Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
kỉ luật
Bề trên ở chẳng kỉ cương Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa Thương em anh để trong lòng Việc quan anh cứ phép công anh làm Tục ngữ:
-Đất có lề, quê có thói
-Phép vua thua luệ làng
-Muốn tròn phải có khuôn Muốn vuông phải có thước.
-Tiên học lễ hậu học văn Tôn sư trọng đạo Sư như phụ (đừng quên bỏ dấu nặng)
Kính lão đắc thọ
Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên
Không thầy đố mầy làm nên
Ăn cây nào, rào cây nấy
Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
Uống nước nhớ người đào giếng
Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
Anh đâu phải mê bông quế mà bỏ phế cái bông lài
Quế thơm ban ngày, lài ngát ban đêm
Bắc thang lên hỏi ông trời
Bỏ tiền cho gái có đòi được chăng!
Biết thì thưa thốt Không biết thì dựa cột mà nghe
Luật pháp bất vị thân bởi phạm quyền
Những câu ca dao tục ngữ hay về biết ơn, lòng biết ơn, kính trọng, lễ phép, lễ độ
1.
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh ông giáo, tiền thân của giáo viên sau này. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà chỉ mong ông dạy con mình cái chữ cái câu
2.
Tôn sư trọng đạo
Cha ông ta đã đúc gọn trong câu: "Tôn sự trọng đạo" này rất chính xác, ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa về vai trò, tầm quan trọng của việc tôn trọng người thầy, tôn trong đạo học.
3.
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
Câu tục ngữ này có nghĩa là:người dạy cho ta một chữ thì cũng là thầy, dạy nửa chữ cũng là thầy. Muốn nhắn nhủ chúng ta phải biết tôn trọng lễ phép với thầy cô giáo.
4.
Trọng thầy mới được làm thầy
Câu này muốn nhắc nhở người đời cần phải tôn trọng thầy giáo, người đã dạy bảo mình thì những người khác mới nghe theo và tôn trọng những lời chỉ bảo của mình.
5.
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh
Câu này liệt kê rõ ra những thứ được xem là mặc định được đặt ra cho cha, mẹ, thầy. Khuyên nhủ chúng ta cố gắng học hành để không phụ lòng những người đã nuôi náng dạy dỗ.
6.
Ở đây gần bạn, gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim
Hai câu thơ muốn nhắc chúng ta cần phải tìm tòi học tập cùng thầy cùng. Mặc dù bước đầu sẽ gian nan nhưng sau này sẽ thành công.
7.
Tầm sư học đạo
Câu này có nghĩa là muốn học tập giỏi thì cần phải có một người thầy tốt.
8.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa
Đây là 2 câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý kính trọng. Ai mà không từng có thầy cô giáo, và sau khi thành danh thì nên nhớ ơn công lao dạy dỗ của những người thầy cô khi xưa.
9.
Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui
Câu tục ngữ như một lời dạy quý báu của ông cha ta gửi đến thế hệ đi sau hãy biết gìn giữ những thành quả của lớp người đi trước đồng thời hãy phấn đấu, cố gắng hết mình trong công cuộc xây dựng đất nước để đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, phồn thịnh hơn.
10.
Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên
Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn và câu này lột tả được ý nghĩa đó. Khuyên nhủ chúng ta luôn nhớ về những người đã nuôi nấng dạy dỗ ta thành người.
11.
Uống nước nhớ nguồn
Câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tinh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn.
12.
Đi thưa về trình
Câu tục ngữ này căn dặn chúng ta phải biết lễ phép, lễ độ với người lớn, đi đâu thì phải thưa và về nhà phải trình.
13.
Gọi dạ, bảo vâng
Câu tục ngữ là lời khuyên bảo chúng ta về cách dùng các thán từ gọi đáp sao cho lễ phép. Khuyên bảo con người phải nghe những lời dạy bảo của cha mẹ và những người lớn tuổi hơn mình. Khi được gọi đến phải dạ khi nghe bảo ban điều gì đó phải vâng. Đó cũng là truyền thống văn hóa, đạo đức của người Việt Nam.
14.
Tiên học lễ hậu học học văn
Câu tục ngữ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người.
15.
Lời chào cao hơn mâm cổ.
Qua câu tục ngữ trên, dân gian đã khẳng định ý nghĩa quan trọng và giá trị to lớn của lời chào. Hiểu được điều đó, mỗi người cần có ý thức sử dụng lời chào trong những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống.
16.
Yêu trẻ trẻ đến nhà
Kính già già để tuổi cho.
Câu tục ngữ khuyên chúng ta nên kính trọng những người già và yêu quý những em nhỏ, vì họ là những người rất dễ bị xúc động, rất dễ bị tổn thương nếu không được quan tâm chăm sóc chu đáo
17.
Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói không thầy sao nên
Hai câu ca dao có ý nghĩa là ai cũng sẽ có thầy cô dạy dỗ, không có thầy cô dạy dỗ chỉ bảo thì chúng ta không thể nên người.
18.
Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu
Câu này dùng biện pháp so sánh công lao của cha thầy với độ sâu độ hồ Tây. Ý muốn nhắn nhủ mỗi người học trò phải quý mến thầy, phải tôn trọng cha.
19.
Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên
Không ai sinh ra đã tài giỏi liền cả. Câu thơ ý muốn nói phải biết ơn những người đã dạy dỗ ta nên người, thành tài.
20.
Bẻ lau làm viết chép văn
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy
Câu ca dao thể hiện tính ham học của người học trò xưa “bẻ lau” làm bút viết, và thầy “dạy răn” tức là nghiêm khắc với học trò thì học trò mới giỏi.
Trên đây là bài viết về Những câu ca dao tục ngữ hay về biết ơn, lòng biết ơn, kính trọng, lễ phép, lễ độ? Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm về ca dao về tục ngữ của Việt Nam ta.
Từ thuở xa xưa… khi thánh thần còn dạo chơi dưới trần gian, lúc đó đất màu mỡ hơn bây giờ rất nhiều. Hồi ấy bông lúa không chỉ có năm hay sáu chục chẽ mà là bốn tới năm trăm chẽ. Lúc bấy giờ hạt lúa bám quanh nhánh lúa từ gốc đến ngọn: nhánh lúa dài bao nhiêu thì bông lúa dài bấy nhiêu. Sống trong cảnh thừa thãi nên mọi người trở nên thờ ơ với lúa. Một ngày kia có một người đàn bà đi ngang qua cánh đồng lúa chín, đứa con nhỏ con bà chạy nhảy bị té xuống vũng bùn bẩn hết quần áo. Bà mẹ bứt ngay một nắm lúa chín để gột quần áo cho con. Vừa lúc ấy, thượng đế đi ngang qua. Nhìn thấy vậy, thượng đế nổi giận và nói:
- Từ nay trở đi lúa sẽ không trổ bông nữa, loài người không biết quý lộc trời.
Những người đứng quanh đó thấy vậy rất kinh hoàng, vội cầu khẩn thượng đế thương tình cho lúa trổ ít bông. Nếu như con người không xứng đáng với nó thì hãy vì những con gà vô tội kia, kẻo chúng lại phải chết đói. Thượng đế thấy trước cảnh khổ cực của con người nên rủ lòng thương và chấp thuận lời thỉnh cầu ấy. Do vậy nên lúa chỉ còn trổ bông như ngày nay.
Vào một đêm giông bão có một người đàn ông đứng tuổi cùng bà vợ ghé vô một khách sạn nhỏ và hỏi viên thư ký: Xin anh làm ơn cho chúng tôi một phòng. Viên thư ký trả lời: Thưa ông, tất cả mọi phòng đều có người thuê, nhưng tôi không nỡ để ông bà phải ra đi vào lúc một giờ sáng như thế này. Người chồng hỏi lại: Anh nói chi? Ông bà có thể ngủ tại phòng tôi. Nhưng anh sẽ ngủ ở đâu? Tôi sẽ tìm được, xin đừng lo lắng cho tôi. Sáng hôm sau, ông khách trả tiền phòng và nói với viên thư ký: Anh là một người quản lý có tài, khả dĩ có thể làm chủ một khách sạn lớn. Rất có thể một ngày nào đó, tôi sẽ xây cho anh một cái.
Hai năm sau, viên thư ký nhận được một bức thư, kèm theo vé máy bay khứ hồi đi Nữu Ước và tấm danh thiếp của người khách trong đêm giông bão. Người khách dẫn viên thư ký tới một đại lộ, chỉ vào một ngôi nhà cao tầng và nói: Đây là khách sạn tôi đã xây để cho anh quản lý. Không nói nên lời, người thanh niên rất đỗi ngạc nhiên, ấp úng cám ơn. Mạnh thường quân của anh là Astoria, chủ nhân của một mạng lưới khách sạn tại Mỹ. Và khách sạn ông dành cho anh ta là một khách sạn tiện nghi nhất thời bấy giờ.
Từ câu chuyện trên, chúng ta đi vào Lời Chúa phán với chúng ta qua đoạn Tin Mừng hôm nay: Hạt lúa rơi xuống đất, có mục nát, thì mới sinh nhiều hoa trái. Anh chàng thư ký đã chôn vùi những tiện nghi của mình, bằng cách nhường lại căn phòng ấm cúng cho hai vợ chồng người khách lạ. Và sự hy sinh ấy đã đem lại phần thưởng cho anh. Anh được quản lý một khách sạn sang trọng và nổi tiếng trên thế giới.
Hạt giống phải chết đi, phải mục nát trước khi nẩy mầm, đâm bông và kết trái. Điều đó cũng đúng cho bình diện thiêng liêng. Bởi vì, chúng ta, những người tin theo Chúa đều biết rằng mọi cố gắng, mọi hy sinh, mọi gian khổ của chúng ta rồi sẽ sinh hoa kết trái, nhất là khi những cố gắng, những hy sinh và gian khổ ấy được thi hành vì lòng mến đối với Thiên Chúa và tình thương đối với anh em đồng loại. Chính Chúa Giêsu cũng đã chấp nhận những hy sinh gian khổ vì chúng ta, bằng cách chịu chết trên thập giá, để rồi từ đó Ngài đã có được hoa trái của sự phục sinh vinh quang.
Mùa chay sắp kết thúc, nhưng cũng chưa quá muộn để chúng ta chôn vùi bản thân, từ bỏ chính mình vì Đức Kitô và vì anh em, bởi vì có cùng chết với Đức Kitô, thì rồi chúng ta mới sẽ được sống lại trong vinh quang với Ngài.
Mình mong bài này có thể giúp bạn biết làm dù nó ko đc đúng đề cho lắm.....
1.Có nghĩa là : 1 phút suy tư bằng một năm không ngủ
2.Môn đạp xe
3.Núi Everest
4.Trò chơi cờ
5.Sẽ đào được 1 cái hố nhỏ
tk nha
Trong tất cả các ngày lễ Tết, Tết nguyên đán được coi là ngày Tết quan trọng và đặc biệt nhất của người dân Việt Nam. Dù ngày Tết có bận rộn, có nhiều thứ để lo toan đến đâu thì người Việt cứ mỗi hàng năm đều mong Tết đến. Trải qua hàng ngàn năm, cuộc sống đã có bao điều biến đổi, những phong tục, tập quán cũng đổi thay quá nhiều nhưng những phong tục đón Tết truyền thống của người Việt vẫn được lưu giữ không hề biến mất.
Tiễn ông Công, ông Táo về trời
Theo tâm linh của người Việt, có 3 vị thần cai quản việc bếp núc hay còn gọi là 3 ông đầu rau cai quản mọi chuyện trong nhà. Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người Việt ta có lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời để báo cáo cho Ngọc Hoàng biết chuyện làm ăn của gia đình trong năm đó. Chạp ông Công, ông Táo là sự kiện đầu tiên báo hiệu cho một cái Tết đã đến thật gần.
Ngày 23 tháng Chạp tiễn ông Táo, nhà nhà đều phải chuẩn bị lễ vật như hoa quả, mũ áo, vàng mã bằng giấy, cá chép còn sống với qua niệm rằng cá chép sẽ vượt vũ môn, hóa thành rồng để đưa ông Công, ông Táo lên chầu trời. Tiễn ông Táo đi hôm 23, đến ngày 29 hoặc 30 Tết người ta cũng không quên mời ông Táo về trước Giao thừa, để ông lại tiếp tục công việc cai quản công việc trong nhà.
Phong tục đoàn viên, sum họp trong dịp Tết
Ngày thường mải miết làm ăn, các thành viên trong gia đình thường không có mặt đông đủ. Chỉ có riêng dịp Tết cả gia đình mới có dịp quây quần, đoàn tụ bên nhau để tâm sự, sẻ chia những buồn vui trong suốt một năm qua.
Tết là sự trở về, Tết là sum họp, Tết là đoàn viên. Suy nghĩ đó đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt, để ai dù có đi xa đến đâu, có ở trong nước hay ngoài nước thì cứ mỗi dịp Tết đến xuân về là cũng cố gắng trở về bên gia đình, để đón Tết cùng với ông bà, cha mẹ, anh em mình. Trở về để thấy mình không bị bơ vơ, lạc lõng giữa những tấp nập của dòng đời. Trở về để cùng ăn với nhau bữa cơm đoàn tụ, để tỏ lòng thành kính tổ tiên, ông bà, để gìn giữ truyền thống uống nước phải nhớ nguồn của dân tộc.
Hãy kể lại câu chuyện Con Rồng Cháu Tiên theo lời kể của em.
Ngày xưa ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, sức khoẻ vô địch và có nhiều phép lạ. Thần thường sống dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn diệt trừ yêu quái giúp dân và dạy dân chăn nuôi trồng trọt…
Bấy giờ ở vùng núi cao phương Bắc có nàng Âu Cơ thuộc dòng dõi Thần Nông. Biết vùng Lạc Việt nhiều hoa thơm cỏ lạ nên nàng đến thăm. Tại đây, nàng gặp Lạc Long Quân. Họ yêu nhau, kết duyên đôi lứa, sống tại cung điện Long Trang trên cạn.
Ít lâu sau, Âu Cơ có mang. Kì lạ làm sao, đến kì sinh nở, nàng sinh ra một bọc trăm trứng, sau trăm trứng đó nở thành trăm người con trai đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi, sức khoẻ như thần. Âu Cơ và Lạc Long Quân mừng vui khôn xiết.
Nhưng Lạc Long Quân vốn quen sống dưới nước. Một hôm, chàng đành từ biệt vợ con trở về thuỷ cung. Âu Cơ một mình vò võ nuôi con trong chờ mong buồn tủi. Một hôm, nàng gọi chồng lên than thở:
- Sao chàng lại bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?
Lạc Long Quân ngậm ngùi:
- Ta thuộc nòi rồng, quen sống dưới vùng nước thẳm, nàng là tiên nữ, quen sống chốn non cao. Kẻ trên cạn, người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở với nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đem năm mươi người con lên núi, chia nhau cai quản đất đai, khi có việc cần thì giúp đỡ nhau.
Âu Cơ mang năm mươi người con lên rừng. Người con trưởng của Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. Triều đình có đủ tướng văn tướng võ. Con trai được gọi là Lang, con gái gọi là Mị Nương. Khi cha chết, ngôi báu được truyền cho con trưởng. Cứ thế, mười mấy đời vua Hùng đã thay nhau trị vì đất nước, không hể thay đổi hiệu Hùng Vương.
Kể từ đó, dân Việt Nam, con cháu các vua Hùng, đều tự coi mình là con Rồng, cháu Tiên.
Đấy là truyền thuyết giải thích nguồn gốc của dân tộc ta. Truyền thuyết cũng cho ta hiểu rõ hơn hai tiếng thiêng liêng "đồng bào" (cùng trong một bọc). Chúng ta tự hào hơn về nòi giống Tiên Rồng của mình. Tự hào hơn về tình đoàn kết của các dân tộc anh em trên đất Việt.
Ngày xưa ở vùng đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi rồng con trai của thần Long Nữ tên là Lạc Long Quân lên bờ thần giúp dân diệt trừ yêu tinh giúp dân cách trồng trọt xong việc thần về thăm mẹ.
Trên núi cũng có một nàng vô cùng xinh đẹp còn gái họ Nông tên là Âu Cơ tình cờ hai người người gặp nhau kết duyên thành vợ chồng ở Vân Trang.Âu Cơ sinh được một bọc trăm trứng rồi sinh ra một trăm đứa con hồng hào ko bú mớm nhưng vẫn lớn nhanh như thổi.
Một hôm chàng nhớ mẹ nên về thủy cũng bỏ mẹ con Âu Cơ ở lại Âu Cơ mong chờ chẳng thấy chồng về nên Âu Cơ nói:"Sao chàng nỡ bỏ mẹ con thiếp mà đi"Lạc Long Quân bơi lên bờ nói:"Chúng ta tính tình tập quán khác nhau người dưới nước,kẻ ở núi chẳng sâu lâu được nạy ta 50 con xuống biển nàng đem 50 con lên núi có gì khó khăn cùng nhau giúp đỡ"
Thế là Lạc Long Quân đem 50 đứa con xuống biển, con trai trưởng lên ngôi vua đặt tên là Hùng Vương đạtr tên nước là Văn Lang cứ như vậy các đứa con đều đặt tên là Hùng Vương
bn ơi hầu hết m.ng đã thi đâu
vả lại ko phải đề thi trg nào cũng như nhau nhé
..
Trong gia đình tôi, bố tôi là người yêu thương tôi nhất và cưng chiều tôi nhất nhà. Bố luôn luôn lắng nghe mọi người nói và đặc biệt là tôi.
Bố có một thân hình to, cao, khoẻ mạnh. Bố rất khoẻ và luôn giúp đỡ mọi người trong gia đình và luôn giúp tôi giải những bài tập khó mà tôi không hiểu. Bố có một đôi tay nổi cơ bắp, bàn tay bố có nhiều vết chai cứng như đá vì phải làm việc nhiều. Mặt bố tròn, mũi cao, mồm rộng, để râu và bố có đôi mắt màu nâu tuyệt đẹp.
Hôm nào tôi đi học, bố và mẹ cũng ra tiễn tôi. Bố dặn dò tôi rất kỹ, nào là "đi học hôm nay phải…", rồi thì "phải nghe lời cô giáo…", nhưng câu cuối cùng vẫn là "con đi đường cẩn thận nhé”. Khi đi học về, đang dắt xe vào nhà thì tiếng nói của bố từ trong nhà vọng ra "Con đã về rồi à?". Nhưng bố cũng rất nghiêm khắc, những hôm nào tôi mắc khuyết điểm, hay bị điểm kém thì bố lại bắt tôi làm bản kiểm điểm. Tuy vậy, nhưng tôi vẫn yêu bố vì tôi biết bố bắt tôi làm vậy là chỉ vì bố muốn tốt cho tôi thôi.
Bố tôi! Một người trụ cột trong gia đình. Đối với tôi, bố cho việc lớn thành việc nhỏ, việc nhỏ thì cho qua. Bố tôi là một tấm gương sáng cho gia đình. Tục ngữ có câu "con không cha như nhà không có nóc " và đúng là như vậy. Bố tôi như người cha trong câu tục ngữ ấy, là một con người mẫu mực, một trụ cột không thể thiếu trong gia đình tôi. Là một người siêng năng, kiên trì, thông minh khác hẳn những người khác và đã có ý định làm gì thì phải làm cho bằng được nên bố tôi được rất nhiều người kính trọng.
Đề thi kì 2 lớp 6 môn Văn 2018 - THCS Lê Khắc Cẩn
PHẦN I : ĐỌC – HIỂU ( 4.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.”
( Ngữ văn 6 – tập 2)
Câu 1 ( 0.5 điểm) : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên là ai?
Câu 2 ( 0.25 điểm) : Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 3 ( 0.25 điểm) : Nội dung của đoạn văn trên là gì?
Câu 4 ( 0.25 điểm) : Câu văn : “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết.”, vị ngữ của câu có cấu tạo như thế nào?
a. Động từ.
b. Cụm động từ.
c. Tính từ.
d. Cụm tính từ.
Câu 5 ( 0.25 điểm) : Nếu viết : “Nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết.” thì câu văn mắc phải lỗi gì?
a. Thiếu chủ ngữ.
b. Thiếu vị ngữ.
c. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
d. Thiếu bổ ngữ.
Câu 6(1,0 điểm): Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ chính trong đoạn văn?
Câu 7( 1,5 điểm) : Nêu một vài suy nghĩ, tình cảm của em được gợi ra từ đoạn văn trên .
Phần II : Làm văn ( 6.0 điểm)
Tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.
Mình đồng ý với bạn nhưng mình cũng có thêm góp ý : giáo viên hoc24 và admin là những người lớn hơn bạn, bạn nên nói chuyện lễ phép chứ không nên nói như vậy!
A
1. Ách giữa đàng, quàng vào cổ: Tự ý mình, liên lụy vào việc người khác.
2. Ai ăn mặn, nấy khát nước: Ai làm quấy, làm ác thì sẽ chịu hậu quả.
3. Ai chê đám cưới, ai cười đám ma: Nhà có việc thì tùy sức mà làm, sợ gì thiên hạ dòm ngó cười chê.
4. Ai đội mũ lệch, xấu mặt người ấy: Ai làm quấy thì thiên hạ cười chê họ, mình không hơi sức đâu mà lo bao đồng.
5. Ai giầu ba họ, ai khó ba đời: giầu nghèo đều có lúc, giầu không nên ỷ của, nghèo không nên thối chí.
---
6. Ăn bánh vẽ: bị gạt bằng những lời hứa suông.
7. Ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng: ăn ít, phải làm nhiều, không đáng công.
8. Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt: điều xấu sẽ thành thói quen xấu
9. Ăn cây nào, rào cây nấy: chịu ơn ai, phải giữ gìn, bênh vực người ấy.
