Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
loại 1:
Nằm cách thủ đô Hà Nội hơn 60km về phía Nam, Đảo Cò thuộc xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương là khu du lịch sinh thái nổi tiếng với đàn cò lên đến hàng vạn con bay lượn trắng toát một vùng trời!
Đảo Cò được hình thành vào đầu thế kỉ 15, những người dân Hồng Thủy đã xây dựng dải đê lớn ven Sông Hồng. Năm ấy, một trận đại hồng thủy đã làm vỡ đê sông Luộc. Nước tràn vào ngập trắng cả một vùng và tạo ra một hòn đảo nổi ngay giữa lòng hồ, nay gọi là hồ An Dương. Đất lành chim đậu, cò, vạc khắp nơi đổ về đây rất nhiều, từ đó Đảo cò chính thức được hình thành.
Đàn cò lên đến hàng vạn con bay trắng một vùng trời Với diện tích 31,673 ha, ước tính có khoảng 17.000 con cò và hơn 7.000 con vạc thường xuyên đến lưu trú. Với tất cả 9 loại cò chính bao gồm: cò lửa, cò ruồi, cò bợ, cò đen, cò nghênh, cò diệc, cò trắng, cò ngang, cò hương và ba loại vạc là vạc xám, vạc xanh, vạc đen.
Ban quản lý Đảo Cò cho biết, cứ vào tháng 9 hàng năm, hàng ngàn con cò ở xứ khác bay về sinh sống và kiếm ăn cho tới tận tháng 4 năm sau mới lại bay đi. Đến với Đảo Cò trong thời điểm đó, du khác có thể thỏa mắt ngắm nhìn cả một vùng trời cò trắng muốt. Ngoài ra, du khác sẽ càng thích thú khi được tận mắt chứng kiến cảnh những chú cò con vừa ra đời, với đôi chân chưa vững, đứng nghiêng ngả trên những ngọn tre.
Ngoài những loại cò, vạc sinh sống tại đây, còn có rất nhiều loài động vật dưới nước khác như: cá ranh, cá ngạnh, cá vềnh, cá măng kìm. Với cảnh quan non nước hữu tình như hoà với thiên nhiên, Đảo Cò luôn để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách!
Ông Phạm Văn Thanh, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: “Tôi rất vui khi đến với Đảo Cò và thật bất ngờ trước cảnh thiên nhiên nơi đây. Được tận mắt chứng kiến từng đàn cò trắng bay đi kiến ăn cho tới khi chúng trở về, tôi có cảm giác như tìm được về với ký ước tuổi thơ!”.
Đến từ Bắc Giang, du khách Bùi Phương Dung chia sẻ: “Mình rất vui khi được đến Đảo Cò. Ở đây, mình đã được tận mắt chứng kiến hàng trăm, hàng nghìn chú cò bay lượn. Thú vị hơn cả là cảm giác ngồi thuyền đạp vịt xung quanh đảo để tận mắt ngắm cảnh cò mẹ mớm mồi cho cò con hay cảnh những chú cò con tranh giành mồi”.
Đến với Đảo Cò, từ xa, du khách có thể ngắm những đàn cò bay rợp trời, khi tới gần thì được tận mắt chứng kiến cảnh cò bay lượn lờ trên đầu, rỉa lông trên từng cành cây.
Điểm đặc biệt ở Đảo Cò, người dân trong khu vực có ý thức bảo vệ đảo cò rất tốt. Tuyệt đối không có hiện tượng săn bắn hay lấy trứng trên Đảo. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ du khách khi đến với Đảo Cò vẫn dùng súng trạc săn bắn. Tất cả các trường hợp đó đều được lượng lượng bảo vệ của đảo đã kịp thời ngăn chặn và nhắc nhở.
Ngày nay, Đảo Cò đã được mở rộng và trồng thêm nhiều cây cối, nhờ đó cò, vạc và các loài chim nước khác về ngày càng nhiều, đông hơn về số lượng, đa dạng về thành phần loài
loại 2:
Đảo Cò hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 15 và được phát hiện vào năm 1994. Với hơn 3000m2 nổi lên giữa lòng hồ An Dương, Đảo Cò được phủ kín bởi một màu xanh ngát của những rặng tre và nhiều loài cây. Đó chính là nơi trú ngụ của các loại cò, đông nhất là cò lửa, cò ghềnh, cò bợ, cò trắng, cò diệc và cò ruồi, ngoài ra còn có nhiều vạc và chim. Tất cả chung sống hòa hợp và bình yên tạo nên một không gian vô cùng độc đáo tựa như những bức tranh tuyệt đẹp của làng quê Bắc bộ.
Không chỉ có thế, nơi đây còn mang trong mình truyền thuyết lạ kỳ được lưu lại từ xa xưa. Đó là vào những năm đầu thế kỷ 15, tại vùng đất này đã có trận đại hồng thủy làm vỡ dải đê lớn ven sông Hồng, nước cứ thế tràn vào những đồng ruộng trũng thấp, nhấn chìm tất cả trong một màu trắng băng. Tuy nhiên có một gò đất cao mà nước không thể dâng tới, bên trên có ngôi đền nhỏ. Cứ thế, sau hai trận lũ lớn nữa, xung quanh gò đất bỗng nổi lên những xoáy nước khổng lồ và ngôi đền linh thiêng đã biến mất. Cũng từ đó, nước không bao giờ rút đi và tạo thành hồ lớn như ngày nay. Và rồi…đất lành chim đậu, từng đàn chim, cò, vạc từ khắp nơi tụ về sinh sống, có những loài có nguồn gốc từ Ấn Độ, Nepal, Miến Điện, Trung Quốc…
Có một điều đặc biệt là trên khắp cả nước rất nhiều nơi cò về sinh sống như vườn cò Lạng Giang, vườn cò Đồng Xuyên, vườn cò Lập Thạch…nhưng đa phần gặp rất nhiều khó khăn trong công tác bảo tồn. Đảo Cò Chi Lăng, Thanh Miện thực sự là “độc nhất vô nhị”, biểu tượng cho nét thiên nhiên hoang sơ giữa đồng bằng Bắc bộ. Ở đây người dân sống chan hòa với đàn cò và không bao giờ làm hại đến chúng, chưa bao giờ có thể nghe một tiếng súng hay thấy chiếc bẫy nào. Chính vì thế đàn cò thản nhiên sống và sinh sôi nảy nở trên vùng đất bình yên của chúng. Thời điểm này là lúc gió heo may bắt đầu thổi, đảo Cò bỗng trở nên huyên náo hơn bao giờ hết. Từ mặt hồ đến không trung, nơi đâu du khách cũng có thể nhìn thấy rợp trời cò bay, trên khắp các cành cây, cò đâu trắng xóa, trông xa xa như một rừng bông đang nở rộ.
Đặc biệt vào những lúc sáng sớm hay hoàng hôn, du khách có thể thỏa sức chiêm ngưỡng những cánh cò chao lượn, thả hồn vào không gian hữu tình và tận mắt chứng kiến “cuộc sống” không kém phần ồn ào, náo nhiệt tại đây. Cả một đảo với màu trắng muốt của những chú cò, những tiếng kêu gọi nhau cùng đi kiếm ăn, cùng trở về tổ vang xa trong không trung, lúc trầm lúc bổng tựa bản giao hưởng tuyệt vời của thiên nhiên, tạo nên cảm giác vui thích thực sự. Ngồi trên thuyền, du khách có thể tận mắt nhìn thấy những chú cò con vừa chào đời, đôi chân non nớt đang run rẩy tập đứng vững trên các cành cây ngả nghiêng, những chú cò lớn đang rỉa cánh, cất tiếng kêu thỏ thẻ…
Đảo Cò thực sự là một điểm đến thú vị cho những du khách ưa thích khám phá thiên nhiên. Ngày nay, đảo đang được mở rộng và trồng thêm nhiều cây cối, cũng nhờ thế mà số lượng cò, vạc và các loài chim nước khác tụ về ngày càng đông. Có thể nói, đảo Cò là cảnh quan nguyên sơ nhất còn sót lại của cùng đất ngập nước ven sông Hồng từ xa xưa. Hãy một lần đến đảo Cò để được trải nghiệm những khoảnh khắc đáng nhớ cùng thiên nhiên thoáng đãng và rất đỗi yên bình.
Việt Nam được biết đến là đất nước có nền văn hóa ẩm thực khá phong phú. Chúng ta có thể kể tên các món ăn đặc sản của dân tộc như bánh chưng, bánh cốm, phở, bún bò,... và đặc biệt là món nem rán. Đây là món ăn vừa cao quý lại vừa dân dã, bình dị để lại một mùi vị khó phai mờ trong mỗi chúng ta.
Nem rán có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc nhóm các món Dimsum. Món ăn này đã theo chân những người Hoa khi di cư sang nước ta và được biến đổi thành món ăn phù hợp với khẩu vị người Việt. Nem rán không chỉ phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc mà nó còn góp mặt trong ẩm thực của đất nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Ba Lan và nhiều nước Trung, Nam Mĩ,... với các tên gọi khác nhau như Harumaki, Chungwon, Rouleau de printemps, Sajgonki,...Ở Việt Nam, tùy theo vùng miền mà món ăn này có những tên gọi riêng. Nem rán là cách gọi của người dân miền Bắc, người miền Trung gọi là chả cuốn và chả giò là cách gọi của người dân miền Nam.
Nguyên liệu chế biến món nem rán khá đa dạng nhưng cũng hết sức dễ tìm. Để món ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng chúng ta cần chuẩn bị thịt băm, trứng gà hoặc trứng vịt, hành tây, hành lá, cà rốt, su hào, giá đỗ, rau mùi, rau thơm, mộc nhĩ, mì hoặc miến,...và một số loại gia vị như mì chính, bột canh, hạt tiêu, nước mắm,...Những gia vị này sẽ giúp món ăn thêm phần đậm đà, hấp dẫn. Một thứ không thể thiếu đó chính là bánh đa nem. Bánh đa nem được làm từ gạo và khi chọn ta cần lựa những lá bánh mềm, dẻo để khi gói không bị vỡ.
Để có được món nem rán thơm phức hoàn hảo, trước hết chúng ta cần sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị. Chúng ta ngâm nấm và mộc nhĩ cho đến khi chúng nở ra rồi rửa sạch, thái nhỏ. Đồng thời các loại rau củ cũng gọt vỏ, rửa sạch và thái hoặc duôi nhỏ. Mì hoặc miến ngâm nước ấm trong khoảng năm phút rồi cũng cắt thành từng đoạn ngắn. Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu vào âu hoặc bát to, đập thêm trứng, nêm thêm gia vị rồi trộn đều. Số trứng dùng để làm nem không nên quá nhiều vì như thế sẽ khiến nhân nem ướt rất khó cuộn và cũng không nên quá ít vì nem sẽ bị khô. Vì vậy, khi đập trứng ta nên đập lần lượt từng quả để ước lượng lượng trứng phù hợp. Màu cam của những sợi cà rốt, màu trắng của mì, màu xanh của rau, màu vàng của trứng,... tất cả hòa quyện với nhau trông thật hài hòa. Chúng ta sẽ ướp phần nhân nem từ 5 đến 10 phút để các gia vị ngấm đều.
Tiếp theo, chúng ta trải bánh đa nem trên một mặt phẳng rồi cho nhân nem vào cuộn tròn. Bánh đa nem có loại hình tròn, hình vuông, cũng có loại hình chữ nhật, tùy theo sở thích mà mỗi người lại lựa chọn những loại bánh đa nem khác nhau. Nếu muốn bánh đa nem mềm và giòn thì trước khi cuốn nem nên phết lên bánh đa nem một chút nước giấm pha loãng với đường và nước lọc. Chúng ta nên gấp hai mép bánh đa nem lại để phần nhân nem không bị chảy ra ngoài. Sau đó, đun sôi dầu ăn rồi cho nem vào rán. Khi rán nên để nhỏ lửa và lật qua lật lại để nem được chín vàng đều rồi vớt ra giấy thấm để nó hút bớt dầu mỡ, tránh cảm giác bị ngấy khi thưởng thức.
Nước chấm là thứ không thể thiếu để món nem trở nên đậm đà. Muốn có nước chấm ngon, chúng ta cần chuẩn bị một chút đường, tỏi, giấm, ớt, chanh và nước mắm. Đầu tiên, ta hòa tan đường bằng nước ấm rồi cho thêm tỏi, ớt đã băm nhỏ. Sau đó đổ từ từ giấm và nước mắm vào rồi khuấy đều cho các gia vị ngấm đều. Ta có thể thay giấm bằng chanh hoặc quất. Tùy khẩu vị của mỗi người mà nước chấm có độ mặn ngọt khác nhau. Cuối cùng, bày nem ra đĩa, trang trí thêm rau sống, cà chua hay dưa chuột thái lát để đĩa nem trông thật đẹp mắt. Những bông hồng được làm từ cà chua, những bông hoa được tỉa từ dưa chuột sẽ khiến món ăn vô cùng hấp dẫn. Nem rán chấm với nước chấm tỏi ớt sẽ mang lại cảm giác rất thú vị. Bánh đa nem vàng giòn cùng nhân nem thơm phức quyện hòa với nhau cùng vị cay cay của ớt, chua chua của giấm, ngòn ngọt của đường sẽ khiến những ai thưởng thức nó không bao giờ có thể quên được mùi vị đặc biệt này.
Nem rán đã trở thành một món ăn phổ biến trên khắp đất nước Việt Nam. Nó không chỉ có mặt trong những bữa cơm bình dị thường nhật mà còn xuất hiện trong mâm cơm thờ cúng tổ tiên. Đây là món ăn mang ý nghĩa trang trọng, cao quý. Ngoài ra nem rán còn dùng để ăn kèm với bún đậu và các món ăn khác. Giữa tiết trời se lạnh như thế này còn gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức món em rán nóng hổi. Sự kết hợp các nguyên liệu làm nên nhân nem như mang một ý nghĩa biểu tượng về sự đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của người dân đất Việt.
Nem rán không chỉ là món ăn giàu chất dinh dưỡng mà còn là món ăn góp phần tạo nên nền ẩm thực Việt với những đặc trưng và sự độc đáo riêng biệt. Món ăn này tuy dễ thực hiện nhưng lại đòi hỏi sự kì công và khéo léo nên người chế biến cần có sự tập trung nhất định. Đây còn là một trong những món ăn thu hút khách quốc tế khi đến thăm Việt Nam. Có thể nói, món nem rán nói riêng và ẩm thực Việt nói chung đang ngày càng khẳng định được giá trị trên thế giới.
Nằm giữa lòng hồ An Dương mênh mông sóng nước với diện tích trên 20ha, Đảo cò Chi Lăng Nam là một dải đất nổi rộng hơn 7.000 m2, được phủ kín bởi những rặng tre xanh nghiêng mình soi bóng, trở thành ngôi nhà chung của nhiều loài chim, đông nhất là tập đoàn cò, vạc.
- Người dân Chi Lăng Nam vẫn lưu truyền sự tích về vùng đất này. Truyện kể rằng vào đầu thế kỷ 15, những trận đại hồng thủy đã làm dải đê lớn ven sông Hồng trải qua 3 lần vỡ đê liên tiếp, tạo thành hòn đảo nổi giữa hồ. Và đất lành thì chim đậu, từng đàn chim từ khắp nơi tụ về đây cư trú.
Theo ước tính, hiện nay Đảo cò Chi Lăng Nam có tới 12.000 con cò gồm nhiều giống khác nhau như: cò trắng, cò ruồi, cò nghênh, cò ngàng nhỏ, cò bợ, cò diệc, cò lửa, cò đen, cò hương... và hơn 5.000 con vạc gồm: vạc lưng xanh, vạc xám, vạc sao... cùng với một số loài chim nước khác như: diệc xám, chim chả, bói cá, bồng chanh, cuốc, cú mèo... Ngoài ra, lòng hồ An Dương còn có nhiều loài cá như: cá chép, cá nheo, cá quả, cá vược, cá bơn, cá chạch...
Ngoài ra, thiên nhiên nơi đây còn đan xen hài hòa với đền, chùa, miếu mạo, cùng các nghề truyền thống như gột cá, làm bánh tráng, bánh đa, ươm trồng cây cảnh... đủ để Chi Lăng Nam phát triển thành một vùng du lịch sinh thái hấp dẫn. Ngày 8/7/2014, Đảo cò xã Chi Lăng Nam đã được công nhận Di tích quốc gia, diện tích khoanh vùng bảo vệ là
Dãy núi Tam Đảo nằm ở trong huyện Tam Đảo. Ở đây có phong cảnh núi non hùng vĩ, bao quát cả một vùng đồng bằng Bắc Bộ rộng lớn. Khí hậu mát mẻ quanh năm, Nhiệt độ trung bình là 18°C->25°C. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, nhiêt độ tại các tỉnh đồng bằng thường oi bức từ khoảng 27°C->38°C thì ở Tam Đảo lại là nơi nghỉ mát lý tưởng với sự luân chuyển 4 mùa rõ rệt trong một ngày. Buổi sáng ở Tam Đảo se se gió xuân, buổi trưa nóng ấm mùa hạ, buổi chiều lãng đãng heo may mùa thu, buổi tối và ban đêm lại lạnh giá của mùa đông. Chính vì vậy, Tam Đảo đã trở thành một điểm thu hút tất cả các du khách trong và ngoài nước đến với Vĩnh Phúc.
Khu du lịch Tam Đảo nhỏ bé, xinh xắn với những con dường lên xuống quoằn ngoèo, quanh co, những dòng suối như vệt nước cắt ngang chảy suốt bốn mùa. Nguồn gốc cái tên Tam Đảo có được là do 3 ngọn núi cao: Thạc Bàn, Thiên Nhị và Phù Nghĩa nhô lên trên mấy trười tạo nên.
Không chỉ phong cảnh đẹp và hấp dẫn mà Tam Đảo còn có rất nhiều những địa điểm vui chơi, giải trí và tham quan rất thu hút các khách du lịch. Nhác đến Tam Đảo thì ta phải nhắc đến đầu tiên là: Tháp truyền hình. Tháp truyền hình nằm trên đỉnh núi Thiên Nhị. Đường đi lên Tháp tuy hơi vất vả một chút nhưng rất lãng mạn, nên thơ. Dọc hai bên đường lên là những hàng cây phong lan, cúc quỳ và nhiều loài hoa dại không tên khác. Ở đây cũng có rất nhiều các loài bướm khác nhau, đủ màu sắc bay rập rờn trên hoa lá. Sau khi leo bộ theo những bậc thang lên trên đỉnh Thiên Nhị và đứng dưới chân ngọn tháp truyền hình, ta sẽ cảm thấy rất thoải mái và sảng khoái.
Nổi tiếng của Tam Đảo còn có Thác Bạc ở dưới thung lũng sâu. Lý do vì sao mọi người lại gọi là Thác Bạc là vì: Tháp Bạc giấu mình trong núi, bí ẩn đổ xuống dòng nước trắng bạc, lóng lánh ánh mặt trời phản chiếu sắc cầu vồng. Một dòng suối nhỏ từ trên cao ào ào tuôn nước, thả vào trong gió tiếng suối, tiếng rừng, tiếng lá dội vào vách đá nghe thâm u như tiếng ngàn xưa. Nước ở Thác Bạc rất trong và mát lại thường. Con đường lên xuống thác không quá dài nhưng cheo leo với những bậc đá dựng đứng. Các du khách mặc dù mệt nhoài nhưng vẫn tươi cười đắc ý vì vừa chinh phục được đoạn đường này.
Tam Đảo không chỉ có Tháp truyền hình và Thác Bạc mà còn có rất nhiều các khu vui chơi, giải trí và tham quan khác như: Đền Bà Chúa Thượng Ngàn, đình Rùng Rình, Nhà thờ cổ Tam Đảo, sân Golf, ... Tuy mỗi khu vui chơi, giải trí và tham quan này lại có một sắc thái và vẻ đẹp riêng nhưng đều toát lên được vẻ thiêng liêng và hùng vĩ.
Mỗi nơi nổi tiếng, mỗi khu du lịch hoặc danh lam thắng cảnh đều có những đặc sản riêng của mình. Tam Đảo cũng vậy, đặc sản của Tam Đảo đó chính là món rau Susu. Đến với Tam Đảo, chúng ta có thế nhìn thấy loại rau này có mặt ở khắp nơi. Susu mọc thành giàn chênh vênh trên sườn núi, mơn mởn trước cửa nhà, hai bên đường dẫn vào thị trấn cũng bạt ngàn màu xanh của rau susu. Và đặc biệt nhất đó chính là chất lượng của rau: Rau susu của Tam Đảo đã được cấp thương hiệu là rau sạch, an toàn vì thế chúng ta sẽ không phải lo bị ngộ độc thực phẩm khi thưởng thức món ăn này.
Thiên nhiên đã ban tặng cho Tam Đảo một khung cảnh tuyệt vời: vừ thơ mộng, u tịch, vừa hùng vĩ, huyền ảo trong cảnh mấy gió, sương khối vờn trên đỉnh núi rồi sà xuống những thảm cỏ, những ngôi nhà ven sườn núi. Thế nên Tam Đảo là nơi lý tưởng cho chúng ta nghỉ dưỡng cuối tuần sau một tuần làm việc vất vả. Cái cảm nhận đầu tiên khi ta vừa bước chân xuống Tam Đảo là nơi đây dường như có một cái điều hòa thiên nhiên khổng lồ, đang lặng lẽ phun khí lạnh cho toàn khu vực. Không khí trong lành, mát lạnh đến mê hồn.
Cùng với những danh lam thắng cảnh đẹp của quê hương đất nước như Sầm Sơn, Bãi Cháy, Hạ Long… Cát Bà trở thành một địa danh nổi tiếng và hằng năm biết bao nhiêu người tìm đến. Có thể nói nếu không đến Cát Bà thì thật lãng phi vì khi đến nơi đây bạn sẽ có đươc một những kỉ niệm khó quên cùng gia đình và những người bạn của mình tại đây.
Trên mảnh đất công cong hình chứ S Cát Bà nằm rộng lớn với 367 đảo, h trong đó có đảo Cát Bà phía nam vịnh Hạ Long, phía ngoài khơi tỉnh Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh. Về mặt hành chính quần đảo thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
Cát Bà còn có tên là Đảo ngọc, là hòn đảo lớn nhất với tổng số 1.969 đảo trên vịnh Hạ Long. Theo truyền thuyết kể lại thì ngày xưa đảo có tên là Các Bà vì một thời ở đây các chị, các bà trở thành hậu cần cho các ông đánh giặc bên hòn đảo khác. Sau này họ dọc lệnh đi thành Cát Bà.
Đến với Cát Bà ta không thể thôi xao xuyến trước vẻ đẹp thiên nhiên của nó. Cảnh núi sông ở đây rất đỗi nên thơ, Cát bà gồm nhiều đảo một trong đó có những đảo chính như đảo Cát Ông, Cát Cò, đảo Khỉ. Khi du khách tới đây sẽ được đắm chìm trong cảnh non nươc hữu tình nên thơ thị vi. Ngay cạnh những khách sạn là hình ảnh của biển cả rộng lớn cùng những chiếc xuồng, chiếc ghe và tàu lớn đậu tại đó, những con người trên tàu vững chắc giống như “ người lái đò sông Đà” ngày nào. Họ chính là những người sẽ trở du khách đi tới những hòn đảo đẹp. Sông nước nơi đây bềnh bồng tạt vào nhưng vách đã tuyệt đẹp và kì vĩ. Ta cứ ngỡ đây là một tác phẩm mà tạo hóa đã dày công nhào nặn để tạo nên. Những núi đá sừng sững cao ngút ngàn, thật vui sướng biết bao khi ngắm nhìn những núi đá ấy trong làn sương sớm của buổi sớm bình minh. Trên những núi đá ấy lấp ló thấy đầu những chú dê đang nhoi nhoi thưởng thức bữa ăn của mình. Thật kì lại và tài giỏi làm sao khi những chú dê ấy có thể sống trên đó mà không bị rơi xuống biển.
Các bãi tắm thật như một bức tranh cát tuyệt đẹp, những dây rau muống cảnh mọc lan tỏa rủ xuống như mành rèm thiên nhiên. Những ngôi nhà nơi đây vừa có vẻ cổ kính vừa vẻ mộc mạc của người dân làng biển. Làn nước trong xanh sạch sẽ thật là một cảm giác thư giãn sau những mệt nhọc đã trải qua. Nước biển mặt mà như tình cảm mà biển thiên nhiên muốn gửi tớ con người, nó chứa chan tình cảm như “ gừng cay muối mặt” trong ca dao ngày nào. Nếu đã một lần được ngậm nước biển thì chắc hẳn bạn không thể quên được cái cảm giác đó đâu. Thật hạnh phúc và thư giãn biết bao khi để sóng biển cuốn đập vào người, ngâm mình trong làn nước ta có cảm giác mẹ thiên nhiên hiền dịu biết bao, rằng sự rộng lớn của thiên nhiên, của biểnn như đnag che chở cho con người. Thêm vào khung cảnh đó những làn gió biển sẽ xua tan cái nắng và làm tâm hồn người ta lâng lâng hơn.Không chỉ thiên nhiên mà con người nơi đây cũng vô cùng đáng yêu dễ mến. Nhà hàng nơi đây được xây sát với vách đá nhìn từ xa những vách đá như đang ôm trọn những ngôi nhà cao tầng màu mè ấy. Từ những cô chủ quán đến anh lái xe ô, người lái thuyền đều thật sự dễ mến. Họ nhiệt tình trong công việc của mình.
Một điều không thể không kể đến đó chính là đò ăn nơi đây. Đến với dnah lam này ta được thưởng thức những món hải sản ngon như cua biển, ghẹ, tôm, cá… những món ăn ấy thật khó có thể cưỡng lại. Nếu bạn thấy ngại vê giá thành thì hãy yên tâm vì chúng rất hợp với túi tiền.
Cát Bà về đêm đẹp lung linh trong ánh điện rực rỡ của thành phố. Nếu như bước xuống phố lúc này bạn có thể đi dạo cung gia đình ngắm nhìn cnhr biển về đem hay cũng có thể đi chợ tối. Có thể bạn sẽ đi cùng bạn bè hoặc người yêu của mình đạp xe đạp đôi dạo khắp phố xá hay ngồi tựa vao vai người yêu của mình ngắm nhìn cảnh biển và vạch ra con đường tương lai của hai đứa. Thật sự cảm giác tuyệt vời biết bao, nó yên bình và biến bạn thành trẻ con trong mắt người yêu của mình. Ngắm nhìn những đợt sóng nhịp nhàng như giai điệu tình yêu, chẳng thế mà sóng vào thơ thật đẹp:
“ Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nổi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
Cuối cùng không thể quên kể đến những món hàng lưu niệm vô cùng đẹp mắt như những chiếc túi nhỏ gắn hạt ngọc trai dân dã mà đẹp, những bộ quần áo xinh xinh của em bé với dòng chữ kỉ niệm du lịch Cát Bà…
Kết thúc chuyến đi tới Cát Bà ra về là một cảm giác luyến tiếc ngập ngừng không muốn rời bước đi. Lúc đó tất cả những hình ảnh về sông núi về con người nơi đây như muốn níu giữ bức chân bạn. Sau chuyến đi này chắc hẳn bạn se có một tinh thần thoải mái để tiếp tục những công việc của mình.
Cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 km trên địa phận huyện đảo Cát Hải, khu du lịch Cát Bà là nơi đến hấp dẫn của miền Bắc trong những năm gần đây. Từ trên cao nhìn xuống là 367 hòn đáo lớn nhỏ nằm nhấp nhô trên mặt nước trong xanh. Cát Bà là hòn đảo lớn nhất có diện tích gần 300km2 đây là nơi tập trung các nhà nghỉ, khách sạn và các dịch vụ nghỉ ngơi giải trí tiện ích nằm kề sát bờ biển.
Dù là hòn đảo cách xa đất liền nhưng tới thăm Cát Bà lại vô cùng tiện lợi, có thể đi bằng phà hoặc bằng tàu từ Hải Phòng sang. Nếu đi bằng đường bộ bạn không khỏi ngỡ ngàng bởi những con đường uốn lượn quanh co, men theo triền núi. Tiếp theo cuộc hành trình là cảm giác êm ái khi ngồi trên những chuyến phà rộng rãi. thoáng mát rẽ nước tiến lên phía trước, từ đây bạn có thể chiêm ngưỡng ngắm nhìn quang cảnh thiên nhiên sông nước một cách thư thái và êm ái nhất. Nếu không muốn chờ đợi lâu, du khách có thể đi tàu từ Hải Phòng sang, chuyến tàu rẽ sóng lướt đi trên biển, mỗi giây phút thì cảnh sắc có những biến đổi riêng, ngay trước mắt là những bãi cát vắng vẻ, tĩnh lặng chỉ có những bụi cây nhỏ mọc thưa thớt. Cảm giác hoang sơ sẽ nhanh chóng biến mất sau khi con tàu cập bến Cát Bà, những ngôi nhà san sát nép sau núi đá, cạnh kề bờ biển tấp nập người qua lại, đây là khu nghỉ mát lí tưởng trong những năm gần đây.
Cát Bà được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều các hòn đảo nhỏ có tên gọi riêng đặc sắc: hòn Cát Ông, hòn Cát Đuối, hòn Mây, hòn Quai Xanh, hòn Tai Kéo,.. mỗi hòn đảo có hình dáng khác nhau tạo thành quần đảo du lịch nổi tiếng sạch đẹp này.
Đến với Cát Bà,du lịch Cát Bà du khách không thể không đến với bãi tắm Cát Cò bãi tắm nằm ở phía Đông Nam của đảo. Tại đây du khách sẽ được đắm mình dưới dòng nước trong xanh, mát rượi thoả thích nô đùa cùng sóng nước. Chẳng biết từ bao giờ, những con sóng gặm nhấm sâu vào vách đá tựa như người hoạ sĩ nào dày công đẽo gọt tạo thành tác phẩm đặc sắc nhất
Từ Cát Cò du khách có thể tới thăm Cát Dứa, Cát Ông, Cát Đá Bằng,… Đây là những bãi tắm nhỏ xinh, kín đáo với cát trắng mịn, nước biển có độ mặn cao, trong suốt, nhìn rõ cả nền cát vàng dưới đáy; phía trước trông ra biển cả mênh mông, phía sau và hai bên là vách núi như bức tường thành. Muốn đến bãi tắm phải vượt núi hoặc chui qua đường hầm, trong tương lai người ta dự định xây dựng ở đây những “thuỷ cung” để con người có thể trực tiếp quan sát các đàn cá heo, tôm hùm, rùa biển, mực ống, cá mập lượn lờ bên những cụm san hô đầy màu. Đặc biệt cho những ai ưa thích khám phá những điều mới lạ bằng thuyền máy, chúng ta sẽ tới những hòn đảo nhỏ và những bãi biển nước trong vắt, yên tĩnh, thơ mộng như Cát Trai Gái, Dượng Gianh, Hiền Hào,…
Dãy núi nằm cạnh bãi tắm Cát Cò còn có đường ngầm xuyên qua, với những hang động rất đẹp khác biệt so với Vịnh Hạ Long hay Động Hương Tích ở chùa Hương. Nếu động Trung Trang có nhiều nhũ đá đẹp mà rất rộng rãi có thể chứa tới hàng trăm người thì động Hùng Sơn lại có ý nghĩa như một chứng tích lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chơng Mĩ. Đây được coi là động Quân Y vì nơi đây đã từng là một bệnh viện với hàng trăm giường nằm trong lòng núi. Ngày nay dấu tích của chiến tranh như chưa bao giờ xảy ra với miền đất này bởi vì cảnh quan bên ngoài vẫn còn nguyên sơ hoà trong phong cảnh tuyệt vời của vườn quốc gia Cát Bà. Động Quân Y với cấu trúc đặc biệt được xây dựng khép kín nằm gọn trong hang động tự nhiên như một điểm đến vừa bí ẩn vừa ngạc nhiên hấp dẫn du khách.
du lịch Cát BàĐộng thứ ba có tên gọi là động Phù Long hay còn gọi là Cái Viềng, nơi có nhiều hang động đẹp. Không những vậy, tên động còn gắn với một truyền thuyết ứng với vết tích thiên nhiên còn hiện hữu nơi đây. Chuyện kể rằng. ngày xưa khi các chiến thuyền của quân giặc tiến vào bờ biển Việt Nam, có một con Rồng lớn đã bay lên, nó bay dọc theo bờ biển và lao xuống nước để cản đường tiến của các thuyền địch. Những núi đá sừng sững trên biển ngày nay chính là vết tích của bướu và móng Rồng. Theo người dân thì Phù Long chính là khúc đuôi của Rồng biển.
Cùng với dãy Phù Long, nơi đây còn có động Thiên Long rộng và sâu với những nhũ đá nhiều màu sắc đẹp mắt. Những cột đá khổng lồ nhiều hình thù bị bao bọc bởi những rễ cây ăn vắt vẻo đung đưa từ đỉnh núi xuống động. Thiên nhiên thật kì thú, sự hoà trộn của rừng và biển mang lại cho vùng đất này một thắng cảnh tuyệt đẹp. Bước chân ra khỏi động Phù Long là những dải cát nhỏ vàng trải dài chan hoà cùng trời mây non nước, xa xa là những ngọn núi với nhiều dáng vẻ giống như một chú ngựa, sư tử, lợn hay nhím. Điểm đến thứ tư là động Đá Hoa Cương, ngay từ tên gọi cũng mang cho mọi người những liên tưởng độc đáo. Tuy nhiên, vì kết cấu bên trong của động là những hệ thống nhũ đá còn nguyên vẹn nên khi có ánh sáng chiếu vào những nhũ đá óng ánh như kim cương thật là đẹp mắt, mỗi hình dáng khác nhau nhưng phải mất một thời gian khá dài để nước bào mòn đá tạo thành những nhũ đá lộng lẫy sống động cùng thời gian.
Cũng giống như những vùng miền trên khắp mọi nơi của tổ quốc những ngày đầu xuân ở Cát Bà có nhiều lễ hội và trò chơi dân gian gắn với đặc trưng vùng biển gồm: Hội xuống thuyền, bơi thuyền rồng, đua thuyền thúng,… Hội xuống biển của làng chài Trân Châu được mở từ ngày mùng 4 đến mùng 6 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm. Sau khi làm lễ Thuỷ Thần Long Vương, một hồi trống vang lên, hàng trăm trai tráng tay cầm chèo chạy tới thuyễn của mình để kịp chạy nhanh ra biển tới nơi Ban tổ chức quy định trước. Một người chèo, một người tung lưới và gõ nhịp vào mạn thuyền.
Gõ càng mạnh, càng dồn dập,du lịch Cát Bà cá càng hoảng sợ mắc vào lưới càng nhiều. Đến trưa nổ pháo lệnh thu quân, mọi người khênh cá của mình lên sân đình để các bô lão chấm thi. Cá ngon nhất được nướng ngay tại đống lửa ở sân đình để tế thần, còn lại chia cho mọi người. Ai đánh được cá to nhất hoặc nhiều các nhất được trao giải thưởng.
Cùng với biển, thiên nhiên còn ban tặng cho vùng đảo này những khu rừng nguyên sinh với nhiều loài động thực vật phong phú. Cách thị trấn Cát Bà khoảng 15 km về phía Tây Bắc là vườn quốc gia Cát Bà có tổng diện tích 15.200 ha trong đó 9.800 ha là rừng và diện tích biển là 4.500 ha.
Trong rừng có nhiều loại cây gỗ quý, nhưng có lẽ thu hút sự tò mò của du khách nhất là cây Kim Giao. Men theo đường mòn khoảng 800m, bạn sẽ gặp rừng Kim Giao – loài cây gắn với truyền thuyết về một mối tình của đôi trai tài, gái sắc nhưng tình duyên gặp nhiều trắc trở. Hai người yêu nhau nhưng không được sự chấp thuận của gia đình, vì lẽ đó họ nguyện hoá thân làm loài cây để trọn đời bên nhau mãi mãi.
Khu rừng mang lại cho con người những cảm giác thư thái bởi âm thanh véo von của tiếng chim líu lo và các loài cây lạ mắt. Nhưng đi xuyên rừng 5km nữa, thúng ta sẽ gặp một cảnh quan độc đáo của Vườn quốc gia đó là Ao Ếch. Đây là đầm nước ngọt duy nhất, rộng khoảng 3,2 ha nằm trên núi cao. Nước trong đầm không bao giờ cạn kể cả mùa khô hanh. Chính vì thế mà các loài thú nhỏ và động vật thuỷ sinh trong rừng thường đến đây tìm nguồn nước uống.
du lịch Cát BàKhông chỉ có rừng nước ngọt – đặc trưng của xứ sở nhiệt đới, nơi đây còn có rừng ngập mặn như kiểu rừng của miền Nam Bộ nước ta, loài cây sinh sống chủ yếu là cây sú, vẹt, đước. Với phạm vi che phủ rộng 2000 ha, các rừng ngập mặn ở đây có vai trò quan trọng về sinh thái và kinh tế bởi đây là nơi sinh trưởng của nhiều loài động vật gồm 20 loài thú, 69 1oài chim, 20 loài bò sát lưỡng cư, 11 loài ếch nhái. Đặc biệt có loài Voọc đầu trắng (họ khỉ), là loài thú đặc biệt quý hiếm đã được ghi vào sách đỏ thế giới, chỉ còn duy nhất trên đảo Cát Bà. Ngoài ra còn có các loài động vật khác như cầy, khỉ bạc má, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi vàng; nhiều loài chim đẹp như: cắt bụng trắng, chim hút mật. Một số cây gỗ có giá trị thân cao, thẳng vút, tán lá xum xuê như: lát hoa, săng lẻ,…
Cát Bà là tấm thảm xanh khổng lồ chứa đựng nhiều bí ẩn, hấp dẫn xứng đáng là khu dự trữ sinh quyển thứ ba của Việt Nam. Hơn thế nữa, ở đây có di chỉ Cái Bèo thuộc nền văn hoá Hạ Long, cư dân đã sinh sống cách đây hàng mấy nghìn năm trở về trước. Với vẻ đẹp quyến rũ thiên nhiên ban tặng, Cát Bà đang được coi là một trong trung rung tâm du lịch sinh thái cấp quốc gia, là địa chì hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 65 km về phía Tây Bắc, Khu danh thắng Tây Thiên (thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) là một quần thể văn hóa du lịch tổng hợp, đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1991.
Khu danh thắng Tây Thiên được tọa lạc trong lòng chảo rừng nguyên sinh Tam đảo, tại trung sơn điểm giữa các huyệt mạch quốc gia gồm Đền Hùng của nhà nước Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước, Hoa Lư của cố đô nước Đại Việt, núi Tản- Sông Đà, các trụ xứ phật giáo thâm uy như Chùa Hương, Yên Tử; tất cả tạo nên một thế phong thủy vững chãi dựa vào mạch núi thiêng tỏa ra đồng bằng rộng mở và tràn xuống phương Nam, hướng về biển lớn.
Tương truyền từ xa xưa, Ngài Khương Tăng Hội - một nhà tu hành Ấn Độ trong chuyến viễn du sang phía Đông, thấy cảnh núi rừng u tịch và trang nhã đã chọn nơi đây dựng lều làm chốn nghỉ chân và truyền bá đạo Phật. Có đôi câu đối ở đây đã viết rằng:
“Tây Thiên khởi nguồn Phật kiếp kiếp truyền đăng tục diện mãi truyền hằng
Yên Tử mở lối thiền đời đời đức hóa lưu phương luôn chuyển khắp”.
Với mỗi người, chuyến hành hương Tây Thiên là một sự Đến hay Trở về, song cả hai hành trình đều tràn ngập niềm hỷ lạc, an bình tự tại. Cảnh sắc thiên nhiên sơn kỳ thủy tú, hùng vĩ, thanh bình và ngoạn mục đẹp trong từng giây, từng khoảnh khắc. Đó là cảnh núi rừng nguyên sơ, là những ngôi Cổ tự, Thảo am Tịnh thất cheo leo trên độ cao ngút ngàn hay nguồn Bát Nhã tuyền róc rách ca lên khúc nhạc hoàn hương từ vô thủy. Xa xa dòng Thác Bạc trắng xóa như dải ngân hàng vắt mình thả xuống từ trời cao xanh thẳm tạo nên một bầu không khí thanh bình.
Từ xa, du khách đã nhìn thấy Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử là một trong những thiền viện lớn nhất của Việt Nam. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên xây dựng ngay bên cạnh Khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự. Đây là nơi đào tạo về Phật giáo một cách có hệ thống, tạo điều kiện để Phật giáo Việt Nam phát triển cả về bề rộng cũng như chiều sâu và đẩy mạnh giao lưu với các dòng phật giáo của các nước khác và là một trong những nơi phát tích sớm nhất của Phật giáo Việt Nam.
Nằm phía bên tay trái cổng Tam Quan dẫn vào Khu trung tâm lễ hội là Đại Bảo tháp Tây Thiên - một kiệt tác nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Kim Cương Thừa đang dần hoàn thiện để chào đón Phật tử và du khách về thăm quan. Đại Bảo tháp Tây Thiên được thiết kế ba tầng, cao 37m. Trong đạo Phật, bảo tháp có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì là nơi chứa đựng tâm giác ngộ của chư Phật, thể hiện ngũ đại thanh tịnh (đất, nước, gió, lửa, không khí).
Điểm dừng chân tiếp theo của khách hành hương tại Tây Thiên là đền Thỏng, hay còn gọi là đền Trình. Đền Thỏng được coi là “cửa ngõ” dẫn lên khu di tích đền Thượng trên đỉnh núi. Ngôi đền hiện tại được xây dựng vào năm 1998 theo kết cấu chữ đinh trên nền ngôi đền cũ, hướng ra không gian rộng lớn với cây đa chín cội sừng sững trước cửa đền như một chứng nhân lịch sử linh thiêng. Tại đền còn lưu giữ một bia đá 4 mặt từ năm Bảo Thái thứ 5 (1723) ghi nhận nơi đây là “Tam Đảo linh sơn”, một quả chuông đúc vào năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), một bản thần tích vào năm Bảo Đại thứ 12 (1937), một khánh đồng và một số hoành phi, câu đối. Tất cả là các chứng tích lịch sử – văn hoá rất giá trị, khẳng định sự quan tâm của nhiều triều đại đối với danh thắng Tây Thiên cũng như vị thế “địa linh bậc nhất” cả nước của quần thể di tích này..
