I/ PHẦN ĐỌC HIỂU.
NGƯỜI HỌC TRÒ CỦA CHU VĂN AN Tương truyền khi Chu Văn An dạy học ở Cung Hoàng, hằng ngày có một chàng thanh niên khôi ngô tuấn tú đến nghe giảng rất chăm chú. Chàng học hành thông minh, được thầy thương bạn mến nhưng không ai biết tông tích quê quán chàng ở đâu. Chu Văn An cho người dò xem thì được biết chàng là Thủy Thần. Năm ấy đại hạn, khắp vùng khô cạn, cây cối úa vàng, dân tình đói khổ. Chu Văn An bèn gọi người học trò đến, bảo: “ Ta băn khoăn tìm cách cứu dân khỏi cảnh hạn hán. Con có thể cùng thầy bàn mưu cứu trăm họ được không? ” Vốn là Thủy Thần hiện thân thành học trò theo học Chu Văn An, được thầy dạy về đạo đức thánh hiền, chàng muốn làm theo những điều nhân nghĩa. Nhưng thật khó nghĩ: Tuân lệnh thiên đình hay nghe lời dạy của thầy? Sau một đêm suy nghĩ, chàng đến vái chào thầy và hứa làm theo lời thầy dạy, dẫu phải chịu mọi hình phạt của thiên đình. Chàng lấy nước lã mài mực, dùng bút nhúng mực vẩy lên trời rồi tung nghiên bút mỗi thứ đi một phía. Lập tức mây đen ùn ùn kéo đến, trời mưa tầm tã, nước đen như mực chảy khắp mặt đất. Bút của chàng rơi xuống làng Tả Thanh Oai, còn nghiên thì rơi xuống cánh đồng Quỳnh Đô và biến thành khu đầm nước màu đen gọi là Đầm Mực. Chu Văn An cùng nhân dân trong vùng hả hê vui sướng. Nhưng người học trò không thấy có mặt ở trường. Chu Văn An lo lắng, cho người đi tìm thì thấy một con thuồng luồng chết nổi lên giữa đầm Cung Hoàng. Ông biết đó là hiện thân của người học trò yêu quý đã bị trừng phạt vì dám chống lệnh của thiên đình. Đau xót, tiếc thương người học trò đã bỏ mình vì việc nghĩa, Chu Văn An cùng nhân dân trong làng vớt xác thuồng luồng và đem chôn cất tử tế. Theo Nguyễn Anh |
Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
1. Đoạn 1 giới thiệu đặc điểm tính nết của người học trò như thế nào?
A. Khôi ngô tuấn tú, được thầy thương bạn mến, không rõ tung tích quê quán
B. Nghe giảng rất chăm chú, học hành thông minh, được thầy thương bạn mến.
C. Khôi ngô tuấn tú, nghe giảng rất chăm chú, có phép thần.
D. Yêu quý mọi người nên được thầy thương bạn mến.
2. Khi trời đại hạn, Chu Văn An mong muốn người học trò làm gì?
A. Xin thiên đình cho mưa xuống mặt đất.
B. Làm mưa xuống cho dân tình đỡ khổ.
C. Tìm cách cứu dân thoát cảnh hạn hán.
D. Hô mưa, gọi gió đến.
3. Vì sao người học trò làm theo lời thầy, dù phải chịu mọi hình phạt của thiên đình?
A. Vì muốn làm những điều nhân nghĩa.
B. Vì quý trọng thầy hơn cả thiên đình.
C. Vì muốn đền đáp công ơn thầy dạy dỗ.
D. Vì sợ bị thiên đình trừng phạt.
4. Đầm Mực được hình thành như thế nào?
A. Bút của Thủy Thần rơi xuống đầm nước tạo thành.
B. Thủy Thần làm phép tạo ra mưa gió, nước đen như mực chảy khắp mặt đất, nghiên mực của chàng rơi xuống cánh đồng trũng biến thành khu đầm nước có màu đen.
C. Nghiên mực của Thủy Thần rơi xuống đầm nước mà thành.
D. Thủy thần dùng phép tạo ra thứ nước đen như mực ở đầm nước.
5. Bạn hiểu từ đại hạn trong câu “Năm ấy đại hạn, khắp vùng khô cạn, cây cối úa vàng, dân tình đói khổ”như thế nào?
..............................................................................................................................................................................................................................................................................
6. Viết lại cảm nghĩ của mình sau khi đọc câu chuyện trên?
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................
II/ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
1. Dòng nào dưới đây có từ đồng âm?
A. mực đen/ mực tím
B. lọ mực/con mực
C. mực tươi/mực khô
D. mực nước / làm việc có chừng có mực.
2. Các từ sau có quan hệ gì về nghĩa?
A. nhân nghĩa, nhân từ, nhân đức: .......................................................................
B. cánh đồng, đồng tiền: .....................................................................................
C. cánh diều, cánh đồng: ....................................................................................
3.Câu ghép sau có mấy vế câu? hãy dùng vạch xiên tách các vế câu.
Năm ấy đại hạn, khắp vùng khô cạn, cây cối úa vàng, dân tình đói khổ.
A. 2 vế B. 3 vế C. 4 vế
4. Hai câu: “Chu Văn An lo lắng, cho người đi tìm thì thấy một con thuồng luồng chết nổi lên giữa đầm Cung Hoàng. Ông biết đó là hiện thân của người học trò yêu quý đã bị trừng phạt vì dám chống lệnh của thiên đình.” Liên kết với nhau bằng cách nào? Từ ngữ thể hiện phép liên kết đó.
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
5. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau?
Đau xót, tiếc thương người học trò đã bỏ mình vì việc nghĩa, Chu Văn An cùng nhân dân trong làng vớt xác thuồng luồng và đem chôn cất tử tế.
6. Khoanh vào quan hệ từ nối 2 vế câu ghép sau:
Chàng học hành thông minh, được thầy thương bạn mến nhưng không ai biết tông tích quê quán chàng ở đâu.
Hai vế câu ghép trên có quan hệ gì?
A. Nguyên nhân - kết quả
B. Giả thiết/ điều kiện - kết quả
C. Tương phản
D. Tăng tiến.
7. Hai câu:
Chu Văn An lo lắng, cho người đi tìm thì thấy một con thuồng luồng chết nổi lên giữa đầm Cung Hoàng. Ông biết đó là hiện thân của người học trò yêu quý đã bị trừng phạt vì dám chống lệnh của thiên đình.
Liên kết với nhau bằng cách:
A. Lặp từ ngữ, từ lặp lại là:......................................................
B. Thay thay thế từ ngữ: từ ............................. thay thế cho từ ....................................... ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
C. Dùng quan hệ từ: quan hệ từ đó là:.....................................
8. Đặt 1 câu ghép có quan hệ nguyên nhân - kết quả nói về Trật tự - An ninh
a) thay từ đưa bằng từ trao
b) thau từ cho bằng từ tặng
c) thay từ tặng bằng từ biếu
a) Khi được cô trao phần thưởng, lòng em tràn ngập niềm vui sướng.
b) Nhân ngày sinh nhật mẹ, em tặng mẹ một món quà tự tay em làm.
c) Mẹ em đem biếu bà mấy cân cam rất ngon.