Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong truyện, em bé đã vượt qua 4 thử thách:
- Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan, khi viên quan hỏi cha cậu cày mỗi ngày được mấy đường.
- Lần thứ hai: nhà vua bắt dân làng cậu bé nuôi trâu đực phải đẻ được con.
- Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình, làm sao thịt một con chim sẻ phải dọn thành ba cỗ bàn thức ăn
- Lần thứ tư: câu đố hóc búa của sứ thần xâu sợi chỉ mềm qua đường ruột ốc xoắn dài.
=> Các thử thách ấy có cấp độ khó tăng dần, đòi hỏi cậu bé phải suy nghĩ, dùng trí để giải quyết vấn đề, những câu đố hóc búa. Qua đó, người đọc ngày càng thấy rõ sự thông minh, nhanh nhẹn, tài năng của cậu bé.
I. TÓM TẮT TRUYỆN EM BÉ THÔNG MINH
Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.
Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.
Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.
II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
1. Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không? Tác dụng của hình thức này?
Trả lời:
Dùng câu đố để thử tài nhân vật là chi tiết rất phổ biến trong truyện dân gian nói chung, truyện cổ tích nói riêng. Hình thức này có tác dụng sau:
- Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.
- Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển
- Gây hứng thú hồi hộp cho người nghe.
2. Sự mưu trí thông minh của em bé trong truyện Em bé thông minh được thử thách qua mấy lần? Lần sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?
Trả lời:
* Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua bốn lần:
- Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan - "Trâu cày một ngày được mấy đường?".
- Lần 2: Đáp lại thử thách của vua đối với dân làng - nuôi ba con trâu đực sao cho chúng đẻ thành chín con trong một năm để nộp cho vua.
- Lần 3: Cũng là thử thách của vua - từ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ thức ăn.
- Lần 4: Câu đố thử thách của sứ thần nước ngoài - xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài.
* Sự thử thách lần sau khó khăn hơn lần trước, vì:
- Xét về người đố: lần đầu là viên quan, hai lần tiếp sau là vua và lần cuối cùng cậu bé phải "đốì đáp" với sứ thần nước ngoài.
- Tính chất oái oăm của câu đố cũng tăng lên.
3. Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái oăm? Theo em, những cách ấy lí thú ở chỗ nào?
Trả lời:
* Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải đố:
- Lần 1: Đố lại viên quan.
- Lần 2: Để vua tự nói ra sự vô lí, phi lí của điều mà vua đã đố.
- Lần 3: Cũng bằng cách đố lại.
- Lần 4: Dùng kinh nghiệm đời sống dân gian.
* Những cách giải đố của cậu bé thông minh, lí thú ở chỗ:
- Đẩy thế bí về phía người ra câu đố, lấy "gậy ông đập lưng ông".
- Làm cho những người ra câu đố tự thấy cái vô lí, phi lí của điều mà họ nói.
- Những lời giải đố đều không dựa vào sách vở, mà dựa vào kiến thức đời sống.
- Làm cho người ra câu đố, người chứng kiến và người nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị và rất hồn nhiên của những lời giải.
4. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Em bé thông minh.
Trả lời:
Truyện Em bé thông minh có các ý nghĩa sau:
- Đề cao trí thông minh dân gian.
- Ý nghĩa mua vui, hài hước.
Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời.
Tham khảo:
+ Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan, khi viên quan hỏi trâu của cha cậu cày mỗi ngày được mấy đường. + Lần thứ hai: nhà vua bắt dân làng cậu bé nuôi trâu đực phải đẻ được con. + Lần thứ tư: câu đố hóc búa của sứ thần hỏi làm sao để xâu sợi chỉ mảnh qua đường ruột ốc xoắn dài.
- Các thử thách có ý nghĩa trong việc thể hiện phẩm chất của nhân vật em bé thông minh là: Cậu bé đã trải qua các thử thách theo cấp độ khó tăng dần, đòi hỏi cậu bé phải suy nghĩ, dùng trí để giải quyết vấn đề, những câu đố hóc búa. Từ đó, ta thấy rõ sự thông minh của cậu bé.
(4đ)
-Những thử thách đối với em bé trong văn bản “Em bé thông minh”mà em được học là: (2đ)
+ Câu hỏi của viên quan:Trâu cày một ngày được mấy đường?
+ Câu hỏi của nhà vua:Nuôi làm sao để trâu đực đẻ được con?
+ Làm ba cỗ thức ăn bằng một con chim sẻ?
+ Câu hỏi của sứ thần:Làm cách nào để xâu được sợi chỉ qua con ốc vặn rất dài?
- Trí thông minh của em bé được bộc lộ qua những thử thách đó qua cách giải câu đố (2đ):
Em đã khéo léo tạo nên những tình huống để chỉ ra sự phi lí trong những câu đố của viên quan,của nhà vua và bằng kinh nghiệm thực tế làm cho sứ giặc phải khâm phục.
Dưới đây là một số bài toán vui bằng tiếng Anh cho trẻ 5 tuổi: What is always in front of you but can’t be seen? (Đáp án: the future) I am full of.....
1. Một cây vợt tennis và một quả bóng có giá 1 đô la 10 xu tổng thể. Biết rằng giá chiếc vợt đắt hơn giá quả bóng 1 đô la. Hỏi quả bóng giá bao nhiêu?
2. 5 chiếc máy sản xuất 5 chi tiết trong vòng 5 phút (mỗi chiếc sản xuất với tốc độ, chất lượng bằng nhau). Hỏi 100 chiếc máy sản xuất 100 chi tiết trong vòng bao nhiêu phút?
3. Có một lượng hoa súng trồng trong một hồ nước. Cứ mỗi ngày chúng lại phát triển số lượng gấp đôi ngày hôm trước. Sẽ mất 48 ngày để hoa súng mọc kín hồ. Hỏi: Cần bao nhiêu ngày để hoa súng mọc kín một nửa hồ?
Shane Frederick hiện đang là giáo sư của Trường Quản lý, ĐH Yale. Ông chuyên nghiên cứu về cách mà con người đưa ra quyết định và lựa chọn. Thậm chí ông từng làm việc với nhà tâm lý học từng đạt giải Nobel Kinh tế Daniel Kahneman. Cùng với nhóm của mình, Frederick đã khảo sát khoảng 1.000 người, trong đó phần lớn là sinh viên của những trường đại học lớn của Mỹ.
Bên cạnh việc kiểm ra khả năng nhận thức của họ, nhà khoa học này còn hỏi họ thêm một câu hỏi khác. Ông đề nghị tặng cho người phỏng vấn 3.400 USD ngay lập tức hoặc 3.800 USD nhận trong vòng 1 tháng. Kết quả là hầu hết những người đạt điểm thấp với 3 câu hỏi trên không đồng ý chờ đợi, mà muốn nhận tiền luôn mặc dù số tiền nhỏ hơn. Ngược lại, những người có điểm số cao kiên trì hơn và đồng ý chờ đợi để nhận được số tiền thù lao lớn hơn.
Thông thường những người trả lời sai sẽ đưa ra những đáp án này cho 3 bài toán bên trên theo thứ tự: 100 xu, 100 phút và 24 ngày.
Câu trả lời này thường được đưa ra bởi những người có tư duy trực quan, trong khi những người có tư duy logic hơn sẽ đưa ra câu trả lời đúng nhiều hơn.
Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Ðể dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, yêu cầu xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.
Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan nhìn nhau. Không trả lời được câu đó oái oăm ấy tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần phục của mình đối với nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút. Có người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để cho dễ xâu v.v… Nhưng, tất cả mọi cách đều vô hiệu, bao nhiêu ông Trạng và các nhà thông thái triệu vào đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng, triều đình đành mời sứ thần ra ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
Khi một viên quan mang dụ chỉ của vua đến thì em còn đùa nghịch ở sau nhà. Và khi nghe nói xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lên một câu:
Tang tình tang! Tính tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang…
Rồi bảo:
– Cứ theo cách đó là xâu được ngay!
Viên quan sung sướng, lật đật trở về tâu vua. Vua và các quan triều thần nghe nói thì mừng lắm. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.
Sự mưu trí của cậu bé được thử thách qua bốn lần.
- Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan, khi viên quan hỏi cha cậu cày mỗi ngày được mấy đường.
- Lần thứ hai: nhà vua bắt dân làng cậu bé nuôi trâu đực phải đẻ được con.
- Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình, làm sao thịt một con chim sẻ phải dọn thành ba cỗ bàn thức ăn
- Lần thứ tư: câu đố hóc búa của sử thâng xâu sợ chỉ mềm qua đường ruột ốc xoắn dài
– Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan (không ai đi cày lại bỏ công đếm số đường cày trong một ngày).
– Lần thứ hai: Thay mặt dân làng hoá giải câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con).
– Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình (vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa).
– Lần thứ tư: Không phải là chuyện giải đố để khẳng định tài năng. Việc giải đố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc).
Lần thứ tư trong chuyện em bé thông minh là đó sâu một sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc