Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quân tử nhất ngôn .
Rượi ngon bất luận be sành
Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may .
Có trí thì nên.
Câu tục ngữ : Lá lành đùm lá rách.
Hiểu biết bằng bài văn sau:
Dân tộc ta lớn lên trên dải đất hình chữ S bên bờ Thái Bình Dương sóng gió. Người Việt Nam đã từng chịu không biết bao tai trời ách nước: giặc giã, bão lụt, hoả hoạn, mất mùa, đói kém. Cứ mỗi lần cùng vượt qua mọi khó khăn, nhân dân ta lại nhắc nhở nhau cách sống: Lá lành đùm lá rách.
Ta cần tìm hiểu ý nghĩa và giá trị của câu tục ngữ này như thế nào để hiểu cho đúng lời nhắn gởi của cha ông để lại?
Câu tục ngữ gợi lên một bài học về đạo lý làm người, về quan hệ giữa con người với nhau. Người ta ở đời, có người, có lúc gặp phải khó khăn, thiếu thốn, hoạn nạn. Lúc ấy, nếu chỉ một mình tự xoay xở lấy thì thật khó mà vượt qua. Trong hoàn cảnh đó, sự giúp đỡ của người khác, sự chia sẻ của người khác là rất quan trọng. Sự đùm bọc lẫn nhau, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong cơn hoạn nạn là một cách sống cần thiết đầy nhân ái.
Xét về giá trị của câu tục ngữ, ta thấy có một giá trị thiết thực. Nói Lá lành đùm lá rách là nói đến thái độ nhường cơm xẻ áo giữa những người vốn cùng chung cảnh ngộ, trong cùng một cộng đồng, trên cùng một đất nước. Tuy có lành có rách nhưng cũng là lá. Đây là chia sẻ, là thông cảm. Khi mọi người bị hoạn nạn, thì những người không bị hoạn nạn cùng nhau giúp đỡ, đó là lá lành đùm lá rách. Sự giúp đỡ của từng người có thể không nhiều, nhưng nhiều người hợp lại thì sự giúp đỡ lại trở nên rất có ý nghĩa, có thể giúp cho người hoạn nạn vượt qua khó khăn. Khi một phường, một vùng gặp hoạn nạn, thì những vùng bên cạnh cùng hợp lại, mỗi người một ít, mỗi nhà một ít, mỗi phường, mỗi huyện, mỗi tỉnh một ít, kết quả thành ra rất to lớn.
Lá lành đùm lá rách là cách sống và đạo lí đã có tự ngàn xưa của nhân dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà nhân dân Việt Nam đã vượt lên bao khó khăn có lúc tưởng chừng không vượt nổi để mãi mãi tồn tại vững vàng. Người ta nói: một miếng khi đói bằng gói khi no. Trong khi gặp hoạn nạn, người bị ít khó khăn còn chia sẻ cả với người nhiều khó khăn hơn. Giá trị nhân đạo sâu sắc của câu tục ngữ chính là ở đó.
Trải qua hơn ba mươi năm chiến tranh, rồi trong gần hai mươi năm xây dựng kinh tế, truyền thông lá lành đùm lá rách đã được nhân dân ta phát huy một cách mạnh mẽ. Chỉ nói riêng mấy năm gần đây, trên đất nước ta đã bao nhiêu lần thiên nhiên gây ra tai hoạ ghê gớm. Những trận bão tàn phá miền Trung, rồi lũ lụt ở đồng bằng Nam Bộ..., làm cho đồng ruộng bị tàn phá, lúa, hoa màu bị mất sạch, bao nhiêu nhà cửa, bệnh viện, trường học... bị phá huỷ. Những khi miền Trung, miền Nam gặp hoạn nạn, khó khăn, cả nước quan tâm theo dõi, kịp thời chia buồn và cứu trợ. Nhờ sự giúp đỡ kịp thời của cả nước, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, dần dần các vùng này đã trở lại cuộc sống bình thường. Những tin tức về trận lũ vừa được loan báo, những lời kêu gọi đã được phát đi thì những hành động hưởng ứng đã đáp lại ngay. Có người góp vào quỹ cứu trợ hàng triệu đồng, cũng có bạn nhỏ tự mình mang đến một hai nghìn bạc vốn dành dụm từ món tiền ăn sáng của mình để góp phần nhỏ bé...
