K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 3 2018

\(P=x+\sqrt{2}=-\left(2-x\right)+\sqrt{2-x}+2\)

Đặt \(t=2-x\)ta có:

\(P=-t^2+t+2\)

GTLN của \(P=2,25\Leftrightarrow t=\frac{1}{2}\)

\(\Leftrightarrow x=1,75\)

bài nay chị Giang đưa về phương trình bậc 2 và tìm nhé

21 tháng 1 2018

hieu yeu huyen

“Bệnh vô cảm” như một bệnh dịch lây lan trong toàn xã hội và rất nhiều người mắc phải, không nặng thì nhẹ. Vô cảm là thái độ thờ ơ, không có cảm xúc gì trước các sự vật, hiện tượng xung quanh, trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Đây là thái độ, là cách sống tiêu cực đáng phê phán vì nó trái ngược với truyền thống đạo đức nhân ái, vị tha đã có từ bao đời...
Đọc tiếp

“Bệnh vô cảm” như một bệnh dịch lây lan trong toàn xã hội và rất nhiều người mắc phải, không nặng thì nhẹ. Vô cảm là thái độ thờ ơ, không có cảm xúc gì trước các sự vật, hiện tượng xung quanh, trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Đây là thái độ, là cách sống tiêu cực đáng phê phán vì nó trái ngược với truyền thống đạo đức nhân ái, vị tha đã có từ bao đời của dân tộc ta. Vô cảm vốn là một trạng thái tâm lí, nhưng hiện nay nó đã trở thành một căn bệnh trầm kha khó chữa. Có thể nói thứ “vi rút” nguy hiểm của căn bệnh này đã và đang xâm nhập vào tất cả các tầng lớp, lứa tuổi mà tập trung nhiều nhất là ở các thành phố lớn có lối sống hiện đại.

Xác định phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên ( chỉ ra những từ ngữ liên kết)

1
7 tháng 3 2019

“Bệnh vô cảm” như một bệnh dịch lây lan trong toàn xã hội và rất nhiều người mắc phải, không nặng thì nhẹ. Vô cảm là thái độ thờ ơ, không có cảm xúc gì trước các sự vật, hiện tượng xung quanh, trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Đây là thái độ, là cách sống tiêu cực đáng phê phán vì nó trái ngược với truyền thống đạo đức nhân ái, vị tha đã có từ bao đời của dân tộc ta. Vô cảm vốn là một trạng thái tâm lí, nhưng hiện nay đã trở thành một căn bệnh trầm kha khó chữa. Có thể nói thứ “vi rút” nguy hiểm của căn bệnh này đã và đang xâm nhập vào tất cả các tầng lớp, lứa tuổi mà tập trung nhiều nhất là ở các thành phố lớn có lối sống hiện đại.

Xác định phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên ( chỉ ra những từ ngữ liên kết)

- Phép lặp từ: vô cảm

- Phép thế: Đây - bệnh vô cảm, Nó - Vô cảm, Căn bệnh này - Bệnh vô cảm

9 tháng 4 2017

_Khởi ngữ: Những câu Kiều, những tiếng hát, tất cả giữ cho những người bị giam cầm vẫn buộc chặt lấy cuộc đời thường bên ngoài.

_Thành phần tình thái : Chắc cậu ấy bị ốm nên mới không đi học.

_Thành phần phụ chú: Nó - người con gái của chú đã không còn.

_Thành phần cảm thán: Ôi! Bông hoa này mới đẹp làm sao.

_Thành phần gọi đáp: Này, cậu có mệt không.

_Nghĩa tường minh: Thôi muộn rồi, bác về nghỉ đi.

_Nghĩa hàm ý: Trời, đã 12 giờ rồi cơ à. Haiz, mệt mỏi quá.