10.Ăn có chỗ, đỗ có nơi: phải có thứ tự, ngăn nắp, đừng bừa bãi, cẩu thả.
---
11.Ăn có mời, làm có khiến: phải theo kỉ luật, đợi lệnh trên khi vào nơi lạ/ (Thấy cơm thì ăn, thấy việc thì làm, là khi ở chỗ quen).
12.Ăn có nhai, nói có nghĩ: trước khi nói điều chi, phải suy nghĩ kĩ như ăn phải nhai.
13.Ăn có thời, chơi có giờ: sống phải có giờ giấc, không nên làm theo hứng.
14.Ăn trông nồi, ngồi trông hướng: nên thận trọng, tránh lỗi lầm về tư cách
15.Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau: người ích kỉ, trước lợi ích thì sốt sắng dành phần, trước khó khăn thì giả vờ để tránh.
---
16.Ăn cơm nhà nọ, kháo cà nhà kia: nói xấu người kia để người này cho mình hưởng lợi hơn.
17.Ăn cơm với bò thì lo ngay ngáy, ăn cơm với cáy thì ngáy o o: giầu có chưa chắc đã được an bình, vô tư hơn người nghèo.
18.Ăn cướp cơm chim: cậy quyền ăn chận, ăn bớt tiền bạc của người nghèo.
19.Ăn cháo đá bát: người vô ơn, chịu ơn người ta rồi nói xấu người ta. Hưởng xong rồi phá cho hư, không để người khác hưởng.
20.Ăn chắc mặc dày: thành thật, không môi mép, không đưa đẩy.
---
21.Ăn cho đều, tiêu cho sòng: nên xử công bằng, đứng đắn trong việc chi tiêu chung.
22.Ăn để sống, không sống để ăn: ăn uống để có sức khỏe mà làm việc, đừng tham ăn uống mà bị chê.
23.Ăn kĩ làm dối: chê người ăn thì không bỏ sót, nhưng làm thì giả dối cho qua lần.
24.Ăn kĩ no lâu, cầy sâu tốt lúa: kinh nghiệm, ăn uống, làm việc gì cũng nên làm kĩ càng, hiệu quả sẽ tốt hơn.
25.Ăn không, nói có: người đặt điều, đưa điều vu oan là người xấu.
--
26.Ăn không, ngồi rồi: người không lao động, làm việc, nhàn rỗi, không tốt.
27.Ăn lắm thì hết miếng ngon, nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ: không nên nói nhiều, kẻo nói lỡ lời (đa ngôn, đa quá).
28.Ăn lúc đói, nói lúc say: khi say rượu thường nói những lời dại dột, khó nghe.
29.Ăn mày đòi xôi gấc: nghèo mà ham của sang trọng, không xứng.
30.Ăn mặn nói ngay, còn hơn ăn chay nói dối: không đi tu chùa mà ở thật thà, còn hơn đi tu mà gian dối.
---
31.Ăn một miếng, tiếng để đời: hưởng của bất chính, dù ít, cũng mang tiếng xấu lâu dài.
32.Ăn no ngủ kĩ, chẳng nghĩ điều gì: người không biết lo xa, được sung sướng, đầy đủ, không biết nghĩ đến tương lai.
33.Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành: khuyên sống ngay thật, đứng đắn thì lòng không phải thắc mắc lo ngại.
34.Ăn ốc nói mò: người gặp gì nói nấy, không có chi mới lạ, không có sáng kiến, suy đoán dông dài.
35.Ăn vóc, học hay: đã biết ăn ngon, phải biết học giỏi, học chăm.
36.Ăn xổi ở thì: tạm bợ, không chắc chắn, không lâu dài, không tình nghĩa.
B
37. Ba mặt một lời: chuyện xảy ra nhiều người đã nghe, đã thấy, không thể nghi ngờ, chối cãi.
38. Bán anh em xa, mua láng diềng gần: nên quí người thân cận.
39. Bán quạt mùa Đông, mua bông mùa hè: làm chuyện không hợp thời, chỉ rước lấy thất bại, bị chê cười.
---
40. Bắt cá hai tay: làm hai việc một lúc, lắm khi hỏng cả hai.
41. Bắt người có tóc, ai bắt kẻ trọc đầu: cư xử khôn khéo mới có lợi
42. Bé không vin, cả gãy cành: dạy trẻ phải bắt đầu từ nhỏ. Không dạy con khi nó còn trẻ, người còn lạ việc, lớn lên, quen thói, không dạy được nữa, không nghe nữa.
43. Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe: việc gì biết rành sẽ nói, bằng không thì nên nghe để học thêm.
44. Bỏ thương, vương tội: bứt rời ra thì không nỡ, mang theo thì khó khăn.
45. Bóc ngắn cắn dài: kiếm được ít tiền mà xài nhiều, không khôn.
---
46. Bói ra ma, quét nhà ra rác: bới móc chuyện người.
47. Bốc lửa bỏ bàn tay: tự mình làm nguy cho mình, chuyện hoãn làm ra gấp.
48. Bới bèo ra bọ: cố làm ra chuyện, dù chẳng có gì.
49. Bới lông tìm vết: cố gây chuyện.
50. Bớt thù thêm bạn: kéo kẻ thù về phía mình, nhờ tha thứ, cư xử tốt.
51. Bụt trên tòa, gà nào mổ mắt: nếu kẻ lớn có tư cách lớn, kẻ dưới không dám khinh nhờn.
52. Buôn thần bán thánh: kẻ xấu, dựa vào chùa miếu, lấy danh nghĩa thần thánh Phật Trời, lợi dụng lòng mê tín của người ta mà làm tiền.
C
53. Cà kê dê ngỗng: nói lôi thôi lượt thượt hết chuyện này tới chuyện khác.
54. Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư: con cái cãi lời cha mẹ, phần nhiều đều hư, hơn nữa, theo đạo hiếu, đó là tội bất hiếu thứ nhất trong 3 tội bất hiếu.
Thời nay, nhất là ở nước văn minh, cần xét lại câu này. Nói chung, khi gặp điều không đúng, không vừa ý, con cái không nên cãi, nhưng nên nói lại tử tế, bình tĩnh, kính trọng.
55. Cá lớn nuốt cá bé: thói đời, thường mạnh hiếp yếu, cần giáo dục đạo làm người để bớt cái luật cạnh tranh ấy, để đời sống trường tồn, tốt đẹp.
56. Cả vú lấp miệng em: ỷ lớn, nhiều lời, không cho đối phương lên tiếng.
57. Cách mặt xa lòng: khi xa nhau thì quên mất tình nghĩa đã có.
58. Cái áo không làm nên thầy tu: dáng bên ngoài không đủ nhận định giá trị con người.
59. Cái gì làm được hôm nay, đừng để đến ngày mai: không nên chần chừ mà hỏng việc.
60. Cái gương tày liếp: chuyện xấu to lớn đáng để làm gương cho người đời sau xem đó mà tránh
61. Cái khó bó cái khôn: vì nghèo mà dù khôn ngoan, có nhiều sáng kiến hay tài nghề cũng không thi thố được
62. Cái miệng hại cái thân: nói nhiều, khoe khoang tài hay sức giỏi, chỉ tổ làm hại thân mình
63. Cái nết đánh chết cái đẹp: đàn bà có nết được quí trọng hơn xinh đẹp (vợ Hứa Doãn là Nguyễn thị nhan sắc rất kém. Khi làm lễ cưới xong, Hứa Doãn trông thấy vợ xấu muốn lập tức đi thẳng, bèn hỏi Nguyễn thị rằng:
-Đàn bà có tứ đức, nàng được mấy đức?
-Thiếp đây chỉ kém có "Dung" mà thôi. Kẻ sĩ có bách (100) hạnh, dám hỏi chàng được mấy hạnh?
-Ta đây có cả bách hạnh.
-Bách hạnh thì "đức" đứng đầu, chàng là người háo sắc, không háo đức, sao dám bảo là có đủ bách hạnh?
Hứa Doãn có sắc thẹn. Từ bấy giờ, vợ chồng yêu mến, kính trọng nhau suốt đời. (Cổ học Tinh hoa)
64. Càng cao danh vọng, càng dày gian nan: lắm khi vì danh vọng, địa vị cao mà hại đến thân
65. Cao chê ngỏng, thấp chê lùn, béo chê béo trục béo tròn, gầy chê xương sống xương sườn phơi ra: cư xử thế nào cũng không vừa ý người khó tính
66. Cao không tới, thấp không thông: kén chọn khó khăn, không vừa, không xứng
67. Có công mài sắt có ngày nên kim: cố gắng thì việc khó thế nào cũng phải xong
68. Có cứng mới đứng đầu gió: phải tài giỏi mới gánh nổi việc khó
69. Có chí làm quan, có gan làm giầu: có quyết tâm gan dạ, gặp nguy hiểm khó khăn không chùn, sẽ làm nên sự nghiệp
70. Có đi có lại mới toại lòng nhau: hưởng của người cần đền đáp cho cân
71. Có gan ăn cắp, có gan chịu đòn: làm điều sai quấy phải chịu hậu quả, không nên trốn tránh
72. Có hoa hường nào không có gai: gái đẹp nào cũng có mầm mống tai hại cho đàn ông
73. Có ít xít ra nhiều: việc xảy ra giản dị tầm thường, nhưng kẻ nói lại thêu dệt cho ra to lớn, có thể sinh hậu quả không hay.
74. Có khó mới có khôn: làm xong việc khó, người ta có thêm kinh nghiệm
75. Có khó mới có mà ăn, ngồi không ai dễ đem phần tới cho: gặp khó khăn vẫn cố gắng chịu đựng, lướt qua, mới thành sự để hưởng
76. Có lửa mới có khói: việc gì cũng có nguyên nhân
77. Có mới nới cũ, mới để trong nhà, cũ để ngoài sân: thường tình, phần đông ai cũng yêu chuộng của mới lạ, nên nâng niu chiều chuộng và chán vật cũ đã dùng lâu, nên để dẹp lại hoặc ruồng rẫy
78. Có nếp mừng nếp, có tẻ mừng tẻ: an phận với nếp sống của mình, không trèo đèo, không tham vọng. Có con trai cũng mừng, con gái cũng quí
79. Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ: khi nuôi con cực khổ mới hiểu công khó và lòng thương con của cha mẹ khi mình còn bé
80. Có ơn phải sợ, có nợ phải trả: đã chịu ơn ai phải nể nang họ. Mắc nợ ai, luôn lo ngại không trả được, nên chịu ơn và vay nợ là cực chẳng đã
81. Có phúc đẻ con biết lội, có tội đẻ con biết trèo: con biết lội, té sông không chết, con ham trèo, rủi sẩy tay, có ngày bỏ mạng.
82. Có phúc làm quan, có gan làm giầu: nhà có phúc, có con học giỏi thì được làm quan. Giầu có là nhờ gan dạ, dám mua bán lớn, dám mạo hiểm
83. Có sự thì vái tứ phương, không sự đồng hương không mất: có tai nạn thì cầu Trời khấn Phật, lạy lục vái van, bình thường thì không biết đến Trời Phật. Có việc cần kíp thì đến lạy lục nhờ vả, xong việc thì quên luôn, không ngó tới
84. Có tài có tật: người tài giỏi thường ỷ mình mà sinh tật kiêu căng tự đắc, ỷ tài mà không nghĩ đến ngày sau
85. Có tật có tài: thường có bộ phận mang tật thì các bộ phận khác nảy nở hơn, khéo léo hơn, mạnh mẽ hơn, vd.người mù thì thính tai thính mũi.
86. Có tích mới dịch ra tuồng: mọi chuyện đều có nguyên nhân
87. Có tiền mua tiên cũng được, không tiền mua lược cũng không: có nhiều tiền thì mua chi cũng được, dù mua tiên là nhân vật không tưởng.
88. Có tiếng mà không có miếng: được người đồn là có tiền, có tài, nhưng kì thực không có
89. Có thờ có thiêng, có kiêng có lành: có tin tưởng thờ phượng thì có linh thánh, biết kiêng cữ thì bớt bệnh nạn
90. Có thực mới vực được đạo: thân xác có ấm no mới bênh vực được đạo của mình
91. Coi người bằng nửa con mắt: khinh người, không coi ai bằng mình
92. Coi Trời bằng vung: tự đắc, kiêu ngạo, kể mình là tài giỏi hơn cả
93. Con cá sẩy là con cá lớn: sẩy rồi sao biết nó lớn hay nhỏ, nên cứ khoe khoang
94. Con có khóc mẹ mới cho bú: người có quyền lợi, có sự đòi hỏi mới thỏa mãn nguyện vọng
95. Con chẳng chê cha khó, chó chẳng chê chủ nghèo: vì tình ruột thịt con cái không chê cha mẹ, chó đói kiếm ăn nơi khác rồi lại về với chủ
96. Con dại cái mang: con làm điều lỗi thì cha mẹ mang trách nhiệm không dạy dỗ răn đe.
97. Con gái giống cha, giầu ba mươi họ, con trai giống mẹ, khó đến tận xương (kinh nghiệm)
98. Con gái mười bảy bẻ gẫy sừng trâu (kinh nghiệm)
99. Con hát mẹ khen hay: vì chủ quan, thiên vị sinh ra bất công
100. Con nhà lính, tính nhà quan: kẻ thấp hèn mà học thói xa hoa sang trọng, kẻ tay sai mà lên mặt hống hách với dân làng, nên bị khinh
---
101. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh: con cái không giống cha mẹ chỗ này cũng giống chỗ khác
102. Con rô cũng tiếc, con giếc cũng muốn: tham lam và do dự, được món này muốn món kia, lấy người này tiếc người nọ
103. Còn mẹ ăn cơm với cá, chết mẹ liếm lá đầu đường: có mẹ còn sống con được nuôi dưỡng tử tế
104. Còn nước còn tát: còn có thể chạy chữa thì gắng, cùng đường hết sức mới thôi
105. Còn người còn của: còn sống còn làm ra của khác, không nên tiếc của mà thiệt thân
106. Còn tiền còn duyên nợ, hết tiền hết vợ chồng: lấy nhau vì của chứ không vì tình, nên khi hết của, bỏ nhau
107. Cõng rắn cắn gà nhà: rước người ngoài về hiếp đáp người nhà
108. Công nợ trả dần, cháo nóng húp quanh: mắc nợ trả từ từ thì hết, cháo nóng quá cứ húp quanh bát mãi cũng xong (húp vội như con nhà giầu sẽ bị bỏng miệng)
109. Cờ bạc là bác thằng bần, cửa nhà (ruộng vườn) bán hết tra chân vào cùm: ai cờ bạc tất phải nghèo, và khi phạm tội cướp bóc để có tiền chơi sẽ bị tù tội
110. Cờ đến tay ai người ấy phất: dịp may đến với ai để người ấy hưởng
111. Cơm chẳng lành canh không ngọt: vợ chồng lục đục xào xáo cãi cọ nhau
112. Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi nhỏ lửa chẳng đời nào khê: nín nhịn đang cơn cãi vã, tránh đổ vỡ gia đình