Một khía cạnh nào đó, hành động lá lành đùm lá rách không phải chỉ có ý nghĩa giúp đỡ người khác, mà còn chính là tự giúp đỡ mình. Thường khi gói bánh, lá lành nằm bên ngoài, lá rách nàm bên trong để gói. Gói như vậy thì chiếc bánh mới kín mới cứng. Giúp người khác, chia sẻ với người khác để người làng khác, tỉnh khác... vượt lên khó khăn, đứng vững, chính là góp phần cho đất nước đứng vững lên. Cuối cùng, cái kết quả tốt đẹp ấy, mỗi người đều được hưởng. Bởi vậy, lá lành đùm lá rách không còn là phương châm cho những hành động nhất thời, đặc biệt, mà trở nên một cách sống tốt đẹp trong cuộc sống chúng ta. Hằng ngày, vẫn có người lặng lẽ quyên góp tiền bạc, quần áo, cho một trại phong, trại nuôi dưỡng người già neo đơn, trại trẻ mồ côi, gia đình khó khăn, người tàn tật... Nhân những dịp lễ tết, những người trong phường lại chia sẻ với những bà con nghèo còn thiếu thốn.
Lá lành đùm lá rách, câu nói ngày xưa chỉ mang một nghĩa hẹp, nhằm kêu gọi sự đùm bọc lẫn nhau trong một nhà, một họ hay rộng lắm là một làng. Càng ngày, cùng với sự phát triển của đời sống, sự hiểu biết của con người, ý nghĩa của câu nói càng mang một nội dung nhân đạo sâu sắc và rộng rãi. Đây là một câu nói của tình thương đầy tính nhân đạo. Trong một xã hội, không có một sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của tình thương. Tình thương càng ngày càng phát triển thành tình cảm chung của mọi người, thành nếp sống phổ biến của xã hội thì tội ác cũng sẽ thu hẹp lại, xã hội sẽ ổn định hơn, tốt đẹp hơn. Cái thiện sẽ đẩy lùi cái ác.
Riêng bản thân em, câu tục ngữ lá lành đùm lá rách cũng gợi cho em nhiều suy nghĩ. Trong trường, trong lớp em, có không ít bạn hoàn cảnh rất khó khăn. Nhiều bạn đi học với chiếc áo vá, với cái bụng đói, ngoài giờ học còn phải vất vả phụ cha mẹ kiến sống hoặc tự nuôi mình. Nếu em bỏ đi một món mua sắm, tiêu xài chưa cần thiết, em cũng có thể giúp cho bạn mình đỡ chút khó khăn. Nhiều người làm được như vậy chắc chắn sẽ có ý nghĩa lớn hơn.
Lá lành đùm lá rách thật là một cách nói đầy sáng tạo và sâu sắc của người xưa. Tục ngữ không chỉ là văn chương mà còn là triết lí. Sống là phải quan tâm đến người khác, phải chia sẻ khó khăn cùng người khác. Đạo lý sống ấy thật là tốt đẹp mà ngày nay ta cần nuôi dưỡng, phát huy.
Học tốt
1.
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh ông giáo, tiền thân của giáo viên sau này. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà chỉ mong ông dạy con mình cái chữ cái câu
2.
Tôn sư trọng đạo
Cha ông ta đã đúc gọn trong câu: "Tôn sự trọng đạo" này rất chính xác, ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa về vai trò, tầm quan trọng của việc tôn trọng người thầy, tôn trong đạo học.
3.
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
Câu tục ngữ này có nghĩa là:người dạy cho ta một chữ thì cũng là thầy, dạy nửa chữ cũng là thầy. Muốn nhắn nhủ chúng ta phải biết tôn trọng lễ phép với thầy cô giáo.
4.
Trọng thầy mới được làm thầy
Câu này muốn nhắc nhở người đời cần phải tôn trọng thầy giáo, người đã dạy bảo mình thì những người khác mới nghe theo và tôn trọng những lời chỉ bảo của mình.
5.
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh
Câu này liệt kê rõ ra những thứ được xem là mặc định được đặt ra cho cha, mẹ, thầy. Khuyên nhủ chúng ta cố gắng học hành để không phụ lòng những người đã nuôi náng dạy dỗ.
6.
Ở đây gần bạn, gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim
Hai câu thơ muốn nhắc chúng ta cần phải tìm tòi học tập cùng thầy cùng. Mặc dù bước đầu sẽ gian nan nhưng sau này sẽ thành công.
7.