Qua đền Thỏng là tới đền Cậu. Đền Cậu khởi nguồn là khe Trường Sinh, tương truyền là nơi “Cậu” ngự lại chiêu mộ và nuôi quân để đi theo phò Quốc Mẫu. Đền vừa được tu sửa lại vào năm 1993. Người ta lên đền Cậu để cầu tài, cầu phúc, lộc, thọ và những nguyện ước tốt đẹp về mặt tình duyên và con cái. Đó chắc chắn sẽ là khởi đầu tốt nhất cho mỗi người khi đến với Tây Thiên.
Từ đền Cậu đi thêm khoảng 2 km nữa sẽ đến đền Cô. Đền Cô cũng có niên đại lâu đời và hiện đang thờ Cô Bé, tương truyền là một vị con nhà Trời đã cùng Quốc Mẫu giúp dân giúp nước. Cảnh sắc nơi đây thanh nhã, khoáng đãng và yên bình với thảm thực vật phong phú cùng khí hậu quanh năm trong lành, mát mẻ. Dòng suối Giải Oan cùng giếng nước cổ sát chân đền tăng thêm vẻ tịch mịch và thanh tĩnh cho không gian nơi đây. Rất nhiều khách hành hương từng đến đền Cô đã thừa nhận rằng “suối và giếng này rất thiêng”. Nếu ai lấy nước từ đó dâng lên cùng lễ vật rồi uống sẽ thấy trong lòng thư thái, thanh thản và tịnh tâm đến lạ lùng.
Men theo một lối rẽ quanh co trong rừng, qua các khe suối nhỏ, các gốc cây bám rễ sâu vào lòng đất từ đền Cô sẽ tới Tịnh thất Tây Thiên. Cảnh vật nơi đây tinh khôi, nguyên sơ và u tịch. Tịnh thất Tây Thiên ban đầu chỉ là một thảo am nhỏ của ba sư cô trẻ ẩn tu, sau đó phát triển rộng rãi theo pháp môn Mật tông Tây Tạng của dòng truyền thừa Drukpa nhưng chỉ nhận sư nữ. Dòng truyền thừa này đã có lịch sử trên 800 năm, qua 12 đời Pháp vương với vô số hành giả, trải rộng từ Á sang Âu. Đã có 12 vị ni sư Tây Thiên được cử đi cầu pháp, thọ học các nghi quỹ và pháp tu Mật tông ở một ni viện tại Nepal. Mọi sinh hoạt và tu tập của chư ni đều do ba vị chức sự quản lý và điều hành dưới sự lãnh đạo của một sư bà, trong đó, một vị chịu trách nhiệm về nghi lễ và đời sống ni chúng, một vị chịu trách nhiệm về giáo dục và một vị chịu trách nhiệm về ngoại giao.
Tây Thiên miền đất thiêng, nơi giao hòa giữa đạo Mẫu và đạo Phật; nơi đây thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu – Bà là Vương phi của Vua Hùng Vương thứ 7. Bà đã cùng Vua hùng mở mang bờ cõi, thống nhất giang sơn, dạy dân trồng lúa, giữ lửa trong buổi bình minh của dân tộc, xây dựng một đất nước thái bình trịnh trị. Với những công lao đó Bà được sắc phong là Quốc Mẫu Tây Thiên và được thờ chính tại Đền Thượng trên đỉnh núi Thạch Bàn. Sau khi mất bà vẫn thường hiển linh giúp các đời vua Hùng sau giữ nước, vì thế Bà đã được suy tôn danh hiệu “Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Tối Linh Đại Vương – Thượng Đẳng Phúc Thần”. Bên cạnh Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên là những ngôi đền các vị mẫu thần cai quản trời, đất, núi, rừng như Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Thoải, Mẫu Thượng Địa và Mẫu Thượng Thiên
Đến với Tây Thiên, du khách còn được chiêm ngưỡng cảnh đẹp thơ mộng của núi rừng Tam Đảo, được tận hưởng bầu không khí trong lành, được thưởng thức một bản nhạc được phối bởi tiếng nước róc rách, tiếng chim hót líu lo …
Tây Thiên từ lâu đã trở thành một khu di tích, danh lam thắng cảnh có giá trị nhiều mặt, nơi đây vừa được coi như một quần thể di tích kiến trúc, vừa có cảnh quan sơn thủy hữu tình, địa thế “long chầu, hổ phục”… đã biến Tây Thiên thành điểm du lịch tâm linh ít nơi nào sánh kịp. Tây thiên đã và đang được trùng tu tôn tạo hệ thống đền, chùa, thảo am… từng bước khẳng định vị trí của một trung tâm tín ngưỡng giao thoa giữa văn hóa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu mà không làm mất đi vẻ đẹp cổ xưa vốn có.
Mở bài
- Giới thiệu về danh lam thắng cành bạn cần thuyết minh.
- Nêu cảm nhận chung về danh lam thắng cảnh đó
-
Thân bài
1. Giới thiệu vị trí địa lí:
- Địa chỉ / nơi tọa lạc?
- Diện tích nơi đó? Rộng lớn hay nhỏ?
- Cảnh vật xung quanh ra sao?
- Có thể đến đó bằng phương tiện gì?
- Phương tiện du lịch: xe du lịch,…
- Phương tiện công cộng: xe máy, xe buýt,…
2. Nguồn gốc: (Nói rõ hơn là lịch sử hình thành)
- Có từ khi nào?
- Do ai khởi công (làm ra)?
- Xây dựng trong bao lâu?
3. Cảnh bao quát đến chi tiết
a) Cảnh bao quát
- Từ xa,…
- Nổi bật nhất là…
- Cảnh quan xung quanh…
b) Chi tiết:
- Cách trang trí:
- Mang đậm nét văn hóa dân tộc.
- Mang theo nét hiện đại.
- Cấu tạo.
4. Giá trị văn hóa, lịch sử:
- Lưu giữ:
- Tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta.
- Tô điểm cho… ( TP HCM, Nha Trang, Việt Nam,…), thu hút khách du lịch.
- Một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng/ thú vị/ hấp dẫn/ thu hút khách du lịch.
Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về đối tượng và đại danh.
- Tóm lại các nét đặc biệt từ bài viết đó
Nằm cách thủ đô Hà Nội hơn 60km về phía Nam, Đảo Cò thuộc xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương là khu du lịch sinh thái nổi tiếng với đàn cò lên đến hàng vạn con bay lượn trắng toát một vùng trời!
Đảo Cò được hình thành vào đầu thế kỉ 15, những người dân Hồng Thủy đã xây dựng dải đê lớn ven Sông Hồng. Năm ấy, một trận đại hồng thủy đã làm vỡ đê sông Luộc. Nước tràn vào ngập trắng cả một vùng và tạo ra một hòn đảo nổi ngay giữa lòng hồ, nay gọi là hồ An Dương. Đất lành chim đậu, cò, vạc khắp nơi đổ về đây rất nhiều, từ đó Đảo cò chính thức được hình thành.