113. Của không ngon, nhà nhiều con cũng hết: nhà đông con, đứa này chê, đứa khác xơi
114. Của chồng, công vợ: chồng làm ra, vợ gìn giữ, đó là của chung.
115. Của làm ra để trên gác, của cờ bạc để ngoài sân: của do công lao làm ra mới đáng giữ, đáng xài
116. Của người bồ tát, của mình lạt buộc: hô hào thiên hạ làm lành làm nghĩa, mà chính mình thì sẻn, một đồng cũng chẳng bỏ ra
117. Của rẻ của hôi, của để đầu hồi là của vứt đi: đồ mua rẻ phần nhiều không tốt, vợ chồng lấy nhau dễ quá, thường ở không bền
118. Cung chúc tân xuân: nhân năm mới, xin cung kính chúc mừng
119. Cha chung không ai khóc: của chung không ai thấy trách nhiệm giữ gìn
120. Cha mẹ sinh con, trời sinh tính: cha mẹ chỉ sinh hình hài chứ không sinh tính tình
121. Cháy nhà ra mặt chuột: khi vỡ lở chuyện, mới thấy kẻ giả đạo đức
122. Chê anh một chai, phải anh hai lọ: bỏ anh chồng say, lấy anh khác lại uống rượu nhiều hơn anh trước
123. Chết cả đống còn hơn sống một người: nêu cao tinh thần đoàn kết
124. Chết vinh hơn sống nhục: sống bị chê bai, thà chết còn hơn
125. Chị ngã em nâng/ Tưởng là chị ngã em nưng, ai ngờ chị ngã em bưng miệng cười:chị em không biết giúp đỡ nhau
126. Chỉ một đường, đi một nẻo: chỉ dạy cho rành rẽ mà làm không đúng
127. Chín bỏ làm mười: xí xóa, bỏ qua, dễ dãi
128. Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng: ỷ thế địa phương, hiếp đáp người lạ
129. Chó đâu có sủa lỗ không, chẳng thằng ăn trộm cũng ông ăn mày: việc gì cũng có nguyên nhân, có lí do
130. Chó gầy hổ mặt người nuôi: người trên để người dưới đói khổ
131. Chó ngáp phải ruồi: thành công nhờ may mắn, chớ không vì tài giỏi
132. Chó treo mèo đậy: phải cất dịp đi cho người dưới kẻo bị cám dỗ
133. Chơi với chó, chó liếm mặt: người trên không đứng đắn, kẻ dưới khinh lờn
134. Chuyện bé xé ra to: chuyện nhỏ, bị thêu dệt ra nhiều chi tiết
135. Chuyện người thì sáng, chuyện mình thì quáng: ngoài cuộc thấy rõ chi tiết chuyện hơn trong cuộc
136. Chuột sa chĩnh gạo: may mắn được làm rể nhà giầu, được vào nơi đầy đủ sung sướng
137. Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng xóm: người hống hách, phách lối
138. Chưa hết rên đã quên thầy: quá bội bạc, phụ ơn người giúp mình
139. Chưa khỏi vòng đã cong đuôi: như trên
140. Chửi cha không bằng pha tiếng: không nên nhái giọng địa phương
D
141. Danh chánh ngôn thuận: đúng danh nghĩa thì làm gì cũng xuôi thuận
142. Dĩ đức báo oán: lấy ơn đức xử với kẻ thù để tiêu diệt mối thù
143. Dĩ hòa vi quí: lấy sự hòa thuận nhau làm quí nhất
144. Dùi đục chấm nước mắm: ăn nói cộc cằn thô lỗ khó nghe
145. Dửng dưng như bánh chưng ngày Tết: nguội lạnh, không muốn để ý tới
Đ
146. Đa ngôn đa quá: nói nhiều lỗi nhiều
147. Đa nhân duyên, nhiều phiền não: nhiều tình, nhiều khổ
148. Đã trót phải trét: lỡ làm ra việc gì, dù khổ cũng phải theo
149. Đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu: đàn ông suy nghĩ xa hơn, mạnh sức hơn đàn bà
150. Đánh trống bỏ giùi: người nông nổi cẩu thả, xong việc vứt bỏ bừa bãi
151. Đào vi thượng sách: trong nguy nan, trốn đi là cách hay hơn cả
152. Đâm bị thóc, thọc bị gạo: chọc tức, khiêu khích cả 2 đàng
153. Đâm lao phải theo lao: lỡ làm ra việc gì, dù khổ cũng phải theo
154. Đầu xuôi đuôi lọt: đầu to mà qua được thì đuôi bé qua dễ dàng. Việc khởi đầu thường khó mà trôi chảy, những việc sau không khó khăn chi
155. Đầu voi đuôi chuột: khởi đầu lớn lao, rốt cuộc tầm thường
156. Đi dối cha, về nhà dối chú: kẻ gian xảo, bất hiếu
157. Đi đêm có ngày gặp ma: liều lĩnh mạo hiểm nhiều lần, thế nào cũng có ngày cũng thất bại to
158. Đi guốc trong bụng: tự hào hiểu rành mạch sự toan tính lo nghĩ của người
159. Đi (ra đường) hỏi già về nhà hỏi trẻ: ngoài đường người già ít khuấy chơi, ở nhà trẻ con thường nói thật
160. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn: đi xa sẽ thêm nhiều hiểu biết
161. Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy: ăn mặc phải tùy hoàn cảnh, với người giầu, người nghèo, để khỏi bị khinh
162. Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết/ Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao: trước việc khó, chung nhau giải quyết sẽ thành công
163. Đói ăn rau, đau uống thuốc: đói thì rau gì ăn được cũng ăn, cần no bụng. Bệnh thì thuốc gì uống đuợc cũng uống, cần khỏi bệnh.
164. Đói ăn vụng, túng làm liều: khi thiếu thốn khiến người ta làm việc phi pháp bất lương.
164bĐói cho sạch, rách cho thơm: khuyên dù nghèo đói cũng phải giữ danh dự mình
165.Đói đầu gối phải bò: nghèo túng bắt buộc phải xoay xở
166. Đổi trắng thay đen: người ngược ngạo
167. Đồng bạc đâm toạc tờ giấy: tiền bạc có thễ thay đổi luật pháp
168. Đồng tiền liền khúc ruột: tiền bạc quý như thân thể, nên người ta bo bo giữ gìn
169.Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào: cờ đến tay ai người ấy phấy. Ai có nhiệm vụ, họ cũng có sáng kiến giải quyết sự việc.
170. Đời cha ăn mặn, đời con khát nước: cha làm ác, con chịu hậu quả
171. Đục nước béo cò: tình thế lộn xộn là dịp tốt cho kẻ trục lợi
172. Đứng mũi chịu sào: giữ vai quan trọng, chịu trách nhiệm cho tất cả
173. Đứng núi này trông núi nọ: không an phận, lúc nào cũng phân bì
174. Được chim bẻ ná, được cá quên nơm: được việc rồi, quên ơn, bỏ người đã giúp mình nên việc
175. Được đàng chân, lân đàng đầu: tham lam
176. Đứt dây động rừng: nói một người, người khác nghĩ ngợi
177. Được làm vua, thua làm giặc: trong cuộc tranh chấp, kẻ thắng được hơn, người thua chịu kém
178. Được lòng ta, xót xa lòng người: phần mình sướng, tội nghiệp phần người
179. Được tiếng khen ho hen chẳng còn: được khen, nhưng mình mất quá nhiều công sức
180. Được voi đòi tiên: (giống câu 175) quá tham lam
181. Đường đi ở miệng: tới nơi lạ phải chịu hỏi người
182. Đường đi hay tối, nói dối hay cùng: nói dối quanh rồi cũng bị lộ
183. Đứa (người) đi chẳng bực bằng người chực nồi cơm: chờ chực thời gian tâm lí ra như dài, sốt ruột
E
184. Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên: việc hôn nhân con cái, cha mẹ nên hướng dẫn hơn thiệt, không nên ép buộc
185. Ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung: người học ít mà tự phụ, như ếch chỉ thấy trời to như miệng giếng thôi
G
186. Gà chết vì tiếng gáy (gà tức nhau vì tiếng gáy): con người bị hại thường do lời mình nói ra khoe khoang
187. Gai trên rừng ai vót mà nhọn, trái trên cây ai vo mà tròn: mọi sinh vật kể cả tâm tánh con người, đều do một Đấng Thiêng liêng tạo ra, không ai muốn thế này hay thế khác mà được
188. Gái có chồng như gông đeo cổ, gái không chồng như phản gỗ long đanh: cuộc hôn nhân có những đau khổ, nhưng người ta chấp nhận bước vào
189.Gái ngoan làm quan cho chồng: giúp chồng học làm quan, giúp chồng lên chức
190. Gái tham tài, trai tham sắc: thường con gái thích lấy chồng giầu, con trai thích lấy vợ đẹp
191. Gậy ông đập lưng ông: mình chịu hại do mình gây ra
192. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: ảnh hưởng nhau, gần ai giống người ấy
GI
193. Già rồi còn chơi trống bỏi: chê người già lấy vợ trẻ, người già còn mê nhan sắc
194. Già bát canh, trẻ manh áo mới: nhờ canh già ăn ngon, nhờ áo đẹp trẻ ngủ ngon
195. Già néo đứt giây: điều kiện khó quá, đòi hỏi quá sẽ hỏng việc
196. Già sinh tật như đất sinh cỏ: người già thường lẩm cẩm, khó tính, trách móc, nhiều đòi hỏi
197. Giầu đâu ba họ, khó đâu ba đời: đừng tự hào cũng đừng nản
198. Giàu tham việc, thất nghiệp tham ăn: thói thường chịu khó làm giầu thêm, ăn nhiều làm nghèo thêm
199. Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh: khi có giặc, đàn bà cũng có phận sự như đàn ông
200. Giấy rách phải giữ lấy lề: dù nghèo hay sa sút cách nào cũng phải giữ tư cách
201. Giận cá chém thớt: giận ai, hay tức mình vì duyên cớ nào, rồi gặp người nào cũng gây gổ, hoặc đánh đập con cái
202. Giấu đầu hở đuôi: giấu một việc mà sơ ý, nói ra một chi tiết, người ta biết cả chuyện
203. Gieo gió gặt bão: làm ra nguyên nhân, phải chịu hậu quả
204. Gió chiều nào che chiều nấy: tùy thời mà sống, muốn yên thân, người không lập trường riêng
205. Giật đầu cá, vá đầu tôm/giật gấu vá vai: mượn của người này trả cho người kia
H
206. Hà tiện mà ăn cháo hoa, đồng đường đồng đậu cũng ra 3 đồng: hà tiện không biết tính toán
207. Há miệng chờ ho: chờ một tai vạ sắp tới
208. Há miệng chờ sung: lười ở không, đợi bữa ăn
209. Há miệng mắc quai: mở miệng nói điều gì là đụng chạm, bị bắt lỗi, bị vạ
210. Hai bàn tay trắng: nghèo không có tiền bạc chi cả
211. Hai sương một nắng: cực khổ vất vả suốt ngày
212. Hết chuyện nhà, ra chuyện người: người nhiều chuyện, bới chuyện
213. Hết khôn dồn dại: nói nhiều quá, lỡ lời
214. Hết nạc, vạc xương: ăn cào cấu, không chừa lại gì
215. Hết xôi, rồi việc: ăn xong đi mất, không giúp gì người cho ăn
216. Hoa thơm đánh cả cụm: tham lam, lấy chị, lấy cả em
217. Họa phúc khôn lường: không dò trước được
218. Học ăn học nói học gói học mở: ở đời phải học biết cách sống
219. Học chẳng hay, cày chẳng biết: đàn ông hư, chẳng biết nghề gì
220. Học thầy, không tày học bạn: học trong trường và học thêm ngoài đời
221. Hòn đất ném đi, hòn chì ném lại: nói nặng người, bị người chửi lại. Nhận quà người cho, phải liệu cho lại
222. Hồng nhan bạc phận: đàn bà đẹp thường có số phận mong manh
223. Hùm chết để da, người ta chết để tiếng: tiếng tốt xấu, dù chết vẫn còn
224. Hùm dữ chẳng ăn thịt con: tình mẹ con bao giờ cũng thắm thiết, thiên tư
225. Hứng tay dưới, với tay trên: người tham lam, lừa lọc
226. Hữu chí cánh thành: có chí thì nên, sự việc sẽ thành công
227. Hữu danh vô thực/ Có tiếng mà không có miếng: có địa vị, nhưng không có tài điều hành
228. Hữu tài vô hạnh: tài ba chưa đủ, nếu đức hạnh không tốt
229. Hữu xạ tự nhiên hương: có tài tự nhiên người biết, không cần khoe
I
230. Ích kỉ hại nhân: muốn lợi cho mình, nhưng làm hại người
231. Ít kẻ yêu, hơn nhiều người ghét: sẽ có hại nhiều
K
232. Kẻ cắp gặp bà già: kẻ ranh mãnh gặp người ranh mãnh hơn
233. Kẻ có tình rình người vô ý: người ngay thật thường thua người gian trá núp trong bóng tối
234. Kẻ kia tám lạng người này nửa cân: 2 bên bằng nhau, 1 cân ta có 16 lạng (lượng)
235. Kén cá chọn canh: chọn bạn trăm năm cách kĩ càng là điếu tốt, nhưng không nên quá, vì con người ta không có ai tuyệt đối
236. Kéo cày trả nợ: làm việc vì phải làm, không sốt sắng lắm
237. Kiếm củi 3 năm thiêu một giờ/ Khôn ba năm, dại một giờ: sự nghiệp xây dựng rất lâu,chỉ một lúc vô ý, dại dột mà tiêu tan hết, thường nói về trinh nữ...
