K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2016

Chiếu dời đô là 1 đoạn văn được Ngô Sĩ Liên ghi lại sớm nhất ở thế kỉ XV trong sách Đại Việt sử kí toàn văn thư, bài văn này được cho rằng vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư(Ninh Bình) ra thành Đại La(Hà Nội)

23 tháng 11 2016

Chiếu dời đô hay Thiên đô chiếu là một đoạn văn được Ngô Sĩ Liên ghi lại sớm nhất ở thế kỷ XV trong sách Đại Việt sử ký toàn thư, bài văn này được cho rằng do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội). Theo ý kiến GS Trần Quốc Vượng, Chiếu dời đô đã khẳng định được vai trò của kinh đô Thăng Long,là tác phẩm khai sáng văn học triều Lý. Tuy nhiên, chiếu dời đô chưa nêu bật được tinh thần dân tộcvà khát vọng độc lập, hơn nữa ngôn ngữ sử dụng trong văn bản này mang đượm màu sắc dị đoan, phong thủy.

 

24 tháng 12 2016

- Chiếu dời đô hay Thiên đô chiếu là một đoạn văn được Ngô Sĩ Liên ghi lại sớm nhất ở thế kỷ XV trong sách Đại Việt sử ký toàn thư, bài văn này được cho rằng do vua Lý Thái Tổ ban hành vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội). Theo ý kiến GS Trần Quốc Vượng, Chiếu dời đô đã khẳng định được vai trò của kinh đô Thăng Long là tác phẩm khai sáng văn học triều Lý. Tuy nhiên, chiếu dời đô chưa nêu bật được tinh thần dân tộc và khát vọng độc lập, hơn nữa ngôn ngữ sử dụng trong văn bản này mang đượm màu sắc dị đoan, phong thủy.

- “Quốc triều hình luật” là một trong những bộ luật quan trọng nhất của Việt Nam thời kỳ phong kiến. Nói đến Quốc triều hình luật người ta nghĩ ngay đến một bộ luật có kĩ thuật lập pháp cao, nội dung phong phú, toàn diện với nhiều giá trị nổi bật trong lịch sử pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến. Quốc triều hình luật không chỉ được đánh giá cao hơn hẳn so với những thành tựu pháp luật của các triều đại trước đó mà còn có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với việc biên soạn nhiều bộ luật khác của các triều đại phong kiến Việt Nam sau này.

26 tháng 12 2016

gs là gì vậy bạn

17 tháng 9 2018

Trong cuộc họp báo chiều 31/3 sau Hội nghị Cấp cao khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam, Thủ tướng ba nước cùng khẳng định tình đoàn kết và tầm quan trọng của quan hệ ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam.

"Chúng ta đã có Hội nghị Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam hết sức thành công. Chúng tôi muốn nhắc tới một câu ca dao Việt Nam mà ba anh em tôi đều rất thống nhất: 'Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao'”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết ba Thủ tướng đều quyết tâm chụm lại, đoàn kết, thương yêu, làm hết sức mình để xây dựng tình cảm truyền thống xương máu mà ba dân tộc Campuchia, Lào, Việt Nam đã vun đắp.

"Lào cũng có câu ca dao, đại ý kiềng có ba chân mới đứng vững và vững mạnh. Campuchia, Lào, Việt Nam cũng không khác gì sự vững mạnh ấy. Ba nước chúng ta sẽ cùng nhau vững mạnh hơn nữa", Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith tiếp lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Thông báo về kết quả Hội nghị, các Thủ tướng khẳng định Hội nghị đã mở ra một trang mới cho khu vực Tam giác phát triển. Đây là lần đầu tiên ba nước mời các đối tác phát triển, gồm ADB, World Bank và ASEAN, cùng tham dự. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết các đối tác phát triển đều tin tưởng vào tiềm năng của Tam giác phát triển. Điều này khẳng định vai trò, vị trí của Tam giác phát triển trong khu vực cũng như cộng đồng ASEAN.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định kết quả thành công của Tam giác phát triển thể hiện quyết tâm và nỗ lực không ngừng của chính phủ 3 nước, cũng như phản ánh sự hợp tác hiệu quả với các đối tác phát triển.

Tiếp nối thành tựu của Hội nghị năm nay, các nhà lãnh đạo quyết định tăng cường hợp tác nhiều mặt hơn, toàn diện hơn, mở ra không gian hợp tác mới.

