K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

đây là những j mk tìm đclimdim

Trang chủ Văn Mẫu Lớp 9 Văn nghị luận xã hội lớp 9

NGHỊ LUẬN VỀ LÒNG KHIÊM TỐN TRONG CUỘC SỐNG HIỆN NAY

 MỤC LỤC NỘI DUNG1. Hướng dẫn cách làm bài nghị luận về lòng khiêm tốn2. Bài văn nghị luận bàn về lòng khiêm tốn của học sinh giỏi môn văn3. Những bài văn đạt điểm cao4. Bài văn nghị luận về lòng khiêm tốn lớp 95. Nghị luận 200 chữ về lòng khiêm tốn

Nghị luận về lòng khiêm tốn, dàn ý chi tiết cùng những bài văn mẫu hay nhất được Doctailieu tổng hợp có trong nội dung bài viết dưới đây  

Cùng tham khảo nhé!

Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Khiêm tốn không chỉ là một đức tính tốt mà nó còn là nghệ thuật sống, là nền tảng vững chắc giúp mỗi người chúng ta tạo lập sự nghiệp.

Nghi luan ve long khiem ton

  HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ LÒNG KHIÊM TỐN

Đề bài: Trình bày suy nghĩ về lòng khiêm tốn trong xã hội hiện nay.

Để hoàn thành bài văn nghị luận về đức tính khiêm tốn, các em hãy tham khảo qua các bước dưới đây

1. Phân tích đề

– Yêu cầu: Suy nghĩ của em về tính khiêm tốn trong xã hội ngày nay

– Dạng đề: Nghị luận về một hiện tượng đời sống

– Phạm vi tư liệu, dẫn chứng : những sự việc, con người quan sát được trong thực tế đời sống.

– Thao tác lập luận : giải thích, phân tích, bình luận.

2. Hệ thống luận điểm nghị luận về lòng khiêm tốn

– Luận điểm 1: Giải thích khái niệm khiêm tốn là gì?

– Luận điểm 2: Thực trạng, biểu hiện của lòng khiêm tốn.

– Luận điểm 3: Vai trò của lòng khiêm tốn.

– Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề nghị luận.

3. Dàn bài nghị luận về lòng khiêm tốn

Mở bài

Nêu luận đề: lòng khiêm tốn

Thân bài

a. Giải thích

- Là một đức tính tốt mà con người cần phải trau dồi, rèn luyện

- Khiêm tốn là nhã nhặn, có thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn , tự kiêu , tự cho mình là hơn người

 

- Thường đi kèm với sự tự tin, lòng tự trọng

b. Phân tích mặt đúng , chỉ ra tác dụng, ý nghĩa

- Biểu hiện của đức tính khiêm tốn :

+ Trong phát ngôn: luôn dung từ giản dị, dễ hiểu, không nói nhiều về mình, không khoe khoang

+ Trong thái độ đối xử: không quá tự tin vào bản thân, luôn “ kính trên nhường dưới”, không dùng từ làm tổn thương người khác; nhẹ nhàng, biết lắng nghe nếu được góp ý

- Tác dụng ý nghĩa :

+ Giúp con người dễ đạt đến sự thành công, có được sư tin tưởng của mọi người

+ Luôn nhận được sự giúp đỡ chân thành của mọi người, được mọi người quý mến, tôn trọng

c. Phân tích mặt tiêu cực

- Ngược lại với khiêm tốn là sự tự cao, tự đại, luôn khoe khoang, thích nói nhiều về bản thân

- Tác hại: dễ bị mọi người xa lánh

d. Bài học nhận thức và hành động

- Học lối sống khiêm tốn để dễ hòa đồng với xã hội, với mọi người

- Thắng không kiêu, bại không nản

Kết bài

- Khằng định giá trị của đức tính khiêm tốn trong việc hình thành nhân cách con ngừoi

 

- Cảm nghĩ chung

Các em có thể tham khảo thêm dàn ý chi tiết nghị luận về lòng khiêm tốn mà chúng tôi đã biên soạn dưới đây để có  thêm hướng xây dựng bài viết của mình được hoàn chỉnh hơn nhé.

4. Sơ đồ tư duy nghị luận về lòng khiêm tốn

BÀI VĂN NGHỊ LUẬN BÀN VỀ LÒNG KHIÊM TỐN CỦA HỌC SINH GIỎI MÔN VĂN

Đã biết bao nhiêu năm trôi qua, từ ngàn xưa cho đến thời hiện đại thì đối với nhân dân Việt Nam, đạo đức luôn là những chuẩn mực mà ai cũng phải chấp hành, tuân theo, thực hiện đúng theo những chuẩn mực đó. Khi công nghệ khoa học hiện đại phát triển thì việc học đạo đức, tuân theo những chuẩn mực xã hội càng cần thiết hơn rất nhiều lần. Nó được xem là thước đo chuẩn mực để đánh giá một con người. Đạo đức được thể hiện ở nhiều đức tính khác nhau, như lòng biết ơn, lòng khoan dung, lòng yêu nước… Trong đó, lòng khiêm tốn là một trong những đức tính mà con người chúng ta từ bao ngàn năm đến nay cần phải có.

Trước tiên, để hiểu rõ khiêm tốn thật chất là như thế nào thì chúng ta cần đi giải nghĩa khiêm tốn có nghĩa là gì?. Khiêm tốn là trước nhất là sự khiêm nhường, sau là sự không tự đề cao bản thân mình. Người sống khiêm tốn luôn biết ý thức, có thái độ đúng đắn và không tự đánh giá cao bản thân mình. Họ còn là những người không khoe khoang, không tự đề cao, hay kiêu căng, tự phụ. Những người có đức tính khiêm tốn luôn luôn không ngừng học hỏi, trau dồi kĩ năng, kiến thức qua những lời khen, lời ca ngợi. Họ xem đó là những động lực để tiếp tục phát triển, định vị bản thân mình, hoàn thiện mình và ngày càng ngày càng tốt hơn nữa. Khiêm tốn đối lập với tự cao, những người khiêm tốn luôn cho thấy thái độ nhún nhường, hòa nhã khi ứng xử với mọi người, đồng thời không tự thấy thỏa mãn với những gì mình đạt được mà luôn luôn cố gắng và phấn đấu để tốt hơn.

 

Biểu hiện cho lòng khiêm tốn thì có rất nhiều, nhất là phải kể đến Bác Hồ – Người lãnh tụ cao cả, Người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam; và Nhà Bác học vĩ đại cống hiến cả cuộc đời của mình cho những sự nghiên cứu khoa học – Einstein.

Albert Einstein đã từng nói: “Tôi chỉ là một người bình thường như bao người khác thôi, cũng sống và làm công việc mình yêu thích, sao lại gọi tôi là người nổi tiếng?“. Sự đóng góp của ông là to lớn đối với nền khoa học nhân loại lúc bấy giờ. Và nó còn được lưu truyền đến mãi ngày sau, những thế hệ trẻ tương lai sau này.

“Như đỉnh non cao tự giấu hình

Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh”

Đó là câu thơ mà Tố Hữu đã viết về lòng khiên tốn của Bác Hồ. Đức tính khiêm tốn của Bác luôn thể hiện một cách rõ nét. Bởi ai gặp Bác cũng đều có cảm nhận chung như vậy. Từ hành động, cử chỉ cho đến lời nói, nụ cười, đều thể hiện sự chân chất, chất phác, giản dị, bình thường nhưng vô cùng đánh kính, đáng quý trọng.

Những tấm gương về lòng khiêm tốn không thể bỏ qua hình tượng về chủ tịch của chúng ta. Từ một người bình thường đến là Chủ tịch của một đất nước, Bác luôn sống giản dị, bình dân, và luôn sống khiêm tốn, hòa nhã với mọi người. Chính vì lẽ đó mà ai cũng yêu quý Bác. Từ người già đến trẻ nhỏ, người tiền tuyến hay người hậu phương, người miền Nam, Trung hay Bắc, từ con trai cho đến con gái, ai ai Bác cũng đều đối xử công bằng như nhau, và luôn đối xử một cách khiêm tốn, biết chừng mực mà đối đãi, giúp mọi người cảm thấy dễ chịu khi làm việc, khi tiếp xúc với Bác.

Người công nhân hay người nông dân hay cả người giúp việc, Bác vẫn luôn giữ cho mình sự khiêm tốn, để chăm sóc mọi người được chu đáo, tận tình hơn. Bác dành những ngôi từ xưng hô như “cô”, “chú” đối với những người giúp việc để tạo sự thân mật, không có khoảng cách “tôi – tớ”, có như vậy, mọi người sẽ cố gắng dốc hết lòng để phục vụ Bác, hỗ trợ Bác trên con đường giải phóng Tổ quốc. Còn khi tiếp xúc với các vị nhân sĩ, trí thức, lúc tiếp chuyện Bác luôn có những từ mở đầu để thưa gửi để bắt đầu cuộc trò chuyện, Bác luôn giữ đúng mực, đúng lễ độ, đúng vai trò của mình, tạo thành một tấm gương sáng cho mọi người noi theo.

“Miền Nam còn chưa được giải phóng, khi nào thống nhất đất nước xin Quốc hội ủy quyền cho đồng bào miền Nam được thay mặt Quốc hội trao tặng thì tôi xin nhận” đó là câu từ chối hết sức khiêm tốn khi Quốc hội đề nghị trao tặng Bác Huân chương Sao vàng – Huân chương cao quý nhất của Nhà nước.

Có một câu hỏi rất hay được đặt ra ở đức tính này, đó là: Tại sao cần phải có lòng khiêm tốn trong cuộc sống rộng lớn, vũ trụ bao la này? Chúng ta – những con người nhỏ bé – những hạt cát nhỏ nhoi và vô cùng vô cùng bình thường trên cõi đời này, hãy ví chúng ta như những hạt cát trên sa mạc rộng lớn chúng ta sẽ biết được bản thân mình nhỏ bé đến nhường nào.

Chúng ta chỉ là những con người hết sức bình thường, đều là những con người như nhau cả mà thôi, với một người bình thường, không bị dị tật thì chúng ta đều như nhau, đều cùng phát triển, và những năng lực cũng đều là như nhau, nhưng chỉ khác nhau ở chỗ những tài năng ấy, những năng lực ấy khi nào được bộc lộ, hay nó cứ mãi ngủ sâu, ngủ quên mà bản thân ta cũng quên kêu gọi.

Chính vì lẽ đó chúng ta không có bất cứ lý do gì mà có thể kiêu ngạo, có thể tự đề cao, tự đánh giá cao bản thân mình một cách quá mức. Ngày xưa, ông cha ta đã có câu nói rất hay để răn dạy con cháu: “núi cao còn có núi cao hơn, người tài còn có người tài hơn”, qua đó ông cha ta muốn răn dạy ta hãy sống thật khiêm tốn, bởi lẽ chúng ta không phải là duy nhất, không nên tự đề cao mình.

Trong cuộc sống hiện tại, khi công nghệ càng ngày càng phát triển, nhiều công ty kèm theo nhiều chức vụ ra đời, chính vì lẽ đó mà con người luôn đề cao danh tiếng, luôn xem trọng nó quá mức. Những đẳng cấp, những quyền lợi, thôi thúc chúng ta phải chiếm lấy, có bằng mọi giá để có được nó, bằng cách này hay cách khác, bằng sự nỗ lực của bản thân hay bằng sự nỗ lực của người khác mà chúng ta đi “cướp”.

Nếu chúng ta không có lòng khiêm tốn, sự khiêm nhường thì chỉ với một lời khen nhỏ thôi sẽ biến chúng ta thành những người kiêu căng, ngạo mạn, từ đó sẽ xuất hiện những bản tính xấu xa dẫn tới việc tranh giành, bêu xấu để đạt lợi ích, gây sự thù oán, chia rẽ giữa người với nhau, điều đó chẳng có gì hay ho tí nào.

“Một khiêm tốn bằng bốn tự kiêu”, câu nói ấy quả thật rất đúng đắn, và càng đúng đắn trong thời đại ngày nay, câu nói ấy dùng để chỉ những kẻ giả vờ khiêm tốn nhằm chuộc lợi, nâng cao giá trị bản thân mình, chứ không phải khiêm tốn theo cách hòa nhã, khiêm tốn một cách đúng đắn nhằm mục đích tốt đẹp không phải vì nâng cao bản thân, nâng cao địa vị cho bản thân mình.

Những con người mới chỉ có một chút công nhận giỏi, một chút thành công nhỏ, được một chút lời ngợi khen đã tự nhận rằng mình cũng rất giỏi, là mình tốt, không là mình thì chẳng ai làm được hay chỉ có mỗi mình là làm tốt việc, những người như vậy thường rất dễ sa ngã vào con đường xấu, sai trái, và không thường thành công trong cuộc sống. Ngoài ra, những con người kiêu căng ấy sẽ không được người đời tôn trọng, sẽ không được người đời trọng dụng, mà thay vào đó sẽ là những lời đàm tiếu, gièm pha, và những ánh mắt khinh khi của những người xung quanh.

“Tri thức làm ta khiêm tốn, ngu si làm ta kiêu ngạo” – theo ngạn ngữ Anh. Người có tri thức thì sẽ biết mình cần phải khiêm tốn như thế nào, còn những kẻ ngu si, đần độn thì suốt ngày chỉ biết nhàn rỗi, làm được một chút việc, nhận được vài ba lời khen đã vội kiêu ngạo, tự cho mình là duy nhất, là giỏi nhất.

Chúng ta phải luôn nhớ rằng: Khiêm tốn thì không thể tạo ra con người vĩ đại nhưng nếu không có khiêm tốn vì chắc chắn sẽ không bao giờ có thể vĩ đại được. Sống có lòng khiêm tốn không những được mọi người yêu quí mà còn được các nhà tuyển dụng xem trọng nữa, người có lòng khiêm tốn thì cũng như là người có văn hóa, có học thức, bởi thế sẽ người đời tôn trọng rất nhiều.

Những người khiêm tốn chắc chắn luôn là những người luôn luôn muốn tiếp tục phấn đấu, tiếp tục học tập, phát triển kỹ năng, nâng cao kiến thức, phát triển toàn diện bản thân. Bởi họ luôn cảm nhận mình chưa làm tốt, mình có thể làm tốt hơn nữa chính vì thế họ luôn luôn muốn mình biết nhiều hơn, hiểu nhiều hơn để cống hiến cho đất nước, làm đẹp cho xã hội mai sau. Đất nước chúng ta cần những người như vậy để càng ngày càng phát triển đất nước trở nên giàu mạnh hơn, tân tiến và văn minh hơn.

Trong cuộc sống này chúng ta cần sống có lòng khiêm tốn, tính khiêm nhường, phải biết tôn trọng người khác dù người đó nhỏ tuổi, bằng tuổi hay là người lớn tuổi thì chúng ta đều phải biết tôn trọng họ. Phải học luôn cả cách cư xử hòa nhã, khoan thai, nói năng nhỏ nhẹ, luôn phải biết khiêm tốn đúng mực, không giả vờ khiêm tốn để lấy lòng mọi người, không vờ khiêm tốn để lấy lòng mọi người, để trục lợi cho bản thân mình.

Không nên khoe khoang, khoác lác, tự kiêu, ngạo mạn về thành tích bản thân mình, về tài năng nhỏ bé của mình, bởi ai cũng như ai cũng như nhau cả mà thôi, việc gì mình làm được người khác cũng sẽ làm được, việc gì mình làm giỏi thì chắc chắn sẽ có người làm giỏi hơn. Sống khoác lác, kiêu căng, tự cao sẽ làm mọi người xa lánh, sẽ bị mọi người coi thường, khinh khi gièm pha.

Sống khiêm tốn, hòa nhã, cư xử đúng mực, luôn thân thiện, vui vẻ với mọi người xung quanh chính là biểu hiện rõ nét của lối sống đẹp, sống lành mạnh, sống văn minh, văn hóa, có học thức, có kiến thức sâu rộng. Lối sống như thế mới chính là lối sống đẹp, tự nâng cao giá trị bản thân mình qua hành động chứ không phải qua những lời nói mà chúng ta chỉ biết nói suông chứ không hành động, không làm gì.

Những người có lối sống đẹp sẽ luôn luôn thành công trong mọi mặt của cuộc sống, sẽ được mọi người yêu mến, tôn trọng, trân trọng, kính trọng, để khi lỡ chúng ta có gặp có khăn trắc trở trong cuộc sống thì sẽ có người giúp đỡ ta không màn gì cả, sẵn lòng giúp đỡ ta khi ta gặp hoạn nạn, thật đáng quý làm sao. Đức tính khiêm tốn làm gắn kết tình yêu thương giữa con người lại gần nhau hơn.

Từ những công việc bé nhỏ, những hành động nhỏ nhất đến những công việc lớn lao, chúng ta đều cần phải luôn khiêm tốn, và sự khiêm tốn phải có chừng mực, không khoe khoang, tự kiêu, ngạo mạn, luôn học tập trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm. Chứ không phải có một chút thành tích tốt là xem mình như đã đạt được thành công rất rất lớn, rất rất đáng để tự hào, như vậy quả thật không tốt chút nào, nó chỉ mang lại tác hại làm cho ta càng lúc càng tự cao, càng quá đáng thôi. Hãy rèn luyện cho chúng ta đức tính khiêm tốn, biết khiêm nhường, biết hòa nhã, biết bản thân mình là ai, đang ở đâu, để từ đó chúng ta rút ra được nhiều bài học cho bản thân hơn, góp phần hoàn thiện bản thân mình hơn để đến gần nhiều thành công hơn nữa trong cuộc sống rộng lớn, trong vũ trụ bao la này.

NHỮNG BÀI VĂN ĐẠT ĐIỂM CAO NGHỊ LUẬN VỀ LÒNG KHIÊM TỐN

Những bài văn đạt điểm số cao trong các thì kiểm tra, kì thi bàn về đức tính khiêm tốn được Doctailieu tổng hợp dưới đây. Cùng tham khảo để bổ sung cho bài làm của mình có nội dung thêm phóng phú nhé...

Nghị luận về lòng khiêm tốn mẫu số 1

KHIÊM TỐN BAO NHIÊU CŨNG KHÔNG ĐỦ

Khiêm tốn không chỉ là một đức tính tốt mà nó còn là nghệ thuật sống, là nền tảng vững chắc giúp mỗi người chúng ta tạo lập sự nghiệp.

Vậy, lòng khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử, và quan trọng hơn, họ luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Trong công việc và trong cuộc sống, những người có thái độ khiêm tốn thường không thỏa mãn với những gì mình đã đạt được mà ngược lại, họ luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để có thể đạt được những thành quả cao hơn nữa. Vì vậy, họ thường gặt hái được nhiều kết quả và thành công mĩ mãn.

Lâm Ngữ Đường, một học giả Trung Quốc đã từng nói: ”Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật”; bởi thế, lòng khiêm tốn là một thái độ rất cần thiết đối với mỗi người. Bất luận khi mình làm nghề gì, đảm nhiệm chức vụ cao thấp như thế nào, thì chúng ta phải lấy khiêm tốn làm trọng, bởi chỉ có lòng khiêm tốn, con người mới luôn có tinh thần cầu tiến, mới không ngừng học hỏi và tiến bộ. Khiêm tốn sẽ chỉ cho ta thấy những thiếu sót của bản thân mình để sửa đổi, không tỏ ra thái độ kiêu căng tự mãn, và giúp ta biết bình tĩnh và tiếp thu những ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh. Chỉ cần có lòng khiêm tốn, chúng ta sẽ ngày càng tốt hơn và được mọi người yêu quý.

Khiêm tốn giúp con người ta không kiêu ngạo khi đứng trên đỉnh cao vinh quang, và người biết khiêm tốn sẽ lấy thành công đó làm động lực thúc đẩy họ tiếp tục tiến lên phía trước. Nhưng trái lại, những kẻ tự mãn, ngu ngốc đắm chìm trong thành công của mình mà quên mất rằng họ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để tạo lập những thành quả mới. Những người đó sẽ dễ gặp thất bại và bị người đời xa lánh.

Thực chất thì chúng ta không có đủ tư cách để có thể tỏ ra kiêu ngạo trước những người khác, trí tuệ của chúng ta chỉ là một hạt cát nhỏ giữa cả một sa mạc tri thức rộng lớn, bởi lẽ “Đời người có hạn mà tri thức lại vô hạn”. Cho dù chúng ta có tài giỏi đến mức nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn phải tiếp tục học hỏi không ngừng để mở mang hiểu biết nhiều hơn nữa; có như thế, ta mới đạt được nhiều thành công trong tương lai.

Trong cuộc sống hiện diện rất nhiều người có lòng khiêm tốn, chẳng hạn như nhà bác học vĩ đại Einstein, ông đã từng nói: “Tôi chỉ là một người bình thường như bao người khác thôi, cũng sống và làm công việc mình yêu thích, sao lại gọi tôi là người nổi tiếng?”. Và cũng như Einstein, nhà thơ Tố Hữu đã viết về lòng khiêm tốn của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh: “Như đỉnh non cao tự giấu hình. Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh”. Bác Hồ quả là một người khiêm tốn, ai ai khi gặp Bác đều thấy được vẻ đẹp nội tâm sâu sắc của Bác qua cử chỉ, lời nói, hành động, nụ cười… đều rất giản dị và đáng kính biết mấy.

Mỗi chúng ta hãy tự ý thức và nuôi dưỡng cho mình một thái độ khiêm tốn, khiêm tốn trước người, khiêm tốn trước đời, để có thể đạt được nhiều thành công trên đường đời.

(Nguồn: Edufly)

Xem thêm: Top 6+ bài văn mẫu nghị luận về đức tính khiêm nhường

Nghị luận về lòng khiêm tốn mẫu số 2

Ý NGHĨA CỦA LÒNG KHIÊM TỐN

Muốn thành công trong cuộc sống, con người cần phải rèn luyện cho mình nhiều đức tính tốt đẹp. Một trong những đức tính cần có đó là lòng khiêm tốn. Càng khiêm tốn khiến ta càng trở nên vĩ đại. Người càng vĩ đại thì càng cần phải khiêm tốn.

Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống nhún nhường; không bao giờ tự đề cao cá nhân mình trước người khác mà ngược lại luôn tự cho mình là kém, cần phải học hỏi thêm, trau dồi thêm. Người có lòng khiêm tốn không bao giờ tự hào về sự thành công của mình mà luôn cho nó là tầm thường, nhỏ bé, không đáng kể và luôn tìm cách học hỏi thêm nữa.

Biển học là mênh mông vô tận trong khi đó sự hiểu biết của con người chỉ là một giọt nước bé nhỏ giữa đại dương. Có biết bao điều hay, mới lạ về cuộc sống, thế giới bên ngoài mà bản thân ta không hề hay biết. Do đó con người phải biết khiêm tốn, không ngừng học hỏi để có thể tiếp thu được lượng kiến thức bao la, rộng lớn mà nhân loại đã tích lũy từ mấy ngàn năm qua.

Khiêm tốn, không ngừng học hỏi, tích lũy tri thức, kinh nghiệm vốn sống thì sự hiểu biết ngày càng mở rộng, làm việc gì cũng dễ thành công ít thất bại, khẳng định được tài năng và giá trị của chính mình. Ngược lại, một kẻ tự phụ về tài năng học thức của mình, không chịu học hỏi bất kì ai, không tiếp thu những cái mới thì một ngày nào đó, kiến thức của họ sẽ trở nên nông cạn, lạc hậu, không theo kịp được sự phát triển của xã hội.

Mặc khác, người không biết khiêm tốn, lúc nào cũng kiêu ngạo tự phụ dễ sinh ra thói chủ quan và do đó thường thất bại trong cuộc sống. Ví như ngọc kia dẫu quý mà chẳng dũa chẳng mài cũng không thể tự tỏa sáng được.

Sống có lòng khiêm tốn, biết tôn trọng người khác, cư xử cởi mở, hòa đồng thân thiện là một lối sống đẹp, tự nâng cao giá trị của chính mình, luôn thành công trong lĩnh vực giao tiếp, được mọi người yêu quý coi trọng, khi gặp khó khăn sẽ được mọi người cưu mang giúp đỡ.

Trong đời sống, cần cư xử, nói năng hòa nhã, khiêm tốn, chịu khó học hỏi mọi người, tránh khoe khoang, huyênh hoang khoác lác, tự cao tự đại về tài năng của chính mình vì làm như thế chỉ khiến cho mọi người coi thường, xa lánh.

Người có lòng khiêm tốn phải biết trân trọng con người và hành động đúng đắn đem lại lợi ích thiết thực trong cuộc sống. Biết ơn những ai đã mang lại cho ta lợi ích nào đó. Không bao giờ so sánh thiệt hơn. Biết lắng nghe và thấu hiểu người khác. Sống đúng với chuẩn mực, đạo lí ở đời.

Kính nhường học hỏi, không tự cao tự đại, không xem thường tri thức và người khác. Sống đề cao sự sáng tạo và tiến bộ, không khoe khoang, hợm hĩnh, không đua đòi, sĩ diện. Lúc nào cũng điềm đạm, bình tâm với lối sống giản dị, thanh bạch, hòa hợp với cuộc sống xung quanh và làm cho lối sống ấy được mở rộng trong cộng đồng.

Đức tính khiêm tốn tạo nên vẻ đẹp nhân cách con người. Nhưng không nên khiêm tốn một cách thái quá đến độ khép kín và nhu nhược. Việc gì biết thì trình bày, làm được thì làm ngay chứ không nên im lặng vì không thích tranh đua, không làm vì đợi chờ người khác. Chính đức tính khiêm tốn là yếu tố đưa ta đến gần với mọi người hơn.

Bàn về lòng khiêm tốn mẫu số 3

KHIÊM TỐN LÀ MỘT THÁI ĐỘ SỐNG ĐẸP

Trong xã hội hiện đại, để thành công, chúng ta cần trang bị cho bản thân đức tính khiêm tốn bởi vì khi có nó, ta sẽ có những nhìn nhận đúng mực về bản thân. Từ đó, chúng ta sẽ gặt hái được nhiều thành quả tốt hơn trong cuộc sống.

Lòng khiêm tốn thật sự rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi con người. Đó là thái độ không tự đề cao mình. Đánh giá đúng bản thân, luôn học hỏi người khác và biết kính trên nhường dưới. Những người khiêm tốn là những người luôn hòa nhã nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn là nới. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi khuyết điểm, học tập những cái hay, cái tốt để hoàn thiện bản thân. Họ cũng không bao giờ khoe khoang những thứ mình đạt được. Bác Hồ là tấm gương sáng cho lòng khiêm tốn. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một cuộc sống giản dị, thanh đạm. Dù ở cương vị của một chủ tịch nước, Bác vẫn ở nhà sàn, cùng với những vật dụng giản dị và những món ăn đơn sơ.

Khiêm tốn là một đức tính cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hội hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả. Tất cả những việc chúng ta cần làm là học tập không ngừng ở người khác. Khiêm tốn đó dường như chỉ là một giọt nước giữa đại dương bao la mà thôi, khiêm tốn sẽ giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và mở rộng hiểu biết của mình, khiêm tốn là thái độ cần có của mỗi chúng ta, bất kể là ai, làm chức vụ gì, tài giỏi thế nào thì đức tính đó sẽ làm chúng ta có thiện cảm với mọi người, và được mọi người yêu quý ta cũng như sẽ có những mối quan hệ gần gũi và thân thiết.

Tuy nhiên, nếu không có khiêm tốn, con người sẽ luôn ngủ trên vinh quang không tự mình vươn lên, không tự mình tiến bộ sẽ bị tụt hậu bị mọi người xung quanh căm ghét vì quá kiêu ngạo. Vậy mà vẫn có những người khác, cho mình là số một. Còn một số người khác thì rụt rè, tự ti, xem nhẹ giá trị bản thân mình. Những con người như thế sẽ khó thành công trong công việc. Từ đó dẫn đến những hậu quả rất lớn và kiến thức bị thu hẹp, gây mất đoàn kết. Ta cũng cần thấy rằng khiêm tốn không phải là tự ti, hạ thấp hay nâng cao bản thân, rụt rè và không đánh giá đúng năng lực của bản thân vì thế ta cần phải rút kinh nghiệm và tránh mắc phải những điều đó.

Tóm lại, khiêm tốn là đức tính góp phần nâng cao giá trị con người. Bản thân tôi cũng phải tự rèn luyện bản thân cho mình đức tính khiêm tốn để phát triển bản thân cũng như góp phần phát triển xã hội và đất nước.

Có thể bạn quan tâm: Nghị luận bàn về ý nghĩa của việc không ngừng học hỏi

Nghi luan ve duc tinh khiem ton trong cuoc song

BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ LÒNG KHIÊM TỐN LỚP 9

Ở trong chương trình học ngữ văn lớp 9, các em sẽ có một bài kiểm tra viết nghị luận về lòng khiêm tốn, chính vì thế mà chúng tôi đã tổng hợp một số bài văn mẫu dưới đây để các em tham khảo, qua đó có thể bổ sung thêm vốn từ ngữ vào bài làm của mình thêm sinh động.

Nghị luận về lòng khiêm tốn mẫu 1

TẤM GƯƠNG VỀ LÒNG KHIÊM TỐN

Từ xưa đến nay, trên khắp đất nước Việt Nam ta bất kể thời đại nào thì nhân dân ta vẫn luôn đặt đạo đức là chuẩn mực hàng đầu đối với con người. Điều đó lại càng đặc biệt cần thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Chính vì thế mà đạo đức luôn là thước đo để đánh giá một con người. Một trong những đức tính được quan tâm và đánh giá nhất là lòng khiêm tốn, lòng khiêm tốn là đức tính đầu tiên con người cần phải có. Để hiểu rõ hơn về đức tính này ta cùng đi tìm hiểu về lòng khiêm tốn.

Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể hiện thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử, và quan trọng hơn, họ luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Trong công việc và trong cuộc sống, những người có thái độ khiêm tốn thường không thỏa mãn với những gì mình đã đạt được mà ngược lại, họ luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để có thể đạt được những thành quả cao hơn nữa. Vì vậy, họ thường gặt hái được nhiều kết quả và thành công mĩ mãn.

Khiêm tốn là luôn có thái độ đánh giá đúng năng lực và khả năng của mình trong công việc và học tập. Không cho rằng bản thân giỏi, không tự kiêu, tự mãn cho rằng mình hơn người. Người khiêm tốn luôn nhã nhặn, nhún nhường, tiếp thu ý kiến của người khác, không cho rằng mình giỏi. Đối với thành công của mình thì người khiêm tốn luôn cho rằng đó là điều nhỏ nhoi, kém cỏi. Ý thức rằng luyện bản thân ngày càng hoàn thiện luôn được thể hiện ở người khiêm tốn.

Nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 -1969), một trong những điểm đặc biệt của Người chính là sự giản dị, khiêm tốn, đã được cả thế giới ca ngợi và khâm phục. Mặc dù là Chủ tịch nước, là nguyên thủ của một quốc gia nhưng Người lại có một cuộc sống hết sức giản dị. Nơi làm việc của Người chỉ là một ngôi nhà sàn đơn sơ với các đồ đạc đủ dùng ở mức tối thiểu và cần thiết nhất. Còn nơi ở chỉ là một ngôi nhà cũ được sửa chữa lại, vỏn vẹn chỉ có hai phòng một phòng đủ để kê một chiếc giường đơn và một phòng đủ để kê một chiếc bàn làm việc và một tủ sách nhỏ. Hàng ngày, Người thường dùng bữa với vài ba món ăn dân dã, đơn giản. Trang phục Người thường mặc nhất là bộ bà ba nâu, bộ ka ki vàng và đôi dép cao su… Sự giản dị của Người còn thể hiện ở trong từng lời nói luôn luôn ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Nói về chủ nghĩa xã hội, Người nói một cách thật dễ hiểu là “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, ốm đau được chữa bệnh…”. Sự khiêm tốn cũng là một đức tính nổi bật của Bác Hồ. Là lãnh tụ nhưng Người khiêm tốn với tất cả mọi người, cả người già và người trẻ. Đối với những người giúp việc thường xuyên bên mình, Bác thường gọi hết sức thân mật và trân trọng là cô, chú như những người trong gia đình. Đối với các vị nhân sĩ, trí thức khi tiếp chuyện Bác luôn thưa gửi rất lễ độ và đúng mực. Khi Quốc hội đề nghị tặng Bác Huân chương cao quý nhất của Nhà nước là Huân chương Sao Vàng, Người khiêm tốn từ chối và nói: Miền Nam còn chưa được giải phóng, khi nào thống nhất đất nước xin Quốc hội ủy quyền cho đồng bào miền Nam được thay mặt Quốc hội trao tặng thì tôi xin nhận…

Suốt cả cuộc đời, Bác Hồ luôn là một tấm gương mẫu mực về sự giản dị, khiêm tốn, tiết kiệm. Điều quan trọng hơn, tư tưởng của Người không chỉ thể hiện bằng lời nói mà luôn đi đôi với việc làm. Ngay cả đến khi sắp đi vào cõi vĩnh hằng, trong Di chúc Người vẫn căn dặn lại “sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân”.

Cuộc đời như một cuộc đua, con người không thể không ngừng học hỏi và rèn luyện để hoàn thiện bản thân hơn. Sự hiểu biết của mình vẫn còn ít ỏi, chính vì thế mà mình không nên cho rằng mình giỏi. Đây là một đức tính quý giá ở con người, những người có đức tính khiêm tốn thường được mọi người yêu mến hơn là những người kiêu ngạo.

Bên cạnh những con người khiêm tốn thì cũng có một số người tự kiêu, tự nhận mình giỏi, luôn khoe khoang bản thân, cho rằng mình giỏi. Hay có một số người lại khiêm tốn một cách thái quá, khiêm tốn giả tạo để được mọi người quý mến. Hoặc thay vì sống khiêm tốn, nhiều người lại thích khoe khoang, tự cao tự đại về những gì họ có. Họ cho rằng việc chú trọng đến vật chất là cần thiết hay là lượng kiến thức của bản thân như thế là đủ. Tất cả những điều này đều khiến cho bản thân chủ quan, tự tin thái quá về chính mình. Từ đó, tự họ đã làm cho bản thân thụt lùi so với mọi người xung quanh.

Mỗi chúng ta cần phải thực hiện tính khiêm tốn từ những công việc, hành động nhỏ nhất. Học đức tính hòa nhã, không tham vọng, không cho thành công của mình là lớn lao, là vĩ đại, như vậy cuộc sống con người sẽ chan hòa hơn. Rèn luyện cho bản thân đức tính khiêm tốn là một cách để chúng ta tiến gần đến thành công hơn.

Nghị luận về lòng khiêm tốn mẫu 2

KHIÊM TỐN BAO NHIÊU CŨNG KHÔNG ĐỦ - TỰ KIÊU MỘT CHÚT CŨNG LÀ NHIỀU

Ngạn ngữ Hy Lạp có câu: “Kiêu căng là đặc quyền của kẻ khờ dại”. Câu nói đó đã dạy cho chúng ta bài học luân lí làm người về lòng khiêm tốn. Đúng vậy, khiêm tốn không đơn thuần là bài học mà nó còn là thái độ sống, một nghệ thuật về cách đối nhân xử thế trên đường đời.

Đánh giá một con người phải dựa trên chiều sâu của lối sống tâm hồn chứ không phải là thước đo của danh vọng. Khiêm tốn cũng giống như một bài học đầu tiên và thiết yếu của cái tâm hồn đó. Phải chăng những người khiêm tốn là những người nghiêm trang và đạo mạo? Con người ta thường đánh giá sai về hai chữ thành công của bản thân mình. Nhiều người tự cho mình là lỗ đen của vũ trụ hay “nhu thiết” không ai có thể thay thế. Họ đã sai và tự lầm tưởng.

Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tích cực, bao giờ cũng không ngừng học hỏi. Hoài bão lớn nhất của những con người ấy là cố gắng không ngừng, nhưng đó không phải cái cớ để tự đề cao bản thân, khoe khoang mình trước người khác. Chính những bậc kỳ tài trong lịch sử cũng chỉ dám nghĩ mình “có thể có ích” cho xã hội loài người. Vậy tại sao một số người có thể đặt mình cao hơn người khác. Người có tính khiêm tốn luôn hướng đến mục tiêu phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, muốn trao đổi, học hỏi nhiều hơn nữa. Họ không bao giờ chấp nhận thành công nơi hiện tại, mà luôn lấy thành công của người khác làm tấm gương cao hơn để phấn đấu trong tương lai. Đẹp thay cho những con người “nhượng từ và tự khiêm”. Thanh cao từ trong chính tâm hồn đến lối sống.

Những con người dễ gần, dễ chia sẻ, chân thực và dễ cộng tác. Khiêm tốn phải xuất phát từ tự đáy lòng, bằng sự trung thực của bản thân, mắt không bị lu mờ bởi những danh lợi phù phiếm. Họ không ngại thiệt thòi, không sợ đời không thấy được cái giá trị đích thực mà họ xứng đáng phải có. Có câu “trời không phụ lòng người” con người có tài ắt sẽ được mọi người tìm đến và quí trọng. Không giống như những ai kia “khẩu phật tâm xà” kiểu cách, lễ nghi, khiêm tốn chỉ từ giả dối, muốn làm thanh cao. Sách có câu “một khiêm tốn bằng bốn tự kiêu” chỉ những người vờ khiêm tốn để tự nâng cao bản thân mình. Những con người kiêu căng có chút thành công, được chút ca ngợi lại tự ngộ nhận chốc chốc khoe khoang mình không tránh khỏi ánh mắt lố bịch và hợm hĩnh của những người xung quanh. Họ đã chủ quan và ngủ quên trong thành tích hay xa hơn là mãn dương tự đắc. Đáng thương thay cho những con người nông cạn!

“Làm người chớ thấy tài mà cậy,

Có nhọn bao nhiêu lại có tù”

Thứ huênh hoang ấy hẳn phải tự xấu hổ với chính mình khi cho người khiêm tốn chỉ đạo đức giả nhưng họ lại không có được sự thanh liêm, chính trực, cần cù, dễ mến mà cái kiêu ngạo chẳng bao giờ sánh nổi. Có thể nói những con người khiêm tốn không bao giờ biết mệt mỏi – luôn cống hiến không ngừng. Bởi cuộc sống không chỉ rải đầy hoa hồng mà nó còn là sự đấu tranh dài bất tận. Cuộc chiến này qua đi, cuộc chiến khác lại đến tiếp nối nhau từng giây phút. Dừng lại, tự kiêu chính là đi lùi với văn minh hiện đại. Kiến thức của mỗi con người cũng giống như hạt cát giữa sa mạc mênh mông, không thể đem so sánh với người khác. Mỗi người có điểm mạnh khác nhau, không có thành công nào tồn tại bất diệt. Vậy nên chúng ta phải “học, học nữa, học mãi” để hoàn thiện bản thân và cống hiến cho nhân loại.

Rèn luyện tính khiêm tốn đôi khi bắt nguồn từ những hành động nhỏ nhặt trong đời thường. Tính khiêm tốn chính là bài học đạo đức đầu tiên và cần thiết cho mỗi con người. Nó còn là nhân tố thiết yếu tạo nên sự thành công và góp phần xây dựng những mối quan hệ bền vững trong xã hội.

Tham khảo thêm: Nghị luận Có tài mà không có đức là kẻ vô dụng

Nghị luận về lòng khiêm tốn mẫu 3

Tại sao con người chúng ta luôn hướng đến chân – thiện – mĩ? Lẽ nào nó có lợi ích cho cuộc sống hay sao? Có thể khẳng định rằng điều đó là đúng, chân – thiện – mĩ là ba giá trị mà con người chúng ta luôn muốn hướng đến. Cái nào cũng quan trọng và ở đây chúng ta đi tìm hiểu về giá trị “thiện”. Và cái thiện muốn nhắc đến ở đây chính là đức tính khiêm tốn của con người. Tại sao lại gọi nó là một đức tính tốt?

Trước hết cần hiểu được thế nào là khiêm tốn? Khiêm tốn có thể hiểu là một đức tính tốt của con người mà biểu hiện chính là hành động hay là những lời nói khiêm nhường, từ tốn. Nói cách khác thì khiêm tốn chính là chúng ta dẫu có giỏi cũng vẫn thấy mình cần học hỏi nhiều điều ở người khác, không khoe khoang thành quả của mình, giữ thái độ từ tốn học hỏi với cả những người kém hơn mình. Bởi vì chúng ta không ai hoàn hảo cả có những người giỏi về mặt tri thức nhưng lại không tốt về mặt tình cảm với mọi người còn có người tuy không giỏi, không hiểu biết nhiều nhưng người ta lại rất thật thà và đáng yêu trong mắt người khác. Nói tóm lại là khiêm tốn rất cần thiết với chúng ta để tạo nên những mối quan hệ tốt cũng đồng thời là để hoàn chỉnh bản thân mình tương đối hoàn chỉnh.

Khiêm tốn thể hiện rõ trong học tập của chúng ta. Vậy hành động lời nói nào là thể hiện sự khiêm tốn. Trong một lớp có một bạn đứng đầu lớp trong tất cả những rèn luyện đạo đức cũng như thành tích học tập trong mỗi kì thi. Thật sự ra thì nếu như là một người khiêm tốn thì họ sẽ không thỏa mãn trước con số điểm và thành tích của mình. Có thể là tuyệt đối chẳng hạn vui thì họ cũng rất vui, tự hào thì cũng rất tự hào tuy nhiên thì họ không cảm thấy mình giỏi hơn người khác. Mà kể cả có thấy thế thì họ cũng không lấy làm vênh mặt với người khác. Thầy cô rồi lại đến bạn bè trong lớp khen nhiều đến đâu thì họ vẫn luôn giữ thái độ bình thường thấy vui chứ không thấy đó là tất cả. Người khiêm tốn luôn là những người ham học hỏi dù có kết quả tốt thì cũng thấy mình vẫn bình thường.

Hay là ở trong cuộc sống lao động cũng vậy. Sự khiêm tốn rất cần thiết vì chính sự khiêm tốn ấy giúp chúng ta tránh khỏi những tự phụ về bản thân và làm ra vẻ người tài giỏi khinh thường người khác. Cuộc sống luôn tạo ra những tranh giành để làm cho con người đấu đá lẫn nhau. Chính vì thế mà những người giỏi hơn có thể là vênh váo với người thua mình. Đó không những làm cho bản thân lầm tưởng bản thân mình quá giỏi coi thường người khác mà còn khiến cho bản thân người đó gặp những rắc rối như gây thù chuốc oán và rất nhiều kẻ thù. Vậy tại sao lại không thể làm bạn với nhau mà lại phải đấu đá nhau như thế làm gì? Cơ hội đến thì cạnh tranh một cách công bằng chứ sao lại phải gây thù làm gì? Ví dụ như nước ta dù thắng lợi hai cuộc chiến tranh lớn, hai quốc gia lớn thế nhưng chúng ta lại không hề tự phụ về bản thân mình. Bản thân đất nước ta chiến thắng hai cường quốc ấy thể hiện sự tự hào anh hùng chứ không hề mang tính ngạo mạn. Chúng ta vẫn khiêm tốn trước những quốc gia ấy. Ta không nói họ không biết đánh trận mà ta chỉ ra sự sai đường lối của họ mà thôi.

Tuy nhiên vẫn có nhiều người “miệng nam mô, bụng một bồ dao găm” miệng thì nói ra những lời rất từ tốn khiêm nhường thế nhưng trong bụng và sau lưng làm gì thì không ai hay biết. Có thể nói rằng một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự kiêu, những con người đó là giả tạo, thảo mai khi trong bụng mình không nghĩ như thế mà miệng lại nói ra như thế. Tuy nhiên những người như thế sẽ nhanh chóng bị phát hiện và sẽ không còn đẹp trong mắt mọi người nữa đâu.

Qua đây ta thấy được rằng khiêm tốn quả là một đức tính tốt cần có ở mỗi người. Mỗi chúng ta ngày nay với những con người có tài năng thì hãy biết xây dựng bồi đắp và rèn luyện cho mình đức tính khiêm tốn này bởi vì chỉ có thế thì bạn mới được lòng những người xung quanh mình và nhận lại những cái mình học hỏi từ họ, cả sự kính trọng yêu mến của họ dành cho mình nữa.

Nghi luan van hoc ve long khiem ton

Nghị luận về lòng khiêm tốn mẫu 4

NGHỊ LUẬN VĂN HỌC VỀ LÒNG KHIÊM TỐN

Louisa May Alcott đã từng nói: “Sự kiêu căng làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất. Không nhiều mối nguy hiểm rằng tài năng hay những điều tốt đẹp thật sự sẽ không được chú ý; và thậm chí ngay cả trong trường hợp đó, nhận thức được mình có nó và sử dụng tốt nó nên thỏa mãn được ta, và sự quyến rũ lớn nhất của mọi quyền năng là tính khiêm tốn.” Đúng là như vậy, sự quyến rũ lớn nhất của con người chính là lòng khiêm tốn, đó là thứ nâng tầm con người lên và đức tính quyết định sự vĩ đại của con người.

Khiêm tốn là sự khiêm nhường, người khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ. Trong cuộc sống, biểu hiện của lòng khiêm tốn rất rõ ràng và đáng được khen ngợi. Thường thì ai khi nhận ra tài năng của bản thân hoặc được công nhận một điều gì đó hơn người thì nhất định sẽ tự hào về điều đó và không ít trường hợp dẫn đến lòng kiêu căng tự phụ. Họ đã tự đánh giá quá cao bản thân mà không biết được rằng họ đã đánh giá sai lầm về bản thân họ. Họ dễ bị những lơi khen chê mờ phán đoán, dễ trở nên khinh thường và coi nhẹ người khác. Lòng khiêm tốn có biểu hiện ngược lại, người khiêm tốn sẽ từ chối những lời khen dành cho họ và không lấy những lời khen đó để tự cho mình là tài giỏi. Họ luôn cảm thấy mình chưa đủ sự tài năng hay hơn người như lời ngợi ca và cần cố gắng hết sức vì lời khen đó.

Câu hỏi đặt ra là tại sao cần có lòng khiêm tốn trong cuộc sống? Trong cuộc đời rộng lớn, vũ trụ bao la, mỗi con người chỉ là một phần vô cùng nhỏ và vô cùng bình thường như những hạt cát trên sa mạc. Nếu xét về tài năng, chúng ta có xuất phát điểm giống nhau và đều mang trong mình những tài năng khác nhau cùng khả năng chưa bao giờ bộc lộ hết, mỗi chúng ta đều có một con người phi thường đang say ngủ. Tuy vậy, chúng ta không phải là thiên tài duy nhất của vũ trụ, giống như cha ông ta vẫn nói: “núi cao còn có núi cao hơn, người tài còn có người tài hơn”. Cho dù là người tài năng đến mấy thì cũng không phải là duy nhất. Trước ta, đã có bao nhiêu người đi trước, ngay trong cuộc sống của ta đã có biết bao nhiêu người tài giỏi hơn ta gấp nhiều lần chỉ là ta chưa từng biết đến, sau ta sẽ còn nhiều còn người vĩ đại hơn. Vậy thì ta có lí do gì để tin rằng ta được quyền tự hào thái quá về tài năng của mình khi mà ta chẳng qua chỉ là một phần nhỏ bé trong rất nhiều con người tài giỏi và chắc gì ta thực sự đã có tài đến mức được tôn vinh.

Ta có thể tài năng ở một lĩnh vực này nhưng có thể không biết gì về một lĩnh vực khác, một chuyên viên máy tính tài giỏi chưa chắc có thể tự hào về tài nghệ nấu ăn của anh ta. Đó là lí do để ta phải tin rằng tài năng của mình hiện có không phải là vĩ đại. Còn xét về vật chất của cải hay những điều ta may mắn có được hơn người khác như là ngoại hình, sắc đẹp, thì càng có lí do để ta trở thành những con người khiêm tốn thay vì tự phụ Bởi những điều phù phiếm như vật chất hay sắc đẹp chỉ là ph&ugra...

24 tháng 2 2021

Sai rồi nha

:))

24 tháng 1 2017

Luận điểm :
- Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội
- Luận cứ :
+ Có thói quen tốt và thói quen xấu
+ Có người biết phân biệt tốt xấu, như vì đã thành thói quen rất khó bỏ, khó sửa
+ Tạo được thói quan tốt là rất khó, nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ
- Lập luận :
+ Luôn dậy sớm …là thói quen tốt
+ Hút thuốc lá…..là thói quen xấu
+ Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày ….
+ Có nên xem lại mình ngay từ mỗi người.

24 tháng 1 2017

Đặc điểm của luận điểm trong văn bản nghị luận:

Là nội dung cơ bản của cả bài văn, giúp ta nắm được tư tưởng, quan điểm của tác giả. Các nội dung khác của bài văn xoay quanh, tập trung thể hiện những luận điểm này.

Như vậy, có thể hiểu luận điểm là những ý chính của bài văn nghị luận.
Chúc bạn học tốt!vui

21 tháng 4 2017

Dàn ý

Mở bài

Dẫn dắt từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệ

Đặt ra câu hỏi: Liệu tinh thần yêu nước xưa và nay có thay đổi, có khác biệt hay không.

dan-y-cho-bai-van-nghi-luan-xa-hoi-ve-long-yeu-nuoc

Nghị luận xã hội về lòng yêu nước

Thân bài

Giải thích về lòng yêu nước

  • Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.
  • Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình.

Biểu hiện của lòng yêu nước

dan-y-cho-bai-van-nghi-luan-xa-hoi-ve-long-yeu-nuoc

Lòng yêu nước thời chiến

  • Thời kì chiến tranh

– Đứng lên, cầm súng ra chiến trường để chiến đấu chống lại kẻ thù. Không ngại khó khăn, gian khổ mà xông lên giành độc lập cho dân tộc.

– Ở hậu phương thì không ngừng tăng gia sản xuất, chắt chiu lương thực, thực phẩm để chi viện cho chiến trường

– Lòng yêu nước ở giai đoạn này là một tình cảm quyết liệt mà mạnh mẽ

– Lấy ví dụ, lòng yêu nước thể hiện qua một số câu nói nổi tiếng như: “Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” hay “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.

– Các tấm gương hi sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Thạc…

– Sức mạnh của lòng yêu nước vô cùng lớn, như Bác Hồ đã nói: “Lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”

Lòng yêu nước chân thành

Lòng yêu nước chân thành

  • Thời kỳ hòa bình

– Thể hiện ở nhưng hoạt động nhằm hướng tới con đường Xã hội chủ nghĩa . Với mong muốn mang lại cuộc sống no đủ, đầm ấm cho nhân dân và sự phát triển bền vững.

– Thể hiện trong công việc và trong cuộc sống. Là không ngừng nỗ lực để góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

  • Ngoài ra, lòng yêu nước còn thể hiện qua những tình cảm giản dị, gần gũi: tình yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu thương giữa con người với con người…
  • Lòng yêu nước còn là niềm trăn trở trước những vấn đề của đất nước, dùng hành động thực tế để giải quyết những vấn đề đó.
  • Lòng yêu nước còn được thể hiện ở lòng tự hào dân tộc: biểu hiện cụ thể qua các áng thơ văn ngợi ca tinh thần ngoan cường của dân tộc; các bảo tang lưu giữ những kỷ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc.

Lòng yêu nước thời bình

Lòng yêu nước thời bình

Vai trò của lòng yêu nước

  • Là bệ đỡ tinh thần cho con người: là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ; giúp đồng bào luôn vững tâm tiến bước (Kiều bào luôn hướng về tổ quốc; Con người khi về già đều muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn). Chính lòng yêu nước đã bồi dưỡng tâm hồn những con người nước Việt trở nên vững vàng, mạnh mẽ trong hành trình sống khắc nghiệt.
  • Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân mình.

Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Đất nước

Lòng yêu nước không phải là lời nói suông mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:

  • Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài.
  • Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác…
  • Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đáng
  • Bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật…
  • Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.

Kết bài

  • Khẳng định lòng yêu nước của mỗi công dân Việt Nam
  • Kêu gọi mọi người hãy quên đi sự ích kỷ bản thân, “cái tôi” cá nhân để cùng hướng về tổ quốc
  • “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà phải hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”
21 tháng 4 2017

Mở bài:
Tục ngữ có câu: “Đoàn kết thì sống, chia rã thì chết”. Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh đó là một chân lí vô cùng đúng đắn. Đoàn kết đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.

Thân bài:
*Giải thích: Đoàn kết là sự hợp tác chung tay góp sức để kết thành một khối thống nhất về cả tư tưởng lẫn hành động nhằm thực hiện một mục đích chung, đem lại lợi ích vì sự phát triển của tập thể. Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, thể hiện qua sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể, nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn.

* Biểu hiện:– Khi đất nước có giặc ngoại xâm, toàn thể đân tộc đoàn kết, đồng lòng chống giặc cứu nước, bảo vệ nền độc lập và chủ quyền dân tộc. Họ đã không ngần ngại gian khổ, hi sinh, quyết tâm chống giặc cứu nước. Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, tinh thần ấy không ngừng lớn mạnh trở phẩm chất cao quý của dân tộc ta.
– Khi đất nước hòa bình, tinh thần đoàn kết thể hiện trong những hành động chung tay xây dựng tổ quốc, khắc phục những khăn của đất nước sau chiến tranh, từng bước khôi phục nền kinh tế, xây dựng cuộc sống văn hóa tốt đẹp, xã hội phồn vinh, hạnh phúc.
– Tinh thần đoàn kết còn thể hiện trong lối sống hiền hòa, quý trọng tình nghĩa, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau vượt lên trên nghịch cảnh. Dù còn nhiều khó khăn song tinh thần đoàn kết của dân tộc lúc nào cũng khẳng định được sức mạnh của nó.
– Trong bối cảnh ngày nay, tinh thần ấy một lần nữa được khẳng định mạnh mẽ. Hành động chung tay góp sức ủng hộ, giúp đỡ đồng bào miền trung vượt qua bão lũ, giúp đỡ cho đời sống ngư dân sau thảm họa ô nhiễm môi trường biển ở Hà Tĩnh, cùng người nông dân giải quyết tiêu thụ nông sản, chuyển đổi quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động…từng bước đưa nước ta tiến lên sánh ngang với các cường quốc năm châu.

*Nhận thức:
– Đoàn kết là tập hợp mọi người thành một khối thống nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau, không thể tách dời, cùng đồng lòng chung sức, hỗ trợ nhau để giải quyết công việc. Sự kết hợp ấy sẽ tạo nên sức mạnh to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, rào cản vật chất cũng như tinh thần, đem lại kết quả tốt đẹp cho cuộc sống.
– Tại sao đoàn kết lại có sức mạnh to lớn như vậy? Nó kết hợp được nhiều người, mỗi người một ưu điểm riêng mà người khác không có, nên khi tất cả họ đồng tâm cùng làm một công việc thì công việc ấy sẽ được chia ra tùy theo khả năng mà mỗi người có thể. Vậy nên, thành công nằm trong tầm tay của họ.
– Đoàn kết chung với nhau không có nghĩa là nhất thiết phải chọn được người toàn diện. Và nhấn mạnh rằng mỗi cá nhân sẽ khó đi đến thành công nếu không có sự kết hợp, nên sự đoàn kết mang chúng ta đến gần nhau hơn để dễ dàng giúp đỡ lẫn nhau. Thế nên, sự bền vững của tinh thần đoàn kết cũng có vai trò quan trọng trong tập thể, xã hội.
– Câu chuyện bó đũa đã nêu rõ sức mạnh của sự đoàn kết. Ngoài ra, để đoàn kết được thì mỗi người phải biết cảm thông, quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau và phấn đấu hết mình. “Một người vì mọi người, mọi người vì một người” chứ không được ỷ lại cho người khác.
Cha ông ta đã có câu:

“Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao”.
– Đoàn kết là sức mạnh to lớn. Sức mạnh ấy là sự tổng hợp tài năng, tinh hoa, trí tuệ của mỗi cá nhân để giải quyết mọi việc một cách nhanh chóng. Bởi một cá nhân dù tài năng đến đâu cũng không thể đạt được mục đích nếu không có sự giúp sức của nhiều người.

*Hành động:
– Mọi người đều phải đoàn kết khi tất cả cùng nhìn về một hướng, biết đặt lợi ích chung lên cao nhất. Tinh thần đoàn kết chỉ có khi con người biết quan tâm, cảm thông lẫn nhau. Mỗi con người là một tế bào của xã hội, đều có những quan hệ, gắn bó mật thiết lẫn nhau. Do đó, đoàn kết chính là chiếc chìa khóa vàng để dẫn đến mọi thành công.
– Phát huy tinh thần đoàn kết trong cộng đồng, xã hội, tập thể, xây dựng khối đại đoàn kết vững mạnh cùng hướng đến lợi ích chung, phát huy cao tinh thần tập thể.

*Phê phán:
– Trong xã hội còn có nhiều người không có tinh thần đoàn kết. Họ sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết đến lợi ích bản thân, sống thờ, ơ vô cảm, không quan tâm đến cộng đồng. Họ thường tách mình ra khỏi tập thể, né tránh những trách nhiệm chung. Những người như thế thật đáng chê trách.

*Bài học:
– Sống phải biết đoàn kết. Đoàn kết đem lại sức mạnh vô địch.
– Là học sinh chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè, phát huy cao tinh thần đoàn kết trong tập thể để xây dựng tập thể vững mạnh. Biết phấn đấu trong học tập, rèn luyện nhân cách trong sáng, bản lĩnh vững vàng trở thành người hữu ích mai nay đêm sức mình xây dựng quê hương đất nước.

Kết bài: Tinh thần đoàn kết là một trong những giá trị tinh thần quý báu của dân tộc ta. Phải biết đoàn kết để cùng bảo về nền hòa bình dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

14 tháng 10 2017

Với mỗi người trong số tất cả chúng ta, hẳn ai cũng có cho mình một quê hương. Nhìn nhận về quê hương của mỗi con người hẳn cũng có nhiều điểm khác nhau, nhưng tôi tin tất cả mọi người đều có một niềm tự hào về quê hương mình và với tôi cũng vậy.

Quê hương Hà Tĩnh của tôi nghèo lắm và cũng xa xôi, cách trở những chốn đô thị hào nhoáng và phồn hoa tại các thành phố lớn. Không chỉ nghèo, Hà Tĩnh còn là nơi gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của những cơn bão lớn, những đợt gió lào nóng cháy da, cháy thịt… Nhưng không vì vậy mà người dân mất hết đi niềm tin trong cuộc sống mà trái lại càng khiến tình yêu quê hương trong họ ngày càng da diết và cháy bỏng hơn bao giờ hết. Dù không có sự ưu ái từ thiên nhiên nhưng người dân Hà Tĩnh vẫn vượt qua những gian nan cách trở, chịu thương, chịu khó và điều đó khiến họ trở nên mạnh mẽ hơn.

Tình yêu quê hương đất nước của con người Hà Tĩnh được gây dựng từ một lịch sử hào hùng, đầy bi tráng. Từ những cuộc khởi nghĩa nổi tiếng như Khởi nghĩa Hương Khê hay đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 Xô Viết Nghệ Tĩnh và rất nhiều cuộc đấu tranh nổi dậy khác nữa. Nổi bật lên là những tấm gương như Lý Tự Trọng, Phan Đình Phùng, Hà Huy Tập… Qua những cuộc đấu tranh, những tấm gương anh hùng như vậy có thể thấy được tinh thần đoàn kết son sắt, sự dũng cảm, hy sinh khi Tổ quốc cần, sự yêu thương đùm bọc nhau trong hoạn nạn… Đến nay truyền thống đó vẫn được nối tiếp bằng những con người luôn chịu khó học tập, lao động tăng gia sản xuất làm giàu cho quê hương đất nước.

Hà Tĩnh là một mảnh đất nghèo nhưng đầy thơ mộng, ai có dịp qua Hà Tĩnh sẽ được nghé qua những bãi biển trải dài cát trắng, những đồi núi xanh bên những con sông xanh, những di tích lịch sử gắn bó qua một quãng thời gian dài dựng nước và giữ nước như: Ngã ba Đồng Lộc... Bên cạnh đó những vùng quê mang vẻ đẹp đắm say với những con người chất phác, thân thiện và gần gũi khiến ai qua cũng thấy trở nên thoải mái trong lòng.

Hà Tĩnh luôn tạo cho mình một hình ảnh đẹp trong mắt mọi người, trong những câu hát thì tha thiết và đắm say:

“ Chứ đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh, nhớ dòng sông La, nhớ biển rộng mà quê ta, những cánh đồng muối trắng…”

“ Nay anh trở về bên dòng sông la, con đò vẫn nguyên, dòng sông còn đó, câu hò quê mình mộc mạc mà thương….”

Đó là những vẻ đẹp rất chân quê và rất đời thường và cũng rất Hà Tĩnh, đó là dòng sông La chảy vào hồn người như tắm mát cho cuộc đời bao nhiêu thế hệ, ngọn núi Hồng bên sông vươn tận bầu trời, những điệu hò ví dặm ngân lên như muốn gọi những người xa xứ trở về với Hà Tĩnh…và nhẹ lòng mình ôm chặt vào đất quê hương để thấy được chữ yêu hai tiếng nhẹ nhàng Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh trong trái tim những người con đi xa là những nỗi nhớ da diết. Đến những vùng đất xa xôi, những thành phố lớn để học tập, làm việc và lập nghiệp, biết bao trái tim đã thổn thức hướng về Hà Tĩnh. Nhớ về Hà Tĩnh là nhớ về nơi chôn rau, cắt rốn, nhớ những lần thả diều bên bờ đê, tắm mát dưới sông quê, những lần bị mẹ đánh đòn vì những trò nghịch dại… vì hai chữ Hà Tĩnh đã ăn sâu trong tầm hồn mỗi con người từ hình ảnh giản dị như vậy nên làm sao có thể nguôi được nỗi nhớ. Nhắc đến quê hương tôi cảm thấy tâm đắc với những dòng thơ mà nhà thơ Hoàng Trung Quân đã viết:

Quê hương là gì hả mẹ

Mà cô giáo dặn phải yêu

Quê hương là gì hả mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều.

Có thể có nhiều người sẽ đưa ra được một định nghĩa về quê hương, nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ đúng và đủ. Quê hương thực sự mang nghĩa rộng với bao ký ức, bao dòng cảm xúc thực sự lắng đọng mà mỗi người sẽ diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Với Hà Tĩnh cũng vậy, nỗi nhớ đong đầy với nhiều cảm xúc không thể diễn tả hết qua những dòng bút. Khi đi xa biết nhớ đến Hà Tĩnh, thì đó là những con người yêu quê hương da diết, bỏ qua những thực tại lao động, học tập vất vả để hướng về những giá trị địch thực không có gì có thể mua được.

Xã hội ngày càng phát triển hẳn không ít người sẽ quên đi những giá trị nhân văn đích thực. Không có tình yêu quê hương đất nước, cuộc sống mỗi con người trở nên thực dụng, đi theo những lợi ích mang tính thời đại, một vòng xoáy của tiền bạc và danh vọng. Hướng về quê hương đất nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng, cho tôi dòng ký ức thuở xưa và đó là chốn yên bình nhất trong mỗi con người.

14 tháng 10 2017

ảo quá oaoa

12 tháng 2 2017
- Mở bài: Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác.
- Thân bài: Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm:
+ Bữa ăn thanh đạm, giản dị.
+ Căn nhà sàn đơn sơ, gần gũi thiên nhiên.
+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền đến người khác.
Bình luận: Đời sống vật chất giản dị, thanh bạch là sự hoà hợp tuyệt vời với đời sống tinh thần sôi nổi, phong phú của Bác.
+ Giản dị trong lời nói, bài viết.
12 tháng 2 2017

Bài văn này chỉ là một đoạn trích nên không có đầy đủ các phần trong bố cục thông thường của bài nghị luận hoàn chỉnh, cụ thể là "

- Mở bài : Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác.

- Thân bài : Chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm :
+ Bữa ăn chỉ có vài ba món rất giản đơn...
+ Cái nhà sàn chỉ vẻn vẹn cóa vài ba phòng...
+ Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, làm từ việc lớn đến việc nhỏ.
+ Giản dị trong đời sống, trong mối quan hệ với mọi người, trong tác phong...
+ Giản dị trong lời nói và bài viết...
9 tháng 5 2017

tao

9 tháng 5 2017

cần hỏi đề ko

19 tháng 9 2017

Kình gửi bạn Trang người bạn thân nhất !
Mình là Phương Cuộc sống ở thành phố rất thú vị lắm ! Đến trường có rất nhiều bạn học sinh tham gia giao thông. Thành phố dường như tốt về mọi mặt nhưng vấn đề đang được quan tâm là vấn đề An toàn giao thông. Mình được cô giáo dạy rất nhiều thông điệp về an toàn giao thông, nào là :
+ Đã uống rượu, bia thì không lái xe.
+ Đi xe phải đội mũ bảo hiểm.
+ Đi đúng làn đường quy định.
+ Không lái xe lên vỉa hè.
Và ba mình cũng đã nói cho mình nghe về sự nguy hiểm của tai nạn giao thông nên mình sẽ cố gắng làm đúng điều cô giáo dạy để không gây tai nạn giao thông !
Thư đã dài, mình muốn gửi lời thăm sức khỏe đến gia đình của cậu nhé !
Mình chúc cậu mạnh khỏe và đạt nhiều thành tích tốt trong học tập,khi nào có dịp về quê mình sẽ tới thăm cậu !
Bạn của cậu
Phương

Mai Thảo Phương

27 tháng 2 2017

Hồ Chí Minh - Người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Suốt cả cuộc đời mình, Người luôn vì dân, vì nước, đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong kho tàng tri thức quý giá mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta, điều có giá trị lớn nhất chính là tư tưởng của Người. Một trong những tư tưởng quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta hiện nay là tư tưởng của Người về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn đề xây dựng đạo đức cách mạng, coi đạo đức là cái gốc, cái nền tảng của người cách mạng. Hồ Chí Minh không chỉ bàn một cách sâu sắc, cô đọng, thấm thía về vấn đề đạo đức mà chính bản thân Người; trong suốt cuộc đời, Người đã thực hiện một cách mẫu mực những tư tưởng và khát vọng đạo đức do mình đặt ra. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, những phẩm chất đạo đức được Người nêu ra là phù hợp với từng đối tượng, có khi Người nhấn mạnh phẩm chất này hay phẩm chất khác là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng Việt Nam ở từng giai đoạn nhất định. Từ đó, Người đã khái quát thành những phẩm chất chung, cơ bản nhất của con người Việt Nam trong thời đại mới là: Trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng. Trong những phẩm chất đó thì phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư được Người đề cập đến nhiều nhất bởi phẩm chất này gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi người, gắn liền giữa lời nói và việc làm, giữa suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân trong việc công cũng như trong đời tư, trong sinh hoạt cũng như trong công tác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích ý nghĩa và mối liên quan của những từ này một cách đơn giản, rõ ràng.

Tháng 3 năm 1947, do nhu cầu “kháng chiến, kiến quốc”, Bác kêu gọi thi đua xây dựng “đời sống mới là cần, kiệm, liêm, chính” và giải thích rất rõ, dễ hiểu. Tháng 6 năm 1949, để tiếp tục răn dạy cán bộ về đạo đức, Bác viết tác phẩm: “Cần, kiệm, liêm, chính”. Bác coi bốn đức tính “cần, kiệm, liêm, chính” là những đức tính của người cán bộ cách mạng, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương. Bác viết:

“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.

Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.

Thiếu một mùa thì không thành trời.

Thiếu một phương thì không thành đất.

Thiếu một đức thì không thành người”.

Sau đó, Bác còn viết bốn bài báo đăng trên Báo Cứu quốc giải thích rõ nội dung bốn đức tính này.

Cần: Tức là lao động cần cù, siêng năng, thậm chí cố gắng, dẻo dai; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng. Cần còn là làm việc một cách thông minh, sáng tạo, có kế hoạch, khoa học. Theo Bác, con người có đức cần thì việc gì, dù khó khăn đến mấy, cũng làm được. Đúng như câu tục ngữ kiến tha lâu cũng đầy tổ, nước chảy mãi đá cũng mòn. Bác lưu ý, kẻ địch của chữ cần là lười biếng. Bác cho rằng nếu có một người, một địa phương hoặc một ngành mà lười biếng thì khác nào toàn chuyến xe đang chạy, mà có một bánh trật ra ngoài đường ray. Họ sẽ làm chậm trễ cả một chuyến xe. Vì vậy, người lười biếng có tội với đồng bào, với Tổ quốc.

Kiệm: Là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân; phải tiết kiệm từ cái lớn đến cái nhỏ, không phô trương hình thức, không xa xỉ, hoang phí. Cần và kiệm phải đi đôi với nhau như hai chân của con người. Cần mà không kiệm thì như gió vào nhà trống. như nước đổ vào cái thùng không đáy, làm chừng nào xào chừng ấy, rốt cuộc không lại hoàn không. Kiệm mà không cần thì không tăng thêm và không phát triển được. Bác giải thích, tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không đáng tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng không nên tiêu, nhưng khi có việc cần làm lợi cho dân, cho nước thì hao bao nhiêu của, tốn bao nhiêu công cũng vui lòng, như thế mới là kiệm.

Liêm: Là trong sạch, là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công, của dân, không tham địa vị, không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ đóa. Bác đã nhắc lại một số ý kiến của các bậc hiền triết ngày trước: Khổng Tử nói: “Người mà không liêm thì không bằng súc vật”; Mạnh Tử cho rằng: “Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy”. Do vậy, Bác yêu cầu mỗi người, nhất là cán bộ lãnh đạo phải thực hiện tốt chữ liêm, Chữ liêm và chữ kiệm phải đi đôi với nhau như chữ kiệm phải đi đôi với chữ cần. Có kiệm thì mới có liêm được, bởi xa xỉ ắt sinh tham lam, không giữ được liêm. Bác cũng chỉ rõ ngược lại với chữ liêm là tham ô, là ăn cắp của công làm của tư, đục khoét nhân dân, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của nhà nước làm quỹ riêng cho địa phương mình. Tham ô là trộm cướp, là kẻ thù của nhân dân. Muốn liêm thật sự thì phải chống tham ô.

Chính: Là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì là không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà. Nói về chính, Bác viết: “Một người phải cần, kiệm, liêm nhưng còn phải chính mới là người hoàn hảo. Trên quả đất có hàng muôn triệu người sống, số người ấy có thể chia thành hai hạng: Người thiện và người ác. Trong xã hội, tuy có trăm công, nghìn việc, song, những công việc ấy có thể chia làm hai thứ: Việc chính và việc tà. Làm việc chính là người thiện. Làm việc tà là người tà.

Cần, kiệm, liêm, là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa, quả, mới là hoàn hảo. Một người cần phải cần, kiệm, liêm nhưng còn phải chính mới là người hoàn hảo.

Chí công vô tư, là ham làm những việc ích quốc, lợi dân, không ham địa vị, không màng công danh, vinh hoa phú quý; “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ (tiên thiên hạ ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc). Thực hành chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân chỉ biết đến mình, muốn “mọi người vì mình”. Nó là giặc nội xâm, còn nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm.

Hồ Chí Minh viết: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn hơn, không nhất định hôm nay vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Người cũng phân biệt lợi ích cá nhân và chủ nghĩa cá nhân.

Người còn chỉ ra mối quan hệ: Cần, kiệm, liêm, chính tốt sẽ dẫn tới chí công vô tư, và chí công vô tư, một lòng vì dân, vì nước thì nhất định sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính. Người đặc biệt lưu ý: “Trước nhất là cán bộ cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ có quyền mà thiếu lương tâm thì có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút lót, có dịp “dĩ công vi tư”. Người cũng còn chỉ ra một luận điểm rất quan trọng, có giá trị vô cùng thiết thực: “Trước mắt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được quần chúng yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm việc trước cho người ta bắt chước”. Luận điểm này thể hiện rõ một phương châm xây dựng đạo đức nêu gương tốt. Quần chúng nhân dân đã và đang phàn nàn về một số cán bộ, đảng viên không thường xuyên tự rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, không tự phê bình và phê bình để góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Ở một số đảng bộ, chi bộ thực hiện việc tự phê bình chỉ làm qua loa, lấy lệ. Mấy ai “dũng cảm” tự bộc bạch những hành vi tham ô, tham nhũng, làm giàu bất chính của mình; còn việc phê bình góp ý cho nhau thì xuê xoa “dĩ hòa vi quý”. Chính vì vậy, một số cán bộ, đảng viên đã tự đánh mất mình không còn “cái tâm” trong sáng của người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của dân. Đó chính là do lãng quên việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư mà Bác Hồ đã dạy.

Hồ Chí Minh không chỉ nêu ra phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của những người làm cách mạng để phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước mà Người chính là hiện thân của những phẩm chất đó để chúng ta học tập.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, dù là người phụ bếp đến khi trở thành Chủ tịch nước - Hồ Chí Minh luôn nêu cao lối sống cần kiệm, giản dị, không màng danh vọng, không ham của cải, không ham sự xa hoa, không chuộng những nghi thức sang trọng. Bác luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới đời sống của nhân dân. Bác nói: “Người ta ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp, nhưng muốn phải cho đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon, mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức”. Trước cảnh dân đói năm 1945, Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào cả nước nhường cơm, sẻ áo cho nhau: “Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo. Như vậy, thì những người nghèo sẽ có bữa rau, bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến nỗi chết đói”. Bác đã gương mẫu nhịn ăn vào tối Thứ 7, tự tay bỏ gạo vào hũ cứu đói dân nghèo. Chiếc áo lụa đồng bào tặng, Bác cũng đem bán lấy tiền mua áo ấm tặng cho chiến sỹ trong mùa đông giá rét. Số tiền tiết kiệm ít ỏi là tiền nhuận bút các báo gửi cho Bác, Bác cũng đem mua nước ngọt tặng cho các chiến sỹ trực phòng không trong những ngày hè nóng bức. Bác thường nói: “Nhân dân còn đói khổ, tôi ăn ngon sao được, nhân dân còn rách rưới mình mặc thế này cũng là đầy đủ lắm rồi”.

Những cử chỉ cao đẹp đó không chỉ là tình cảm, tình thương bao la của Bác với đồng bào, chiến sỹ mà còn thể hiện sâu sắc những giá trị đạo đức cách mạng ở Hồ Chí Minh. Sự tiết kiệm, giản dị, thanh liêm được thể hiện đậm nét trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của Bác.

Về chi tiêu: Những năm hoạt động ở nước ngoài, Người đã tự thân lao động kiếm tiền để hoạt động cách mạng, chi tiêu rất tiết kiệm. Cả trong kháng chiến, cả trong hoà bình, Bác luôn cân nhắc kỹ càng việc không đáng tiêu thì một xu cũng không tiêu.

Về bữa ăn: Bác ưa các món dân gian, dưa cà, mắm tép, cá kho. Khi đi công tác địa phương, Bác dặn các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà hoặc mang nồi đi nấu cho tiết kiệm, tránh các nơi đón tiếp linh đình, lãng phí.

Về trang phục: Bác thường xuyên mặc bộ kaki, đi dép lốp cao su, dùng túi vải, mũ cát, kể cả khi đi công tác ngoài nước.

Về ở: Bác không chọn dinh thự cao cấp, đầy đủ tiện nghi sang trọng mà là mấy gian nhà vốn là nơi ở của người thợ, một căn nhà sàn, Bác sống giản dị đến giây phút cuối cùng của cuộc đời. Trước lúc đi xa Người còn căn dặn: Khi Bác qua đời chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân…

Tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là những giá trị đạo đức cao đẹp của thời đại. Trải qua thời gian và thử thách, trước những biến cố thăng trầm của lịch sử, những phẩm chất đạo đức đó vẫn còn nguyên giá trị. Tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân ta./.

5 tháng 10 2017

Thiên nhiên quanh ta rất đa dạng và phong phú, mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta rất nhiều những nguồn tài nguyên lớn và có giá trị, rất nhiều cây cối xung quanh,..... Nhưng rồi chính con người chúng ta lại phá hủy nó. Nó cho chúng ta bóng mát, cho chúng ta oxi để hít thở và còn rất nhiều những thứ tuyệt vời mà nó cho chúng ta...... NÓ LÀ CÂY CỐI, LÀ RỪNG. Hiện nay, rừng đang bị phá hủy nghiêm trọng. Những con người vô ý thức đã làm tổn hại đến sự sống của rừng. Họ đốt cây trên rừng làm rẫy, chătj cây lấy gỗ buôn bán. Họ chr vì lợi ích riêng của mình mà gây ra bao nhiêu tai họa do phá rừng. Vì vậy, mỗi chúng ta phải có ý thức bảo vệ rừng và tuyên truyền mọi người phải biết trồng cây, tạo ra màu xanh cho trái đất. Trước khi chặt một cây hãy trồng 1 rừng cây

Chúc bạn học tốt vui

5 tháng 10 2017

thank bạn nhiều

31 tháng 3 2017

MÔI TRƯỜNG ĐANG Ô NHIỄM

Môi trường đang ô nhiễm

Rác tràn ngập khắp nơi

Tràn về từ mọi nơi

Bốc bao mùi hôi thối

Làm sao hết ô nhiễm
Ta phải làm một việc
Là chung tay giữ gìn
Cho môi trường sạch đẹp

Bạn tham khảo nha !

31 tháng 3 2017

ô kê bạn chỉ tên đề thôi hả bạn gì ? haha