K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2019

lộn THỊ không phải THI

27 tháng 9 2019

a) ca si , thi si

11 tháng 3 2019

Một số mô hình:

- X + sĩ

- X + học

- X + hóa

- X + hiệu

15 tháng 12 2017

Các từ ngữ được cấu tạo theo mô hình X + Tặc: tin tặc, không tặc, lâm tặc, hải tặc…

19 tháng 9 2018

giúp mình với các bạn ơi tốc độ giùm mình

29 tháng 9 2018

* X + tặc :

- Hải tặc

- Dâm tặc

- Lâm tặc

- Cẩu tặc

* X + hóa

- Đô thị hóa

- Văn hóa

- Công nghiệp hóa

* X + điện tử :

- Thư điện tử

- Sổ liên lạc điện tử

- Báo diện tử

27 tháng 6 2018

1)

- Tác giả của bài " Tiếng gà trưa" Là Xuân Quỳnh

- Hình ảnh chủ yếu trong bài thơ là tiếng gà trưa ( hình ảnh đó thật thân thuộc, gần gũi với miền quê. Nó làm cho người chiến sĩ nhớ lại tuổi thơ ấu của mình, tiếp thêm sức mạnh cho đôi anh đỡ mỏi, cho lòng anh xúc động dạt dào)

2)

* Giống: Đều thể hiện tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu đồng chí và thể hiện tinh thần lạc quan của người lính

* Khác: - Đồng chí:  Hình ảnh người lính nông dân thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sâu sắc. Tình đồng chí thiềng liêng hòa quyện với tình giao tiếp khi lý tưởng chiến đấu đãa rực sáng trong tâm hồn.

- Tiểu đội xe không kính: Người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng. Đây là thế hệ những người lính có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồm nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất “lính”đáng yêu. Họ tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng.

#

27 tháng 6 2018

1/Tiếng gà trưa là của t/ g Xuân Quỳnh

2/  Người lính trong bài thơ “Đồng chí” -> Người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”-> Điểm giống và khác nhau về hình ảnh anh bộ đội trong hai bài thơ:
a. Người lính trong bài thơ “Đồng chí”: 
* Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà vô cùng cao quí.
- Những người lính xuất thân từ nông dân, ở những miền quê nghèo khó “nước mặn đồng chua”,”đất cày lên sỏi đá”. Họ “chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung”.
- Họ đến với cuộc kháng chiến với tinh thần yêu nước thật giản dị: nghe theo tiếng gọi cứu nước mà tự nguyện lên đường. Phía sau họ là bao cảnh ngộ: xa nhà, xa quê hương, phó mặc nhà cửa, ruộng vườn cho vợ con để sống cuộc đời người lính. Chữ “mặc kệ” trong câu thơ “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” đã lột tả được tinh thần “mến nghĩa” của những người nghĩa binh nông dân trong thơ Nguyễn Đình Chiểu, tinh thần “Ra đi không vương thê nhi” của các đấng trượng phu xưa và tinh thần “Quyết tự cho Tổ quốc quyết sinh” của những người tự vệ Thủ đô những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Nhưng khi đặt cạnh hình ảnh “gian nhà không” và chữ “gió lung lay” thì có gì đó cảm động quá. Người lính không hoàn toàn “mặc kệ” như khẩu khí đâu. Đó là đức hi sinh. Hi sinh cho quê hương đất nước. Một đức hi sinh giản dị làm cảm động lòng người.
- Trải qua những ngày gian lao kháng chiến đã ngời lên phẩm chất anh hùng ở những người nông dân mặc áo lính hiền hậu ấy
+ Cái nhìn hiện thực đã giúp nhà thơ ghi lại được những nét chân thực về cuộc đời đi chiến đấu của người lính. Hình ảnh họ lam lũ với “áo rách vai”, “quần có vài mảnh vá”, với”chân không giày". Đói,rét, gian khổ khắc nghiệt đã khiến người lính phải chịu đựng những cơn sốt rét:“miệng cười buốt giá”,”sốt run người”,”vừng trán ướt mồ hôi”. Trong hoàn cảnh đầy thử thách đó, sống được đã là kì tích. Chính Hữu còn ghi được hình ảnh người lính can trường vượt lên vững vàng trên vị trí của mình: “Đêm nay rừng hoang sương muối/Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. 
- Họ có một đời sống tình cảm đẹp đẽ, sâu sắc:
+ Lòng yêu quê hương và gia đình thể hiện qua nỗi nhớ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, niềm thương “gian nhà không”, qua ý thức về cảnh ngộ “quê hương anh nước mặn đồng chua” và “làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.
+ Từ hiện thực cuộc sống gian lao thiếu thốn, họ vun đắp được tình đồng chí keo sơn, gắn bó. Không phải vô cớ Chính Hữu đặt tên bài thơ là “Đồng chí” và nhiều lần trong bài thơ hai tiếng ấy đã vang lên. Tình đồng chí, đồng đội như là sự hội tụ, tập trung tất cả những tình cảm, những phẩm chất của người lính: Lòng yêu thương giữa những con người cùng cảnh ngộ, tinh thần đồng cam cộng khổ, tinh thần kề vai sát cánh trong chiến đấu, sự gắn kết giữa những người cung chung lí tưởng, chung mục đích và ước mơ. Gian lao thử thách khiến tình đồng chí, đồng đội thêm keo sơn, sâu sắc. Ngược lại, tình đồng chí ấy lại giúp người lính có sức mạnh để vượt qua gian lao thử thách. 
=> Hình ảnh người lính Cụ Hồ trong những ngày kháng chiến chống Pháp được Chính Hữu khắc họa trong tình đồng chí cao đẹp, tình cảm mới của thời đại cách mạng.
=> Họ được khắc họa và ngợi ca bằng cảm hứng hiện thực, bằng những chất thơ trong đời thường,được nâng lên thành những hình ảnh biểu tượng nên vừa chân thực, mộc mạc, vừa gợi cảm lung linh.
b. Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”:
* Nếu như những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp xuất thân từ những người nông dân nghèo khổ, quê hương họ là những nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” thì những chiến sĩ lái xe Trường Sơn lại là những thanh niên có học vấn, có tri thức, đã được sống trong thời bình, được giác ngộ lí tưởng cách mạng cao cả, họ ra đi trong niềm vui phơi phới của sức trẻ hồn nhiên, yêu đời, yêu đất nước.
- Hình ảnh người lính lái xe – hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ phơi phới, dũng cảm, yêu thương được khắc họa qua hình ảnh những chiếc xe không có kính và một giọng điệu thơ ngang tàn, trẻ trung, gần gũi.
- Những chiếc xe không có kính là hình ảnh để triển khai tứ thơ về tuổi trẻ thời chống Mỹ anh hùng. Đây là một thành công đặc sắc của Phạm Tiến Duật. Qua hình ảnh chiếc xe bị bom giặc tàn phá, nhà thơ làm hiện lên một hiện thực chiến trường ác liệt, dữ dội. Nhưng cũng “chính sự ác liệt ấy lại làm cái tứ, làm nền để nhà thơ ghi lại những khám phá của mình về những người lính, về tinh thần dũng cảm, hiên ngang, lòng yêu đời và sức mạnh tinh thần cao đẹp của lí tưởng sống chạy bỏng trong họ”. Phân tích các dẫn chứng: tư thế thật bình tĩnh, tự tin “Ung dung buồng lái ta ngồi”, rất hiên ngang, hào sảng “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Một cái nhìn cuộc đời chiến đấu thật lãng mạn, bay bổng, trẻ trung: “Thấy sao trời và đột ngột cánh chim”. Và độc đáo hơn nữa là tinh thần hóa rủi thành may, biến những thách thức thành gia vị hấp dẫn cho cuộc đối đầu, khiến cho lòng yêu đời được nhận ra và miêu tả thật độc đáo: các câu thơ “ừ thì có bụi”,”ừ thì ướt áo” và thái độ coi nhẹ thiếu thốn gian nguy “gió vào xoa mắt đắng”. Họ đã lấy cái bất biến của lòng dũng cảm, thái độ hiên ngang để thắng cái vạn biến của chiến trường gian khổ và ác liệt. 
- Sâu sắc hơn, nhà thơ bằng ống kính điện ảnh ghi lại được những khoảnh khắc “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”,”nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. Đó là khoảnh khắc người ta trao nhau và nhà thơ nhận ra sức mạnh của tình đồng đội, của sự sẻ chia giữa những con người cùng trong thử thách. Nó rất giống với ý của câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” của Chính Hữu, nhưng hồn nhiên hơn, trẻ trung hơn.
- Hai câu kết bài thơ làm sáng ngời tứ thơ “Xe vẫn chạy…” về tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ: Họ mang trong mình sức mạnh của tình yêu với miền Nam, với lí tưởng độc lập tự do và thống nhất đất nước.
c. Điểm giống và khác nhau về hình ảnh anh bộ đội trong hai bài thơ:
* Giống nhau:
+ Mục đích chiến đấu: Vì nền độc lập của dân tộc.
+ Đều có tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.
+ Họ rất kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu.
+ Họ có tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng.
* Khác nhau: 
+ Người lính trong bài thơ “Đồng chí” mamg vẻ đẹp chân chất, mộc mạc của người lính xuất thân từ nông dân.
+ Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” luôn trẻ trung sôi nổi, vui nhộn với khí thế mới mang tinh thần thời đại. 

           Hơi dài , mh ms lớp 7 chỉ ngắn gọn dc câu 1 , thông cảm

     Tk nha , mơn nhìu !!!

~ HOK TỐT ~

13 tháng 4 2020

a. trực tiếp.

b. gián tiếp.

4 tháng 6 2018

2

Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm văn xuôi đầu tiên có quy mô lớn của một bộ sử thi. Tác phẩm có giá trị cả về mặt văn học và sử học.Tác giả mô tả bức tranh sinh động về những biến động trong xã hội phong kiến cuối thế kỷ 18. Những nhân vật thuộc tầng lớp trên của xã hội phong kiếnkhông còn là những thần tượng thiêng liêng, tôn quý mà là hiện hữu những hình ảnh không đẹp. .
Hoàng Lê nhất thống chí còn phản ánh phần nào cuộc sống của nhân dân thời Lê mạt: cuộc sống không có trật tự, không an toàn, không ấm no trước nạn binh hỏa và nạn đói
Một phần lớn nội dung tác phẩm phản ánh khá đậm nét về nhà Tây Sơn. Dù đứng trên lập trường nhà Hậu Lê đối lập, các tác giả dành nhiều sự trang trọng đối với lực lượng Tây Sơn mà tiêu biểu là Nguyễn Huệ.
Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm tự sự lịch sử. Trên thực tế, tác phẩm không giữ nguyên thi pháp cổ điển của thể loại như mô tả ngoại hình nhân vật theo lối tượng trưng, ước lệ, mà có những đặc điểm được các nhà nghiên cứu đánh giá là đậm sắc thái của Việt Nam

Nên có thể coi Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử

4 tháng 6 2018

1) Câu cầu khiến

2)

- Trong văn học Việt Nam thời trung đại, "Hoàng lê nhất thống chí" là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt được những thành công xuất sắc cả về nội dung cũng như nghệ thuật.

- Với nội dung viết về những sự kiện lịch sử diễn ra trong khoảng ba mươi năm cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX ( cuối Lê đầu Nguyễn),tác phẩm chịu ảnh hưởng lối viết tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc cũng như quan niệm văn sử bất phân - nét đặc thù của văn học trung đại Việt Nam.

