Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một số thức ăn, đồ uống và đồ dùng khác có thể gây ngộ độc nếu cất giữ, bảo quản không cẩn thận: khoai tây, nấm, cá, hải sản, canh,…
- Tên một số thức ăn, đồ uống, đồ dùng,… không được cất giữ, bảo quản cẩn thận có thể gây ngộ độc: hoa quả, bánh mì, cơm,…
- Dấu hiệu để biết thức ăn, đồ uống bị hỏng là:
+ Hoa quả bị thâm, mốc
+ Thức ăn, đồ uống có mùi lạ, thiu
Một số cách cất giữ, bảo quản thức ăn, đồ uống, đồ dùng để phòng tránh ngộ độc:
- Để bát đũa ở nơi khô thoáng để không bị mốc.
- Tránh để đồ ăn chung với các loại hóa chất có cùng màu sắc (dầu ăn với dầu rửa bát)
- Lau dọn, vệ sinh bếp thường xuyên.
- Thường xuyên lau dọn tủ lạnh, tủ bảo quản.
- Thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng của các loại thực phẩm trong gia đình.
Gia đình Minh cất giữ, bảo quản thức ăn, đồ uống và đồ dùng rất cẩn thận, ngăn nắp. Các vật dụng được phân loại cụ thể để tránh nhầm lẫn. Đồ ăn được bảo quản trong tủ lạnh để tránh ôi thiu.
THAM KHẢO!
Gia đình em đã sắp xếp đồ dùng và bảo quản thức ăn bằng cách:
– Cất đồ ăn thừa vào tủ lạnh;
– Đồ sống và đồ chín để riêng;
– Để thực phẩm đúng nơi quy định: Phòng bếp để đồ ăn, hoa quả, gia vị,…. Phòng khách để nước uống,…Phòng tắm để dầu gội, dầu xả, sữa rửa mặt,…
– Các loại thuốc đều được ghi tên rõ ràng;
– ….
Những thay đổi để phòng tránh ngộ độc là:
– Để những loại đồ dùng nguy hiểm ( như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu) tránh xa tầm tay trẻ em;
– Không giữ lại những thực phẩm đã quá hạn sử dụng trong nhà;
– Không ăn lại những đồ đã để quá lâu;
– …
Cần có sự thay đổi đó vì gia đình em có nhiều trẻ nhỏ nên các em dễ nghịch ngợm và sử dụng những loại thực phẩm gây ngộ độc.
Ăn thịt gỏi hay thịt cá, và hải sản (sò, trai, nghêu, cua, ghẹ) tươi sống hay chưa chín kỹ; ăn các món có trứng gà chưa hoàn toàn được nấu kỹ; ăn các món gỏi; uống nước trái cây chưa được diệt khuẩn; sữa và các sản phẩm từ sữa chưa qua diệt khuẩn.
Lý do gây ngộ độc qua đường ăn uống:
- Do ăn phải thức ăn bị ruồi, muỗi,… đậu vào.
- Do uống thuốc không đúng cách.
- Do ăn thức ăn quá hạn sử dụng
- Do ăn phải thức ăn chứa chất độc: mầm khoai tây, cá nóc, nấm độc,...
Mọi người trong gia đình bạn An và bạn Hà đang làm để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống là:
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn cơm.
- Thức ăn phải được đậy kĩ đảm bảo vệ sinh.
- Để các chất tẩy rửa đúng nơi, không nhầm lẫn với đồ nấu ăn.
Em và các thành viên trong gia đình cần phải làm để phòng tránh ngộ độc qua đường ăn uống:
- Vệ sinh tay chân sạch sẽ khi ăn.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống.
- Đậy thức ăn kín trước và sau khi dùng bữa.
- Để dụng cụ nấu ngay ngắn, đúng nơi quy định.
Em sẽ làm khi bản thân hoặc người nhà bị ngộ độc qua đường ăn uống: đưa đến bệnh viện cập cứu kịp thời.
Ví dụ 1:
– Ngày 28/10, tại Trạm Y tế xã Chiềng Cọ (Thành phố) đã tiếp nhận 40 trường hợp đến khám, trong đó, 23 trường hợp có các triệu chứng đau bụng từng cơn kèm theo buồn nôn và đau đầu. Các trường hợp trên đều là học sinh của Trường Tiểu học – Trung học cơ sở Chiềng Cọ. Qua kiểm tra, xác định, các em đã ăn sáng tại một số quán khu vực cổng trường với các món xôi, mì tôm, xúc xích, viên xiên hải sản, tương ớt…
– Nguyên nhân: Khu vực cổng trường nhiều khói bụi dễ bám vào thức ăn. Các thực phẩm đó có thể do bẩn, hoặc không rõ nguồn gốc, hoặc được chế biến chưa kĩ nên gây đau bụng, buồn nôn.
Ví dụ 2:
-Sáng 16-4, trường Tiểu học Issac Newton nhận được thông tin có 15 học sinh nghỉ học do đau bụng, nôn, đi ngoài. Trong số 15 học sinh có biểu hiện rõ rệt đau bụng, nôn…, có 3 học sinh phải nhập viện. Các bệnh nhi có biểu hiện sốt, nôn hoặc nôn và đi ngoài lỏng, được chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
– Nguyên nhân: Trong bữa ăn ở trường có thực phẩm bẩn, không được bảo quản cẩn thận là bánh pizza.
Một số đồ dùng, thức ăn, đồ uống trong gia đình em có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận: khoai tây, hành, tỏi, sữa tươi, đũa gỗ,…