Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xuân Quỳnh là tác giả nổi tiếng của thi ca Việt hiện đại, Chị đã rất nhiều bài thơ nổi tiếng. “Tiếng gà trưa” không phải là tác phẩm được nhắc đến nhiều, nhưng nó trở thành nổi tiếng khi được tuyển vào sách giáo khoa Ngữ văn. Bài thơ như một dòng hoài niệm về quá vãng ấu thơ thân thương gắn với hình ảnh người bà và qua những kỉ niệm êm đềm. Tuy nhiên, thi phẩm không chỉ dừng lại ở những hoài niệm, dường như có một mạch ngầm nào đấy chảy da diết mang theo bao điều suy tưởng...
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ năm tiếng kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả; thỉnh thoảng, trong mỗi tiết đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lại được ngưng nghỉ, phân định bởi một lời thơ ba tiếng (lời thơ: Tiếng gà trưa) như đánh dấu một nấc cảm xúc, bài thơ đã diễn đạt một cách tự nhiên những tình cảm bình dị mà thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên bước đường hành quân. Chất liệu dân gian thô mộc, cách lựa chọn tứ thơ thông minh, chất trữ tình vừa bồng bột, nhí nhảnh vừa sâu lắng, đằm thắm là đặc trưng của thơ Xuân Quỳnh trong giai đoạn này, cũng là một điểm chung của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.
Xuân Quỳnh là tác giả nổi tiếng của thi ca Việt hiện đại, Chị đã rất nhiều bài thơ nổi tiếng. “Tiếng gà trưa” không phải là tác phẩm được nhắc đến nhiều, nhưng nó trở thành nổi tiếng khi được tuyển vào sách giáo khoa Ngữ văn. Bài thơ như một dòng hoài niệm về quá vãng ấu thơ thân thương gắn với hình ảnh người bà và qua những kỉ niệm êm đềm. Tuy nhiên, thi phẩm không chỉ dừng lại ở những hoài niệm, dường như có một mạch ngầm nào đấy chảy da diết mang theo bao điều suy tưởng...
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Bằng một hình thức nghệ thuật độc đáo: thể thơ năm tiếng kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả; thỉnh thoảng, trong mỗi tiết đoạn liên tưởng được gợi ra từ tiếng gà, lại được ngưng nghỉ, phân định bởi một lời thơ ba tiếng (lời thơ: Tiếng gà trưa) như đánh dấu một nấc cảm xúc, bài thơ đã diễn đạt một cách tự nhiên những tình cảm bình dị mà thiêng liêng, sâu sắc của người chiến sĩ trẻ trên bước đường hành quân. Chất liệu dân gian thô mộc, cách lựa chọn tứ thơ thông minh, chất trữ tình vừa bồng bột, nhí nhảnh vừa sâu lắng, đằm thắm là đặc trưng của thơ Xuân Quỳnh trong giai đoạn này, cũng là một điểm chung của thế hệ các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.
- Điệp ngữ cách quãng : "nghe" lặp lại 3 lần mở đầu 3 dòng thơ liên tiếp
=> Nhấn mạnh âm thanh của tiếng gà trưa tác động đến người chiến sĩ trên đường hành quân, thể hiện nỗi xúc động từng đợt trào dâng trong lòng anh khi nghe âm thanh quen thuộc của quê hương
- Phép liệt kê, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : người lính ko chỉ nghe âm thanh tiếng gà bằng thính giác mà còn cảm nhận bằng thị giác, bằng cảm giác, cảm xúc của tâm hồn và bằng cả hồi ức. Khi nghe âm thanh tiếng gà quen thuộc, người chiến sĩ có cảm giác như nắng trưa cũng lung linh xao động, thấy khỏe lên, bàn chân đỡ mỏi, con đường hành quân bớt xa
=> Tiếng gà trưa đã đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ với bà , gia đinh, quê hương, tiếng gà như 1 sợi dây vôi hình nối liền quá khứ với hiện tại...