- Nếu xét về tính chân thực lịch sử, tác phẩm có thể được xếp vào loại kí sự lịch sử. Nhưng xét về hình thức kết cấu, nghệ thuật khắc họa nhân vật, cách miêu tả, tự sự... thì tác phẩm lại mang đậm chất tiểu thuyết. Có lẽ vì thế mà "Hoàng Lê nhất thống chí" được xếp vào loại tiểu thuyết lịch sử.

5 tháng 5 2018

Vũ Nương là người con gái đức hạnh, mẫu mực nên nàng luôn biết gìn gữi hạnh phúc gia đình. Tuy chồng xa nhà đầu quân đi lính nhưng nàng luôn làm tròn bổn phận dâu con. Trở thành trụ cột của cả nhà, bàn tay nàng một mình nuôi bé Đản lớn khôn, chăm sóc mẹ chồng tới nơi tới chốn. Với đứa con nàng dành hết tình yêu cho nó và hành động chỉ bóng mình trên vách bảo cha Đản cũng vì nàng muốn dỗ dành con khỏi khóc. Với mẹ chồng, vì mong mỏi nhớ thương con trai nên không may bà đã lâm bệnh. Có thể nói đây là cơ hội để chứng tỏ và thể hiện phẩm chất đáng quý trong con người Vũ Nương. Nàng đã luôn lo lắng thuốc thang, tận tình, chu đáo mong mẹ sớm khỏi bệnh. Những lời nói an ủi, động viên mẹ cũng đều xuất phát trong sâu trái tim đứa con dâu. Đến lúc bà qua đời, nàng đau xót vô cùng, lo ma chay tế lễ như cha mẹ đẻ mình vậy. Và sự ngoan ngoãn, nết na của nàng cũng dược ngợi ca qua lời mẹ dặn trước khi lâm chung: Xanh kia quyết chẳng phụ con.... Từ đây cho thấy ranh giới mẹ chồng nàng dâu đã không còn tồn tại trong gia đình nàng. Như vậy Vũ Nương thật sự xứng đáng là người mẹ hiền, dâu hiếu thảo.

5 tháng 5 2018
Trong tác phẩm "Chuyện người con gái NX" Vũ Nương được biết đến là người phụ nữ hết lòng thuỷ chung với chồng và vun vén hạnh phúc cho tổ ấm của mình. Ngay từ khi mới bước chân vào làm vợ TS Vũ Nương đã biết gìn giữ khuôn phép vì hiểu tính chồng vốn đa nghi, hay ghen. Chính vì vậy mà gia đình chưa lúc nào phải thất hoà. Đến lúc tiễn TS đi đầu quân, nàng không ham vinh hiển giàu sang mà chỉ muốn chồng trở về bình an là đủ rồi. Nâng chén rượu trên tay nàng dặn chồng trong nỗi nghẹn ngào khiến mọi người không giấu nổi nước mắt. Với vai trò là vợ, nàng cảm thông cho nối khổ ngoài biên ải của chồng. Khi TS xa nhà thì Vũ Nương vẫn 1 mực yêu chàng. Nàng chẳng hề tô son điểm phấn để làm đẹp cho mình và càng không lui tới chốn ong bướm. Để rồi nỗi nhớ thương chồng không biết gửi vào đâu nàng chỉ biết chăm lo, bù đắp tình cha cho con thơ cùng mẹ chồng. Điều đó được thể hiện qua việc Vũ Nương dỗ dành con. Mỗi lần Đản khóc nàng thường chỉ bóng mình bảo cha Đản. Có lẽ hành động ấy giúp Vũ Nương nguôi ngoai phần nào hình bóng chồng và cũng muốn làm con vui. Còn việc hiếu thảo với mẹ cũng chỉ vì nàng mong có ngày gia đình được đoàn tụ bên nhau. Đến khi nàng bị TS đánh mắng oan thì náng vẫn nhẫn nhịn để có thú vui nghi gia nghi thất chứ không phải là cảnh bình rơi trâm gãy.Tóm lại Vũ Nương là người vợ đáng quý trong xã hội bấy giờ.