">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2021

Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, thuộc phương thức trữ tình, thơ lấy điểm tựa là sự bộc lộ thế giới nội cảm của nhà thơ, những rung động mãnh liệt của trái tim nghệ sĩ trước cuộc đời. Nhận xét về thơ ca có ý kiến cho rằng:

Thơ là tiếng lòng

“Tiếng lòng” của Bác đc thể hiện rất rõ qua 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng.

    “Tiếng lòng” là những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của tác giả được gửi gắm qua tác phẩm. Trong 2  bài thơ, tâm hồn của nhà thi sĩ, người chiến sĩ Hồ Chí Minh là tình cảm với thiên nhiên, lòng yêu nc sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.

    Cả 2 bài thơ đều được Bác sáng tác vào giai đoạn đầu của kháng chiến chống Pháp. Bài thơ Cảnh khuya được viết ở chiến khu Việt Bắc, trong một đêm trăng đẹp, Bác ngắm cảnh và viết lên những vần thơ tuyệt đẹp. Bài thơ lột tả vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng đồng thời gửi gắm bên trong tâm sự của người lãnh đạo, lo lắng tương lai và vận mệnh của đất nước. Rằm tháng giêng là bài thơ ra đời trong một đêm trăng rằm. Bác cùng với các cán bộ có cuộc họp quan trọng, buổi họp kết thức khi trời đã khuya, Bác cùng các cán bộ trở về bằng thuyền. Lấy cảm hứng từ đêm trăng rằm, Bác viết bài thơ để ghi lại khoảng khắc tuyệt đẹp từ thiên nhiên.

    “Tiếng lòng” trg 2 bài thơ trước hết đc thể hiện qua tình yêu thiên nhiên tha thiết. Trg bài thơ Cảnh khuya, thiên nhiên hiện lên sống động, bình dị mà lung linh huyền ảo.

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
 

Tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng mơ hồ khiến nhà thơ tưởng như có tiếng hát êm ái, trong trẻo, ngân xa của ai đó vọng lại làm cho đêm rừng chiến khu bỗng trở nên gần gũi thân thương vs con người.  Phép so sánh ấn tượng: tiếng suối là âm thanh của thiên nhiên, lạnh lẽo, mơ hồ nay được được so sánh với “tiếng hát” của con người nhờ vậy mà trở nên gần gũi, ấm áp. Bài thơ vẽ nên một hinnhf ảnh hữu tình, ấm cúng: ánh sáng của trăng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây đổ xuống lại bao trùm lên hoa tôn lên vẻ đẹp của nhau. Điệp từ lồng đc nhắc đi nhắc lại hai lần tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ. Còn trg bài thơ Rằm tháng giêng, thiên nhiên hiện lên là vẻ đẹp lồng lộng, bát ngát trăng vàng giữa dòng sông mênh mông của đêm nguyên tiêu.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Bầu trời, vầng trăng và dòng sông tưởng như ko có giới hạn. Điệp từ “xuân” đc nhắc đi nhắc lại 3 lần mang âm điệu bay bổng, gợi cảm giác trg trẻo, rộng lớn, thanh bình. Thuỷ, nguyệt, thiên vốn là những chất liệu của thi ca cổ nhưng Bác đã có sự sáng tạo tài hoa để làm nổi bật cái thần của bức tranh “nguyên tiêu” tươi sáng rực rỡ tràn đầy sức sống của con người và vạn vật. Phải là người yêu thiên nhiên, mang trg mình tâm hồn của 1 người thi sĩ, biết thưởng thức, biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên thì Bác mới vẽ nên 1 bức tranh đẹp đến như vậy.

     Bên cạnh đó “tiếng lòng” cũng đc thể hiện qua tình yêu nước sâu sắc của Bác.  

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trg bức tranh đêm rừng chiến khu, xuất hiện hình ảnh con người “chưa ngủ”. Thì ra Người “chưa ngủ” ko phải vì bắt gặp vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên mà còn vì “lo nỗi nc nhà”, lo cho cuộc chiến đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam.

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Hình ảnh Bác, người chiến sĩ hiện lên đẹp như trg huyền thoại ở nơi bàn chuyện hệ trọng sống còn của đất nc, Người vẫn vừa say đắm tận hưởng vầng trăng viên mãn vừa bàn “việc quân”. Con thuyền chở những bí mật quân sự, chở vị lãnh tụ hết mình lo cho dân, lo cho vận mệnh đất nước.

Phong thái ung dung, lạc quan cũng thể hiện “tiếng lòng” của Người. Hai bài thơ này được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăn gian khổ, đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ. Những rung động tinh tế và dồi dào của một tâm hồn nghệ sỹ trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, đã sáng tạo nên những bức tranh đẹp về cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc.Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, vẫn ung dung làm việc, vẫn ung dung, chan hoà cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng.

Tóm lại, đó là sự kết hợp giữa con người thi sĩ và con người chiến sĩ, giữa chất thép và chất trữ tình, giữa yêu nc và yêu thiên nhiên.

Hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" là hai tác phẩm ngắn gọn mà độc đáo, đọng lại trong tâm hồn độc giả bao xúc cảm tinh khôi. Thế hệ trẻ đọc thơ Bác cũng là để trái tim được bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

1 tháng 4 2022

help me

 

1 tháng 4 2022

Tham khảo
Văn chương chính là những kiệt tác nghệ thuật độc đáo. Văn chương giúp con người cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp cuộc sống xung quanh nghĩa là văn chương sẽ trao dồi cho ta thêm về những vẻ đẹp mà thường ngày ta không thể thấy được. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng có nghĩa là văn chương vẽ lên những hình ảnh mà chúng ta không thể thấy trong đời thường. Văn chương còn sáng tạo ra sự sống: tạo ra một sự sống, ý chí nghị lực cho những mãnh đời nghèo khổ. Ngoài ra, theo quan điểm của tác giả Hoài Thanh: '' Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có'', một quan điểm khá ý nghĩa và rộng về nội dung. Văn chương gây cho ta những tình cảm không có nghĩa là văn chương bổ sung cho ta thêm những tình cảm mà trước đó ta không có. Văn chương luyện cho ta những tình cảm sẵn có nghĩa là văn chương sẽ bồi đắp thêm về cái ấn tượng, cảm xúc mà ta từng có, làm cho thứ tình cảm ấy trở nên độc đáo, ý nghĩa hơn.

20 tháng 6 2020

                      "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn 

                       Mà em vẫn giữ tấm lòng son"     

       Thân phận của người phụ nữ xưa quá thấp kém, làm nhiều công việc nặng nhọc. Tác giả đã nói lên được sắc đẹp của người phụ nữ chịu nhiều đau khổ trong xã hội, tuy rằng làm nhiều công việc và bị bóc lột nhưng vẻ đẹp của một người phụ nữ vẫn giữ nguyên thể, không thể phai nhạt.      Qua đây, đồng thời tác giả muốn phản ánh, coi thường chế độ phong kiến đã bóc lột, bắt nạt những người phụ nữ cực khổ. Cho thấy một chế độ phong kiến tàn ác, giã man khi bóc lột sức lao động cũng như coi thường phụ nữ xưa

20 tháng 6 2020

+ "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn" : từ lúc mới sinh ra , những người phụ nữ đã phải chịu những sự bất công , cay nghiệt trong xã hội phong kiến xưa ,  họ bị lệ thuộc vào tấm chồng , không có lời ăn , tiếng nói , quyền hành , số phận của họ sẽ được quyết định bởi chồng , sống sung sướng , hạnh phúc do chồng , sống cực hình , khổ đau cũng do chồng.

+"Mà em vẫn giữ tấm lòng son":Nét đẹp về tâm hồn của những người phụ nữ xưa : chung thủy , son sắt , nghĩa tình dẫu cuộc sống có ra sao đi chăng nữa .

=> Nói lên vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong xã hội xưa : thủy chung , son sắt , nghĩa tình , đồng thời bày tỏ sự đồng cảm , xót thương trước số phận cay đắng của người phụ nữ xưa. Đồng thời , tố cáo xã hội PK xưa đã chà đạp lên số mệnh của những người phụ nữ Việt Nam xưa.

-Bài ca dao than thân : 

+      ''Thân em như tấm lụa đào

   Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?''

-''Tấm lụa đào'' là một mảnh vải đẹp, mềm mại,mảnh mai có giá trị. Tấm lụa đào là món đồ trang sức trang trí cho con người hoặc đồ vật.

=>Tấm lụa đào gợi liên tưởng đến vẻ đẹp của người phụ nữ: mềm mại , mỏng manh , yếu đuối. 

Ấy vậy mà cuộc sống của họ đâu có được trân trọng ?

- Từ láy “phất phơ” đã nói lên sự vô định, nổi trôi, không tự làm chủ được số phận của mình của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

-Cụm từ “biết vào tay ai”: Thể hiện sự chua xót, bất lực, vô vọng trong đau khổ , không thể làm được gì của người phụ nữ trước số phận nghiệt ngã , đau khổ.

