Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Văn Miếu Quốc Tử Giám tọa lạc giữa thủ đô Hà Nội, được xem là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam. Từ những năm đầu tiên, ngôi trường này đã tụ họp rất nhiều người tài, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Hiện nay Văn Miếu vẫn là điểm đến của nhiều du khách khi ghé thăm Hà Nội bởi kiến trúc độc đáo, ấn tượng.
Văn Miếu Quốc Tử Giám đã trải qua bao nhiêu biến động, thăng trầm của lịch sử nhưng nó vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của con người Hà Nội. Đó là giá trị tinh thần cao đẹp được gìn giữ từ bao nhiêu năm. Văn Miếu nằm ở phía Nam kinh thành Thăng long thờ Lí. Văn Miếu được được vào hoạt động trong khoảng thời gian từ 1076 cho đến 1820, đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước.
Văn miếu bao gồm hai di tích chính là Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy đầu tiên của trường học. Trải qua bao nhiêu năm nhưng Văn Miếu vẫn giữ được những nét đẹp cổ xưa.
Ban đầu Văn Miếu là nơi học tập của các hoàng tử, sau này mới mở rộng ra cho những người tài trong cả nước. Văn Miếu có diện tích 54.331 m2 bao gồm Hồ Văn, vườn Giám và nội tự được bao quanh bằng tường gạch vồ. Với những kiến trúc được thiết kế từ thời xa xưa, in dấu biết bao nhiêu thăng trầm của thời gian, của những đổi thay đất nước.
Khi bước vào khu Văn Miếu, du khách sẽ đến với cổng chính, trên cổng chính là chữ Văn Miếu Môn. Phía ngoài cổng có đôi rồng đá thời Lê, bên trong là rồng đá thời Nguyễn. Khu thứ hai chính là Khuê Văn Các được xây dựng năm 1805 gồm 2 tầng, 8 mái rất rộng rãi. Đây là nơi tổ chức bình các bài thơ và văn hay của sĩ tử thời xưa. Khu thứ ba chính là từ gác Khuê Văn tới Đại Thành Môn, ở giữa có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tĩnh. Ở hai bên hồ là nơi lưu giữ 82 bia tiến sĩ có ghi tên, quê quán, chức danh của những người nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Lê Quý Đôn…
Cuối sân là nhà Đại bái và hậu cung; có những hiện vật quý hiếm được lưu truyền từ bao đời nay như chuông Bích Ung do Nguyễn Nghiêm đúc vào năm 1768. Đây được xem là chiếc chuông lớn, có giá trị lịch sử và văn hóa lâu đời. Tấm khánh mặt trong có hai chữ Thọ Xương, mặt ngoài khắc bài mình biết theo kiểu chữ lệ nói về công dụng loại nhạc cụ này. Khu thứ 5 chính là Trường Quốc Tử Giám. Ở đây là nơi dạy học, tuyển chọn người tài, đỗ đạt cao giúp cho vua nâng cao trí thức. Có rất nhiều người từ ngôi trường này đã gây nên tiếng vang lớn cho đến ngày nay như Chu Văn An, Bùi Quốc Khải…
Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng chủ yếu bằng gỗ lim, gạch đấy nung, ngói mũi hàng mang nét nghệ thuật của triều Lê và Nguyễn. Những nét kiến trúc độc đáo ấy được xây dựng khéo léo bởi những bàn tay tài hoa.
Cho đến ngày nay Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn là địa điểm du lịch của rất nhiều người, vừa nhớ về cội nguồn, vừa khấn bái, vừa tìm hiểu được lịch sử của cha ông ta. Nơi đây còn được xem là tâm điểm của Hà Nội, của thủ đô nghìn năm văn hiến.
Văn Miếu Quốc Tử Giám tọa lạc giữa thủ đô Hà Nội, được xem là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam. Từ những năm đầu tiên, ngôi trường này đã tụ họp rất nhiều người tài, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Hiện nay Văn Miếu vẫn là điểm đến của nhiều du khách khi ghé thăm Hà Nội bởi kiến trúc độc đáo, ấn tượng.
Văn Miếu Quốc Tử Giám đã trải qua bao nhiêu biến động, thăng trầm của lịch sử nhưng nó vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của con người Hà Nội. Đó là giá trị tinh thần cao đẹp được gìn giữ từ bao nhiêu năm. Văn Miếu nằm ở phía Nam kinh thành Thăng long thờ Lí. Văn Miếu được được vào hoạt động trong khoảng thời gian từ 1076 cho đến 1820, đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước.
Văn miếu bao gồm hai di tích chính là Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy đầu tiên của trường học. Trải qua bao nhiêu năm nhưng Văn Miếu vẫn giữ được những nét đẹp cổ xưa.
Ban đầu Văn Miếu là nơi học tập của các hoàng tử, sau này mới mở rộng ra cho những người tài trong cả nước. Văn Miếu có diện tích 54.331 m2 bao gồm Hồ Văn, vườn Giám và nội tự được bao quanh bằng tường gạch vồ. Với những kiến trúc được thiết kế từ thời xa xưa, in dấu biết bao nhiêu thăng trầm của thời gian, của những đổi thay đất nước.
Khi bước vào khu Văn Miếu, du khách sẽ đến với cổng chính, trên cổng chính là chữ Văn Miếu Môn. Phía ngoài cổng có đôi rồng đá thời Lê, bên trong là rồng đá thời Nguyễn. Khu thứ hai chính là Khuê Văn Các được xây dựng năm 1805 gồm 2 tầng, 8 mái rất rộng rãi. Đây là nơi tổ chức bình các bài thơ và văn hay của sĩ tử thời xưa. Khu thứ ba chính là từ gác Khuê Văn tới Đại Thành Môn, ở giữa có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tĩnh. Ở hai bên hồ là nơi lưu giữ 82 bia tiến sĩ có ghi tên, quê quán, chức danh của những người nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Lê Quý Đôn…
Cuối sân là nhà Đại bái và hậu cung; có những hiện vật quý hiếm được lưu truyền từ bao đời nay như chuông Bích Ung do Nguyễn Nghiêm đúc vào năm 1768. Đây được xem là chiếc chuông lớn, có giá trị lịch sử và văn hóa lâu đời. Tấm khánh mặt trong có hai chữ Thọ Xương, mặt ngoài khắc bài mình biết theo kiểu chữ lệ nói về công dụng loại nhạc cụ này. Khu thứ 5 chính là Trường Quốc Tử Giám. Ở đây là nơi dạy học, tuyển chọn người tài, đỗ đạt cao giúp cho vua nâng cao trí thức. Có rất nhiều người từ ngôi trường này đã gây nên tiếng vang lớn cho đến ngày nay như Chu Văn An, Bùi Quốc Khải…
Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng chủ yếu bằng gỗ lim, gạch đấy nung, ngói mũi hàng mang nét nghệ thuật của triều Lê và Nguyễn. Những nét kiến trúc độc đáo ấy được xây dựng khéo léo bởi những bàn tay tài hoa.
