Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
câu 1chất béo khi đun nóng nhiều sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
A, bị hòa tan vào nước
B.sinh tố A trong chất béo xẽ bị phân hũy và chất béo sẽ bị biến chất
C. giá trị dinh dưỡng sẽ bị giảm ik
D. các sinh tố dễ tan trong nước
câu 2: nhiễm độc thực phẩm là
A. sự sâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm
B. sự sâm nhập cảu các vi khuẩn vào thực phẩm
C. sự sâm nhập của các chất độc vào thực phẩm
D. sự sâm nhập của các sự độc hại vào thực phẩm
câu 3: em hãy chọn 1 loại thực phẩm trong các thực phẩm sau đây để thay thế cá
A. thịt
B. dưa cải muối
C. rau xanh
D. mật ong
Câu 2: Vitamin nào dễ tan trong nước nhất?
-> Nhóm vitamin B và C dễ tan trong nước nhất
Câu 3: Cơ thể thiếu máu là do thiếu vitamin gì?
-> Mình nghĩ là vitamin C(Đang bị suy dinh dưỡng và không được cung cấp các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết.Có tình trạng sức khỏe chẳng hạn như cường giáp hoặc ung thư có thể mất vitamin C và dẫn đến thiếu hụt.Hút thuốc. Hút thuốc có thể dẫn đến thiếu hụt vitamin C vì nó làm giảm sự hấp thu vitamin này.* Mình tham khảo trên mạng)
Câu 4: Tại sao phải làm chín thực phẩm?
-> Vì làm chín thực phẩm giúp thức ăn được thơm ngon, dễ ăn, dễ tiêu hóa và để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Câu 5: Biện pháp bảo quản thực phẩm để chất dinh dưỡng không bị mất trong quá trình chế biến?
-> + Không hâm nóng lại nhiều lần
+ Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh
+ ...
Chúc bạn học tốt :)
Hậu quả của việc thiếu sinh tố, chất khoáng:
Nếu chúng ta không cung cấp đủ vitamin thì sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như: thiếu vitamin A gây bệnh quáng gà, giảm sức đề kháng, thiếu vitamin C gây chứng chảy máu dưới da, thiếu vitamin B1 gây phù, suy tim, thiếu vitamin D gây còi xương, thiếu vitamin B12 gây thiếu máu, viêm dây thần kinh...
Chất khoáng cũng rất quan trọng tham gia vào nhiều phản ứng hóa học quyết định sự sống còn trong cơ thể và là thành phần cấu tạo chủ yếu của một vài cơ quan trong cơ thể như: canxi là thành phần cấu tạo chủ yếu của xương, sắt là thành phần cấu tạo chủ yếu của hemoglobin trong hồng cầu - là chất có chức năng vận chuyển oxygen trong máu.
Thiếu chất khoáng gây nhiều tác hại cho sức khỏe: thiếu canxi gây co giật tay chân, thiếu kali gây chuột rút, rối loạn nhịp tim...
Hậu quả của việc thừa sinh tố, chất khoáng:
Nhiều người trong chúng ta nghĩ dùng vitamin liều cao như là thuốc tăng lực. Nhưng chúng ta quên rằng vitamin cũng là thuốc, là chất hóa học nghĩa là khi dùng quá liều cũng sẽ bị ngộ độc. Vitamin A, D là hai vitamin tan trong mỡ hay gây ngộ độc khi dùng liều cao kéo dài.
Vitamin A được biết là có vai trò quan trọng với thị lực và da, màng tế bào, có thể dùng điều trị các bệnh như vẩy nến, mụn, trứng cá, chứng tóc khô, dễ gãy... Thuốc dùng dễ dàng qua đường uống và người ta đã quan sát được khi ngộ độc vitamin A có thể gây ra phù não, tổn thương trầm trọng ở gan. Cả hai biến chứng này đều có thể nguy hiểm đến tính mạng nên chúng ta phải thận trọng khi dùng vitamin A liều cao kéo dài. Tốt nhất là khi dùng phải có chỉ định và theo dõi của bác sĩ.
