K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

BPTT: So sánh
=> Tác dụng:
+ Giúp người đọc, người nghe dễ hình dung rõ hơn về sự vật, sự việc được nói đến
+ Làm cho hình ảnh thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm

BPTT: So sánh
=> Tác dụng:
+ Giúp người đọc, người nghe dễ hình dung rõ hơn về sự vật, sự việc được nói đến
+ Làm cho hình ảnh thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm

''Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô đẹp như thơ mộng...''(Ngữ Văn 7, tập 1)a. Câu văn trên trích từ tác phẩm nào, của ai? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó (chú ý: viết dưới dạng một đoạn...
Đọc tiếp

''Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô đẹp như thơ mộng...''
(Ngữ Văn 7, tập 1)

a. Câu văn trên trích từ tác phẩm nào, của ai? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó (chú ý: viết dưới dạng một đoạn văn).
b. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
c. Chỉ ra các từ láy có trong câu văn trên.
d. Đoạn văn trên có sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.
e. Câu văn trên giúp em cảm nhận được điều gì?


Mong các bạn giúp tớ ạ, tớ đang cần rất gấp để chuẩn bị cho thi học kì, tớ thật sự cảm ơn và sẽ tick cho các bạn giúp mình càng sớm càng tốt. Tớ cảm ơn các cậu nhiều <33

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
3 tháng 1 2019

a. Câu văn trên trích từ Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng. Tác giả viết bài bút kí trên trong hoàn cảnh: cảm nhận được hương vị cũng như dư vị còn lại của ngày tết. Tết đến, xuân về, trong màn mưa xuân giăng mắc khắp chốn đã làm rộn lên trong lòng tác giả một cảm xúc, thôi thúc tác giả cầm bút.

b. Phương thức biểu đạt chính: vì là bút kí nên phương thức biểu đạt chính là biểu cảm (mặc dù tác phẩm được viết dưới hình thức tự sự)

c. Từ láy: riêu riêu, lành lạnh, xa xa

d. Đoạn văn trên có sử dụng phép điệp ngữ, liệt kê.

- Điệp ngữ: mùa xuân của tôi, mùa xuân, mùa xuân => tác giả muốn nhấn mạnh nét đặc trưng riêng của mùa xuân miền Bắc Bộ.

- Liệt kê: có... có... có... => tác giả đang chỉ ra những nét đặc trưng gây mê đắm lòng người của mùa xuân đất Bắc.

e. Qua câu văn trên em thêm yêu và trân trọng ngày tết trên quê hương, đó là vẻ đẹp, thể hiện văn hóa truyền thống và thể hiện đặc trưng riêng của từng vùng miền.

14 tháng 9 2021
Ồ,có thể là điệp từ "Mưa" và điệp cấu trúc câu "Mưa đi!", "Mưa cho..". Tác dụng tăng nhạc tính cho thơ và thể hiển khát vọng mãnh liệt của nhà thơ: muốn trời làm mưa
Một bài này nữa tặng mọi người, do mình sáng tác. Sắp đi học, lại trở về nhịp sống quỹ đạo như những mùa thu trước đây. Chúc mọi người có một năm học mới thật tốt, vui vẻ, học giỏi nhé!Thân!---------------------------------------------------------------------------Tí tách…Tí tách…Cơn mưa chiều vừa thổi nhẹ ngang qua, từng giọt nước nhỏ rớt xuyên kẽ lá. Mưa...
Đọc tiếp

Một bài này nữa tặng mọi người, do mình sáng tác. Sắp đi học, lại trở về nhịp sống quỹ đạo như những mùa thu trước đây. Chúc mọi người có một năm học mới thật tốt, vui vẻ, học giỏi nhé!

Thân!

---------------------------------------------------------------------------

Tí tách…

Tí tách…

Cơn mưa chiều vừa thổi nhẹ ngang qua, từng giọt nước nhỏ rớt xuyên kẽ lá. Mưa từng hạt thấm ướt vai em lạnh giá, đi vào con tim em một nỗi nhớ không tên…

Cơn mưa rào ghé đến bất chợt từ buổi chiều. Những giọt nước mưa tí hon, thánh thót dần trở nên nặng hơn, nối nhau kéo xuống. Những đám mây lớn nặng bao phủ cả bầu trời. Trời không còn trong xanh vời vợi nữa, bầu trời mang cái vẻ u buồn xám xịt. Trong nhà em bỗng tối sầm lại, cái mùi xa lạ đến khó tả.

Ngồi trong nhà,

Nhâm nhi chén trà.

Em đưa mắt về phía sân.

Trời đổ cơn mưa chiều cuối hạ.

Trút xuống hàng cây lá lặng rơi…

Cơn mưa cuối mùa rồi…

Mưa,

Không có cơn giông cuốn bụi mù mịt.

Không có tiếng sấm vang rền.

Không có ánh chớp rạch ngang bầu trời.

Cơn mưa cuối mùa hiền lành, dịu dàng và bình thản. Mưa dai dẳng hơn và quyến luyến hơn vì mưa hoài không dứt. Những giọt mưa hắt hiu dai dẳng làm mờ ô cửa sổ. Mưa giăng kín trời bằng những hàng dài nước mỏng manh. Mưa mỗi lúc một to và gió thổi mạnh. Cái hơi ẩm của gió lùa vào mát lạnh.

Lộp độp… Lộp độp…

Rào… rào…

Những hạt nước xối xả trút xuống mái hiên ầm ầm như trống dội. Lá cây rụng lả tả, bay xào xạc. Em đưa tay ra ngoài đón lấy những giọt nước như muốn ôm trọn cơn mưa cuối mùa này. Mưa… khiến người ta nhạy cảm hơn thì phải? Lòng em cảm thấy nằng nặng, hoài niệm và nhớ nhung. Những hạt mưa bay cuối mùa làm em bâng khuâng, nhung nhớ nhẹ nhàng bao nhiêu thì cơn mưa lại như cào xé mảnh hồn lạc lõng, em yêu mưa từ thuở nào, hàng triệu hạt mưa cũng không thể gột rửa đi nhung nhớ trong trái tim vị kỷ đầy tâm sự, nhưng cơn mưa cuối hè như đỗi vô tình. Em trách mưa độc ác hay là con tim em yêu nhiều quá? Em vẫn đứng lạnh lẽ trước cửa, cánh tay đầy nước và lạnh lẽo.

Mùa hạ đang tạm biệt mọi người. Liệu những người đó có biết hay không? Những đứa trẻ ngoài kia có biết hay không? Chúng nó sắp đến trường, bắt đầu một nhịp sống quỹ đạo như những mùa thu trước đây.

Những thanh niên, thiếu nữ cuối cấp kia có biết hay không? Sau cơn mưa này, họ sẽ xa mái trường từng gắn bó bao kỉ niệm, đi tới những ngôi trường mới, người bạn mới,… Một mùa hạ sắp đi rồi. Ve sầu buồn bã ca lời chia ly, chúng khẽ nói thầm thì… tạm biệt mùa hè.

Mưa mãi… Mưa dai dẳng không dứt. Trời mưa hồn cũng mưa theo, giọt buồn rơi phố giọt sầu héo tim. Em cười nhẹ.

Mưa vẫn tí tách rơi, nhỏ dần, nhỏ dần rồi kết thúc, chỉ còn gió là vẫn cứ thồi như thì thầm với em…

Vậy là hết…

Hết thật rồi…

Mùa hạ đi rồi.

Đi thật rồi…

Cây cối đung đưa khẽ khàng, còn những giọt nước đọng lại trên những lá cây, gửi vào giọt nắng lá vàng chờ thu…

4
16 tháng 8 2018

đọc nội quy chuyên mục đi nhé

17 tháng 9 2018

hay. hay. hay.....lắm.lắm.lắm

BẠN ƠI, ĐỪNG ĐĂNG LINH TINH KẺO BỊ TRỪ ĐIỂM.

BẠN SÁNG TÁC ĐƯỢC ĐẤY. NHÀ THƠ NHÍ Ạ.

.^_^. 

Câu 1: So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn.Câu 2: Tìm các câu đặc biệt trong VD sau và cho biết tác dụng của chúng.a.Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?b.Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió Làoc.Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biểnTrường Sa.d.Kiên vội đặt bát xuống, nó vỗ...
Đọc tiếp

Câu 1: So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn.
Câu 2: Tìm các câu đặc biệt trong VD sau và cho biết tác dụng của chúng.
a.Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?
b.Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió Lào
c.Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển
Trường Sa.
d.Kiên vội đặt bát xuống, nó vỗ tay, reo to:
Ông ơi, ông ơi! Con cu cườm ta thả ra dạo nọ đã biết gáy rồi ông ạ!
e. Đình chiến. Các anh bộ đội nón lưới có gắn sao, kéo về đầy nhà Út…
g. Cách đó ba năm, một đồng chí từ Đồng Tháp Mười về mang về một con gà mái tơ vàng.
Ôi chao, một con gà.
h. Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng sông. Một bộ bàn ghế. Ông X đang ngồi có vẻ
chờ đợi.
i.Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về. k. Có mưa
l. Đẹp quá. Một đàn cò trắng đang bay kìa! m.Đêm. Bóng tối tràn đầy trên bến Cát Bà
n. Buổi hầu sáng hôm ấy. Con mẹ Nuôi, tay cầm lá đơn, đứng ở sân công đường
p.Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ. Sân công đường chưa lúc nào kém tấp nập
q.Có một lần đêm đã gần sáng, nghe anh Nhân thở đều đều mà tôi lại cứ cho là anh ấy đang
thức. Tôi hỏi: “Anh chưa ngủ à” – Im lặng.
r. Rồi anh run cầm cập, xếp thau, ôm đàn, cuốn chiếu, cầm gậy, đứng dậy, thong thả lần lối
đi.
Gió.
Mưa.
Não nùng.
Câu 3: Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn trong những trường hợp sau:
a.Vài hôm sau. Buổi chiều. Anh đi bộ dọc con đường từ bến xe tìm về xóm Hạ.
b. Lớp sinh hoạt vào lúc nào? – Buổi chiều.
c. Bên ngoài. Người đang đi và thời gian đang trôi
d. Anh để xe trong sân hay ngoài sân? – Bên ngoài. e. Mưa. Nước xối xả đổ vào mái hiên
g. Nước gì đang xối xả đổ vào mái hiên thế? – Mưa
h. Chừng nửa đêm tới đỉnh. Có một cái hang rộng. Chúng tôi dừng lại
i. Buổi văn nghệ đang đầy ắp tiếng cười, bỗng nhiên có một tiếng động mạnh, nước đập ùm
ùm như có người tập bơi. Một người kêu lên: - Cá heo!
k.Hai chân Nhẫ n quàng lên cổ. Quên cả đói, quên cả rét. Con Tô cũng dài bụng ra chạy theo.
Câu 4: Bạn Lan hỏi bạn Hoa:
-Biển đề tên trường mình có phải câu đặc biệt không? – không
-Vậy “Ngữ văn 7” ở trên bìa sách của chúng mình có phải câu đặc biệt không? – Không
-Thế biển đề “Giặt là” trước nhà cậu có phải là câu đặc biệt không?
- Đó là câu rút gọn vì mẹ tớ giặt và là mà.
Qua câu chuyện trên, em thấy đúng sai thế nào?

***Nhanh nhé mk đang cần gấp!!!

0
26 tháng 12 2018

a, Phương thức biểu đạt : tự sự và biểu cảm 

b, Biện pháp tu từ : Điệp ngữ ( bn hok chưa z ?>) 

giúp bài thơ trở nên sinh động và hay hơn trong mắt ng đọc , ngoài ra còn cho thấy được tình yêu cao cả của ng mẹ 

dành cho con thật bao la , rộng lớn và tràn chề cảm xúc 

c, viết mk đánh máy lâu lắm ! 

nên bn tự lm đc ko ?? 

p/s ..

28 tháng 3 2020

a, Chép chính xác 3 câu thơ còn lại:

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

b,Điệp ngữ "chưa ngủ" thể hiện ngoại cảnh và nội tâm của Bác, một tâm hồn nghệ sĩ hòa lẫn vào tâm hồn chiến sĩ. Người chưa ngủ không hẳn vì cảnh khuya quá đẹp mà đấy còn là sự thổn thức của một vị lãnh tụ lúc nào cũng lo nghĩ cho dân, cho nước.

c,Bài thơ " Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh là một bài thơ hay mang đến cho chúng ta cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn Bác. Ở hai câu thơ đầu, Bác đã dùng tâm hồn của một người thi sĩ để vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp hoàn mỹ. Bức tranh núi rừng hiện ra rất sinh động bởi nó có cả tiếng suối, có trăng, có bóng hoa.“Tiếng suối” được ví von với “tiếng hát xa” gợi cho ta một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó rất yên ắng, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, chỉ khi ấy thì  Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Trong không gian tĩnh mịch với vẻ đẹp yên ả, bình lặng của thiên nhiên, tâm hồn thi sĩ như bị khuấy động. Bác trăn trở không phải vì cảnh sắc thiên nhiên mà trăn trở vì nỗi lo nước nhà chưa được độc lập. Trong mọi hoàn cảnh, Người vẫn luôn lo nghĩ về non sông. Tấm lòng rộng mở ấy của Bác thật khiên người ta cảm động và nể phục.