K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 8 2018

a) Tả tiếng cười, ví dụ : khanh khách, khúc khích, rúc rích, tủm tỉm, ha ha
b) Tả tiếng nói, ví dụ : ồm ồm,  thỏ thẻ, lí nhí, khàn khàn, sang sảng
c) Tả dáng điệu, ví dụ : lom khom, uyển chuyển, thướt tha, uốn éo, lếch thếch

31 tháng 8 2018

- Chỉ tiếng cười: ha ha, hi hi, the thé, kha khà, hí hí,...

-tiếng nói: thủ thỉ, nhè nhẹ, thỏ thẻ, ồm ồm, the thé,..

-Dáng điệu: Thướt tha, lộm cộm, lững chững, chậm chững, vững vàng,...

9 tháng 9 2016

Tả tiếng cười : khanh khách, khúc khích, khà khà....

Tả tiếng nói: ồm ồm, khàn khàn, thỏ thẻ, nhỏ nhẻ,......

Tả dáng điệu: ả lướt, khệnh khạng, nghênh ngang,.....

Chúc bạn học tốt! hihi

 

 

14 tháng 6 2017

ha ha ,hi hi,hô hô

khàn khàn,be bé

lả lướt,lướt thướt

tả tiếng cười: ha ha, ha hả, khì khì, hô hố, khà khà, ...

tả tiếng nói: thanh thoát, dìu dịu, nhẹ nhàng,nhã nhặn, ồm ồm, thanh thanh,...

tả dáng điệu: nhnhàng, nhnhắn, xinh xắn, lật đật, lã lướt, uyển chuyển...

Học tốt!!!

5 tháng 10 2018

Tả tiếng cười: hihi, haha, hô hô, sằng sặc, he he, sặc sụa, khúc khích, ra rả, hố hố,..

tả tiếng nói: nhẹ nhàng, thanh thoát, ồm ồm, nhỏ nhẹ, lí nhí, khàn khàn, thỏ thẻ, làu bàu,léo nhéo, lè nhè,...

tả dáng điệu: thướt tha, duyên dáng, lả lướt, lom khom, lừ đừ, khệnh khạng, nghênh ngang, khúm núm,...

2 tháng 11 2017

a) hà hà ; ha hả hì hì khà khà

b) ồm ồm ; khàn khàn ; lí nhí 

c) thướt tha ; uyển chuyển ; lom khom

2 tháng 11 2017

a]khanh khách; khành khạch;ha ha;hihi

b]ồm ồm;sang sảng;nhẹ nhàng 

c] yểu điệu;thon thả mềm mại

a) tả tiếng cười : ha hả,rôm rả, khúc khích

b)tả tiếng nói :ồm ồm,rôm rả,lảnh lót

c)tả dáng điệu :thướt tha, lả lướt, dịu dàng

a. Từ láy chỉ tiếng cười: tủm tỉm, khúc khích, giòn giã, khanh khách,...
b. Từ láy tả tiếng nói: lè nhè, léo nhéo, lí nhí, thỏ thẻ, xì xào, nhỏ nhẻ,...
c. Từ láy tả dáng điệu: lom khom, lừ đừ, lả lướt, khệnh khạng, ngông nghênh, nghênh ngang, khúm núm, 

29 tháng 11 2018

a, Tả tiếng cười: khanh khách, khúc khích, sằng sặc, hô hố, ha hả, rinh rích, toe toét…

b, Tả tiếng nói: ồm ồm, lí nhí, khe khẽ, ỏn ẻn, léo nhéo, làu bàu, oang oang, khàn khàn…

c, Tả dáng điệu: lom khom, thướt tha, mềm mại, lừ đừ, ngật ngưỡng, lóng ngóng, hí hoáy, co ro, liêu riêu…

tiếng cười: ha ha; he he; hi hi; hô hô

ha há; he hé; hi hí; hô hố

Tiếng nói: nhỏ nhẹ; khàn khàn; thanh thót; ,.....

dáng điệu: nhỏ nhắn; nho nhỏ; xinh xinh;.......

3 tháng 9 2016

không cần nữa

9 tháng 9 2016

3.

Nêu cách chế biến bánh(bánh) rán, nướng, nhúng, tráng, ...

Nêu tên chất liệu của bánh : (bánh) nếp, tẻ, tôm, khoai, ...

Nêu tính chất của bánh :(bánh) dẻo, xốp, ...

Nêu hình dáng của bánh(bánh) gối, gai, ...
 
4. Từ láy thút thít trong câu trên miêu tả sắc thái tiếng khóc của công chúa Út.
 
5. 
- Từ láy tiếng cười: khanh khách, khúc khích, khà khà, sằng sặc, hô hố, ha hả, hềnh hệch, ...
- Từ láy tả giọng nói: ồm ồm, khàn khàn, thỏ thẻ, nhỏ nhẻ, léo nhéo, lè nhè, ...
 
- Từ láy tả dáng điệu: lom khom, lừ đừ, lừ lừ, lả lướt, khệnh khạng, nghênh ngang,khúm núm, ...
 
9 tháng 9 2016

3.

Nêu cách chế biến bánh : (bánh ) rán, nướng, nhúng, tráng, ...

Nêu tên chất liệu bánh : (bánh ) nếp, tẻ, tôm, khoai, ...

Nêu tính chất bánh : (bánh ) dẻo, xốp, ...

Nêu hình dáng bánh : ( bánh ) gối, gai, ...

4.

Từ láy được in đậm trong câu sau miêu tả tiếng khóc của công chúa Út

Những từ láy khác có cùng tác dụng: hu hu, nức nở, oa oa, ...

5. 

Tả tiếng cười: khanh khách, khúc khích, khà khà, sằng sặc, hô hố, ha hả, ...

Tả tiếng nói: ồm ồm, khàn khàn, thỏ thẻ, nhỏ nhẻ, léo nhéo, lè nhè, ...

Tả dáng điệu: lom khom, lừ đừ, lừ lừ, lả lướt, khệnh khạng, nghênh ngangkhúm núm, ...

8 tháng 7 2018

1 - Tiếng cười ha hả vang lên xé tan bầu không khí im lặng

   -  Xem tập hoạt hình em út tôi bỗng cười khúc khích

   - Nụ cười tủm tỉm của em tôi trông rất đáng yêu

   - Tiếng cười ròn rã vang lên trong một ngôi nhà nhỏ

   - Xem bộ phim hài, ai mấy đều không nhịn được mà cười khanh khách

8 tháng 7 2018

Tiếng cười : Cậu bé cười khúc khích, tỏ vè thích chí lắm!

Tiếng khóc : Đang nói chuyện, tự nhiên cô bé òa lên khóc nức nở.

Dáng điệu : Cô ấy đang đi, thi thoảng lại hất nhẹ mái tóc, trông thật duyên dáng, thướt tha.

Hok tốt!

I.Từ đơn: Là từ chỉ có một tiếng (VD: sách, bút, điện, trăng...)

II. Từ Phức là từ do hai hay nhiều tiếng ghép lại thành một ý nghĩa chung.

VD: Sông núi, sách vở, xe đạp, bạn học. Từ phức chia thành hai loại: Từ ghép và từ láy

1. Từ ghép

* Khái niệm: là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa

* Phân loại từ ghép: có hai loại

- Từ ghép có nghĩa tổng hợp là từ ghép mà nghĩa của nó là nghĩa của các từ đơn tạo thành theo quan hệ song song (hợp nghĩa), nghĩa khái quát hơn nghĩa từng tiếng.

VD: Núi sông/ sông núi, thay đổi/ đổi thay, mạnh khoẻ/ khoẻ mạnh, vui sướng/ sướng vui; ông cha / cha ông; đau khổ/ khổ đau, quần áo/ áo quần, nhà cửa / cửa nhà,

- Từ ghép có nghĩa phân loại : là từ ghép có sự phân biệt về nghĩa so với các từ cùng loại (tức là có chung một tiếng nào đó), nghĩa cụ thể hơn.

VD: hạt thóc, bà nội, thợ mộc…

2. Từ láy

* Khái niệm: từ láy là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm

            VD: Đẹp đẽ (tiếng gốc là “đẹp”, tiếng láy là “đẽ ”); lướng vướng (tiếng gốc là “vướng”, tiếng láy là “lướng”.)

 * Phân biệt các kiểu từ láy: Trong tiếng việt có bốn kiểu từ láy

         - Láy tiếng: các tiếng láy hoàn toàn giống nhau

            VD: Xanh xanh, ngời ngời, gâu gâu..

        - Láy âm: bộ phận phụ âm đầu các tiếng láy giống nhau

            VD: khó khăn, hăm hở, rì rào…

        - Láy vần: bộ phận vần của các tiếng láy giống nhau

            VD: lom khom, bồn chồn, lim dim…

        - Láy cả âm và vần: bộ phận phụ âm đầu và bộ phận vần được láy lại (chỉ khác nhau về âm điệu)

            VD: khít khịt, dửng dưng, rười rượi..

* Phân biệt các dạng từ láy: có 3 dạng khác nhau:

     - Láy đôi: từ láy có hai tiếng: dào dạt, lơ mơ…

     - Láy ba: từ láy có 3 tiếng: Sạch sành sanh, dửng dừng dưng…

     - Láy tư: Từ láy có 4 tiếng: Hớt hơ hớt hải, lúng ta lúng túng…

     + Láy từng đôi một: quần quần áo áo, cười cười nói nói…

* Nghĩa của từ láy:  Nghĩa của từ láy rất phong phú, nhưng có hai dạng cơ bản sau đây:

          + Nghĩa mạnh hơn so với nghĩa của tiếng gốc

VD: xanh xao> xanh;  đoàng đoàng > đoàng; lạnh lẽo> lạnh….

Thẳm -> thăm thẳm

         + Nghĩa giảm nhẹ so với nghĩa của tiếng gốc:

VD: xinh => xinh xinh < xinh; đo đỏ < đỏ

         đẹp => đèm đẹp

        + Nghĩa phong phú, tinh tế hơn… so với nghĩa của tiếng gốc:

VD: Nhà thơ Tố Hữu đã dùng nhiều từ láy để miêu tả dáng vẻ tinh nghịch, hồn nhiên, yêu đời của bé Lượm trong những câu thơ giàu chất tạo hình, giàu nhạc điệu, chan chứa một tình cảm yêu thương tha thiết:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.