K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 10 2023

Trang phục nam của dân tộc H'Mông là một phần không thể thiếu trong văn hóa truyền thống của dân tộc này. Trang phục nam H'Mông không chỉ đẹp mắt mà còn thể hiện sự đa dạng và sự phong phú văn hóa của dân tộc này. Dưới đây là một số tiêu chí để đánh giá trang phục nam của dân tộc H'Mông:

. Màu sắc: Trang phục nam H'Mông thường có sự kết hợp của nhiều màu sắc tươi sáng như đỏ, xanh, vàng, trắng... Màu sắc này thể hiện sự vui tươi, năng động và phản ánh các yếu tố tự nhiên trong cuộc sống của dân tộc H'Mông như màu sắc của hoa, lá, trời...

2. Chất liệu: Trang phục nam H'Mông thường được làm từ các chất liệu tự nhiên như len, lanh, vải bông... Chất liệu này không chỉ tạo cảm giác thoải mái khi mặc mà còn thể hiện sự gắn kết với thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

3. Kiểu dáng: Trang phục nam H'Mông có kiểu dáng độc đáo và phong cách riêng. Áo thường có cổ áo cao, tay dài và được trang trí bằng các họa tiết đẹp mắt và phức tạp. Quần thường là quần dài và được làm từ vải dệt thủ công. 4. Trang trí: Trang phục nam H'Mông được trang trí bằng các họa tiết đa dạng và phong phú như hoa văn, hình thêu, đồ họa... Trang trí này thể hiện sự tinh tế và sự khéo léo trong nghệ thuật truyền thống của dân tộc H'Mông.

5. Phụ kiện: Trang phục nam H'Mông thường được kết hợp với các phụ kiện như nón, khăn quàng cổ, dây đeo... Những phụ kiện này không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ mà còn thể hiện sự tự hào và truyền thống của dân tộc H'Mông. Trang phục nam của dân tộc H'Mông không chỉ là một bộ trang phục mà còn là biểu tượng văn hóa, truyền thống và sự tự hào của dân tộc này. Đây là một phần không thể thiếu trong các lễ hội, sự kiện và cuộc sống hàng ngày của người H'Mông.

__________________________HT_______________________

21 tháng 5 2020

Tham khảo :

“Chiều Văn Miếu Trấn Biên

Mây trời bay thong thả

Núi lam tím thật hiền

Quanh cây cao bóng cả…”

Ai đã từng nghe những câu thơ này đều mong muốn một lần đến Đồng Nai để ngắm nhìn cảnh sắc hùng vĩ, tươi đẹp này. Đồng Nai được biết đến không chỉ là một nơi với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, các trò chơi dành cho nhiều bạn trẻ mà còn gắn với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng đã có từ ngàn đời xưa. Một trong số đó phải kể đến Văn Miếu Trấn Biên là nơi đúc kết tinh hoa, mang đậm giá trị giáo dục văn hóa thiêng liêng, nơi nhân chứng cho chiến công, tài giỏi từ bao đời nay.

Nói đến Văn Miếu Trấn Biên là nhớ đến đất nước trong giai đoạn “Trịnh Nguyễn phân tranh”, đây chính là văn miếu đầu tiên được xây dựng vào năm 1715 ngay tại xứ Đàng Trong nơi cai quản của chúa Nguyễn. Văn miếu được coi như là một nơi rèn luyện những nhân tài cho đất nước, là nơi tôn vinh Khổng Tử và các bậc danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Trong giai đoạn 1861, nơi đây từng bị thực dân Pháp phá hủy, sau đó văn miếu được khởi công trùng tu xây dựng lại vào năm 1998 và chính thức hoàn thành khang trang lộng lẫy vào năm 2002. Khu vực linh thiêng này tọa lạc tại một khu đất rộng lớn thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, thành phố Biên Hòa. Tổng diện tích của khuôn viên văn miếu lên đến 15ha, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 33km. Văn Miếu Trấn Biên còn đươc xem như là “Quốc Tử Giám” của Nam Bộ, bởi nằm bên cạnh văn miếu là một ngơi trường học của tỉnh Biên Hòa. Do đó, nơi đây không những là nơi linh thiêng thờ phụng thường được các chúa Nguyễn đến hành lễ, mà còn là biểu trưng cho truyền thống hiếu học, hào khí dân tộc to lớn của người dân Việt Nam ở bờ cõi phương nam. Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng từ rất sớm ở miền Nam và chỉ ra đời sau văn miếu Quốc Tử Giám khoảng 700 năm, đây là biểu tưởng cho truyền thống tôn sư trọng đạo, trọng người tài từ ngàn đời xưa. Được xây dựng theo phong cách kiến trúc tương đối giống với miếu Quốc Tử Giám ở miền bắc, với sự kết hợp nhiều khu như nhà thờ chính, sân hành lễ, tả vu hữu vu,… Với không gian thoáng đãng, cây xanh che phủ xung quanh nổi bật giữa nó là chiếc mái vòm cong với gam màu xanh lưu ly trong đầy uy nghi, hùng vĩ giữa núi rừng trập trùng. Từ cửa chính bước vào là những khung cảnh vô cùng tráng lệ lần lược là nhà bia, khuê Văn Các, hồ Thiên Quang Tỉnh, cổng Đại Thành, nhà thờ Đức Khổng Tử và cuối cùng của văn Miếu Trấn Biên sẽ là nhà thờ chính rộng lớn. Nhà bia là khu vực có mái che, nằm ngay chính giữa bia đá làm bằng chất liệu đá Granit Bửu Long. Trên bia được khắc bài văn do giáo sư anh hùng lao động Vũ Khiêu biên soạn, khái quát về truyền thống văn hóa, giáo dục của vùng đất Biên Hòa, nêu bật khát vọng của toàn thể nhân dân Đồng Nai. Đi lên lầu Khuê Văn Các du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh của văn miếu trùng trùng điệp điệp đầy uy nghi tráng lệ giữa cảnh rừng xanh tươi. Đây được biết đến là một công trình nổi tiếng thể hiện sự trân trọng, đề cao học vấn văn chương thơ phú, đặc biệt lại được chính tay của một vị quan văn Võ xây dựng vào năm 1805 dưới triều đại nhà Nguyễn. Khuê Văn Cát được xây dựng theo lối kiến trúc cổ, kết cấu dạng tầng gác, cổ lầu, bên trên được thiết kế với bốn góc có các hàng lan can được sơn màu nâu đỏ gợi lên sự thanh thoát, đơn giản mà lại vô cùng vững chắc. Khuê Văn Các trước đây được biết đến là nơi dành cho các bậc hiền tài, những tao nhân dùng để ngâm thơ, gảy đàn, ngắm trăng, thâm chí là bàn luận văn chương, một nơi vô cùng yên tĩnh nên thơ. Đứng trên cao nhìn ra trước cổng tam quan sẽ thấy được hồ Tịnh Quang với làn nước xanh trong ngắt, có thể nhìn rõ cả những đàn cá đang tung tăng bơi lội đủ màu sắc dưới hồ tạo nên bức tranh vô cùng đặc sắc. Tiếp đến là Đại Thành Môn là nơi có vị trí nằm ngay trên trục thần đạo tại cửa chính trước khi bước vào khu vực thờ phụng tế lễ.Nói đến Khổng Tử ai cũng biết đó là một bậc hiền tài, một người đã khai sáng nho giáo và nho học của cả một thế hệ phương Đông. Bia của bậc thánh nhân này được xây đắp đặt trên một bệ đá chạm khắc hoa văn cao 80cm, đươc đặt ở một vị trí quan trọng ngay trước sân Đại Bái trên trục thần đạo. Tiếp đến là khu vực nhà thờ chính của Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng theo kiểu nhà ba gian hai chái, nền thì lót gạch tàu, sn6 son thếp vàng. Nhà có ba gian, ở giữa là nơi thờ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi được trang trọng thờ ngài ở trên một bệ ghép bằng các đá thảng cốt cao hơn so với nền cốt nhà. Từ ngoài vào của nhà thờ chính là nơi thờ những vị danh nhân văn hóa cả nước như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du. Đây là một nơi vô cùng linh thiên các bậc hiền tài đều được thờ trên bài vị phía trước có hương án sơ son thiếp vàng, ở phía hai bên là bát bửu bằng gỗ cũng được sơn son thiếp vàng đầy trang trọng và uy nghi. Hằng năm nơi đây thường tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện nhằm khẳng định vai trò là trung tâm văn hóa, giáo dục, tín ngưỡng quan trọng của tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả một vùng đất phía Nam nói chung. Văn Miếu Trấn Biên còn là nơi diễn ra các buổi họp mặt quay quần, tọa đàm trình bày về chiều dài lịch sử cũng như nền văn hóa đã có từ ngàn đời nay của dân tộc tỉnh Đồng nai qua các buổi triển lãm tranh ảnh, tư liệu, hiện vật.

Giờ đây dù đã trải qua bao thăng trầm đã từng bị phá bỏ, nhưng Văn Miếu Trấn Biên vẫn tồn tại và sừng sững vị thế giữa một vùng trời rộng lớn, trở thành một danh lam thắng cảnh đặc sắc nổi tiêng của dãy đất miền Nam. Cùng với vị thế quan trọng càng được khẳng định, Văn Miếu Trấn Biên luôn không ngừng phát triển, bảo tồn, giữ gìn những di sản văn hóa lâu đời và phát huy tiềm lực du lịch bền vững hơn trong tương lai.

30 tháng 10 2017

Ba Na people mainly reside in the central highlands of Vietnam, has a population of 227,716 people, residing in 51 out of 63 provinces and cities. Ba Na houses with characteriss typical of Ba Na traditional people. As a ethnic group in accordance with the principle of their family they should be customary.
Men's clothing: Ba Na men wear pullover. the body of the shirt with red stripes decorated horizontal lines, white shirt. Male carry a T-shaped folds under the belly, threaded through the groin and covered a butt. Cold day, they carry the sheet. In front of the male bun hair between the top of the head or to loose. If you bring a towel, usually chit ax. During the holidays, they usually have a bun on the back of their nape and a feather. Men also wear bronze bracelets.
Women's clothing: Ba Na women prefer to have shoulder-length hair, sometimes with  combs or feathers, or brooches made of bronze, tin. There is a group of scarves that are not wrapped in a cloth belt or beaded necklace. There are groups An Khe, Mang Giang or some other places they scarf covered head, indigo towels wrapped neatly on the head. Previously, they wore square or circular hats with waxed beeswax so that they did not soak up the water, sometimes with a dress that was both covered and covered. They often wear beaded necklaces and long, spiral bronze bracelets from the neck to the elbows. Rings are commonly used and are worn on two or three fingers. Disposable ear wearing both the meaning of jewelry and religious significance of the community. Earrings can be metal, be it bamboo or wood. Tooth carries the concept of community rather than jewelry. Ba Na women dressed in short skirts, shorts and skirts. The jacket can be short-sleeved or long-sleeved. Skirts are open skirts, usually shorter than Ede skirts, today are the same length. Abdomen also wear the copper rings and put the vacuum tube into it

CÓ CHỖ NÀO SAI THÌ BẠN CÓ THỂ SỬA LẠI , MÌNH KO GIỎI ANH VĂN ĐÂU

9 tháng 12 2017

Chó là một loài động vật rất có ích cho con người. Nó trung thành, dễ gần và là bạn của con người. Cũng có thể vì thế mà người ta gọi nó là “linh cẩu”.

Chó có rất nhiều loại và từ đó người ta đặt tên cho chúng. Cho là một trong số những loài động vật được thuần dưỡng sớm nhất. Trung bình chó có trọng lượng là từ một đến tám mươi ki-lô-gam.

Chó là giống vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa được cách đây 12.000 năm vào thời kỳ đồ đá. Tổ tiên của loài chó bao gồm cả cáo và chó sói (một loài động vật có vú gần giống như chồn sinh sống ở các hốc cây vào khoảng 400 triệu năm trước). Còn loài chó như chúng ta thấy ngày nay được tiến hóa từ một loài chó nhỏ, màu xám.

Lúc mới ra đời, chó con không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần tuổi đã có thể có 28 chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của loài thú này là 42 chiếc.

Mắt chó có đến 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ ba nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Tai của chúng thì cực thính, chúng có thể nhận được 35.000 âm rung chỉ trong một giây. Khứu giác của chúng cũng rất tuyệt vời. Người ta có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó thì có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn còn tìm ra những cây nấm con con nằm sâu trong rừng, vì chúng có thể phân biệt gần 220 triệu mùi. Chó phân biệt vật thể đầu tiên là dựa vào chuyển động sau đó đến ánh sáng và cuối cùng là hình dạng. Vì thế thị giác của chúng rất kém. Ta có thấy vào mùa đông lạnh, thỉnh thoảng chó hay đuôi che lấy cái mũi ướt át, đấy là cách chúng giữ ấm cho mình.

Chó có đến 2 lớp lông: lớp bên ngoài như chúng ta đã thấy, còn lớp lót bên trong giúp cho chúng giữ ấm, khô ráo trong nhũng ngày mưa rét, thậm chí còn có nhiệm vụ “hạ nhiệt” trong những ngày oi bức.

Chó là loài động vật có bốn chân, mỗi bàn chân đều có móng vuốt sắc nhưng khi đi thì cụp vào. Chó có bộ não rất phát triển, xương quai hàm cứng. Đặc biệt, tai và mắt chó rất thính và tinh vào ban đêm. Chó vẫy đuôi để biểu hiện tình cảm. Chó là loài động vật có bộ phận tiêu hóa rất tốt.

Chó có đặc tính là chạy rất nhanh bằng bốn chân, tốc độ lao về phía trước khoảng từ bảy mươi đến tám mươi km một giờ. Hơn nữa, chó cũng có khả năng đánh hơi rất tài. Hiện nay chó hoang dã vẫn còn tồn tại, nhưng chó được thuần dưỡng như chó nhà, chó cảnh thì phổ biến hơn.

Chó thuần dưỡng có nhiệm vụ trông, giữ nhà và thường nặng từ mười lăm đến hai mươi ki-lô-gam, có tuổi thọ trung bình từ mười sáu đến mười tám năm. Loại chó bắt được tội phạm được gọi là chó nghiệp vụ, trinh thám, và thường rất to, cao, tai vểnh, hoạt động nhanh nhẹn, linh hoạt và thông minh. Chúng được nuôi rất công phu. Một số loại chó khác như chó săn thường rất khôn. Chó cứu hộ được dùng trong việc cứu nước ở các bến cảng, sân bay,… nơi xảy ra sự cố.

Ở một số nước trên thế giới, chó còn chuyên để kéo xe. Nhưng không hẳn là chỉ có ích, nó còn rất dễ bị bệnh, đó là bệnh “dại”. Thường là thời gian đầu chó rất bình thường, ít người phát hiện ra để đề phòng. Khi bị chó dại cắn, lúc bấy giờ mới thấy rõ việc nguy hiểm đến tính mạng con người. Vì vậy cần phải tiêm phòng cho chó thường xuyên theo định kì để tránh bị mắc bệnh.

Chó là loài động vật rất có ích trong mọi lĩnh vực. Chó còn là bạn của con người bởi sự thông minh, lanh lợi, trung thành và nhiều tác dụng của nó. Chó được coi là loài động vật rất quan trọng và giúp việc đắc lực cho con người.

Con chó luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được.

8 tháng 4 2021
Người ta đã mất mười năm để xây dựng hồ Phú Ninh, dần dần, hồ trở thành một trong những điểm du lịch không thể không đặt chân đến khi tới thăm "đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm”. Bởi ở nơi này, những người mang trong mình dòng máu thiên di rong ruổi đi tìm cảnh đẹp sẽ được trải nghiệm cảm giác ung dung tự tại ngồi trên thuyền, khỏa nước, ngắm mây trời tít tắp in bóng trên dòng nước trong xanh hay trải nghiệm một đêm ngủ giữa lòng hồ hoang vu, bảng lảng sương khói huyền ảo, chìm trong những câu chuyện kỳ bí, có phần liêu trai. Nằm cách thành phố Tam Kỳ khoảng 7 km về phía tây, hồ Phú Ninh thuộc địa phận 2 huyện Phú Ninh, Tam Xuân và thành phố Tam Kỳ, có tổng diện tích hơn 23 nghìn hecta.  Công trình được khởi công vào năm 1977 và hoàn thành sau gần 10 năm xây dựng. Ngoài các ưu thế để phát triển thuỷ lợi, thuỷ sản, thuỷ điện, nông lâm nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt... hồ Phú Ninh còn là một khu du lịch sinh thái lý tưởng, khí hậu luôn luôn mát mẻ và hệ động thực vật rất đa dạng, trong đó có 14 loại động vật được ghi vào Sách Đỏ cần bảo tồn. Diện tích mặt nước hồ Phú Ninh khá rộng, chiếm đến hơn 3 nghìn hecta, muốn tham an hết lòng hồ, du khách chỉ còn cách thuê ca-nô chạy quanh hồ. Trên đường đi, có thể ghé thăm đảo chim, đảo khỉ… Toàn hệ thống hồ Phú Ninh có hơn 30 đảo lớn, nhỏ khác nhau, từ đảo Rùa, đảo Su, đến hố Ba Trăng, hố Khế. Hệ thống động, thực vật ở đây khá phong phú, có nhiều loài được ghi vào sách đỏ thế giới. Đặc biệt, trong hồ Phú Ninh còn có mỏ nước khoáng thiên nhiên phun trào từ lòng đất và hệ thống khu du lịch sinh thái. Thường du khách đến với hồ Phú Ninh đa phần đều nấn ná ở lại, tổ chức câu cá, thưởng thức một đêm lênh đênh trên sóng nước, ngủ giữa mây trời, trăng sao. Giữa mặt nước mênh mông, dòng sông trăng thanh khiết, con người dường như không còn lo nghĩ điều gì. Ngủ giữa đất trời, hòa vào thiên nhiên, thuyền lênh đênh, đẹp vô chừng. Những người bản địa chỉ cho khách bí quyết rằng: muốn ngắm hồ Phú Ninh đẹp nhất, vẹn toàn nhất thì chạy xe lên đường Tam Lãnh. Đứng trên con đường này có thể ngắm trọn vẹn quang cảnh hồ Phú Ninh. Mặt nước trong xanh, rợn ngợp, rừng cây, tiếng chim chóc - tất cả thấm vào các giác quan, khiến người ta chỉ muốn đứng mãi nơi này. Từ đây, chờ mặt trời xuống để thu gọn vào tầm mắt khoảnh khắc ánh nắng cuối ngày lấp lánh trải một vùng rộng lớn trên hồ. Khói sóng trên mặt hồ, những ngôi làng tỏa khói bếp nơi xa xa, mặt trời buông vầng sáng đỏ rựccuối cùng, dần dần chìm khuất sau rặng núi… dường như tất cả đã tạo nên bố cục hài hòa cho bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp. Nên có người dù sống giữa chốn đô thị, cuộc đời cuốn dài theo những chuyến đi, song không thể quên buổi chiều trên đường Tam Lãnh ngắm hồ Phú Ninh, mỗi năm lại một lần quấn khăn choàng cổ màu khói, trở về chốn cũ, đứng hàng giờ nghe gió vù vù bên tai, chờ mặt trời xuống, giương chiếc máy ảnh cơ, lưu lại bức ảnh đen trắng về nét đẹp bình yên rồi trở về, thấy lòng thanh tịnh. Thú chèo thuyền, câu cá được xem là một trong những thú vui hấp dẫn du khách, một mình trên thuyền độc mộc buông cần để lắng nghe “cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Và độc đáo hơn nữa du khách còn tận hưởng cái cảm giác về đêm khi ngủ trên thuyền (được neo vào điểm đậu an toàn), lắng nghe hơi thở của núi rừng, tiếng gió hú, tiếng cá quẫy, côn trùng hoà nhịp… tất cả tạo nên một Phú Ninh rất riêng đậm chất Quảng. Du khách đến với hồ Phú Ninh sẽ n hưởng những cảm giác êm ả của lòng hồ và được phục vụ chu đáo cùng với các khu nghỉ đầy tiện nghi.  Ngoài ra du khách có dịp tham quan tìm hiểu chiến thắng “Đồi đá đen” lừng lẫy trong kháng chiến chống Pháp, xem mô hình tông thể toàn bộ khu sinh thái Phú Ninh. Đến với đảo Rùa, đảo Su, hố Khế, hố Ba Trăng… rồi bến Đợi Chờ, mỏ nước khoáng thiên nhiên phun trào từ lòng đất… tất cả đều để lại một ấn tượng khó quên trong lòng những ai đã từng một lần đặy chân đến.  
15 tháng 11 2018

I. Mở bài: giới thiệu về thể thơ lục bát
Chúng ta đã được học rất nhiều thể thơ trong các sách văn học. việt Nam ta có các thể thơ phổ biến như: song thất lục bát, thơ thất ngôn tứ tuyệt, thơ thất ngôn bát cú, thơ thất ngôn bát cú đường luật,… Các bài thơ nổi tiếng như: Việt Bắc của Tố Hữu, khi tu hú của Tố Hữu,…. Thể thơ lục bát là một thể thơ truyền thống và lâu đời của Việt Nam. Thể thơ này dễ làm và dễ hiểu nên nhiều người hướng tới thể thơ này.