Trước đó, ba Thủ tướng đã cùng ký kết Tuyên bố chung Campuchia - Lào - Việt Nam, quyết tâm xây dựng Tam giác phát triển năng động, thịnh vượng, phát triển bền vững, hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập Tam giác phát triển vào năm 2019 tổ chức tại Lào.

Tam giác phát triển khu vực biên giới Campuchia - Lào - Việt Nam được thành lập năm 1999 gồm 10 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông của Việt Nam, Sekong, Attapeu, Saravan của Lào và Stung Treng, Rattanak Kiri, Mondul Kiri của Campuchia. Năm 2009, ba nước nhất trí bổ sung tỉnh Bình Phước của Việt Nam, tỉnh Kratie của Campuchia và tỉnh Champasak của Lào vào khu vực.

Mục tiêu của việc hình thành Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam là tăng cường đoàn kết và hợp tác ba nước nhằm đảm bảo an ninh, ổn định chính trị, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực. Hợp tác tập trung vào các lĩnh vực an ninh - đối ngoại, giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, đầu tư, các lĩnh vực xã hội và bảo vệ môi trường.

23 tháng 10 2016

Lý Công Uẩn rời đô về thành Đại La vì nó ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt, phồn vịnh. Xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, là chỗ tụ hội quan yếu 4 phương, rất thích hợp cho nhà vua.

23 tháng 10 2016

Lý Công Uẩn dời đô về ( Đại La ) Thăng Long vì :

- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông, đất đai và hoa cỏ tươi tốt, màu mỡ và phát triển kinh tế cho đất nước
- Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, chỉ thuận lợi cho việc phòng thủ, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
=> Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công Uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.

Lần sau bạn nhắc tên mình nhé, hoặc gửi tin nhắn cho mình, mình sẽ giúp cho

Nguyễn Đỗ Minh Khoa

2 tháng 12 2016

Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta (nhưng hiện nay không còn nữa).
Theo sử cũ, luật pháp thời Lý quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc.
Quân đội thời Lý gồm hai bộ phận : cấm quân và quân địa phương.
Nhà Lý thi hành chính sách "ngụ binh ư nông" (gửi binh ở nhà nông), cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động.
Quân đội nhà Lý có quân bộ và quân thuỷ, kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo ; vũ khí trang bị cho quân đội gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá...

Chính sách đối nội :
Thực hiện chính sách nhằm đoàn kết dân tộc và xây dựng nhà nước quân chủ vững mạnh của các triều đại Lý, Trần và Lê sơ, như :
+ Luôn coi trọng vấn đề an ninh của đất nước.
+ Quan tâm đến đời sống nhân dân : đắp đê chống lụt, quan tâm đến sản xuất nông nghiệp.
+ Chính sách "nhu viễn" đối với các vùng dân tộc ít người.
- Chính sách đối ngoại :
+ Thực hiện chính sách mềm dẻo, khéo léo nhưng kiên quyết giữ vững độc lập và chủ quyền đối với các triều đại phương Bắc (triều cống đầy đủ nhưng sẵn sàng kháng chiến nếu xâm phạm đến lãnh thổ Đại Việt).
+ Đối với các nước láng giềng phía tây và phía nam như Lan Xang, Cham-pa và Chân Lạp, nhà nước Đại Việt luôn giữ quan hệ thân thiện, mặc dù đôi lúc xảy ra chiến tranh.

 

 
8 tháng 11 2021

 Quyết định dời đô về Thăng Long ( Hà Nội ) năm 1010 của Lý Công Uẩn là một quyết định đúng đắn vì nơi này phù hợp với tình hình đất nước hiện tại, có địa thế thuận lợi, là điểm tựa tốt để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.

8 tháng 11 2021

đây là quyết định đúng đắn trong sự việc phát triển đất nước. trong khi thời đinh và tiền lê đều chỉ nghĩ cho riêng mình là phòng thủ để bảo vệ đat nước. trong khi ở thăng long vừa có thể phát triển đât nước, vừa có thể phòng thủ để chống quân xâm lược

24 tháng 11 2021

Tham khảo!

- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài (tham khảo Chiếu dời đô).
- Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
- Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.

27 tháng 11 2021

Tham khảo:

-Lý Thái Tổ chọn Đại La làm kinh đô vì đây là vùng đất trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không ngập vì lũ lụt, muôn vật tốt tươi phong phú.

-Nếu di dời kinh đô ra vùng đất rộng lớn và màu mỡ này thì con cháu đời sau sẽ xây dựng được cuộc sống âm no hơn.

27 tháng 11 2021

Vì Thăng Long ở vị trí trung tâm, có điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa.

16 tháng 10 2017

bài nào