Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các sự việc, hiện tượng đáng biểu dương mà em thấy ở trường của mình hoặc ngoài xã hội
+ Văn hóa đọc
+ Trung thực trong học tập
+ An toàn giao thông
+ Vấn đề môi trường
+ Nhặt được của rơi trả cho người mất
- Các vấn đề thời sự, có tính xã hội, có thể sử dụng làm chủ đề thảo luận nghị luận: an toàn giao thông, vấn đề môi trường.
Các sự việc, hiện tượng tốt đáng được biểu dương trong nhà trường hoặc ngoài xã hội:
- Trung thực trong học tập
- Tấm gương học sinh nghèo vượt khó
- Không tham lam, nhặt được của rơi, trả người đánh mất
- Đoàn kết thân ái với bạn bè trong lớp học
- Trồng cây bảo vệ môi trường
- Tuân thủ nội quy của lớp học
- Phong trào cứu trợ đồng bào bão lụt
Trong xã hội phát triển như hiện nay, ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường của con người đang có dấu hiệu tiêu cực, mà biểu hiện thường thấy nhất đó là hiện tượng một bộ phận người dân vứt rác ra đường và nơi công cộng. Tình trạng này xảy ra ở rất nhiều nơi, tại các trung tâm thành phố, nơi đông người qua lại. Mặc dù các tuyến đường đều được sắp xếp thùng rác với những khẩu hiệu tuyên truyền, nhắc nhở người dân vứt rác đúng nơi quy định, thế nhưng hình ảnh những chiếc túi nilong, cốc nhựa, chai nhựa, thức ăn thừa,… nằm lăn lóc trên vỉa hè, dưới lòng đường vẫn xuất hiện. Ngày 06/12/2018, sau trận bóng giữa đội tuyển Việt Nam và Philippines, cổng sân vận động Mỹ Đình ngập ngụa rác với hàng nghìn vỏ túi nilong, chai lọ ngổn ngang, thậm chí cả những chiếc băng rôn in dòng chữ tự hào “Việt Nam vô địch” cũng bị nằm la liệt dưới đất. Có lẽ đây chính là hồi chuông cảnh báo về hành vi thiếu ý thức của một bộ phận người hâm mộ nói riêng và người dân nói chung. Hành vi vứt rác ra đường và nơi công cộng không chỉ gây mất mĩ quan mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái. Chính vì vậy, thế hệ trẻ chúng ta cần quyết liệt ngăn chặn hiện tượng này, tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng động.
Cuộc sống là những chuỗi chuyển biến và đổi thay mà con người không thể nào lường được. Đôi khi chúng ta bị cuốn theo dòng chảy bất tận của nó mà vội vã bỏ quên những giá trị những nghĩa tình thuỷ chung cũng chưa xa trong quá khứ. Sau cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ vĩ đại của dân tộc - cuộc chiến mà biết bao nhiêu máu và nước mắt đã đổ xuống cho sự thống nhất của dân tộc, cuộc chiến mà hiển hiện trong đó bao nhiêu chiến công lẫy lừng, bao nhiêu tấm gương hi sinh anh dũng. Chúng ta thật xót xa khi phải chứng kiến sự thờ ơ lạnh nhạt của con người trước những năm tháng không thể nào quên ấy. Nhiều tác phẩm lúc bấy giờ đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đầy ngỡ ngàng và chua xót với cái xã hội đang quẩn quanh trong nỗi lo cơm áo gạo tiền. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là một trong số đó.
Tác giả đặt nhan đề cho bài thơ là Ánh trăng. Quả thật xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh ánh trăng - vầng trăng của đồng quê, của rừng vàng biển bạc. vầng trăng ấy đã theo tác giả từ thủa còn thơ cho đến những năm tháng nhọc nhằn của tâm hồn con người với vẻ đẹp tuy hoang sơ mà kì diệu. Cao hơn nữa con người và vầng trăng đã trở thành tri kỉ. Sợi dây gắn bó mối quan hệ bền chặt, với bao nhiêu chuyển biến của thời gian đến mức nhà thơ phải thốt lên:
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa
Nhưng cuộc đời không phải là sự kéo dài thẳng tắp của ngày hôm nay không phải bao giờ cũng đi theo dự tính của con người. Cái mà hôm qua chúng ta nâng niu trân trọng bao nhiêu thì hôm nay rất có thể trở nên thừa thãi vô nghĩa bấy nhiêu. Quá khứ dù đẹp đẽ đến đâu vẫn cũng là quá khứ, vần có thể bị che khuất bởi những lo toan dự định với bao khát vọng ước mơ của đời sống thường ngày. Ở đây tác giả kể lại câu chuyện đầy cay đắng của một vầng trăng bị lãng quên, bị lấn át bởi “ánh điện cửa gương”. Trong tâm trí con người vầng trăng tri kỉ của những ngày chưa xa ấy, chua xót thay đã bị trở thành “người dưng qua đường”. Cái ngỡ thân quen xưa nay trở thành âm thầm xa lạ. Rồi ngay sau đó, nhà thơ tạo nên bước ngoặt của tác phẩm khi để tình huống bất ngờ ‘ đèn tắt” xảy ra. Lúc đó con người đối diện với vầng trăng tròn trịa ân tình trong quá khứ chợt họ nhận ra được vẻ đẹp và giá trị đích thực của ngày xưa ẩn sau sự dịu dàng và bao dung của ánh trăng.
Trên cơ sở đó, tác giả viết khổ cuối, khổ thơ chứa đầy ý nghĩa triết lí sâu sắc của toàn bài thơ.
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
Vầng trăng vẫn còn đó, trọn vẹn cao thượng đến lạ lùng mặc cho con người có thờ ơ lạnh nhạt, nó vẫn toả sáng với bao vẻ đẹp tự nhiên thanh bạch. Vầng trăng đó biểu tượng cho những ngày tháng gian khổ thiếu thôn mà nghĩa tình, cho tấm lòng của nhân dân yêu thương che chở đùm bọc cách mạng:
Trăng cứ tròn vành vạnh. Những giá trị đích thực của quá khứ, những ân nghĩa thuỷ chung của một thời oanh liệt - dù đã lùi xa mờ vào dĩ vãng nhưng vẫn trường tồn cùng thời gian. Sự tròn đầy viên mãn của vầng trăng đặt cạnh sự vô tình của con người làm tác giả thêm day dứt, hối hận trước toà án lương tâm. Quả thật chẳng có toà án nào xét sự lãng quên của con người, chỉ có lương tri sâu thẳm mới đánh thức trong chúng ta trách nhiệm đối với quá khứ. Sự cao thượng vị tha của vầng trăng - bất chấp vô tình xa lạ - buộc con người phải suy nghĩ lại chính mình. Bài thơ được sáng tác năm 1978, chỉ ba năm sau ngày toàn thắng của dân tộc. Tại sao chỉ có ba năm với cuộc sông thị thành, với bộn bề lo toan thường nhật có thể làm cho người ta lãng quên hơn mười ngàn ngày trong lửa đạn thiếu thôn và sự ấm áp tình đồng đội, vòng tay che chở của nhân dân? vẫn biết không có gì là mãi mãi trước sức mạnh xói mòn của dòng chảy thời gian nhưng điều đang xảy ra vẫn khiến nhà thơ phải ngỡ ngàng nhìn lại.
Con người ta lãng quên nhanh quá! Còn vầng trăng nặng lòng toả sáng đêm đêm:
Ánh trăng im phăng phắc
Cho ta thấy được sự bao dung cao cả của vầng trăng quá khứ. Nó lặng im trước sự bội bạc của con người, cái lặng im dịu dàng tha thứ nhưng lại như một lời trách cứ nghiêm khắc xoáy vào tâm hồn nhà thơ. Thật lạ chính sự im lặng ấy có sức mạnh khiến cho con người phải giật mình nghĩ lại. Họ nhận ra giá trị những điều mình đã bỏ quên — quá khứ của chính mình một thời hào hùng oanh liệt của dân tộc: Đủ cho ta giật mình Giọng thơ như một lời tâm tình, thủ thỉ đầy trải nghiệm, từ “giật mình” được tác giả sử dụng rất khéo léo, kết hợp với nhịp thơ liền mạch giàu sức biểu cảm làm toát lên ý nghĩa của toàn bài thơ. Nó không chỉ thể hiện sự ân hận của con người mà còn gửi gắm bên trong nhiều điều mà nhà thơ muôn nói với cái xã hội đang quay cuồng trong vòng xoáy lo toan và mưu tính.
Không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại và lại càng không có tương lai. Tất cả những gì chúng ta đang có đều dựa trên thành quả của những ngày đã qua. Tất cả những gì chúng ta đang làm đều là nối tiếp những điều cha ông chúng ta và chính chúng ta đã làm trong quá khứ. Phải trân trọng và giữ gìn quá khứ để có thể hướng tới tương lai. Phải chăng đó chính là triết lí mà tác giả Nguyễn Duy muôn gởi gắm đến người đọc qua những vần thơ?
Mục đích của nghệ thuật là tác động đến tâm hồn con người và xã hội theo hướng tốt đẹp hơn. Bài thơ Ánh trăng, với những đặc sắc riêng về nghệ thuật và nội dung, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đó. Khổ cuối bài thơ là sự “giật mình” của con người, hàm chứa trong đó bao nhiêu triết lí về cuộc sống và cả sự thức tỉnh đến toàn xã hội chúng ta.
5 sự việc:
+ Nhặt được của rơi , bn lan tìm mọi cách trả lại cho người đánh mất.
+ Thấy bạn đang bị ăn hiếp trong trường , lập tức báo GV.
+Tình nguyện dọn rác khi thấy trên đường.
+ Giúp đỡ người nghèo khó.
+Có công bắt giữ những người làm trái pháp luật như: chặt cây không giấy phép , ăn trộm , ăn cắp,....
- Giúp đỡ những người nghèo khó
- Tham gia hoạt động từ thiện
- Trồng nhiều cây xanh, chung tay bảo vệ môi trường
- Nhường chỗ ( khi đi xe buýt ) cho người già, trẻ em, phụ nữ mang bầu,...
- Tham gia hiến máu nhân đạo
=> Theo em, từ những việc nhỏ nhặt đó cũng giúp cho mn rất nhiều thứ, cả vật chất lẫn tinh thần.
Em lấy ví dụ gần gũi nhất: Đại dịch Covid - 19 vừa qua, mọi người đều giúp đỡ nhau, thể hiện sự đoàn kết, yêu thương