II. Thân bài: thuyết minh về thể thơ lục bát
1. Nguồn gốc thể thơ lục bát:

- Thể thơ lục bát có từ rất lâu đời
- Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam
- Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá qau bao đời và phát triển hàng trăm năm nay.
- Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con.
- Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh
- Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dễ làm, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.
2. Đặc điểm thơ lục bát:
- Thơ lục bát gồm 2 câu trở lên, 2 câu thơ ghép lại thành một cặp câu
- Trong 1 cặp câu, thì câu đầu 6 chữ và câu sau là 8 chữ
- Xen lẫn giữa câu lục là câu bát, giữa câu bát là câu lục
- Số câu trong bài thơ lục bát không giới hạn
- Khi làm thơ phải tuân thủ quy luật của thơ
3. Quy luật làm nên bài thơ lục bát:
- Số câu: tối thiểu là hai câu và không giới hạn
- Sắp xếp các tiếng trong câu:
· các tiếng chẵn 2, 4, 6 ,8 phải đúng luật
+ Câu lục : B – T – B
+ Câu bát : B – T – B – B
· các tiếng lẻ không cần đúng luật
- vần:
· tiếng thứ 6 trong câu lục phảo vần với tiếng thứ 6 trong câu bát
· Tiếng thứ 8 câu bát mở ra một vần mới, vần này vần với tiếng thứ 6 của câu lục và tiếng thứ 6 câu bát tiếp theo. Các vần này thường là thanh bằng.
- Nhịp của thơ lục bát:
· Câu lục : nhịp 2/2/2 ; 2/4 ; 3/3
· Câu bát : 2/2/2 ; 4/4 ; 3/5 ; 2/6.

III. Kết bài: ý nghĩa của thơ lục bát
- Thơ lục bát duyên dáng, kín đáo, mang tính chất phương Đông
- Thơ lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nền nã.
- Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

19 tháng 11 2018

I. Mở bài: giới thiệu về thể thơ lục bát
Chúng ta đã được học rất nhiều thể thơ trong các sách văn học. việt Nam ta có các thể thơ phổ biến như: song thất lục bát, thơ thất ngôn tứ tuyệt, thơ thất ngôn bát cú, thơ thất ngôn bát cú đường luật,… Các bài thơ nổi tiếng như: Việt Bắc của Tố Hữu, khi tu hú của Tố Hữu,…. Thể thơ lục bát là một thể thơ truyền thống và lâu đời của Việt Nam. Thể thơ này dễ làm và dễ hiểu nên nhiều người hướng tới thể thơ này.

II. Thân bài: thuyết minh về thể thơ lục bát
1. Nguồn gốc thể thơ lục bát:

- Thể thơ lục bát có từ rất lâu đời
- Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam
- Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá qau bao đời và phát triển hàng trăm năm nay.
- Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con.
- Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh
- Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dễ làm, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.
2. Đặc điểm thơ lục bát:
- Thơ lục bát gồm 2 câu trở lên, 2 câu thơ ghép lại thành một cặp câu
- Trong 1 cặp câu, thì câu đầu 6 chữ và câu sau là 8 chữ
- Xen lẫn giữa câu lục là câu bát, giữa câu bát là câu lục
- Số câu trong bài thơ lục bát không giới hạn
- Khi làm thơ phải tuân thủ quy luật của thơ
3. Quy luật làm nên bài thơ lục bát:
- Số câu: tối thiểu là hai câu và không giới hạn
- Sắp xếp các tiếng trong câu:
· các tiếng chẵn 2, 4, 6 ,8 phải đúng luật
+ Câu lục : B – T – B
+ Câu bát : B – T – B – B
· các tiếng lẻ không cần đúng luật
- vần:
· tiếng thứ 6 trong câu lục phảo vần với tiếng thứ 6 trong câu bát
· Tiếng thứ 8 câu bát mở ra một vần mới, vần này vần với tiếng thứ 6 của câu lục và tiếng thứ 6 câu bát tiếp theo. Các vần này thường là thanh bằng.
- Nhịp của thơ lục bát:
· Câu lục : nhịp 2/2/2 ; 2/4 ; 3/3
· Câu bát : 2/2/2 ; 4/4 ; 3/5 ; 2/6.

III. Kết bài: ý nghĩa của thơ lục bát
- Thơ lục bát duyên dáng, kín đáo, mang tính chất phương Đông
- Thơ lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nền nã.
- Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.