Tầm sư học đạo
Câu này có nghĩa là muốn học tập giỏi thì cần phải có một người thầy tốt.
8.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa
Đây là 2 câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý kính trọng. Ai mà không từng có thầy cô giáo, và sau khi thành danh thì nên nhớ ơn công lao dạy dỗ của những người thầy cô khi xưa.
9.
Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui
Câu tục ngữ như một lời dạy quý báu của ông cha ta gửi đến thế hệ đi sau hãy biết gìn giữ những thành quả của lớp người đi trước đồng thời hãy phấn đấu, cố gắng hết mình trong công cuộc xây dựng đất nước để đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, phồn thịnh hơn.
10.
Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên
Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn và câu này lột tả được ý nghĩa đó. Khuyên nhủ chúng ta luôn nhớ về những người đã nuôi nấng dạy dỗ ta thành người.
11.
Uống nước nhớ nguồn
Câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tinh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn.
12.
Đi thưa về trình
Câu tục ngữ này căn dặn chúng ta phải biết lễ phép, lễ độ với người lớn, đi đâu thì phải thưa và về nhà phải trình.
13.
Gọi dạ, bảo vâng
Câu tục ngữ là lời khuyên bảo chúng ta về cách dùng các thán từ gọi đáp sao cho lễ phép. Khuyên bảo con người phải nghe những lời dạy bảo của cha mẹ và những người lớn tuổi hơn mình. Khi được gọi đến phải dạ khi nghe bảo ban điều gì đó phải vâng. Đó cũng là truyền thống văn hóa, đạo đức của người Việt Nam.
14.
Tiên học lễ hậu học học văn
Câu tục ngữ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người.
15.
Lời chào cao hơn mâm cổ.
Qua câu tục ngữ trên, dân gian đã khẳng định ý nghĩa quan trọng và giá trị to lớn của lời chào. Hiểu được điều đó, mỗi người cần có ý thức sử dụng lời chào trong những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống.
16.
Yêu trẻ trẻ đến nhà
Kính già già để tuổi cho.
Câu tục ngữ khuyên chúng ta nên kính trọng những người già và yêu quý những em nhỏ, vì họ là những người rất dễ bị xúc động, rất dễ bị tổn thương nếu không được quan tâm chăm sóc chu đáo
17.
Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói không thầy sao nên
Hai câu ca dao có ý nghĩa là ai cũng sẽ có thầy cô dạy dỗ, không có thầy cô dạy dỗ chỉ bảo thì chúng ta không thể nên người.
18.
Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu
Câu này dùng biện pháp so sánh công lao của cha thầy với độ sâu độ hồ Tây. Ý muốn nhắn nhủ mỗi người học trò phải quý mến thầy, phải tôn trọng cha.
19.
Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên
Không ai sinh ra đã tài giỏi liền cả. Câu thơ ý muốn nói phải biết ơn những người đã dạy dỗ ta nên người, thành tài.
20.
Bẻ lau làm viết chép văn
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy
Câu ca dao thể hiện tính ham học của người học trò xưa “bẻ lau” làm bút viết, và thầy “dạy răn” tức là nghiêm khắc với học trò thì học trò mới giỏi.
Chúc bn học tốt !
1.Một mặt người bằng mười mặt củaMột mặt người là cách nói hoán dụ dung bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. Nghĩa của câu tục ngữ là con người quý hơn tiền bạc, và đề cao giá trị của con người2. Cái răng, cái tóc là góc con ngườiÝ nghĩa của câu tục ngữ là Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người, khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho ngọn gang, sạch sẽ vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong.3. Đói cho sạch, rách cho thơmNghĩa của câu tục ngữ là dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu, dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp. Khuyên răng chúng ta trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức.4. Học ăn, học nói, học gói, học mởÝ nghĩa của câu tục ngữ là cần phải học cách ăn, nói đúng chuẩn mực, cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá. Khuyên mỗi người chúng ta cần phải khéo léo, đúng mực trong nói năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bề trên, bạn bè, …5. Không thầy đố mày làm nênÝ nghĩa của câu tục ngữ này là muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn và nó còn có ý nghĩa là đề cao vị thế của người thầy. Câu tục ngữ này khẳng định công ơn to lớn của người thầy, vì vậy chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy.6. Học thầy không tày học bạnCâu tục ngữ này nói về tầm quan trọng của việc học bạn. Câu tục ngữ trên nhấn mạnh vai trò của người thầy, kèm theo đó là tâm quan trọng của việc học bạn.7. Thương người như thể thương thânCâu tục ngữ khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình, đề cao cách ứng xử nhân văn, nhắc nhở chúng ta cần phải biết giúp đỡ mọi người trong cuộc sống hàng ngày khi có thể, và nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn8. Ăn quả nhớ kẻ trồng câyĐây là một câu tục ngữ đã quá đổi quen thuộc. Ý nghĩa của nó là khi bạn được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó, phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.9.Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi caoCâu tục ngữ có ý nghĩa là việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức, một lần nữa khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết. Qua đó nhắc nhở chúng ta về tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc tránh lối sống cá nhân.10.Cá không ăn muối cá ươn,Con không nghe cha mẹ trăm đường con hư.