238. Kiến bò bụng: đói bụng, ví như kiến bò
239. Kiến tha lâu cũng đầy tổ: kiên nhẫn mỗi ngày một ít, lâu ngày thành công
240. Kì đà cản mũi: ngăn cản việc người khác, vô tình hay có ý
KH
241. Khẩu Phật tâm xà: miệng nói tốt lành mà lòng độc dịa hại người
242. Khen nhà giầu lắm thóc: một lời khen thừa thãi
243. Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm: nghèo mà biết tiết kiệm thì không thiếu thốn
244. Khéo nói hơn liều mạng: ngoại giao dàn xếp được thì tốt hơn đánh nhau
245. Khéo tay hơn hay làm: làm việc có phương pháp thì thành công hơn
246. Khéo vá hơn vụng may: người nghèo mà tài thì hơn người giầu có
247. Khỉ ho cò gáy: vắng vẻ xa xôi, không người lui tới
248. Khó bó khôn: nghèo không thực hiện được cái hay của mình
249. Khó người khó ta: gây khó cho người, người cũng có thể gây rắc rối lại
250. Khỏi (hết) rên quên thày/ Khỏi vòng cong đuôi: khi cần thì năn nỉ, xong việc thì quên người làm ơn
251. Khố rách áo ôm: nghèo khổ không nhà cửa, không đồ dùng
252. Khôn ăn người, dại người ăn: lẽ thường khôn dại trong cuộc tranh sống
253. Khôn ba năm, dại một giờ: sự nghiệp hay tiếng tốt, mất nhiều năm tạo ra, vì lỗi lầm trong chốc lát tiêu tan hết cả, thường nói về cờ bạc, trinh tiết
254. Khôn chết, dại chết, biết sống: khôn bị ghét, dại bị gìm, biết địch mạnh thì ẩn, địch yếu thì đánh
255. Khôn cho người ta dái, dại cho người ta thương, giở giở ương ương tổ cho người ghét: khôn người ta nể, dại để học thêm, dại mà ra mặt khôn, người ta ghét
256. Khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già: trẻ có khôn, không bằng người lớn, già có khỏe không còn trẻ như xưa
257. Khôn ngoan hiện ra mặt, què quặt hiện ra chân tay: người khôn mặt sáng, người què dễ thấy
258. Khôn nhà dại chợ: nạt nộ người nhà, khúm núm người ngoài
259. Khôn sống mống chết: khôn biết cân nhắc, tùy thời, dại cứ cố chấp sẽ thiệt thân
260. Không ai giầu ba họ, không ai khó ba đời: xưa có thời cứ 3 năm chia lại ruông đất, nghèo mà cố gắng có thể thành giầu
261. Không có lửa sao có khói: đã có quả, phải có nhân
262. Không thành công cũng thành nhân: lời cụ Nguyễn Thái Học VNQDĐ 1930
263. Không thầy đố mày làm nên: không nhờ ai chỉ dẫn thì không làm nên việc
264. Không ưa thì dưa có dòi: không thích thì kiếm chuyện, bới xấu
L
265. Lá lành đùm lá rách: người khá giả giúp người nghèo đói
266. Lá rụng về cội: con cái dù được ai nuôi dưỡng cũng tìm về cha mẹ đẻ
267. Lạy ông tôi ở bụi này/ Ai khảo mà xưng): người dại dột, tự cáo tội mình
268. Làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu: lẽ thường, không nên vì bị chọc ghẹo mà làm lớn chuyện hại mình
269. Làm khách sạch ruột: làm bộ từ chối mà chịu đói bụng
270. Làm lành lánh dữ: làm điều tốt lành, tránh điều độc ác là luật tự nhiên con người
271. Làm ơn mắc oán: có khi làm ơn gây ra oán thù, mình bị hại
272. Làm phúc nơi nao, cầu ao rách nát: trách người làm phúc chỗ khác mà địa phương mình thì không
273. Làm phúc quá tay, ăn mày không kịp: trách người không biết suy tính đấn đo
274. Làm rể nhà giầu, vừa được cơm no, vừa được bò cỡi: mỉa mai người hành động chỉ để được ăn uống, hưởng lợi
275. Làm tớ người khôn hơn làm thầy kẻ dại: ở với người khôn được nhiều lợi, với người dại mang nhiều tiếng xấu
276.Lành làm gáo, vỡ làm muôi: khéo lợi dụng tất cả, không bỏ phí gì, sao cũng được
277. Lắm mối tối nằm không: nhiều nhân tình, không ai làm vợ để xây dựng làm ăn
278. Lắm sãi không ai đóng cửa chùa: nhóm đông người, không ai điều khiển, không ai để ý làm việc chung
279.Lắm thầy thối ma, nhiều cha con khó lấy chồng: nhiều ý kiến, không biết theo ai
280.Lấy vải thưa che mắt thánh: làm việc gian để dối gạt kẻ trên, nhưng bị lộ
281. Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng nam: hướng nam luôn có gió thổi mát cho nhà nghèo
282. Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống: kết hôn cần chọn con nhà đức độ, tránh gia truyền bệnh tật
283. Lấp sông lấp giếng, ai lấp được miệng thiên hạ: miệng đời tự do ăn nói, khó cản
284. Lệnh làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ: việc ai nấy lo, đừng xía vô việc người
285.Lệnh ông không bằng cồng bà: nói về người chồng quá nể hay sợ vợ
286. Liệu cơm gắp mắm, liệu con gả chồng: con gái lớn thường sợ lỡ việc hôn nhân
287. Lo cho bò trắng răng: lo những chuyện không ai cần mình lo
288. Lon ton như con với mẹ: nói năng mừng rỡ hấp tấp vội vàng
289.Lời nói không mất tiền mua, liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau: nói năng phải suy nghĩ trước sau để được việc mới hay
290. Lời thật mất lòng/ thuốc đắng đã tật.../lời thật trái tai: tự nhiên không thích lời nói trái tai
291. Lợn lành chữa ra lợn què: đồ hư ít, chữa xong lại hư nhiều vì không biết sửa
292. Lợn trong chuồng thả ra mà đuổi: tự mình gây ra chuyện khó cho mình
293. Lửa cháy còn đổ dầu thêm: người ta đang nóng giận, lại nói thêm cho họ giận thêm
294. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén: trai gái thân nhau quá, lâu ngày khó tránh sa ngã, vụng trộm
295. Lửa thử vàng, gian nan thử đức: phải chờ người qua gian nan mới biết giá trị
296. Lực bất tòng tâm: có lòng muốn, nhưng không có sức làm
297. Lưỡi không xương , nhiều đường lắt léo: lời nói dễ tráo trở, hiền ra dữ, làm hư việc, xấu tốt đều do miệng lưỡi, nói năng
298. Lưỡi mềm lưỡi còn, răng cứng răng rụng: mềm mỏng, nhịn nhục tránh được tai họa, cứng cỏi, háo thắng, thân khó an toàn.
M
+Ta không được chọn nơi mình sinh ra. Nhưng ta được chọn cách mình sẽ sống.
+Không có hoàn cảnh nào tuyệt vọng, chỉ có người tuyệt vọng vì hoàn cảnh.
+Hãy sống là chính mình, bình thường nhưng không tầm thường.
+Bạn sinh ra là một nguyên bản. Đừng chết đi như một bản sao
+Cuộc sống không tặng cho ta thứ gì cả. Những gì cuộc sống đem lại cho ta đều đã được ghi giá một các kín đáo.
+Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình người.
+Càng trưởng thành, bạn sẽ nhận ra rằng tranh luận đúng sai hơn thua với người khác đôi khi không còn quan trọng nữa. Quan trọng hơn cả là chỉ muốn bình yên.