Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
· Về nội dung:
- Tiếp tục phát huy truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc: chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo.
- Đồng thời đem đến cho văn học một đóng góp mới của thời đại: tinh thần dân chủ
· Về nghệ thuật:
- Các thể loại văn xuôi phát triển mạnh, nhất là tiểu thuyết và truyện ngắn.
- Các thể loại mới như phóng sự, bút kí, tùy bút, kịch nói đều đạt được những thành tựu đáng kể..
- Thơ ca thoát khỏi những quy tắc chặt chẽ của thơ ca trung đại.
- Nền văn học được hiện đại hóa.
- Nhịp độ phát triển mau lẹ.
- Phân hóa phức tạp thành nhiều xu hướng văn học.
- “tri âm” là cụm từ đề cập đến việc hai người có tình cảm sâu nặng với nhau, có thể cảm nhận được những suy nghĩ, tình cảm, sự chia sẻ và những điều không nói ra của đối phương một cách rõ ràng, dù không cần phải nói ra.
- Những thành ngữ, tục ngữ hay tác phẩm văn học nói về chuyện “tri âm”:
+ “Chữ người tử tù” - Nguyễn Tuân.
+ “Khóc Dương Khuê” - Nguyễn Khuyến.
- Kiều giằng xé trong nội tâm, đau đớn và nhớ thương Kim Trọng. Tâm trạng đau đớn đến cùng cực, mất lí trí của Thúy Kiều khi hướng về tình yêu của mình và Kim Trọng.
- Em không học tốt môn Toán. Các bài học cô giáo giảng trên lớp đôi khi em không theo kịp. Điều đó dẫn đến em bị hổng rất nhiều kiến thức và ngày càng tự ti hơn. Nhưng sau khi suy nghĩ kĩ, em đã cố gắng nói ra cho cô giáo. Ngay sau đó, cô đã dành các buổi tự học để hướng dẫn riêng cho em các phần em không hiểu. Thật tốt là sau đó, em đã cải thiện được điểm số môn Toán của mình.
- Người viết có quan điểm về vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học: Cần phải sống trọn vẹn với lí tưởng của mình từng phút từng giây cuộc đời.
Bài nói tham khảo
Xin chào thầy cô và các bạn, trong buổi nói chuyện hôm nay, tôi muốn trình bày về cách ứng xử của con người đối với tự nhiên được phản ánh trong tác phẩm văn học Kiến và người của nhà văn Trần Duy Phiên.
Truyện ngắn Kiến và người là câu chuyện đơn giản kể về sự đấu tranh môi trường sống giữa một gia đình và loài kiến, và con người sẽ không thể chiến thắng nếu như xâm chiếm môi trường sống của các loài trong tự nhiên. Cốt truyện của “Kiến và người” hoàn toàn là tưởng tượng nhưng vẫn dựa trên thực tế. Bởi vì tàn phá rừng và thay đổi môi trường sống của các sinh vật, các sinh vật ấy lại bắt đầu tấn công con người để bảo vệ cuộc sống của chính chúng. Nếu không chiến đấu, chúng sẽ chết. Hiện tượng kiến bò lên khỏi mặt đất và kiến vỡ tổ chui ra có thể dễ dàng quan sát thấy trong đời sống hàng ngày. Nhưng lũ kiến lại hành quân thành đàn và tấn công đến tận giường. Cả bốn người trong gia đình đều chiến đấu chống lại lũ kiến nhưng không thể thắng được. Đây là một câu chuyện hoàn toàn hư cấu và tưởng tượng. Cốt truyện chứa đựng cả yếu tố thực và ảo nên rất hấp dẫn người đọc.
Câu chuyện cho ta nhận thức sâu sắc về mối quan hệ bền chắc, không thể tách rời của thiên nhiên và con người. Thiên nhiên tạo ra loài người, loài người sinh sống và quyết định số phận của thiên nhiên. Chân lí ấy đã tồn tại đời đời kiếp kiếp, chứng minh tính song hành và tương trợ lẫn nhau thiên nhiên và con người. Các yếu tố như: tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, khí hậu, ánh sáng, cảnh quan… Cơm ăn, nước uống, thuốc chữa bệnh, quần áo mặc đều là sản phẩm từ thiên nhiên thông qua quá trình lao động của chính con người đó chính là những gì tồn tại ở môi trường tự nhiên.