Đàn cò lên đến hàng vạn con bay trắng một vùng trời Với diện tích 31,673 ha, ước tính có khoảng 17.000 con cò và hơn 7.000 con vạc thường xuyên đến lưu trú. Với tất cả 9 loại cò chính bao gồm: cò lửa, cò ruồi, cò bợ, cò đen, cò nghênh, cò diệc, cò trắng, cò ngang, cò hương và ba loại vạc là vạc xám, vạc xanh, vạc đen.Ban quản lý Đảo Cò cho biết, cứ vào tháng 9 hàng năm, hàng ngàn con cò ở xứ khác bay về sinh sống và kiếm ăn cho tới tận tháng 4 năm sau mới lại bay đi. Đến với Đảo Cò trong thời điểm đó, du khác có thể thỏa mắt ngắm nhìn cả một vùng trời cò trắng muốt. Ngoài ra, du khác sẽ càng thích thú khi được tận mắt chứng kiến cảnh những chú cò con vừa ra đời, với đôi chân chưa vững, đứng nghiêng ngả trên những ngọn tre.
Ngoài những loại cò, vạc sinh sống tại đây, còn có rất nhiều loài động vật dưới nước khác như: cá ranh, cá ngạnh, cá vềnh, cá măng kìm. Với cảnh quan non nước hữu tình như hoà với thiên nhiên, Đảo Cò luôn để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách!
Ông Phạm Văn Thanh, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: “Tôi rất vui khi đến với Đảo Cò và thật bất ngờ trước cảnh thiên nhiên nơi đây. Được tận mắt chứng kiến từng đàn cò trắng bay đi kiến ăn cho tới khi chúng trở về, tôi có cảm giác như tìm được về với ký ước tuổi thơ!”.
Đến từ Bắc Giang, du khách Bùi Phương Dung chia sẻ: “Mình rất vui khi được đến Đảo Cò. Ở đây, mình đã được tận mắt chứng kiến hàng trăm, hàng nghìn chú cò bay lượn. Thú vị hơn cả là cảm giác ngồi thuyền đạp vịt xung quanh đảo để tận mắt ngắm cảnh cò mẹ mớm mồi cho cò con hay cảnh những chú cò con tranh giành mồi”.
Đến với Đảo Cò, từ xa, du khách có thể ngắm những đàn cò bay rợp trời, khi tới gần thì được tận mắt chứng kiến cảnh cò bay lượn lờ trên đầu, rỉa lông trên từng cành cây.
Điểm đặc biệt ở Đảo Cò, người dân trong khu vực có ý thức bảo vệ đảo cò rất tốt. Tuyệt đối không có hiện tượng săn bắn hay lấy trứng trên Đảo. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ du khách khi đến với Đảo Cò vẫn dùng súng trạc săn bắn. Tất cả các trường hợp đó đều được lượng lượng bảo vệ của đảo đã kịp thời ngăn chặn và nhắc nhở.
Ngày nay, Đảo Cò đã được mở rộng và trồng thêm nhiều cây cối, nhờ đó cò, vạc và các loài chim nước khác về ngày càng nhiều, đông hơn về số lượng, đa dạng về thành phần loài.
Đảo Cò hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 15 và được phát hiện vào năm 1994. Với hơn 3000m2 nổi lên giữa lòng hồ An Dương, Đảo Cò được phủ kín bởi một màu xanh ngát của những rặng tre và nhiều loài cây. Đó chính là nơi trú ngụ của các loại cò, đông nhất là cò lửa, cò ghềnh, cò bợ, cò trắng, cò diệc và cò ruồi, ngoài ra còn có nhiều vạc và chim. Tất cả chung sống hòa hợp và bình yên tạo nên một không gian vô cùng độc đáo tựa như những bức tranh tuyệt đẹp của làng quê Bắc bộ.
Không chỉ có thế, nơi đây còn mang trong mình truyền thuyết lạ kỳ được lưu lại từ xa xưa. Đó là vào những năm đầu thế kỷ 15, tại vùng đất này đã có trận đại hồng thủy làm vỡ dải đê lớn ven sông Hồng, nước cứ thế tràn vào những đồng ruộng trũng thấp, nhấn chìm tất cả trong một màu trắng băng. Tuy nhiên có một gò đất cao mà nước không thể dâng tới, bên trên có ngôi đền nhỏ. Cứ thế, sau hai trận lũ lớn nữa, xung quanh gò đất bỗng nổi lên những xoáy nước khổng lồ và ngôi đền linh thiêng đã biến mất. Cũng từ đó, nước không bao giờ rút đi và tạo thành hồ lớn như ngày nay. Và rồi…đất lành chim đậu, từng đàn chim, cò, vạc từ khắp nơi tụ về sinh sống, có những loài có nguồn gốc từ Ấn Độ, Nepal, Miến Điện, Trung Quốc…
Có một điều đặc biệt là trên khắp cả nước rất nhiều nơi cò về sinh sống như vườn cò Lạng Giang, vườn cò Đồng Xuyên, vườn cò Lập Thạch…nhưng đa phần gặp rất nhiều khó khăn trong công tác bảo tồn. Đảo Cò Chi Lăng, Thanh Miện thực sự là “độc nhất vô nhị”, biểu tượng cho nét thiên nhiên hoang sơ giữa đồng bằng Bắc bộ. Ở đây người dân sống chan hòa với đàn cò và không bao giờ làm hại đến chúng, chưa bao giờ có thể nghe một tiếng súng hay thấy chiếc bẫy nào. Chính vì thế đàn cò thản nhiên sống và sinh sôi nảy nở trên vùng đất bình yên của chúng. Thời điểm này là lúc gió heo may bắt đầu thổi, đảo Cò bỗng trở nên huyên náo hơn bao giờ hết. Từ mặt hồ đến không trung, nơi đâu du khách cũng có thể nhìn thấy rợp trời cò bay, trên khắp các cành cây, cò đâu trắng xóa, trông xa xa như một rừng bông đang nở rộ.
Đặc biệt vào những lúc sáng sớm hay hoàng hôn, du khách có thể thỏa sức chiêm ngưỡng những cánh cò chao lượn, thả hồn vào không gian hữu tình và tận mắt chứng kiến “cuộc sống” không kém phần ồn ào, náo nhiệt tại đây. Cả một đảo với màu trắng muốt của những chú cò, những tiếng kêu gọi nhau cùng đi kiếm ăn, cùng trở về tổ vang xa trong không trung, lúc trầm lúc bổng tựa bản giao hưởng tuyệt vời của thiên nhiên, tạo nên cảm giác vui thích thực sự. Ngồi trên thuyền, du khách có thể tận mắt nhìn thấy những chú cò con vừa chào đời, đôi chân non nớt đang run rẩy tập đứng vững trên các cành cây ngả nghiêng, những chú cò lớn đang rỉa cánh, cất tiếng kêu thỏ thẻ…
Đảo Cò thực sự là một điểm đến thú vị cho những du khách ưa thích khám phá thiên nhiên. Ngày nay, đảo đang được mở rộng và trồng thêm nhiều cây cối, cũng nhờ thế mà số lượng cò, vạc và các loài chim nước khác tụ về ngày càng đông. Có thể nói, đảo Cò là cảnh quan nguyên sơ nhất còn sót lại của cùng đất ngập nước ven sông Hồng từ xa xưa. Hãy một lần đến đảo Cò để được trải nghiệm những khoảnh khắc đáng nhớ cùng thiên nhiên thoáng đãng và rất đỗi yên bình.