1.Một mặt người bằng mười mặt của
Một mặt người là cách nói hoán dụ dung bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người.
Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. Nghĩa của câu tục ngữ là con người quý hơn tiền bạc, và đề cao giá trị của con người
2. Cái răng, cái tóc là góc con người
Ý nghĩa của câu tục ngữ là Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người, khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho ngọn gang, sạch sẽ vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong.
3. Đói cho sạch, rách cho thơm
Nghĩa của câu tục ngữ là dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu, dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp.
Khuyên răng chúng ta trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức.
4. Học ăn, học nói, học gói, học mở
Ý nghĩa của câu tục ngữ là cần phải học cách ăn, nói đúng chuẩn mực, cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá.
Khuyên mỗi người chúng ta cần phải khéo léo, đúng mực trong nói năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bề trên, bạn bè, …
5. Không thầy đố mày làm nên
Ý nghĩa của câu tục ngữ này là muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn và nó còn có ý nghĩa là đề cao vị thế của người thầy.
Câu tục ngữ này khẳng định công ơn to lớn của người thầy, vì vậy chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy.
6. Học thầy không tày học bạn
Câu tục ngữ này nói về tầm quan trọng của việc học bạn.
Câu tục ngữ trên nhấn mạnh vai trò của người thầy, kèm theo đó là tâm quan trọng của việc học bạn.
7. Thương người như thể thương thân
Câu tục ngữ khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình, đề cao cách ứng xử nhân văn, nhắc nhở chúng ta cần phải biết giúp đỡ mọi người trong cuộc sống hàng ngày khi có thể, và nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn
8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Đây là một câu tục ngữ đã quá đổi quen thuộc.
Ý nghĩa của nó là khi bạn được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó, phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.
9.Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Câu tục ngữ có ý nghĩa là việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức, một lần nữa khẳng định sức.
10.Cá không ăn muối cá ươn,Con không nghe cha mẹ trăm đường con hư.
- Thuyền dời bến nào bến có dời
Khăng khăng quân tử một lời nhất ngôn.
- Rượu ngon bất luận be sành
Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
- Biết thì thưa thớt
Không biết thì dựa cột mà nghe.
- Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
- Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
- Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Tục ngữ nói về tính tự trọng
- Áo rách cốt cách người thương.
- Ăn có mời, làm có khiến.
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Kính già yêu trẻ.
- Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
- Người đừng khinh rẻ người.
- Quân tử nhất ngôn.
- Vô công bất hưởng lợi.
- Cọp chết để da, người ta chết để tiếng.
- Danh dự quý hơn tiền bạc.
- Đói miếng hơn tiếng đời.
- Được tiếng còn hơn được miếng.
- Ăn một miếng tiếng một đời.
- Giữ quần áo lúc mới may, giữ thanh danh lúc còn trẻ.
- Người chết nết còn.
- Sống chớ khom lưng, uốn gối, dập đầu.
- Bụt không thèm ăn mày ma.
- Chết đứng hơn sống quỳ.
- Ông làng La, bà làng Chảy
- Nam Xang đồng hẹp, bãi dài
Ăn cơm thì ít, ăn khoai thì nhiều
Ăn thừa lại đổ vào niêu
Lấy vung đậy lại, đến chiều lại ăn - Ai về thăm đất Nam Hà
Mà xem con khỉ có nhà bê tông
Khỉ ơi khỉ có biết không
Ta đây là chủ mà không có nhà - Thịt gà nhất vị làng Sông
Phao câu ba lá nó trồng tốt tươi
Cái da vàng ưởi vàng ươi
Cái thịt nó xé mềm tơi nhũn nhùn - Ai ơi về đất Liễu Đôi
Không thạo võ nghệ thì ngồi mà xem - Cầu Không thì lắm vịt con
Đại Hoàng chuối ngự, ai buôn cũng lời - Chợ Quế Sơn những ấm cùng nồi
Chè ngon Do Lễ, củi đồi Khả Phong - Ai về Thọ Lão hát chèo
Có thương lấy phận nàng Kiều thì thương - Nhất đẹp là gái làng Cầu
Khéo ăn khéo mặc, khéo hầu mẹ cha - Bao giờ cho đất Quan Nha
Thành ra quan cả thì ta lấy mình - Lụa Nga Khê, đũi Chi Long
Hương nan Nam Xá, trầu không Đại Hoàng - Mây giăng trên ngọn non Vồng
Em nhớ thương chồng đứng bến Châu Giang
Bến Châu Giang thuyền ngang sóng ngược
Đỉnh non Vồng mây trước mây sau
Ai về có nhớ lời nhau? - Núi Đọi ai đắp mà cao?
Ngã ba sông Lệnh ai đào mà sâu?
Khen ai khéo bắt cầu Châu
Khéo bắc cầu Hầu cho cả đường quan - Đồn rằng chợ Bỏi vui thay
Đằng đông có miếu, đằng tây có chùa
Giữa chợ lại có đền thờ
Dưới sông nước chảy, đò đưa dập dìu - Duy Tiên đồng bãi mai rùa
Ăn hạt thóc mùa tát nước quanh năm
Cao Bằng, Cao Bẳng, Cao Băng
Cao lên tỉnh Lạng, cao bằng ngọn tre
Cơn mây gió trời Nam bảng lảng
Bước anh hùng nhiều chặng gian truân
Ngẫm xem con tạo xoay vần
Bày ra một cuộc duy tân cũng kì
Suốt thân sĩ ba kì Nam Bắc
Bỗng giật mình sực thức cơn mê
Học, thương, xoay đủ mọi nghề
Cái hồn ái quốc gọi về cũng mau
Hồn đã tỉnh, bảo nhau cùng dậy
Chưa học bò vội chạy đua theo
Khi lên như gió thổi diều
Trong hò xin thuế, ngoài reo hãm thành
Cách hoạt động người mình còn dại
Sức oai quyền ép lại càng mau
Tội nguyên đổ đám nho lưu
Bắc kì thân sĩ đứng đầu năm tên
– Ở đâu năm cửa, nàng ơi?
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng ?
Sông nào bên đục bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất tỉnh Thanh?
Ở đâu lại có cái thành tiên xây?
Ở đâu là chín từng mây?
Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng?
Chùa nào mà lại có hang?
Ở đâu lắm gỗ thời nàng biết không?
Ai mà xin lấy túi đồng?
Ở đâu lại có con sông Ngân Hà?
Nước nào dệt gấm thêu hoa?
Ai mà sinh cửa, sinh nhà, nàng ơi?
Kìa ai đội đá vá trời?
Kìa ai trị thủy cho đời được yên?
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời
Xin em giảng rõ từng nơi từng người.
– Thành Hà Nội năm cửa, chàng ơi
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng
Nước sông Thương bên đục bên trong
Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh
Đền Sòng thiêng nhất tỉnh Thanh
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây
Trên trời có chín từng mây
Dưới sông lắm nước, núi nay lắm vàng
Chùa Hương Tích mà lại ở hang
Trên rừng lắm gỗ thời chàng biết không
Ông Nguyễn Minh Không xin được túi đồng
Trên trời lại có con sông Ngân Hà
Nước Tàu dệt gấm thêu hoa
Ông Hữu Sào sinh ra cửa, ra nhà, chàng ơi
Bà Nữ Oa đội đá vá trời
Vua Đại Vũ trị thủy cho đời yên vui
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời
Em xin giảng rõ từng nơi từng người
Gái chính chuyên lấy được chín chồng
Ba chồng thành Lạng, ba chồng thành Cao
Ba chồng để ngọn sông Đào
Trở về đỏng đảnh làm cao chưa chồn
Đường về xứ Lạng mù xa
Có về Hà Nội với ta thì về
Đường thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang
Thương nhau chẳng quản chi thân
Phá Tam Giang cũng lội, đèo Hải Vân cũng trèo
Bạn tham khảo tại " góp bàn xung quanh một số bào ca dao nói về xứ Lạng "
-Học thầy không tày học bạn
-Học đi đôi với hành
-Muốn sang phải bắc cầu kiều
Muốn con hay cữ phải yêu lấy thầy
-Mồng một tết cha, mồng ba têt thầy
-muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải phải học
-Bán tự vi sư, nhất tự vi sư
-Không thầy đố mày làm nên
k mik nha
- Tiên học lễ, hậu học văn
- Không thầy đố mày làm nên
- Học thầy chẳng tầy học bạn
- Thuộc sách văn hay, mau tay tốt chữ
- Một kho vàng không bằng một nang chữ
- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
- Ăn vóc, học hay
- Ông bảy mươi học ông bảy mốt
- Dốt đến đâu, học lâu cũng biết
- Người không học như ngọc không mài
- Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi
-Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy
-Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
- Con thầy, vợ bạn.
1.Một mặt người bằng mười mặt của
Một mặt người là cách nói hoán dụ dung bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người.
Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều. Nghĩa của câu tục ngữ là con người quý hơn tiền bạc, và đề cao giá trị của con người
2. Cái răng, cái tóc là góc con người
Ý nghĩa của câu tục ngữ là Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người, khuyên mọi người hãy giữ gìn hình thức bên ngoài cho ngọn gang, sạch sẽ vì hình thức bên ngoài thể hiện phần nào tính cách bên trong.
3. Đói cho sạch, rách cho thơm
Nghĩa của câu tục ngữ là dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu, dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp.
Khuyên răng chúng ta trong đạo làm người, điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch, không vì nghèo khổ mà bán rẻ lương tâm, đạo đức.
4. Học ăn, học nói, học gói, học mở
Ý nghĩa của câu tục ngữ là cần phải học cách ăn, nói đúng chuẩn mực, cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá.
Khuyên mỗi người chúng ta cần phải khéo léo, đúng mực trong nói năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bề trên, bạn bè, …
5. Không thầy đố mày làm nên
Ý nghĩa của câu tục ngữ này là muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn và nó còn có ý nghĩa là đề cao vị thế của người thầy.
Câu tục ngữ này khẳng định công ơn to lớn của người thầy, vì vậy chúng ta phải biết tìm thầy mà học và mãi mãi yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy.
6. Học thầy không tày học bạn
Câu tục ngữ này nói về tầm quan trọng của việc học bạn.
Câu tục ngữ trên nhấn mạnh vai trò của người thầy, kèm theo đó là tâm quan trọng của việc học bạn.
7. Thương người như thể thương thân
Câu tục ngữ khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình, đề cao cách ứng xử nhân văn, nhắc nhở chúng ta cần phải biết giúp đỡ mọi người trong cuộc sống hàng ngày khi có thể, và nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn
8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Đây là một câu tục ngữ đã quá đổi quen thuộc.
Ý nghĩa của nó là khi bạn được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó, phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả.
9.Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Câu tục ngữ có ý nghĩa là việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức, một lần nữa khẳng định sức.
10.Cá không ăn muối cá ươn,
Con không nghe cha mẹ trăm đường con hư.
- Dù ai nói ngả nói nghiêng , lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
- Thất bại là mẹ thành công.
- Thua keo này bày keo khác.
- Người có chí thì nên nhà có nền thì vững.
- Chớ thấy sóng mà cả ngã tay chèo.
- Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan.
- Thuyền đến đầu cầu ắt sẽ thẳng
Chúc bn hok tốt!!!
Thua keo này bày keo khác.
- Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
- Hết cơn bĩ cực, đến kì thái lai.
- Ai đội đá mà sống ở đời.
- Ba cái vui thì trẻ, ba cái bẽ thì già.
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
- Chớ vì nghẹn một miếng mà bỏ bữa bỏ ăn, chớ vì ngã một lần mà chân không bước.
- Người đời ai khỏi gian nan
Gian nan có thuở thanh nhàn có khi.
- Có bột mới gột nên hồ
Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan.
- Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai đổi hướng xoay chiều mặc ai.
- Trời nào có phụ ai đâu
Hay làm thì giàu, có chí thì nên.
- Non cao cũng có đường trèo
Đường dù hiểm nghèo cũng có lối đi.
- Non cao cũng có đường trèo
Những bệnh hiểm nghèo có thuốc thần tiên.