Cho đến ngày nay Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn là địa điểm du lịch của rất nhiều người, vừa nhớ về cội nguồn, vừa khấn bái, vừa tìm hiểu được lịch sử của cha ông ta. Nơi đây còn được xem là tâm điểm của Hà Nội, của thủ đô nghìn năm văn hiến.
Chẳng biết Tết Trung Thu có từ bao giờ. Nhưng đối với tôi, Trung Thu bắt đầu từ ngày biết đốt lên ngọn nến và cùng vui chơi với lũ bạn chung xóm mỗi dịp ông mặt trăng tròn vành vạnh trong những ngày đầu năm học mới. Ngày ấy, còn nhỏ xíu, không nhớ rõ là mấy tuổi, nhà tôi còn nghèo lắm, mà trong cái xóm lao động ấy thì nhà ai cũng nghèo thế cả. Chiếc lồng đèn hình ngôi sao được làm bằng tre và bọc giấy kiếng màu đỏ là món quà quý giá và xa xỉ đối với lũ trẻ con trong xóm, chỉ có rất ít đứa được bố mẹ mua cho chiếc lồng đèn. Và thật là hãnh diện khi tôi được bố mẹ mua cho một chiếc lồng đèn hình con thuyền.
Cầm con thuyền bằng giấy kiếng trong tay, tôi cảm thấy thật tự hào và cần phải lên mặt chút với những đứa bạn đồng trang lứa và thầm nghĩ rằng: "lũ bạn sẽ phải trầm trồ trước cái lồng đèn, và chúng sẽ xin mượn cái con thuyền ấy để cầm một lát cho vui". Nghĩ đến đó, chợt cảm thấy lâng lâng sung sướng làm sao đó. Tôi cất thật kỹ chiếc lồng đèn, đợi đến ngày Trung Thu mới đem ra khoe với bạn bè.
Rồi ngày Trung Thu cũng đến, hôm đó thật vui. Bình thường, buổi tối lũ trẻ con phải ở nhà, không được ra đường chơi quá lâu, và ra đường cũng phải mang dép (tôi chẳng thích mang dép khi vui chơi chạy nhảy chút nào). Nhưng tối Trung Thu, bọn trẻ con trong xóm được vui chơi thoải mái, và vui nhất là không ai để ý chuyện có mang dép ra đường hay không. Tối hôm đó, bọn trẻ con ùa ra cả ngoài sân lớn. Chưa có đứa nào vội thắp đèn lên, tất cả vẫn đang say mê với những trò rồng rắn lên mây, dung dăng dung dẻ và có lẽ vui nhất là trò thiên đường địa ngục; trong trò ấy, tôi chỉ thích qua phía địa ngục, nhận hình phạt là phải "chặt đầu", cảm giác thấy thích thích sao đó. Chắc chỉ có tôi có cái sở thích quái lạ ấy, vì đứa nào cũng cố gắng được qua phía thiên đường để dương dương tự đắc nhìn những đứa không vượt qua được ngưỡng cửa của trò chơi. Chúng tôi chơi thật vui, thoải mái cười đùa, thậm chí la hét mà cũng chẳng ai nhắc nhở hay la mắng gì cả.
Kết thúc trò thiên đàng địa ngục, chúng tôi bắt đầu lục tục đứa nào về nhà đứa nấy mang lồng đèn của mình ra cùng chơi chung. Tôi đã háo hức chờ đợi giây phút này lâu lắm rồi. Chạy ù về nhà và mang ra chiếc thuyền lồng đèn của mình. Tôi vừa chạy vừa mường tượng cái cảnh lũ bạn sẽ trầm trồ quanh chiếc thuyền mà sướng rơn lên. Mải nghĩ nên tôi không để ý là đã ra đến sân và trên tay cầm chiếc lồng đèn rồi. Bỗng xuất hiện những tiếng lốc cốc, lốc cốc rồi rất nhiều tiếng đó nữa, nhìn kỹ ra là những chiếc lồng đèn được chế tác bằng lon sữa bò. Chúng được làm thành hình những chiếc xe lu, chỗ để ngọn nến có thể xoay được, chiếc xe ấy được điều khiển bằng thanh tre dài cầm ở tay. Mỗi khi đẩy tới thì chiếc xe kêu lốc cốc đồng thời cái lon ở trên xe để ngọn nến xoay vòng tròn tạo thành những vệt sáng quay liên tục trong rất đẹp mắt. Và dĩ nhiên, không như mường tượng, chẳng đứa nào thèm xuýt xoa trước chiếc thuyền của tôi.
Tham khảo :
“Chiều Văn Miếu Trấn Biên
Mây trời bay thong thả
Núi lam tím thật hiền
Quanh cây cao bóng cả…”
Ai đã từng nghe những câu thơ này đều mong muốn một lần đến Đồng Nai để ngắm nhìn cảnh sắc hùng vĩ, tươi đẹp này. Đồng Nai được biết đến không chỉ là một nơi với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, các trò chơi dành cho nhiều bạn trẻ mà còn gắn với nhiều di tích lịch sử nổi tiếng đã có từ ngàn đời xưa. Một trong số đó phải kể đến Văn Miếu Trấn Biên là nơi đúc kết tinh hoa, mang đậm giá trị giáo dục văn hóa thiêng liêng, nơi nhân chứng cho chiến công, tài giỏi từ bao đời nay.