Có thể thấy con người tác động vào môi trường tự nhiên cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Tác động tích cực của con người vào môi trường tự nhiên được thể hiện qua việc tận dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố môi trường nhằm phục vụ cuộc sống của mình. Con người còn biết lựa chọn cho mình không gian sống thích hợp nhất, từ chỗ lệ thuộc bị động đến cải tạo chinh phục tự nhiên. Sự tác động của con người tăng theo sự gia tăng quy mô dân số và theo hình thái kinh tế (Từ nền nông nghiệp săn bắt hái lượm đến nền nông nghiệp truyền thống và nền nông nghiệp công nghiệp hóa). Tuy nhiên, sự tác động tiêu cực của con người vào môi trường tự nhiên khiến cho môi trường tự nhiên bị tàn phá và ô nhiễm, lúc đó con người sẽ luôn phải sống trong cảnh lo âu về thiên tai, dịch bệnh... Do vậy, môi trường tự nhiên phải được bảo vệ một cách tốt nhất, phải tiết kiệm các nguồn tài nguyên, nâng cao tỷ lệ sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, làm cho hệ sinh thái được tái sinh thường xuyên.
Như chúng ta đã biết tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi và đầy bức xúc do chính việc sinh hoạt và sản xuất của con người gây ra, nó đang trực tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của các thế hệ sau này của thế giới. Những năm gần đây, chúng ta luôn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra và do công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập. Môi trường vẫn từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người làm ô nhiễm nghiêm trọng hơn, sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những thử thách lớn lao. Đó cũng chính là những kết quả tất yếu của sự thiếu ý thức tôn trọng tự nhiên và sự lúng túng trong việc tìm ra một lời giải cho bài toán phát triển bền vững. Có điều là, nếu những hành vi của con người phù hợp với quy luật của tự nhiên thì tự nhiên sẽ là người bạn tốt, đầy thiện chí, ngược lại những hành vi trái với quy luật tự nhiên thì sức trả thù của tự nhiên sẽ lớn hơn bất cứ lực lượng xã hội nào. Thực tế đã chứng minh, không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra cái chết cho con người do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, bệnh trầm cảm, bệnh mất ngủ và gây nhiều hậu quả khác.
Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Chính vì thế chúng ta phải biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên để thiên nhiên trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.
Trên đây là phần thuyết trình của tôi về cách ứng xử của con người đối với tự nhiên được phản ánh trong tác phẩm văn học Kiến và người của nhà văn Trần Duy Phiên. Rất cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để bài trình bày được hoàn thiện hơn.
• Đề tài về người trí thức nghèo: - Nhà văn viết về cảnh sống nghèo khổ, bế tắc, đặc biệt là bi kịch tinh thần của người trí thức trong xã hội thực dân nửa phong kiến. - Tác phẩm tiêu biểu: Giăng sáng, Đời thừa, Sống mòn, Những truyện không muốn viết, Cười, Quên điều độ, nước mắt,…
• Đề tài về người nông dân nghèo: 6 - Nói lên cuộc sống tối tăm, cơ cực và nhiều lúc dẫn đến tình trạng tha hóa của người nông dân do xã hội thực dân nửa phong kiến gây ra. Đồng thời phát hiện, khẳng định và ca ngợi phẩm chất lương thiện, tốt đẹp bên trong của người nông dân. - Tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo, lão Hạc, Một bữa no, Trẻ con không được ăn thịt chó, Lang Rận,…
- Mở bài, thân bài và kết bài của ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học, vì:
+ Mở bài đã nêu ra được vấn đề xã hội cần bàn luận.
+ Thân bài: đã trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng chặt chẽ, thuyết phục để làm sáng tỏ cho quan điểm của người viết.
+ Kết bài: Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề.