi lại nhận xét của giáo sĩ Richard ở thế kỷ 18 về cảnh buôn bán sầm uất trên bến sông Hồng ở Thăng Long: "Số lượng thuyền bè lớn lắm, đến nỗi rất khó mà lội được xuống bờ sông: Những sông, những bến buôn bán sầm uất nhất của chúng ta (Âu châu), ngay thành phố Venise với tất cả những thuyền lớn, thuyền nhỏ cũng không thể đem đến cho người ta một ý niệm về sự hoạt động buôn bán và dân số trên sông Kẻ Chợ".
Thực tế, từ thời Đại La (tên cũ của Hà Nội) đã trở thành một cái chợ lớn của cả lưu vực sông Hồng. Những cư dân đầu tiên đến định cư ở đây cũng để buôn bán. Việc tụ họp theo nhóm nghề buôn bán chính là cơ sở đầu tiên giúp hình thành các phố chuyên nghề ở Hà Nội sau này.
Về một phương diện nào đó, có thể hình dung, 36 phố phường của Thăng Long thực chất là dãy hàng quán, về sau phát triển thành các phố phường sầm uất. Chính truyền thống buôn bán chứ không phải canh tác nông nghiệp đã tạo cho họ sự năng động và nhạy bén. Có lẽ vì thế, khi người Hà Nội đến sinh sống ở các vùng miền thường đạt được những thành công rực rỡ trong kinh doanh.
Bên cạnh những thuận lợi về địa lý, sau này, với sự thịnh trị của triều đình các đời Lý, Lê, Mạc cũng đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành các phố phường ở Hà Nội. Ở kinh đô Thăng Long, thợ chuyên nghiệp vẫn được tổ chức lại theo phường thợ thủ công. Nhờ thế, thợ thuyền được tự do đi lại và tự do hành nghề mà Thăng Long là nơi tụ họp nhân tài các phường thợ dân gian, khiến cho nơi đây dần dần hình thành thêm các phường, phố nghề mới, làm phong phú hơn nét đặc sắc của phố phường.
Thời kỳ Nguyễn (1802-1945) là thời kỳ triều đại cuối cùng của lịch sử Việt Nam trước khi nước ta bị Pháp xâm lược và chiếm đóng. Trong thời kỳ này, sự học được coi là rất quan trọng và được đánh giá cao trong xã hội.
Sự học thời Nguyễn chủ yếu tập trung vào việc học văn học, lịch sử, triết học và kinh tế. Học sinh thường phải học thuộc lòng các bài văn hay và các bài thơ để có thể thi đỗ các kỳ thi quan trọng.
Một số danh sĩ đất Thăng Long thời Nguyễn bao gồm:
Nguyễn Du: là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng với tác phẩm "Truyện Kiều".
Nguyễn Khuyến: là một nhà văn, nhà thơ, và là một trong những người đầu tiên viết về khoa học kinh tế ở Việt Nam.
Phan Đình Phùng: là một nhà cách mạng, nhà văn, và là một trong những nhân vật quan trọng trong việc kháng chiến chống lại thực dân Pháp.
Nguyễn Văn Siêu: là một nhà văn, nhà thơ, và là một trong những người đầu tiên viết về khoa học kinh tế ở Việt Nam.
Tự Đức: là vị hoàng đế cuối cùng của triều đại Nguyễn, ông được biết đến với các chính sách cải cách và phát triển giáo dục.
Một vài nét khái quát (2đ)
- Đời vua Gia Long chỉ có kỳ thi Hương
- Đến 1822, vua Minh Mạng mở khoa thi Hội, thi Đình để lấy Tiến sĩ.
- Đến năm 1829 nhà vua lại cho những người trúng cách, nhưng không cập phân, được đỗ phó bảng. Phó bảng khởi đầu từ đây
-Trước đây cứ 6 năm một khoa thi, nay đổi lại làm 3 năm một khoa, cứ năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu thì thi Hương; năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thi Hội, thi Đình
-Phép thi vẫn theo như đời vua Gia Long. kỳ đệ nhất thi kinh nghĩa; đệ nhị: thi tứ lục; kỳ đệ tam:thi phú; kỳ đệ tứ: thi văn sách. Trước ai đỗ tam trường, gọi là sinh đồ, ai đỗ tứ trường gọi là hương cống; nay đổi sinh đồ là Tú tài, hương công là cử nhân
Các danh sĩ đất Thăng Long thời Nguyễn (1 đ)
Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872), là nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam ở thế kỷ 19
Cao Bá Quát ( 1808 – 1855), là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam
- Cao Bá Đạt (1808-1855) là anh sinh đôi với Cao Bá Quát. Năm Giáp Ngọ (1834)
Vua Gia Long rất đề cao Nho học, cho lập Văn Miếu ở các doanh, các trấn thờ đức Khổng Tử và lập Quốc Tử Giám năm 1803 ở Kinh thành Huế để dạy cho các quan và các sĩ tử, mở khoa thi Hương lấy những người có học, có hạnh ra làm quan. Cũng trong năm này, Gia Long cũng cho ban hành hai đạo dụ về việc mở các trường ở các tỉnh, ấn định nhân viên giáo giới và chương trình học chế đồng thời tái lập lại các khoa thi ở các trấn. Ở mỗi trấn có một quan Đốc Học, một phó Đốc Học hay Trợ Giáo. Cứ tháng 10 hàng năm triều đình mở một kỳ thi. Theo thông lệ cứ ba năm triều đình mở khoa thi Hương ở các địa phương.[99] Những người trúng cao ở khoa thi Hương gọi là cử nhân, trúng thấp gọi là tú tài. Năm sau ở Kinh đô mở khoa thi Hội tại bộ Lễ, những cử nhân năm trước khi ứng thí, nếu trúng cách thì được tiếp tục thi Đình ở trong điện nhà vua để lấy các bậc Tiến sĩ.[99] một số danh sĩ thăng long thời xưa : Cao Bá Quát, Cao Bá Đạt , Văn Siêu CÓ TRONG VỞ MÀ KO MỞ RA CHÉP ĐÚNG LÀ CHỊ BÍCH CHÉP CÁI NÀY ĐỜI NÀO MỚI XONG
khiếp m trả lời câu này t làm xong con mẹ rồi mà m nêu còn sai vs dài
Câu 3 :
-Thăng Long tứ trấn là khái niệm xuất hiện trong dân gian để chỉ về bốn ngôi đền thiêng trấn giữ các hướng Đông Tây Nam Bắc của thành Thăng Long, hoặc bốn kinh trấn hay còn gọi là nội trấn (ngoài ra là các phiên trấn) bao quanh kinh thành Thăng Long.
Đông trấn: "Bạch Mã tối linh từ" (đền Bạch Mã) (phố Hàng Buồm) thờ thần Long Đỗ - thành hoàng Hà Nội. Đền được xây dựng từ thế kỷ 9Tây Trấn: "Tây Trấn từ" (đền Voi Phục), (hiện nằm trong Công viên Thủ Lệ) thờ Linh Lang - một hoàng tử thời nhà Lý. Đền được xây dựng từ thế kỷ 11Nam trấn: "Kim Liên từ" (đền Kim Liên), trước đây thuộc phường Kim Hoa, sau thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức (nay là phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội), thờ Cao Sơn Đại Vương. Đền được xây dựng từ thế kỷ 17Bắc trấn: "Trấn Vũ quán" (đền Quán Thánh), (cuối đường Thanh Niên), thờ Huyền Thiên Trấn Vũ. Đền được xây dựng từ thế kỷ 10tham khảo !
1.
Có thể nói kiến trúc hoàng cung Thăng Long là một đỉnh cao của sự tiến bộ của kiến trúc đương thời lúc bấy giờ. Không chỉ có diện tích và quy mô to lớn, kiến trúc và trang trí nội thất bên trong còn rất nguy nga và tráng lệ thể hiện được sự quyền quý của quý tộc. Sách sử xưa có viết về cung điện Thăng Long được chạm trổ hết sức khéo léo, là công trình được thi công xây dựng tỉ mỉ từ trước đến nay chưa từng có. Bên trong cung điện đều sơn son, cột điện thì vẽ các hình long, hạc, tiên nữ qua đó bạn có thể hình dung vẻ đẹp quy nga và tráng lệ của cung Thăng Long lúc bấy giờ.
2.
Nguyễn Trung Ngạn (1289 - 1370). Ông đỗ Hoàng giáp năm 1304. Nguyễn Trung Ngạn thuở nhỏ tên là Cốt, tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Khi còn bé, Nguyễn Trung Ngạn được dân trong vùng nể phục, gọi là “thần đồng”. Ông không chỉ là vị quan giỏi việc nội chính mà còn là nhà ngoại giao xuất sắc.