====>Thể hiện sự trân trọng đối với vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội Phong kiến xưa, đồng thời nói lên niềm cảm thông, chia sẻ sâu sắc với số phận bấp bênh, chìm nổi của họ.Nó cũng là lời tố cáo , phê phán tội ác tàn bạo của xã hội PK xưa : không cho phụ nữ có tiếng nói , chà đạp lên họ.

29 tháng 1 2021

Văn chương chính là những kiệt tác nghệ thuật độc đáo. Văn chương giúp con người cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp cuộc sống xung quanh nghĩa là văn chương sẽ trao dồi cho ta thêm về những vẻ đẹp mà thường ngày ta không thể thấy được. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng có nghĩa là văn chương vẽ lên những hình ảnh mà chúng ta không thể thấy trong đời thường. Văn chương còn sáng tạo ra sự sống: tạo ra một sự sống, ý chí nghị lực cho những mãnh đời nghèo khổ. Ngoài ra, theo quan điểm của tác giả Hoài Thanh: '' Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có'', một quan điểm khá ý nghĩa và rộng về nội dung. Văn chương gây cho ta những tình cảm không có nghĩa là văn chương bổ sung cho ta thêm những tình cảm mà trước đó ta không có. Văn chương luyện cho ta những tình cảm sẵn có nghĩa là văn chương sẽ bồi đắp thêm về cái ấn tượng, cảm xúc mà ta từng có, làm cho thứ tình cảm ấy trở nên độc đáo, ý nghĩa hơn.

   Văn chương chính là những kiệt tác nghệ thuật độc đáo. Văn chương giúp con người cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp cuộc sống xung quanh nghĩa là văn chương sẽ trao dồi cho ta thêm về những vẻ đẹp mà thường ngày ta không thể thấy được. Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng có nghĩa là văn chương vẽ lên những hình ảnh mà chúng ta không thể thấy trong đời thường. Văn chương còn sáng tạo ra sự sống: tạo ra một sự sống, ý chí nghị lực cho những mãnh đời nghèo khổ. Ngoài ra, theo quan điểm của tác giả Hoài Thanh: '' Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có'', một quan điểm khá ý nghĩa và rộng về nội dung. Văn chương gây cho ta những tình cảm không có nghĩa là văn chương bổ sung cho ta thêm những tình cảm mà trước đó ta không có. Văn chương luyện cho ta những tình cảm sẵn có nghĩa là văn chương sẽ bồi đắp thêm về cái ấn tượng, cảm xúc mà ta từng có, làm cho thứ tình cảm ấy trở nên độc đáo, ý nghĩa hơn.

      nguồn là ở trên mạng,bn có thể tra mạng để tham khảo nhé!!!

3 tháng 12 2019

Số phận người phụ nữ chìm nổi, lênh đênh. Trong bài thơ trên, tác giả đã dùng 7 chữ của câu đầu để miêu tả tổng quát về người phụ nữ phong kiến, xinh đẹp nhưng lại không được tôn trọng nhiều." Hồng nhan họa thủy!" Mặc dù vậy, trải qua bao nhiêu đau khổ, người phụ nữ vẫn son sắc, vẫn ngoan hiền nghe theo lời cha mẹ sắp đặt. CHo ta thấy, phẩm chất của họ thật tốt đẹp, thật thủy chung chỉ qua 4 câu thơ của Hồ Xuân Hương. 

13 tháng 9 2021

Tham khảo:

Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tình yêu thương con người được tác giả gửi gắm trong tác phẩm văn học (tình cảm nhân đạo).

– Trích dẫn ý kiến.

– Khẳng định qua bài thơ “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương).

Thân bài:

Giải thích ý kiến:

– Hoài Thanh đã bàn về vấn đề quan trọng , bản chất của văn chương. “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài…”. Lòng thương người, thậm chí thương muôn vật muôn loài là tình cảm rộng lớn, cao cả mang tầm nhân loại. Tình cảm ấy không chỉ là cội nguồn của văn chương mà còn là thước đo giá trị của tác phẩm văn chương chân chính. Giá trị đó chính là giá trị nhân đạo, là những ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.

– Giá trị nhân đạo là phẩm chất cao quý của tác phẩm văn học chân chính. Biểu hiện của giá trị nhân đạo rất đa dạng song thường tập trung vào những mặt cụ thể sau: Lòng yêu thương, sự cảm thông, xót xa trước những hoàn cảnh, số phận bất hạnh; lên án, tố cáo những thế lực bạo tàn chà đạp lên quyền sống của con người; ngợi ca, đề cao những vẻ đẹp, phẩm giá cao quý của con người; nâng niu khát vọng sống, khát vọng tình yêu và hạnh phúc của con người.

-> Bài thơ “ Bánh trôi nước ” của Hồ Xuân Hương đã thể hiện rõ nét quan niệm văn học của Hoài Thanh. Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi – một đặc sản của dân tộc, Hồ Xuân Hương đã gửi tấm lòng, tâm sự của một nữ sĩ luôn đấu tranh, bênh vực cho quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội. Bởi vậy, tác phẩm thấm đẫm tình yêu thương con người, ngời sang niềm tin trân trọng với con người, trước hết là với người phụ nữ.

     2. Chứng minh.

* Luận điểm 1:  Bài thơ đã khẳng định, ngợi ca, đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ.

– Vẻ đẹp hình thức:

“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Nghĩa tả thực đúng là vẻ đẹp của chiếc bánh trôi. Nhưng nghĩa ẩn dụ thì đây chính là nhan sắc của người phụ nữ. Người phụ nữ Việt Nam hiện lên trong câu thơ đẹp quá, da dẻ trắng trẻo, thân hình tròn lẳn, phúc hậu.

– Vẻ đẹp tâm hồn:

“ Bảy nổi ba chìm với nước non

                                Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

                               Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Mặc dầu cuộc đời long đong vất vả, bị phụ thuộc, nhưng những người phụ nữ Việt Nam đã vượt lên, thách thức và chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận, để gữi vững phẩm chất, đạo đức, tấm lòng nhân hậu, thủy chung với cuộc đời, với con người.

* Luận điểm 2: Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương, đồng cảm, xót xa cho số phận người phụ nữ gặp nhiều bi kịch trong cuộc đời.

                                        “ Bảy nổi ba chìm với nước non”

–  Hồ Xuân Hương đã sử dụng thành ngữ “Bảy  nổi ba chìm” một cách sáng tạo trong câu thơ để nêu rõ cuộc đời long đong, vất vả của người phụ nữ. Cụm từ “với nước non” nhấn mạnh thêm cuộc đời long đong, chìm nổi vất vả ấy. Từ “với” đi liền cùng hình ảnh “nước non” cho ta hiểu số phận, cuộc đời người phụ nữ bấp bênh chìm nổi, xuống ghềnh, lên thác là vì chồng, vì con và vì cả mọi người, cả non sông đất nước. Một cuộc đời hi sinh, vị tha như thế thật cao cả và thật đáng cảm  thương, trân trọng.

– Không chỉ có số phận chìm nổi, long đong, người phụ nữ trong xã hội phong kiến còn bị lệ thuộc. Câu thơ “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” đã hình tượng hóa cuộc đời không được làm chủ, không được tự quyết định tương lai, hạnh phúc của người phụ nữ.

* Luận điểm 3: Qua bài thơ, tác giả đã lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công, tàn bạo đã tước đi quyền sống, chà đạp lên con người.

– Xã hội phong kiến với tư tưởng trọng nam khinh nữ nên thân phận người phụ nữ bị coi rẻ. Xã hội đã tước đi quyền sống, thậm chí quyền làm người của phụ nữ, bắt họ phải hoàn toàn phụ thuộc vào người khác, trói buộc họ vào đạo “ Tam tòng”. Câu thơ “ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn ”, đặc biệt hai từ “ rắn”, “ nát” đọc lên nghe thật tội nghiệp. Thân phận người phụ nữ bị coi như một vật dụng nhỏ nhoi, tầm thường nhất.

* Luận điểm 4: Bài thơ còn thể hiện sự trân trọng, đề cao những khát vọng nhân văn của người phụ nữ.

– Ẩn sau lời chiếc bánh trôi tâm sự về mình, người đọc có thể cảm nhận được đó chính là bản lĩnh của người phụ nữ: Họ khẳng định vẻ đẹp, giá trị của mình trong cuộc đời. Cho dù cuộc đời nhiều bất công với họ nhưng họ luôn khát vọng vượt lên, chiến thắng số phận, khẳng định quyền sống, vẻ đẹp, phẩm giá, tấm lòng thủy chung son sắt của mình trong xã hội  :“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

      3. Đánh giá:

– Ý kiến của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương là đúng đắn, khoa học bởi nó đã nói lên đặc trưng, thuộc tính quan trọng nhất của văn học : Văn học là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc; văn học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

– Bài thơ “ Bánh trôi nước” mang giá trị nhân đạo cao cả, hướng tới con người, vì con người.

– Hồ Xuân Hương xứng đáng là nhà nhân đạo chủ nghĩa luôn đấu tranh cho quyền sống của con người mà trước hết là người phụ nữ.

III. Kết bài:

+ Khẳng định lại ý kiến và giá trị của bài thơ.