- Đoạn thơ ngắn nhưng khắc họa được tâm hồn nhạy cảm cùng tình yêu quê hương đất nước thắm thiết, sâu nặng của người lính. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên
- Điệp ngữ cách quãng"nghe" lặp lại 3 lần mở đầu 3 dòng thơ liên tiếp đề nhấn mạnh âm thanh của tiếng gà trưa tác động đến người chiến sĩ trên đường hành quân, thể hiện nỗi xúc động từng đợt trào dâng trong lòng anh khi nghe âm thanh quen thuộc của quê hương
- Phép liệt kê, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: người lính ko chỉ nghe âm thanh tiếng gà = thính giác mà còn cảm nhận bằng thị giác, = cảm giác, cảm xúc của tâm hồn,=hồi ức. Khi nghe âm thanh tiếng gà quen thuộc, người chiến sĩ có cảm giác như nắng trưa cũng lung linh xao động, thấy khỏe lên, bàn chân đỡ mỏi, con đường hành quân bớt xa. Tiếng gà trưa đã đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ với bà , gia đinh, quê hương, tiếng gà như 1 sợi dây vôi hình nối liền quá khứ với hiện tại...
- Đoạn thơ ngắn nhưng khắc họa được tâm hồn nhạy cảm cùng tình yêu quê hương đất nước thắm thiết, sâu nặng của người lính.
Sau thời gian lao động vất vả, con thuyền không giấu giếm vẻ mệt mỏi của mình: "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm". Biện pháp nhân hoá khiến người đọc hình dung rất rõ dáng vẻ nặng nề, thấm mệt của chiếc thuyền khi chậm chạp neo vào bến đỗ. Nó lặng im "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". Trong câu thơ này, Tế Hanh đã sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách một cách tinh tế. "Nghe" là động từ chỉ hoạt động của thính giác, "thấm" lại là cảm nhận của xúc giác. Con thuyền nằm nghỉ đồng thời cảm nhận từng chuyển động tinh vi nhất đang diễn ra trong mình. Cách viết ấy vừa gợi sự mệt nhọc thấm thìa của con thuyền vừa thể hiện được sự tinh tế tuyệt vời của nhà thơ, tưởng như Tế Hanh đồng cảm sâu sắc với cảm giác, cảm xúc của con thuyền... Khổ thơ trên là một trong những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh. Đọc khí thơ, người đọc có thể cảm nhận trong đó bao nhiêu niềm yêu mến, tự hào về quê hương xứ sở của nhà thơ.
"Lại thương nỗi: đọa đày thân Bác
Mười bốn trăng tê tái gông cùm
Ôi chân yếu , mắt mờ , tóc bạc
Mà thơ bay.....cách hạc ung dung"
a, Xác định PTBDC
=> Biểu cảm
b,Nội dung bài thơ
=> Những nỗi đày đoạ gian khổ đã làm chai mòn tuổi tác của người chiến sĩ quả cảm- vị lãnh tụ vĩ đại. Tác giả đã phác hoạ thành công hình ảnh người anh hùng dân tộc và nỗi khó nhọc trong quá trình bác bị giam cầm nhưng tâm hồn thi sĩ vẫn tồn tại một cách mãnh liệt.Từng câu thơ,dòng chữ làm nổi bật sự chuyển động của thời gian làm phai mờ tuổi tác
c,Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng
=> BPTT : Liệt kê : chân yếu , mắt mờ , tóc bạc
=> nhấn mạnh những triệu chứng của gánh nặng tuổi tác
d,câu thơ : "Ôi chân yếu , mắt mờ , tóc bạc " là câu j trog mục đích nói
=> Bộc lộ cảm xúc
Ẩn dụ ==> Tiếng gà ai nhảy ổ
Nhân hóa ==> nghe xao động nắng trưa, nghe bàn chân đỡ mỏi