Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- “Khốn nạn… ông giáo ơi! … (yếu tố biểu cảm). Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm (yếu tố kể). Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại (yếu tố kể). Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết (yếu tố kể)… Này ! Ông giáo ạ ! (yếu tố biểu cảm). Cái giống nó cũng khôn ! (yếu tố biểu cảm). Nó cứ làm in như nó trách tôi ; nó “kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng : “A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à ? (yếu tố kể). Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó (yếu tố biểu cảm)’’. (Nam Cao, Lão Hạc)
+ Lão hút xong, đặt xe điếu xuống, quay ra ngoài thở khói…
+ Sau một điếu thuốc lào, óc người ta tê dại đi trong nỗi đê mê nhẹ nhõm. Lão Hạc ngồi lặng lẽ, hưởng chút khoái lạc cỏn con ấy.
Các đoạn văn trên có yếu tố miêu tả làm hiện ra trước mắt người đọc cảnh vật, sự việc và có tác động đến những câu văn biểu cảm, làm cho đoạn văn bật ra được ý nghĩa sâu sắc đầy hình tượng.