Nói đến Văn Miếu Trấn Biên là nhớ đến đất nước trong giai đoạn “Trịnh Nguyễn phân tranh”, đây chính là văn miếu đầu tiên được xây dựng vào năm 1715 ngay tại xứ Đàng Trong nơi cai quản của chúa Nguyễn. Văn miếu được coi như là một nơi rèn luyện những nhân tài cho đất nước, là nơi tôn vinh Khổng Tử và các bậc danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Trong giai đoạn 1861, nơi đây từng bị thực dân Pháp phá hủy, sau đó văn miếu được khởi công trùng tu xây dựng lại vào năm 1998 và chính thức hoàn thành khang trang lộng lẫy vào năm 2002. Khu vực linh thiêng này tọa lạc tại một khu đất rộng lớn thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai, thành phố Biên Hòa. Tổng diện tích của khuôn viên văn miếu lên đến 15ha, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 33km. Văn Miếu Trấn Biên còn đươc xem như là “Quốc Tử Giám” của Nam Bộ, bởi nằm bên cạnh văn miếu là một ngơi trường học của tỉnh Biên Hòa. Do đó, nơi đây không những là nơi linh thiêng thờ phụng thường được các chúa Nguyễn đến hành lễ, mà còn là biểu trưng cho truyền thống hiếu học, hào khí dân tộc to lớn của người dân Việt Nam ở bờ cõi phương nam. Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng từ rất sớm ở miền Nam và chỉ ra đời sau văn miếu Quốc Tử Giám khoảng 700 năm, đây là biểu tưởng cho truyền thống tôn sư trọng đạo, trọng người tài từ ngàn đời xưa. Được xây dựng theo phong cách kiến trúc tương đối giống với miếu Quốc Tử Giám ở miền bắc, với sự kết hợp nhiều khu như nhà thờ chính, sân hành lễ, tả vu hữu vu,… Với không gian thoáng đãng, cây xanh che phủ xung quanh nổi bật giữa nó là chiếc mái vòm cong với gam màu xanh lưu ly trong đầy uy nghi, hùng vĩ giữa núi rừng trập trùng. Từ cửa chính bước vào là những khung cảnh vô cùng tráng lệ lần lược là nhà bia, khuê Văn Các, hồ Thiên Quang Tỉnh, cổng Đại Thành, nhà thờ Đức Khổng Tử và cuối cùng của văn Miếu Trấn Biên sẽ là nhà thờ chính rộng lớn. Nhà bia là khu vực có mái che, nằm ngay chính giữa bia đá làm bằng chất liệu đá Granit Bửu Long. Trên bia được khắc bài văn do giáo sư anh hùng lao động Vũ Khiêu biên soạn, khái quát về truyền thống văn hóa, giáo dục của vùng đất Biên Hòa, nêu bật khát vọng của toàn thể nhân dân Đồng Nai. Đi lên lầu Khuê Văn Các du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh của văn miếu trùng trùng điệp điệp đầy uy nghi tráng lệ giữa cảnh rừng xanh tươi. Đây được biết đến là một công trình nổi tiếng thể hiện sự trân trọng, đề cao học vấn văn chương thơ phú, đặc biệt lại được chính tay của một vị quan văn Võ xây dựng vào năm 1805 dưới triều đại nhà Nguyễn. Khuê Văn Cát được xây dựng theo lối kiến trúc cổ, kết cấu dạng tầng gác, cổ lầu, bên trên được thiết kế với bốn góc có các hàng lan can được sơn màu nâu đỏ gợi lên sự thanh thoát, đơn giản mà lại vô cùng vững chắc. Khuê Văn Các trước đây được biết đến là nơi dành cho các bậc hiền tài, những tao nhân dùng để ngâm thơ, gảy đàn, ngắm trăng, thâm chí là bàn luận văn chương, một nơi vô cùng yên tĩnh nên thơ. Đứng trên cao nhìn ra trước cổng tam quan sẽ thấy được hồ Tịnh Quang với làn nước xanh trong ngắt, có thể nhìn rõ cả những đàn cá đang tung tăng bơi lội đủ màu sắc dưới hồ tạo nên bức tranh vô cùng đặc sắc. Tiếp đến là Đại Thành Môn là nơi có vị trí nằm ngay trên trục thần đạo tại cửa chính trước khi bước vào khu vực thờ phụng tế lễ.Nói đến Khổng Tử ai cũng biết đó là một bậc hiền tài, một người đã khai sáng nho giáo và nho học của cả một thế hệ phương Đông. Bia của bậc thánh nhân này được xây đắp đặt trên một bệ đá chạm khắc hoa văn cao 80cm, đươc đặt ở một vị trí quan trọng ngay trước sân Đại Bái trên trục thần đạo. Tiếp đến là khu vực nhà thờ chính của Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng theo kiểu nhà ba gian hai chái, nền thì lót gạch tàu, sn6 son thếp vàng. Nhà có ba gian, ở giữa là nơi thờ vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi được trang trọng thờ ngài ở trên một bệ ghép bằng các đá thảng cốt cao hơn so với nền cốt nhà. Từ ngoài vào của nhà thờ chính là nơi thờ những vị danh nhân văn hóa cả nước như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du. Đây là một nơi vô cùng linh thiên các bậc hiền tài đều được thờ trên bài vị phía trước có hương án sơ son thiếp vàng, ở phía hai bên là bát bửu bằng gỗ cũng được sơn son thiếp vàng đầy trang trọng và uy nghi. Hằng năm nơi đây thường tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện nhằm khẳng định vai trò là trung tâm văn hóa, giáo dục, tín ngưỡng quan trọng của tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả một vùng đất phía Nam nói chung. Văn Miếu Trấn Biên còn là nơi diễn ra các buổi họp mặt quay quần, tọa đàm trình bày về chiều dài lịch sử cũng như nền văn hóa đã có từ ngàn đời nay của dân tộc tỉnh Đồng nai qua các buổi triển lãm tranh ảnh, tư liệu, hiện vật.
Giờ đây dù đã trải qua bao thăng trầm đã từng bị phá bỏ, nhưng Văn Miếu Trấn Biên vẫn tồn tại và sừng sững vị thế giữa một vùng trời rộng lớn, trở thành một danh lam thắng cảnh đặc sắc nổi tiêng của dãy đất miền Nam. Cùng với vị thế quan trọng càng được khẳng định, Văn Miếu Trấn Biên luôn không ngừng phát triển, bảo tồn, giữ gìn những di sản văn hóa lâu đời và phát huy tiềm lực du lịch bền vững hơn trong tương lai.
Tham khảo:
1. Mở bài
- Văn miếu Quốc Tử Giám là một trong những địa điểm thu hút du khách bậc nhất của Hà Nội.
- Với lối kiến trúc độc đáo và bề dày lịch sử gắn liền với sự hưng thịnh phát triển của nhiều triều đại, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã mang đến trong trái tim nhiều người sự trân trọng và ngưỡng mộ vô cùng.
2. Thân bài
* Lịch sử hình thành:
- Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lê Thánh Tông, còn Quốc Tử Giám được khởi công xây dựng cùng thời sau đó vào năm 1076, ngay bên cạnh Văn Miếu.
- Tọa lạc tại phía Nam kinh thành Thăng Long, thuộc quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội.
- Diện tích là 54331 m2.
* Kiến trúc:
- Có kết cấu tường gạch vồ bao quanh toàn bộ diện tích, phía bên trong lại chia làm 5 tầng không gian có kiến trúc khác nhau, mỗi lớp như vậy được ngăn cách bằng một tường gạch dày có 3 cửa thông với nhau.
- Gồm các bộ phận chính là Hồ Văn, khu Văn Miếu thờ Khổng Tử, Vườn Giám và Quốc Tử Giám.
- 4 cổng chính: Cổng Văn Miếu, Đại Trung, Đại Thành, Thái Học
- Các di tích bên trong bao gồm:
+ Tứ trụ và Bia Hạ Mã
+ Khuê Văn Các
+ Giếng Thiên Quang và 82 tấm bia Tiến sĩ.
+ Khu Đại Thành, khu Thái Học,...
* Vai trò, ý nghĩa:
- Nơi thờ cúng các bậc tiên thánh người đã khai sinh ra nho học, đồng thời là trường học hoàng gia đầu tiên của Đại Việt.
- Quốc Tử Giám hoàn thiện thì khu di tích này chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
Ngày nay Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành khu di tích lịch sử nằm trong danh sách 23 Di tích Quốc gia đặc biệt, là chứng minh cho sự phát triển của nền giáo dục của nước ta dưới chế độ phong kiến.
- Là địa điểm du lịch hấp dẫn đối với nhiều du khách.
- Nơi đây cũng lưu giữ lại những tư liệu lịch sử quý giá, những nét kiến trúc độc đáo, cùng với những dấu vết về một thời thịnh trị của Nho giáo tại Việt Nam.
3. Kết bài
- Quần thể khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám chính là đại diện cho truyền thống hiếu học, lễ nghĩa, tôn sư trọng đạo, đề cao nhân tài với những giá trị tinh thần, văn hóa vô cùng sâu sắc và quý giá, là biểu tượng của cả đất nước.
- Mỗi chúng ta cần có ý thức giữ gìn, bảo tồn khu di tích để không chỉ hôm nay mà con cháu chúng ta ngày sau có thể ý thức được và kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp này.
Tham khảo:
Hải Dương là vùng đất sản sinh ra nhiều bậc đại khoa, tiến sĩ nho học đứng đầu trong cả nước. Trấn Hải Dương xưa có 637 tiến sĩ, 12 trạng nguyên. Sau chia tách địa giới hành chính, toàn tỉnh có 486 tiến sĩ, 11 trạng nguyên. Văn miếu Mao Điền không chỉ là nơi lưu danh những bậc hiền tài mà còn là địa chỉ giáo dục, khích lệ hậu thế noi gương học tập, tạo ra một mạch nguồn văn hóa không ngừng chảy. Văn miếu Mao Điền là một trung tâm đào tạo nhân tài, tôn vinh học vấn, tạo nguồn lực xây dựng đất nước và tồn tại cho đến ngày nay.
Văn miếu Mao Điền ngày nay thuộc làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng là một trong số ít văn miếu còn tồn tại ở Việt Nam. Nguyên được lập ra để tổ chức các kỳ thi Hương của trấn Hải Dương xưa nhưng vào thời nhà Mạc đã bốn lần tổ chức khoa thi Hội.
Từ giữa thế kỷ 15, với chủ trương mở mang việc học hành và đào tạo nho sĩ, nhà Lê sơ đã cho xây dựng một loạt những trường học (trường quốc lập), trong đó có trường thi hương Mao Điền (huyện Cẩm Giàng) và Văn miếu Vĩnh Lại (huyện Đường An). Qua hơn 300 năm, đến năm 1801 dưới thời Tây Sơn, Văn miếu được di chuyển từ Vĩnh Lại về Mao Điền cùng với Trường thi hương trấn Hải Dương và trở thành nơi đào tạo hàng nghìn cử nhân, tiến sỹ Nho học, đứng hàng đầu cả nước.
Nhìn từ xa, Văn miếu Mao Điền trông như một toà thành lớn, nổi bật giữa màu xanh của những ruộng lúa Xuân mới cấy. Qua cổng Tam quan đồ sộ là khoảng sân rộng dẫn lên cây cầu đá cong cong duyên dáng. Bên hồ nước xanh, cây gạo cổ thụ có tuổi đời hơn 200 năm vẫn đang trổ lộc non trong tiết Xuân ấm áp. Sảnh chính của văn miếu với gian nhà giữa và gác chuông, gác trống hai bên, ở sân có cây gạo cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Ngoài có đài nghiên, tháp Bút, Nghi Môn, Thiên Quang Tinh, Khái Thánh thờ thân Phụ và thân Mẫu của Khổng Tử. Tiếp đến là gác Chuông, gác Trống đối xứng với nhau và nằm ở phía hai đầu hồi dãy nhà giải vũ. Tiếp đến là hai gác chuông xây cất rất hoành tráng.