-Trần Thì Kiến (1260 - 1330) người huyện Đông Triều, phủ Tân Hưng (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh). Khi làm quan triều Trần, ông là pháp quan liêm chính, giỏi lý số
3.là Đền Bạch Mã, đền Voi Phục, đền Kim Liên và đền Quán Thánh. Đây là 4 ngôi đền thiêng được dựng lên để thờ 4 vị thần trấn giữ những vị trí huyết mạch của mảnh đất Thăng Long.
1. Thăng Long - Kẻ Chợ Thành Lập năm nào ?Suy tàn vào thời gian nào ?
=> Năm 1428 đến thế kỉ 18 thì suy tàn ..
2. Một số hình ảnh bảo vệ di tích và Dấu tích còn lại của Thăng Long - Kẻ Chợ ?
=>>Lầu Ngũ Long.,,.,...
Vào các thế kỉ XVI – XVIII, nhiều đô thị mới hình thành ở miền Bắc và miền Nam. Khu cư dân Thăng Long cũng phát triển với tên Kẻ Chợ gồm 36 phố phường và 8 chợ.
Một thương nhân nước ngoài đã mô tả : “Các phố ở Kẻ Chợ đều rộng, đẹp và lát gạch từng phần...” Một thương nhân khác nói thêm : “Tất cả những vật phẩm khác nhau bán trong thành phố này đều được dành riêng cho từng phường...”
Phố Hiến (phía nam thị xã Hưng Yên ngày nay) ra đời và phát triển phồn thịnh. Nhân dân có câu ‘Thứ nhất Kinh Kì, thứ nhì Phố Hiến ”. Theo người phương Tây mô tả, bấy giờ Phố Hiến có khoảng 2000 nóc nhà.
Hội An là thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong (trên đất Quảng Nam ngày nay), phát triển chủ yếu ở các thế kỉ XVII - XVIII.
Giáo sĩ Bo-ri đã viết : “Hải cảng đẹp nhất, nơi mà thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán là hải cảng thuộc tỉnh Các-ci-am (Quảng Nam)... Thành phố đó lớn lắm, đến nỗi người ta có thể nói nó có 2 thị trấn, một của người Trung Quốc và một của người Nhật Bản.” (Tường trình về vương quốc Đàng Trong)
Chợ xuất hiện ở Thăng Long từ rất sớm. Năm 1035, vua Lý Thái Tông đã “mở chợ Tây Nhai với hành lang dài” (tương ứng với chợ Ngọc Hà ngày nay). Từ thời Lý đến thời Trần, chợ xuất hiện ngày một nhiều hơn để phục vụ cho cuộc sống của dân chúng ở 61 phường trong kinh thành. Từ đây, sản phẩm hàng hóa tỏa đi các nơi và nguyên liệu từ các nơi được chuyển về. Thăng Long cũng là nơi buôn bán với nước ngoài. Thế kỷ XVII, dân các làng có nghề thủ công nhập cư vào Thăng Long lập cơ sở sản xuất nhiều hơn. Thăng Long ngày càng đông đúc, mạng lưới chợ cũng phát triển nhanh chóng. Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú đã kể ra 8 chợ ở Thăng Long, gồm chợ Cửa Đông, chợ Cửa Nam, chợ Huyện, chợ Đình Ngang, chợ Bà Đá, chợ Văn Cử, chợ Bác Cử và chợ Ong Nước. Về thời gian họp chợ, sứ Trung Quốc sang Việt Nam thời Trần là Trần Cương Trung ghi: “Chợ cứ hai ngày họp một lần”. Tuy nhiên, thời gian họp chợ trong sách của các nhà thám hiểm, nhà buôn hay nhà truyền giáo phương Tây không thống nhất. Đến Thăng Long năm 1688, trong cuốn Du hành và khám phá, W. Dampier cho rằng: “Ở Kẻ Chợ, chợ họp trong tất cả mọi ngày”. Song, Samuel Baron (có cha là thương nhân người Hà Lan làm ở thương điếm Hà Lan tại Thăng Long, mẹ là người Thăng Long) sống ở Thăng Long mấy chục năm, trong cuốn Mô tả vương quốc xứ Đàng Ngoài đã viết: “Chợ ở Kẻ Chợ mỗi tháng có hai phiên” (ngày rằm và mùng một). Còn Phạm Đình Hổ trong Vũ Trung tùy bút lại kể, ở kinh kỳ “phiên chợ là các ngày 1, 6, 11, 14, 15, 21, 26, 30” (một tháng 8 phiên). Địa điểm họp chợ thường ở nơi có bãi đất rộng, cửa thành, cửa sông và hai bên sông Tô Lịch, những vị trí thuận tiện cho việc đi lại. Vì chợ ở Thăng Long thường họp ở bến sông, nơi có cầu tàu nên xuất hiện cụm từ “chợ búa” (búa nghĩa là cầu tàu) và cụm từ này dùng để chỉ chợ nói chung. Trong cuốn Lịch sử Hà Nội, tác giả Philippe Papin viết: “Chợ thường họp ở cạnh các cửa ô xung quanh tường thành Kẻ Chợ. Từ năm 1749, khi xây dựng bức tường Đại đô và có thêm 8 cửa ô thì số lượng chợ tăng thêm”. Chợ ở Thăng Long không chỉ bán nông, lâm sản từ các vùng mang đến mà còn bán nhiều hàng hóa khác. Chính vì Thăng Long là nơi tập trung nhiều chợ nên mới sinh ra từ Kẻ Chợ. Kẻ là từ Việt cổ chỉ một xã, một vùng. Tên Kẻ Chợ ban đầu dùng gọi riêng khu buôn bán để phân biệt với khu Hoàng thành của vua. Dần dần, tên Kẻ Chợ được dùng chung cho cả kinh thành Thăng Long. Giáo sư Trần Quốc Vượng từng nhận định: “Cho đến thế kỷ XVI, chỉ có Thăng Long mới được gọi là Kẻ Chợ, còn tất cả các vùng miền khác gọi là Kẻ Quê”. Vậy tên Kẻ Chợ xuất hiện khi nào? Chữ Kẻ Chợ có trong từ điển Hán Nôm Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa. Cho đến nay, số lượng dị bản Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa vẫn là 7 văn bản, trong đó có 5 bản in khắc và 2 bản chép tay. Các bản in gồm: Bản lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, bản tại tư gia PGS.TS Ngô Đức Thọ, bản tại tư gia Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, bản tại tư gia ông Phùng Uông, bản tại Thư viện Société Asiatique (Hội Á châu, Paris - ký hiệu HM.2225). Hai bản chép tay gồm một bản do Viện Viễn Đông Bác Cổ thuê chép và bản ký hiệu VNv.201 tiếp thu từ thư viện Long Cương của Cao Xuân Dục. Tác giả của cuốn từ điển này cùng với năm xuất bản đầu tiên hiện vẫn còn là đề tài tranh cãi. PGS.TS Ngô Đức Thọ là người duy nhất cho rằng Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa xuất bản lần đầu năm 1401. Nếu ông Ngô Đức Thọ đúng thì tên Kẻ Chợ được dùng để chỉ Thăng Long trước năm cuốn sách ra đời. Tuy nhiên, có ít nhất ba nhà nghiên cứu khác lại cho Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa được xuất bản lần đầu năm 1641. Như vậy, không thể chắc chắn cuốn từ điển này xuất bản vào năm nào. Một tư liệu khác có đề cập đến tên Kẻ Chợ nhưng là của người phương Tây. Trong ghi chép của nhà thám hiểm hàng hải người Bồ Đào Nha P.Y Manguin, năm 1523, phái bộ Bồ Đào Nha Duarté Coelho đã tiếp xúc với “triều đình của vương quốc Cacho (Kẻ Chợ)”. Tên Cacho lần đầu xuất hiện ở cuốn Da Asia (Về châu Á) năm 1550 của Barros người Bồ Đào Nha. Đến thế kỷ XVII, tên này xuất hiện phổ biến trong các tư liệu phương Tây với những biến âm: Cachao, Cacho, Catchou, Checio, Chéce, Kacho, Kichou... Như vậy, tên Kẻ Chợ xuất hiện đầu tiên vào thế kỷ XVI trong sách của các tác giả người phương Tây. Trong từ điển Việt - Bồ - La, từ điển chữ quốc ngữ đầu tiên, có từ Kẻ Chợ. Mục từ Kẻ được A. de Rhodes giải nghĩa như sau: “Kẻ Chợ: Những người ở trong chợ, nghĩa là những người ở kinh đô Đông Kinh”. Dù chưa thể xác định chính xác từ Kẻ Chợ xuất hiện vào giai đoạn nào nhưng có thể nói đó là tên gọi dân dã của kinh đô Thăng Long.
Tham khảo : https://text.123doc.net/document/312967-thang-long-ke-cho-the-ky-17-pho-hien.htm