9 tháng 4 2017

thank you so much! yeu

14 tháng 11 2019

Những câu thơ trên của Tố Hữu có nét giống với Ánh trăng của Nguyễn Duy ở hoàn cảnh và những suy ngẫm. Bối cảnh chung vẫn là sự thay đổi môi trường sống, từ gian khổ sang cuộc sống êm đềm đầy đủ tiện nghi hơn. Và lời tâm sự của tác giả là: tự vấn hoặc thể hiện sự thức tỉnh của bản thân về việc liệu bản thân của mình có còn nhớ tới, có còn biết ơn những gì đã gắn bó một thời không. Thông điệp mà hai tác giả gửi gắm đều là nhắc nhở về lối sống ân nghĩa thủy chung và uống nước nhớ nguồn.

7 tháng 10 2018

Ngu quá mà còn làm bài hiểu biết gì được.

7 tháng 10 2018

Bài này làm kt 15 phút mà, lâu rồi giờ còn nói được

16 tháng 7 2019

Trong hai câu thơ:

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Bà huyện Thanh Quan đã sử dụng thành công nhiều biện pháp tu từ: chơi chữ đồng âm – đồng nghĩa, nhân hóa đôi và đảo ngữ. Hai câu thơ trên nằm trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của tác giả. Đèo Ngang xưa kia vốn là ranh giới ngăn cách đất nước ta trong một thời gian dài tạo ra hai khu vực riêng biệt Đàng Trong – Đàng Ngoài. Khi làm bài thơ này, Bà Huyện Thanh Quan đã từ giã quê nhà là thành Thăng Long để lên đường vào Huế. Rời Đèo Ngang đây là bà rời Đàng Ngoài xưa để bước vào nơi Đàng Trong. Nỗi buồn sầu phải rời xa quê hương cùng với lịch sử xa xưa của Đèo Ngang đã khiến tâm hồn đa cảm của nữ sĩ đã khiến bà viết nên hai câu thơ thật buồn.

Nơi Đèo Ngang heo hút, sự sống con người vắng vẻ và xơ xác. Nhiều hơn là sự hoang dã của cỏ cây muông thú. Tiếng chim cuốc và chim đa đa vang lên khiến bà chạnh lòng nghĩ đến nỗi buồn riêng. Tiếng kêu của hai loài chim được liên tưởng đồng âm với hai danh từ “quốc” và “gia” nên thành loài chim “quốc quốc” và “gia gia”. Mặt khác, “quốc” có nghĩa là “nước” và “gia” có nghĩa là “nhà” vậy nên có sự tương ứng giữa nỗi buồn đau được nhân hóa của mỗi loài vật với tên gọi và tiếng kêu của chúng: con quốc đau lòng nhớ nước, con gia gia mỏi miệng thương nhà. Phép chơi chữ độc đáo ấy tạo nên nét riêng rất đặc sắc cho hai câu thơ.

Chẳng những vậy, hai câu thơ còn sử dụng phép đảo ngữ và phép đối. Theo cách viết thông thường, hai câu thơ trên sẽ được viết là: con quốc quốc nhớ nước đau lòng, cái gia gia thương nhà mỏi miệng (kêu). Nhưng nay, những động từ thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình đều được đảo lên phía đầu câu thơ đồng thời hai câu thơ có đối nhau rất nhịp nhàng: “Nhớ nước” – “Thương nhà”, “đau lòng” – “mỏi miệng”, “con quốc quốc” – “cái gia gia”. Điều đó góp phần quan trọng nhấn mạnh tâm trạng của chủ thể trữ tình trong hai câu thơ.

16 tháng 7 2019

Biện pháp tu từ: nhân hóa. Hiệu quả nghệ thuật: ngọn gió mùa xuân hiện lên như một sinh thể có hồn với vẻ nhí nhảnh, tinh nghịch, duyên dáng.

Cảnh sắc mùa xuân buổi sáng mai trong thời khắc giao mùa. Cảnh xuân trong sáng, xinh tươi, thơ mộng... Thi nhân đắm say trong cảnh, lòng ngập tràn tình yêu với quê hương xứ sở, thiết tha niềm yêu đời, yêu cuộc sống.