Ngay từ khi mới xây dựng, Văn Miếu đã là một công trình uy nghi, bề thế và thâm trầm cổ kính với thời gian. Phần chính gồm hai toà nhà lớn 7 gian, mái cong vút chạm trổ hình rồng phượng áp sát vào nhau. Kiến trúc xây theo kiểu chữ Nhị, rộng 10 mẫu (3,6 ha), các hạng mục được quy hoạch đẹp mắt, cân đối, hài hòa từ trong ra ngoài.
Nhà ngoài là nơi tụ hội bái lễ của các bậc quan trường học giả. Hai bên là hai dãy nhà giải vũ 5 gian đối diện nhau, do nằm ở hai hướng Đông và Tây nên người dân nơi đây vẫn quen gọi là nhà Đông vu, Tây vu. Đông vu là nhà truyền thống còn Tây vu là nhà khách. Hai bên vách treo danh sách 637 vị tiến sĩ quê Hải Dương đỗ đạt trong các thời kỳ khoa cử Việt Nam.
Bài trí thờ tự tại di tích trước đây được sắp xếp theo mô hình của Văn miếu Quốc Tử giám Hà Nội. Ngoài Bái đường có 01 ban thờ công đồng để nho sinh xa, gần đến lễ bái. Ngoài việc thờ Khổng Tử như trước còn phối thờ thêm 08 vị Đại khoa người Việt, trong đó đúc tượng đồng 5 Danh nhân là: Đức Khổng Tử, Tư nghiệp Quốc Tử giám Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Anh hùng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tượng được đặt trong khám gỗ sơn son, thếp vàng đẹp đẽ. Đồng thời lập bài vị cho 04 danh nhân còn lại là: Đại danh y, Thái học sinh Tuệ Tĩnh, Thần toán Việt Nam Vũ Hữu, Nhập nội Hành khiển Phạm Sư Mệnh, Nghi Ái quan Nguyễn Thị Duệ.
Xưa kia Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long nên gọi là xứ Đông. Đây là vùng “đất học” vì thế triều Lê đã coi đây là một trong những trung tâm văn hoá giáo dục của cả nước, tiến hành tổ chức nhiều kỳ thi Hội. Hàng năm đến kỳ thi, sĩ tử ở khắp nơi tề tựu về đây dựng lều chõng kín khắp cả khu cánh đồng Tràn phía trước. Trong số các sĩ tử đó có nhiều người Hải Dương đã tham dự và hiển đạt, như danh sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1535).
Trong quá trình tồn tại, Văn Miếu Mao Điền từ vị trí là trường học của riêng trấn Hải Dương đã trở thành trường thi của cả vùng, góp phần giáo dục và đào tạo nhân tài cho địa phương và cho đất nước. Tại miền Bắc Việt Nam, Văn miếu Mao Điền có quy mô và lịch sử lâu đời đứng thứ 2, chỉ sau Văn miếu Quốc Tử Giám. Văn miếu Mao Điền được lập ra để thờ Khổng Tử và các bậc đại nho theo truyền thống của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước Đông Á khác.
Trải qua thời gian, Văn Miếu Mao Điền bị tàn phá do chiến tranh và thiên tai, bị hư hại nhiều. Từ một di tích lịch sử có thắng cảnh đẹp, Văn Miếu trở thành một nơi hoang phế. Từ năm 2002, chính quyền tỉnh Hải Dương đã khởi công xây dựng, tu bổ lại Văn miếu. Năm 1993, Văn miếu Mao Điền được Nhà nước công nhận di tích và xếp hạng cấp quốc gia.
Tháng 2 âm lịch hàng năm, tỉnh Hải Dương lại mở hội Văn Miếu Mao Điền. Người Hải Dương ở khắp nơi lại tề tựu về dự lễ hội, báo công, dâng hương tưởng nhớ các bậc danh nhân, tiên hiền của đất nước. Không khí lễ hội tưng bừng mà trang nghiêm. Truyền thống ấy còn giữ gìn tới ngày nay. Chẳng những người Mao Điền, Cẩm Giàng mà khắp vùng, khách thập phương hân hoan đón chờ ngày lễ.
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cứ vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch hằng năm, quan tổng đốc cùng các quan lại, cử nhân, tiến sĩ… lại về Văn miếu Mao Điền làm lễ nêu cao cương thường, thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo, khuyến khích lớp trẻ học tập và rèn luyện nhân phẩm. Ngày nay, Văn miếu Mao Điền trở thành địa chỉ giáo dục quan trọng cho các thế hệ trẻ về lịch sử, văn hóa, truyền thống khoa bảng và được coi là nơi tôn vinh đạo học của tỉnh Đông. Sự ra đời, tồn tại của Văn miếu Mao Điền suốt hơn 2 thế kỷ qua chứng minh Hải Dương là vùng đất học, đất danh nhân, đất văn hiến.
Hiện nay, Văn miếu là địa chỉ “khuyến học, khuyến tài” giáo dục mọi thế hệ học sinh tỉnh Hải Dương và học sinh cả nước về phát huy tinh thần “tôn sư trọng đạo” và hiếu học của người tỉnh Đông. Những ngày đầu Xuân mới, nhiều gia đình đưa con em đến thăm Văn miếu Mao Điền để xin chữ đầu năm lấy may, thắp hương tưởng nhớ các bậc hiền tài được thờ tự tại Văn miếu và cầu mong các vị tiên hiền phù hộ cho mọi người bền gan vững chí phấn đấu, rèn đức, luyện tài góp phần xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh, phồn vinh.
Lược bớt đi để ngắn gọn hơn nhé!
Văn miếu Quốc Tử Giám là một trong những địa điểm thu hút du khách bậc nhất của Hà Nội, nơi đây cũng chính là chứng nhân lịch sử cho nền văn hóa nho học, đã đào tạo ra vô số nhân tài cho đất nước từ thuở thành lập, được xem là ngôi trường đại học chính quy đầu tiên của Việt Nam. Quốc Tử Giám chính là minh chứng cho quyết tâm nâng cao học thức nhân dân, phát triển nền giáo dục nước nhà lên đến đỉnh cao của vua Lý Nhân Tông, và quả thực ông đã thành công, khi lịch sử đã đánh giá triều Lý là triều đại có nền giáo dục phát triển mạnh mẽ nhất. Với lối kiến trúc độc đáo và bề dày lịch sử gắn liền với sự hưng thịnh phát triển của nhiều triều đại, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã mang đến trong trái tim nhiều người sự trân trọng và ngưỡng mộ vô cùng.
Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lê Thánh Tông, còn Quốc Tử Giám được khởi công xây dựng cùng thời sau đó vào năm 1076, ngay bên cạnh Văn Miếu. Quần thể di tích này tọa lạc tại phía Nam kinh thành Thăng Long, thuộc quận Đống Đa, thủ đô Hà Nội. Công trình có tổng diện tích là 54331m2, bốn phía được bao quanh bởi các tuyến phố chính của quận, hướng Nam là cổng chính giáp với phố Quốc Tử Giám, phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây giáp phố Tôn Đức Thắng, và phía Đông giáp với phố Văn Miếu.
Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám có kết cấu tường gạch vồ bao quanh toàn bộ diện tích, phía bên trong lại chia làm 5 tầng không gian có kiến trúc khác nhau, mỗi lớp như vậy được ngăn cách bằng một tường gạch dày có ba cửa thông với nhau. Nhìn tổng quan quần thể di tích gồm ba bộ phận chính là Hồ Văn, khu Văn Miếu thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám. Bắt đầu từ cửa chính ở phía Nam, giáp phố Quốc Tử Giám, ta nhìn thấy Hồ Văn nằm đối diện với khu Văn Miếu, từ Hồ Văn bước sang bên kia đường là bức tường gạch ngoài cùng của khu di tích gồm có Tứ trụ được xây bằng gạch, hai trụ giữa xây cao vượt lên hình con nghê chầu vào, hai trụ ngoài đắp hình chim phượng, hai bên là hai Bia Hạ Mã, tại đây có là công hầu, bá tước cũng phải xuống ngựa đi từ bia này sang bia kia rồi mới được lên xe ngựa đi tiếp. Đi vào trong gặp đầu tiên là cổng Văn Miếu với cổng giữa xây vuông và cao hai tầng, hai cổng bên nhỏ hơn đối xứng nhau, khu vực thứ nhất này gọi là Nhập đạo bao gồm khu Văn Miếu, bên cạnh là Vườn Giám nơi chiếm gần nửa diện tích của cả quần thể. Đi tiếp vào trong gặp cổng Đại Trung, qua cổng này khu vực bên trong gồm Khuê Văn Các nằm ngoài cùng, là một lầu vuông tám mái, bốn cửa tròn, được ví như nơi giao hòa của đất trời, hiện nay hình ảnh của Khuê Văn Các được in trên tờ tiền polyme 100.000 đồng của nước ta. Tiến vào bên trong là giếng Thiên Quang hay còn gọi là Văn Trì đặt ở trung tâm, các Bia Tiến Sĩ được đặt ở hai bên phải trái của giếng, mỗi bên gồm 41 bia xếp thành 2 hàng ngang, mỗi bia được đặt trên lưng một con rùa đá xanh, trên đó khắc tên các tiến sĩ đã thi đậu trong từng đợt khoa cử. Đi vào trong nữa ta lại gặp cổng Đại Thành, phía trong này bao gồm khu Đại Thành là nơi đặt điện thờ Khổng Tử, sau đó gặp tiếp cổng Thái Học, bên trong bao gồm khu Thái Học, Lầu Chuông và Lầu trống chính là nơi học tập của các sĩ tử, đã đào tạo nhân tài cho nhiều triều đại của nước ta.
Văn Miếu trong những năm đầu mới xây dựng thì đóng vai trò là nơi thờ cúng các bậc tiên thánh người đã khai sinh ra nho học, đồng thời là trường học hoàng gia đầu tiên của Đại Việt mà học sinh đầu tiên là thái tử Lý Càn Đức sau là vua Lý Nhân Tông. Sau khi Quốc Tử Giám hoàn thiện thì khu di tích này chính thức trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam, ban đầu chỉ dành cho con cái nhà quyền quý, sau mở cửa cho cả con em thường dân nhưng có tài trí hơn người đến học. Ngày nay Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trở thành khu di tích lịch sử nằm trong danh sách 23 Di tích Quốc gia đặc biệt, là chứng minh cho sự phát triển của nền giáo dục của nước ta dưới chế độ phong kiến, đồng thời là địa điểm du lịch hấp dẫn đối với nhiều du khách. Nơi đây cũng lưu giữ lại những tư liệu lịch sử quý giá, những nét kiến trúc độc đáo, cùng với những dấu vết về một thời thịnh trị của Nho giáo tại Việt Nam.
Quần thể khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám chính là đại diện cho truyền thống hiếu học, lễ nghĩa, tôn sư trọng đạo, đề cao nhân tài với những giá trị tinh thần, văn hóa vô cùng sâu sắc và quý giá, là biểu tượng của cả đất nước. Chính vì vậy mỗi chúng ta cần có ý thức giữ gìn, bảo tồn khu di tích để không chỉ hôm nay mà con cháu chúng ta ngày sau có thể ý thức được và kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp này.
#Tham khảo
Xin chào các bạn, tớ là cây bút chì. Tớ là một vật dụng nhỏ bé với sức mạnh phi thường. Nếu không tin các bạn cứ thử nhìn xem, trên thế giới không nơi nào không cần đến sự giúp đỡ của tớ. Và tớ cũng là một dụng cụ học tập thân thiết với các bạn học sinh.
Ông tổ của tớ tên là bút chì hiện đại được sinh ra năm 1795 bởi một nhà khoa học quân đội tên là Nicdas Jacques Conte. Dù trước đó, nhiều nơi đã xuất hiện dấu tích của gia đình bút chì của tớ. Cụ thể là vào thời cổ La Mã, con người đã sử dụng than kim loại để viết ký hiệu và vẽ lên các vật dụng như gỗ hoặc đá nhẵn. Ở Anh năm 1564, than chì được sử dụng. Và cây bút chì đầu tiên được xuất hiện năm 1662 tại Đức là cây bút chì thô sơ và có kích thước to hơn tớ rất nhiều. Vào thời điểm chưa có cây gọt bút chì nên những chiếc bút chì chưa được có dáng vẻ đẹp như tớ bây giờ. Tuy nhiên, đó cũng là nguồn gốc và lịch sử của bút chì ngày nay.
Dù là cây bút chì nào, đã mang danh bút chì cũng có hai phần đó là lõi than chì và vỏ. Lõi than được tạo thành bởi than chì trộn đất sét mịn và nước để tạo thành ruột chì dài gọi là sợi ruột chì. Sau đó sợi ruột chì được nhúng vào dầu hoặc sáp nóng. Sau đó đổ vào vỏ bút chì để tạo rãnh và phần sợi ruột chì được cho vào bên trong vỏ bút. Thế là đã tạo thành một thanh bút dài, từ thanh bút dài có đủ cấu tạo phần ruột chì và vỏ sẽ được cắt thành từng đoạn, từng khúc để đem tới tay người sử dụng. Có một chút lưu ý khi người sản xuất bút chì đó là trọng lượng và độ đậm nhạt của bút. Có rất nhiều loại số đo độ đậm cứng, thông thường người ta chỉ xét từ 9H đến 9B, trong đó 9H là cứng và nhạt nhất 9B là mềm và đậm nhất. Đó là lý do vì sao trên thân của bút chì chúng tớ luôn có ký hiệu gồm chữ và số hoặc chỉ có chữ không. Ký hiệu này là chữ tiếng Anh viết tắt, chữ "H" viết tắt từ "hart" biểu diễn độ cứng của ruột bút, còn chữ "B" là "black" biểu diễn độ đậm của bút. Các loại bút chì phổ biến được sử dụng trên thị trường là bút chì HB và 2B. 2B là loại bút chì có lượng than chì nhiều hơn trong tỷ lệ than trộn với đất sét, nên ruột mềm hơn, nét đậm. HB là loại bút có lượng thanh chì ít hơn so với đất sét trộn thành ruột bút nên nét mảnh và có phần nhạt nét hơn.
Tiếp đó là phần ngoại hình của một cây bút chì chúng tớ ngày càng bắt mắt, đủ các loại màu sắc và họa tiết khác nhau. Đó là chiến thuật để thu hút những người dùng là các bạn trẻ, phù hợp với cá tính sở thích. Tuy nhiên, trên thực tế lượng bút chì được sơn màu vàng chiếm phần lớn các thị trường, ví dụ như thị trường Mỹ có tới 75% những cây bút chì có màu vàng. Nguồn gốc của màu sắc này có thống kê đã từng ghi nhận bởi nguyên nhân từ việc xuất khẩu bút chì vào thị trường Trung Quốc, màu vàng rất được ưu chuộng nên nhà sản xuất đã khéo léo dựa vào đó để nâng giá trị cho cây bút chì. Lí do ban đầu người ta sơn bút chì màu vàng đơn giản là để tránh nhầm lẫn với các loại dụng cụ bằng gỗ khác.
Dựa vào công dụng và mục đích sử dụng khác nhau, người sản xuất sẽ tạo ra những chiếc bút chì có màu sắc và hình thức khác nhau. Nổi bật hơn cả là chiếc bút chì phục vụ cho viết lách. Những chiếc bút chì là người bạn đầu tiên của các bạn nhỏ khi bắt đầu tập viết những nét chữ đầu tiên của cuộc đời. Những chiếc bút chì lại bầu bạn và ở thật lâu với những họa sĩ, nhà thiết kế. Những cây bút chì màu tô điểm cho thế giới thêm tươi tắn. Và những cây chì kẻ mắt lại tô điểm cho gương mặt người sử dụng thêm phần tự tin và sắc sảo.
Dù là ở nơi đâu, hay ở thời gian nào, bút chì chúng tớ vẫn luôn là người bạn thân thiết của con người, không chỉ là một dụng cụ hỗ trợ mà còn đồng hành cùng ước mơ và cuộc sống của người sử dụng. Bút chì khi cùn đi được gọt nhọn bởi lưỡi dao của dụng cụ gọt bút. Những cây bút chì chịu những đau đớn sẽ trở nên đẹp và hữu ích hơn sau khi được bỏ đi phần dư thừa của bản thân. Hãy sống như chúng tớ, biết gọt giũa bản thân mình để được trở nên tốt đẹp nhất.
Văn Miếu là tên viết tắt của Văn Tuyên Vương Miếu tức là Miếu thờ Văn Tuyên Vương Khởng Tử.Tuy nhiên ,hiện nay mọi người hiểu Văn Miếu là Miếu Văn ,từ “Văn”mang nghĩa là văn hóa ,văn minh,văn học là nét đẹp của con người.
Văn Miếu được xây dựng vào tháng 8 năm canh tuất(tức tháng 10 năm 1070)tức năm Thần Vũ thứ 2 đời Vua Lê Thánh Tông.Ông cho lập Văn Miếu làm nơi thờ ác ông tổ Nho giáo và Nho học như Chu Công _Khổng Tử.
Văn Miếu Quốc Tử Giám tọa lạc giữa thủ đô Hà Nội, được xem là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam. Từ những năm đầu tiên, ngôi trường này đã tụ họp rất nhiều người tài, đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Hiện nay Văn Miếu vẫn là điểm đến của nhiều du khách khi ghé thăm Hà Nội bởi kiến trúc độc đáo, ấn tượng.
Văn Miếu Quốc Tử Giám đã trải qua bao nhiêu biến động, thăng trầm của lịch sử nhưng nó vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của con người Hà Nội. Đó là giá trị tinh thần cao đẹp được gìn giữ từ bao nhiêu năm. Văn Miếu nằm ở phía Nam kinh thành Thăng long thờ Lí. Văn Miếu được được vào hoạt động trong khoảng thời gian từ 1076 cho đến 1820, đào tạo ra nhiều nhân tài cho đất nước.