Pyridoxine hay còn gọi là vitamin B6 thường dùng để điều trị tình trạng chóng mặt và rối loạn tiền mãn kinh. Khi dùng quá liều kéo dài có thể bị ngộ độc gây tổn hại hệ thần kinh trung ương.
Acid ascortbic hay còn gọi là vitamin C được biết như là thuốc làm tăng sức đề kháng. Khi thiếu vitamin C thì mạch máu dễ vỡ gây xuất huyết dưới da. Trước đây, bệnh được mô tả ở những thủy thủ lênh đênh trên biển nhiều tháng liên tục không ăn rau, trái cây tươi. Vitamin C mang nhiều lợi ích khi ta biết cách sử dụng. Vitamin C có nhiều trong cây xanh, rau quả như chanh, cam, quýt, bưởi, bắp cải... Nhu cầu cơ thể về vitaminn C cao hơn các loại vitamin khác rất nhiều. Người lớn cần khoảng 50-100mg, nghĩa là 1mg/kg thể trọng mỗi ngày; đối với trẻ con và phụ nữ có thai cần 100-200mg mỗi ngày.
Vitamin C ngoài tác dụng tốt cho tim mạch còn có tác dụng tăng sức đề kháng chống lại bệnh cảm, cúm, điều này đã được biết từ vài chục năm trước đây: với liều dùng khá cao 1-4g/ngày trong vài ngày người ta có thể rút ngắn được 30% thời gian mắc bệnh cúm.
Ngược lại, nếu chúng ta không biết cách sử dụng, dùng liều quá cao trên 2g/ngày kéo dài trong nhiều tháng có thể gây hại cho dạ dày vì bản thân vitamin là acid - là chất chua. Tệ hại hơn là liều cao vitamin C làm tăng oxalate canxi trong nước tiểu, những tinh thể này sẽ lắng đọng tại thận tạo thành sạn thận. Chỉ nên dùng khoảng 0,5-1g vitamin C mỗi ngày sẽ rất có lợi cho sức khỏe và chống được chứng xơ vữa động mạch... khi cần dùng lâu dài cũng nên hỏi qua ý kiến bác sĩ.
TK
Nếu như chế độ ăn uống của trẻ bị thiếu chất đạm thì trẻ không chỉ bị chậm lớn mà còn kém thông minh, phát triển tư duy kém. ... Nếu như bữa ăn của trẻ được cung cấp đầy đủ lượng chất đạm thiết yếu nhưng thiếu đi năng lượng thì trẻ vẫn sẽ bị suy dinh dưỡng.
Tham khảo
Nếu như chế độ ăn uống của trẻ bị thiếu chất đạm thì trẻ không chỉ bị chậm lớn mà còn kém thông minh, phát triển tư duy kém. ... Nếu như bữa ăn của trẻ được cung cấp đầy đủ lượng chất đạm thiết yếu nhưng thiếu đi năng lượng thì trẻ vẫn sẽ bị suy dinh dưỡng.
1- Thiếu sinh tố A. Nhu cầu sinh tố A mỗi ngày là 900mcg.
Thiếu sinh tố A sẽ đưa đến giảm thị giác, mờ mắt ban đêm, giác mạc khô và đục, răng yếu mau hư, da khô có vẩy, tóc khô giòn, cơ thể dễ bị nhiễm trùng, xương chậm phát triển.
Tuy nhiên, tình trạng thiếu sinh tố A ít khi xẩy ra vì thực phẩm ăn vào hàng ngày có rất nhiều sinh tố này. Sinh tố A có nhiều trong dầu gan cá, gan và thận động vật, sữa, lòng đỏ trứng gà các loại rau trái cây có lá và vỏ mầu vàng...
2- Thiếu sinh tố D. Thiếu sinh tố D sẽ làm giảm sự hấp thụ calcium và phosphore ở ruột với hậu quả là xương và răng mềm và biến dạng.
Trẻ em thiếu sinh tố D sẽ bị bệnh còi xương: xương ngực nhô về phía trước, xương sọ chậm khép kín, xương sống cong, răng sữa chậm mọc, răng khôn mỏng manh, men răng mau hư.
Ngoài ra, thiếu sinh tố D cũng đưa đến chứng co cứng và giựt các cơ (tetany), đặc biệt là cơ mặt, bàn tay, bàn chân.. Chứng này cũng xẩy ra trong trường hợp calcium huyết xuống thấp.
Nhu cầu sinh tố D hàng ngày vào khoảng 5mcg.
Thực phẩm cung cấp rất ít sinh tố D, nhưng thiên nhiên đã giúp cơ thể tạo ra sinh tố D qua tác dụng của tia nắng mặt trời lên da. Mỗi ngày ta chỉ cần phơi nắng khoảng mười phút, hai ba lần mỗi tuần là có đủ số sinh tố D cần thiết.
Sinh tố D có nhiều trong các loại cá béo như cá trích, cá thu, cá hồi, cá ngừ... Gan, lòng đỏ trứng, bơ, sữa có một ít sinh tố D. Rau và trái cây hầu như không có sinh tố này.
3- Sinh tố E. Dấu hiệu do thiếu sinh tố E ít khi thấy ở con người, vì sinh tố này có trong mọi loại thực phẩm. Ngoài ra, sinh tố được tồn trữ trong một thời gian khá lâu trong tất cả các mô bào. Sinh tố E giúp duy trì sự vẹn toàn của tế bào máu, bảo vệ tế bào phổi với ô nhiễm và giúp các tế bào này hô hấp hiệu quả hơn. Trái với sự tin tưởng của nhiều người, sinh tố E không tăng cường khả năng tình dục của nam giới.
Trẻ sơ sinh, nhất là khi sinh thiếu tháng, không có đủ sinh tố E sẽ có một số dấu hiệu như phù nê, vết thương trên da, tế bào máu bất bình thường..
Mỗi ngày cơ thể cần khoảng 8mg sinh tố E. Sinh tố E có nhiều trong rau salad và các loại dầu thực vật ngoại trừ dầu dừa, mầm lúa mì, bắp, các loại hạt có vỏ cứng như hạt dưa, hạt bí, trong măng tây và các loại rau có lá màu lục... Thực phẩm động vật có rất ít sinh tố E.
4- Sinh tố K. Sinh tố K giúp cơ thể chống chẩy máu khi bị thương tích trên da thịt hoặc xuất huyết tại các cơ quan nội tạng. Sinh tố này cũng giúp gan tổng hợp các yếu tố đông máu, mà khi thiếu, máu sẽ ở trong tình trạng liên tục loãng.
Khi thiếu sinh tố K, máu sẽ không đông, vết thương chẩy máu liên tục. Các vi khuẩn trong ruột tạo ra 80% số lượng sinh tố K cần thiết, phần còn lại do thực phẩm cung cấp.
Sinh tố này có nhiều trong trà xanh, củ cải, đậu nành, dầu thực vật, gan, lòng đỏ trứng...
5- Sinh tố B1. Thiếu sinh tố B1, con người trở nên dễ mệt mỏi, kém tập trung, ăn không ngon, đau bụng, buồn nôn, đầu ngón tay tê dại, nhịp tim nhanh, mất cảm giác vì viêm dây thần kinh ngoại vi, sưng phù cơ thể...
Sinh tố B1 (hoặc thiamine) có nhiều trong mầm lúa mì, mầm đậu nành, hạt hướng dương, gạo lức, lòng đỏ trứng, gan động vật, thịt nạc, cá...
Nhu cầu hàng ngày của cơ thể với sinh tố B1 là từ 1-3mg.
6- Sinh tố B2. Các dấu hiệu do thiếu sinh tố B2 gồm có: cơ thể mệt mỏi, vết thương chậm lành, thủy tinh thể đục, mắt cay không chịu được ánh sáng mạnh, lưỡi đau, môi nứt nẻ, da khô, tóc dễ gẫy, móng tay chân giòn...
B2 có nhiều trong sữa, phó mát, thịt nạc, tim gan thận động vật, trứng, hạt ngũ cốc, rau có lá mầu lục... Mỗi ngày cơ thể cần 1,5mg B2.
7- Sinh tố B3. Khi thiếu sinh tố B3 hoặc Niacin, các triệu chứng sau đây có thể xẩy ra: giảm sinh lực, mất ngủ, hay quên, tâm thần căng thẳng, lo âu, tính tình gắt gỏng; nhức đầu, sưng và chẩy máu ở nuớu răng, viêm ngứa trên da... Thiếu trầm trọng có thể đưa tới bệnh Pellagra với viêm da, rối loạn thần kinh, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, giảm cân, giảm trí nhớ...
Sinh tố này có nhiều trong các thực phẩm giầu chất đạm như gan, thận, thịt nạc, cá, nấm, các loại hạt, sữa, ngũ cốc, rau, trứng... Nhu cầu hàng ngày từ 5 tới 17mg sinh tố B3.
8- Sinh tố B6. Thiếu sinh tố B6 (Pyridoxine) có những biểu hiện như giảm sinh lực, ăn mất ngon, mất ký, ngủ mê, buồn rầu, tinh thần dễ bị kích động, cơ co rút và yếu, tê đầu ngón tay, da khô, thiếu hồng cầu, da chung quanh mắt, mũi, miệng trở nên nhờn và đóng vẩy,...
Trẻ em thiếu sinh tố này thường hay lên cơn động kinh, bẳn tính...
B6 có nhiều trong cám gạo và lúa mì, hạt hướng dương, có ít hơn trong trái chuối, trái bơ, cá, thận, gan, thịt gà, đậu nành... Nhu cầu sinh tố B6 khoảng 2mg/ngày.
9- Sinh tố B12. Mỗi ngày, nhu cầu sinh tố B12 là từ 2 đến 4mcg. Nếu ăn 100gram thịt bò là đã có đủ số lượng B12 này.
Thiếu sinh tố B12 thường thấy ở người chỉ ăn rau trái cây hoặc những người không sản xuất được yếu tố nội tại tạo sinh tố B12 vì bị cắt bỏ bao tử, thiếu máu ác tính, nhiễm ký sinh trùng Dấu hiệu thiếu sinh tố B12 gồm có: lưỡi viêm đỏ, cơ thể yếu đuối, ăn không ngon, da vàng nhợt, khó thở, giảm cân, đi đứng không vững, rối loạn thần kinh, tính tình cáu kỉnh, buồn rầu..
Gan là cơ quan chứa nhiều sinh tố B12 nhất rồi đến thận, tim, thịt bò, cá, lòng đỏ trứng, sữa, sữa chua, phó mát, sò, cua... Thực phẩm thực vật không có sinh tố B12.
10- Sinh tố C. Hiện nay, tình trạng thiếu sinh tố C trong cơ thể ít khi xảy ra, vì có rất nhiều thực phẩm cũng như nước uống chứa sinh tố này. Tuy nhiên, khi thiếu, các dấu hiệu sau đây sẽ xuất hiện: giảm cân, mệt mỏi, kém tập trung, đau nhức khớp và cơ, khó thở, sưng và chẩy máu nướu, chẩy máu dưới da, vết thương lâu lành. Thiếu trầm trọng sinh tố C sẽ đưa tới bệnh scurvy với rụng răng, mềm xương, mạch máu dễ vỡ, chẩy máu, thiếu máu, suy tim, tử vong...
Sinh tố C có nhiều trong các loại trái chua như chanh, cam, dâu, cà chua..hoặc trong súp-lơ, khoai lang, khoai tây...Thịt cá chứa rất ít sinh tố C.
Mỗi ngày nên tiêu thụ khoảng 60mg sinh tố C.