Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 1:
Bài ca dao 3 là cảnh đám ma theo tục lệ cũ, mỗi con vật ứng với một kiểu người:
+ Con cò: tượng trưng người nông dân thường ở làng xã
+ Cà cuống: những kẻ có thể lực, tai to mặt lớn
+ Chim ri, chào mào: cai lệ, lính lệ
+ Chim chích: gợi ra hình ảnh những anh mõ làng
- Thế giới loài vật cũng là thế giới con người:
+ Dùng thế giới loài vật để nói về thế giới con người
+ Từng con vật tiêu biểu cho các loại người, hạng người trong xã hội mà nó ám chỉ
+ Nội dung châm biếm, phê phán trở nên kín đáo, sâu sắc
Cảnh tượng trong bài mang giá trị tố cáo: Cuộc đánh chén, chia chác vui vẻ, vô tâm diễn ra ngay trong những mất mát, tang tóc của gia đình người chết
→ Bài ca phê phán, châm biếm hủ tục ma chay rườm rà làm khổ người nghèo trong xã hội cũ
Câu 2:
Chân dung cậu cai đã vẽ nên bức tranh châm biếm sinh động, chân thực:
+ Cậu là cai lính, bộc lộ quyền lực của cậu cai (nón dấu lông gà)
+ Tính cách phô trương, khoe mẽ của cậu cai (ngón tay đeo nhẫn)
+ Cậu cai có thân phận nhỏ bé, thảm hại khi phải thuê mượn quần áo
→ Tất cả vẻ bề ngoài của cậu cai là khoe mẽ, cố làm “ra dáng” lừa bịp người
- Nghệ thuật châm biếm đặc sắc:
+ Dân gian gọi “cậu cai” mục đích như để châm chọc tên cai lệ không chút quyền hành
+ Dùng kiểu câu nêu “định nghĩa”, cũng như vài nét phác họa mỉa mai cậu cai xuất hiện như kẻ lố lăng, khoe mẽ, thảm hại
+ Nghệ thuật phóng đại ba: năm được một chuyến sai >< sự thuê mượn những thứ xoàng xĩnh như áo ngắn, quần dài
→ Để nhấn mạnh thân phận thảm hại thực chất chỉ là tay sai chứ không có quyền năng gì
Hình ảnh cò "chết rũ" khiến cho ta liên tưởng đến cái chết vì đói khát, chết vì kiệt sức khi không có nổi miếng ăn. Vậy mà, đã chết rồi, cò vẫn không được yên. Khốn khổ cho cái gia đình cò ấy khi có người nằm xuống, mất mát, đau thương tưởng có người sẻ chia, ai ngờ. Xa gần kéo đến rất đông nào cà cuống, chim ri, chào mào, chim chích... nhưng hẳn là chẳng để chia buồn vì cái ồn ào, láo nháo không chút tang ma kia đã nói lên điều đó. Chúng đến để "uống rượu la đà", để "ríu rít bò ra lấy phần", để "đánh trống quân"... nghĩa là để làm cho gia đình tang chủ thêm rối ren, trong lúc vốn đã rối lên vì có người chết. Mỗi một con vật, một hành động là một ẩn dụ cho một loại người, hạng người, một việc làm của con người. Tang ma vốn là một việc hiếu, việc nghiêm trọng, việc để mọi người chia sẻ bỗng bị biến thành màn hài kịch, biến thành cơ hội để tất cả xúm vào xâu xé, kiếm chác, đánh chén no say, chia chác om sòm. Mỉa mai thay, đau đớn thay. Đằng sau những lời ca châm biếm ấy là giọt nước mắt cảm thương cho gia đinh cò, cảm thương cho những kiếp người bé mọn phải chịu khổ trăm bề. Bài ca dao cũng là lời tố cáo, lên án hủ tục ma chay lạc hậu ở nông thôn xưa. Lời ca dao vì thế mà khiến cho mỗi người không thể dửng dưng trước nỗi đau của người khác, nhắc nhở người ta bài học về sự cảm thông và chia sẻ.
Chê bai loại lịch con cò,lịch đó xương xẩu và không ai xem .đây là một loại sách tử vi tướng số và lich xem ngày cưới gả ma chay.
Cà cuống ,,,:câu này ý chỉ say như cà cuống ,say cuống cuồng lên bởi uống rượu
Chim ri ,,,:,chim chích,chào mào :các hành động biểu hiện việc ăn uống của các loài chim ,tham ăn tục uống
Bài thơ nói lên việc đánh chén đình đám của ngày tết ,hi hi
good luck
Mình chỉ trả lời được câu 2 thôi nghen.
Nhân vật chính là người chú. Tượng trưng cho kieu nguoi luoi bieng va ham me ruoi che
Mấy câu ĐN bạn tự làm nhé?
Câu 2: Đọc đoạn thơ sau và chỉ ra các loại từ láy đã học:
a) Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
b) Con cò chết rũ trên cây
Cò con mở lịch xem ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri ríu rít bò ra lấy phần
Chào mào thì đánh trống quân
Chim chích cởi trần vác mõ đi rao
Câu 4: Xác định đại từ trong các câu sau và cho biết đại từ đó dung để làm gì?
a) Ai trực nhật lớp hôm nay
->chỉ người
b) Bao nhiêu là rác trong lớp
->chỉ vật
c) Thế nào chiều cũng mưa
Câu 5: Thế nào là quan hệ từ? hãy đặt câu với các cặp quan hệ từ sau:
Nhờ............lắng nghe các bài cô giảng trên lớp.............mà...........em tiếp thu rất nhanh......................
Vì.........trời mưa to....................nên.................chúng em ko đi lao động...............
Tuy.......điểm thấp...................nhưng.........đây cũng là 1 bài học quy giá của em....................
Sỡ dĩ Nam luôn luôn bị các bạn chê cười là vì Nam quá ham hơi và lười học.
5,quan hệ từ : dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu,so sánh,nhân quả,..giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
+ Vì chăm chỉ nên Nam đạt được rất nhiều thành tích cao trong học tập.
+ Tuy hoàn cảnh khó khăn nhưng Lan vẫn cố gắng học tập.
+Sở dĩ có kết quả học tập tốt mà anh ấy đã cố gắng rất nhiều
4,Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.
*Có 2 loại đại từ:
+ Đại từ để trỏ
+ Đại từ để hỏi
*a) Ai trực nhật lớp hôm nay
Đại từ ai dùng để hỏi
b) Bao nhiêu là rác trong lớp
Đại từ bao nhiêu dùng để trỏ
c) Thế nào chiều cũng mưa
Đại từ thế nào dùng để hỏi
Bài ca dao có phong cách ngụ ngôn trên dùng hình tượng những con vật rất gần gũi với đời sống nhà nông để thể hiện một đám ma ở nông thôn, diễn tả một góc của đời sống người dân nghèo với những hủ tục, lề thói rất sinh động. Trong bài đã sử dụng một loạt những từ cùng gần nghĩa hay cùng một trường nghĩa là những loài chim quen thuộc, hay không là chim thì cũng là một loại gần gũi với ruộng đồng như cà cuống để thể hiện. Những danh từ cùng trường nghĩa như cò, chim ri, chào mào, chim chích rồi thêm vào đó là con cà cuống là những từ có liên hệ gần tạo ra sự liên tưởng đến một khung cảnh nho nhỏ chất hẹp ở một làng quê. Ở đây con cò ở đây là biểu tượng của người nông dân Việt Nam, nghèo, khó, vất vả. Cà cuống có thể chính là mấy lão chánh tổng, lý trưởng xưa. Chim ri loi choi đó chính là mấy gã chức dịch, thừa lại ăn theo mấy vị quan đầu xã. Chào mào đích thị là mấy tay lính lệ đội cái nón đỏ đạo mạo trên đầu lúc nào cũng hò hét, khua múa. Còn chim chích cởi trần vác mõ thì đích thị là anh mõ chuyên sai vặt của làng rồi.