Văn miếu bao gồm hai di tích chính là Văn Miếu thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy đầu tiên của trường học. Trải qua bao nhiêu năm nhưng Văn Miếu vẫn giữ được những nét đẹp cổ xưa.
Thuyết minh về Văn Miếu – Quốc Tử Giám (văn lớp 8)
Ban đầu Văn Miếu là nơi học tập của các hoàng tử, sau này mới mở rộng ra cho những người tài trong cả nước. Văn Miếu có diện tích 54.331 m2 bao gồm Hồ Văn, vườn Giám và nội tự được bao quanh bằng tường gạch vồ. Với những kiến trúc được thiết kế từ thời xa xưa, in dấu biết bao nhiêu thăng trầm của thời gian, của những đổi thay đất nước.
Khi bước vào khu Văn Miếu, du khách sẽ đến với cổng chính, trên cổng chính là chữ Văn Miếu Môn. Phía ngoài cổng có đôi rồng đá thời Lê, bên trong là rồng đá thời Nguyễn. Khu thứ hai chính là Khuê Văn Các được xây dựng năm 1805 gồm 2 tầng, 8 mái rất rộng rãi. Đây là nơi tổ chức bình các bài thơ và văn hay của sĩ tử thời xưa. Khu thứ ba chính là từ gác Khuê Văn tới Đại Thành Môn, ở giữa có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tĩnh. Ở hai bên hồ là nơi lưu giữ 82 bia tiến sĩ có ghi tên, quê quán, chức danh của những người nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Lê Quý Đôn…Cuối sân là nhà Đại bái và hậu cung; có những hiện vật quý hiếm được lưu truyền từ bao đời nay như chuông Bích Ung do Nguyễn Nghiêm đúc vào năm 1768. Đây được xem là chiếc chuông lớn, có giá trị lịch sử và văn hóa lâu đời. Tấm khánh mặt trong có hai chữ Thọ Xương, mặt ngoài khắc bài mình biết theo kiểu chữ lệ nói về công dụng loại nhạc cụ này. Khu thứ 5 chính là Trường Quốc Tử Giám. Ở đây là nơi dạy học, tuyển chọn người tài, đỗ đạt cao giúp cho vua nâng cao trí thức. Có rất nhiều người từ ngôi trường này đã gây nên tiếng vang lớn cho đến ngày nay như Chu Văn An, Bùi Quốc Khải…
Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng chủ yếu bằng gỗ lim, gạch đấy nung, ngói mũi hàng mang nét nghệ thuật của triều Lê và Nguyễn. Những nét kiến trúc độc đáo ấy được xây dựng khéo léo bởi những bàn tay tài hoa.
Cho đến ngày nay Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn là địa điểm du lịch của rất nhiều người, vừa nhớ về cội nguồn, vừa khấn bái, vừa tìm hiểu được lịch sử của cha ông ta. Nơi đây còn được xem là tâm điểm của Hà Nội, của thủ đô nghìn năm văn hiến.
DÀN Ý CHI TIẾT
I. MỞ BÀI
- Văn Miếu - Quốc Từ Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội.
- Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng học sinh xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hằng năm vào ngày rằm tháng giêng.
II. THÂN BÀI
1. Nguồn gốc, xuất xứ
- Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông.
- Năm 1076. Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam.
- Năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Chức năng trường Ọuốc học ngày càng nổi bật hơn chức năng của một nơi tế lễ..
- Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.
- Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành.
- Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi (chủ trương đã đề ra năm 1442 nhưng chưa thực hiện được). Mỗi khoa, một tấm bia đặt trên lưng rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12 khoa thi cao cấp) Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã tổ chức đều đặn cứ ba năm một lần, đúng 12 khoa thi).
- Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo giáo dục cao cấp của triều đình.
- Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám lập tại Huế.
- Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội và cho xây dựng Khuê Văn Các, với một chức năng duy nhất là nơi thờ tự Thánh hiền. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khống Tử.
- Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại.
2. Kết cấu
- Nhà Thái học có ba gian, có tường nang, lợp bằng ngói đồng.
- Nhà giảng dạy ở phía đông và tây hai dày đều 14 gian.
- Phòng học của học sinh tam xá đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người.
- Khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường xây bàng gạch Bát Tràng.
- Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng Khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc.
- Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây cỏ lầu để ngắm cảnh.
- Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia “Hạ Mã”, xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh.
- Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ “Văn Miếu Môn” kiểu chữ Hán cổ xưa.
- Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau:
+ Khu thứ nhất: bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Mòn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Mòn và Đạt Tài Môn.
+ Khu thứ hai: từ Đại Trung Môn vào đến Khuê Văn Các (do Đức Tiền Quân Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây năm 1805).
+ Khu thứ ba: gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời).
+ Khu thứ tư: là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Toà ngoài nhà là Bái đường, toả trong là Thượng cung.
+ Khu thứ năm: là khu Thái Học, trước kia đã có một thời kỳ đây là khu đền Khải thánh, thờ bố mẹ Khổng Tử, nhưng đã bị phá huỷ. Khu nhà Thái Học mới
được xây dựng lại năm 2000.
- Trong Văn Miếu có tượng Khổng Tử và Tử Phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử).
- Ở điện thờ Khổng Tử có hai cặp hạc cưỡi trên lưng rùa.
- Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hoà giữa trời và đất. giữa hai thái cực âm - dương.
3. Ý nghĩa
- Là hình ảnh tiêu biểu của Hà Nội.
- Là nơi tượng trưng cho truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.
III. KẾT BÀI
- Vào tháng 3/2010, 82 tấm bia Tiến sĩ triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- Đến ngày 27/7/2011, 82 bia Tiến sĩ lại tiếp tục được công nhận là Di sản tư liệu thế giới trên phạm vi toàn cầu.
- Di tích làm rạng rỡ văn hóa, lịch sử sâu rộng của dân tộc Việt Nam; tôn vinh nền văn hóa, nền giáo dục, truyền thống hiếu học, hiếu nghĩa, tôn sư trọng đạo, quý đức, quý tài của dân tộc Việt Nam.