+ Liên hệ mở rộng.

 

29 tháng 11 2021

Tham Khảo:

 

Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ luôn phải chịu những bất công, những định kiến đầy nghiệt ngã của xã hội. Sinh ra là người phụ nữ đã định sẵn những bất công, khác với các bậc nam nhi, họ bị coi thường, khinh rẻ, đối xử tàn nhẫn. Đó chính là nàng Kiều, nàng Tiểu Thanh trong thơ Nguyễn Du, là Vũ Thị Thiết trong tác phẩm của Nguyễn Dữ... Trong xã hội phong kiến ấy, người phụ nữ không có tiếng nói, cũng như bất kì địa vị vị gì. Hồ Xuân Hương đã được xem như một hiện tượng của nền văn học Việt Nam. Vì lần đầu tiên trong lịch sử văn chương, có người phụ nữ đề cao người phụ nữ, cất những vần thơ đấu tranh cho số phận của người phụ nữ, châm biếm, đả kích, thậm chí là hạn bệ các "thần tượng" trong xã hội lúc bấy giờ là vua chúa, quan lại, giai cấp thống trị. Một trong những bài thơ tiêu biểu của Hồ Xuân Hương là bài thơ "Bánh trôi nước".

Thơ Hồ Xuân Hương có cái sắc sảo trong câu từ, châm biếm chua cay khi phê phán giai cấp thống trị, những con người có chức có quyền nhưng sống tàn nhẫn, giả dối, đáng khinh. Lần đầu tiên có người dám lên tiếng và đả kích mạnh mẽ như vậy. Tuy nhiên, khi viết về những người phụ nữ, Hồ Xuân Hương lại luôn dành cho họ sự đồng cảm sâu sắc cùng với thái độ thiết tha nhất, bài thơ "Bánh trôi nước" viết về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đó là một thân phận nổi trôi, phù du và vận mệnh, cuộc sống của mình họ không được tự định đoạt mà hoàn toàn là do những người đàn ông, những người chồng của họ.

 

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non"

Mở đầu bài thơ, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã gợi mở những hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước. Bánh trôi nước là loại bánh làm bằng bột gạo nếp, qua bàn tay của những người nghệ nhân thì khi nặn xong chúng có hình dạng tròn trịa cùng một màu trắng đặc trưng của gạo. Ở trong bài thơ này, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước để nói về cuộc sống và số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Hiểu như thế ta có thể thấy qua hình ảnh tròn, trắng của những chiếc bánh trôi gợi ra vẻ đẹp bên ngoài, vẻ đẹp hình thể của những người phụ nữ.

Đó chính là một vẻ đẹp tươi mới, tròn trịa, đầy sức sống "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Nhưng đối nghịch với vẻ đẹp đầy sức sống đó lại là một số phận, tương lai đầy mịt mờ, tăm tối "Bảy nổi ba chìm với nước non". Về ý nghĩa tả thực, ta có thể hiểu đây là là quá trình luộc chín bánh, hoàn thành bước cuối cùng. Nhưng đây cũng chỉ là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Bởi nó gợi ra số phận, cuộc đời đầy thăng trầm, biến đổi của những người phụ nữ. Như đã nói, trong xã hội xưa, sinh ra trong thân phận của người phụ nữ vốn đã là một thiệt thòi, bất công.

Bởi từ khi sinh ra đến lúc dựng vợ gả chồng thì họ hoàn toàn không được quyết định bất cứ vấn đề gì, kể cả tình yêu, đối tượng kết hôn, hạnh phúc của cả cuộc đời mình, vì trong xã hội xưa có quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", hay "xuất giá tòng phu", nghĩa là một khi đã lấy chồng thì mọi việc đều phải theo chồng. Vì vậy mà số phận thăng hay trầm đều hoàn toàn dựa vào người chồng của mình:

"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Đến câu thơ này thì ý niệm của hai câu thơ đầu được thể hiện, triển khai một cách rõ nét, cụ thể hơn. Nếu như những chiếc bánh trôi tròn, méo, rắn, nát đều phụ thuộc vào tay người nặn, nếu như được họ cẩn trọng, nâng niu thì khi hoàn thành chiếc bánh sẽ có hình tròn mà màu trắng trong. Ngược lại, nếu người nghệ nhân vô tâm, hời hợt thì chiếc bánh sẽ bị méo mó, và khi luộc trong nước sẽ bị vỡ. Đối với người con gái trong xã hội xưa cũng vậy, nếu may mắn gặp được người cũng biết yêu thương, trân trọng thì cuộc sống của học sẽ hạnh phúc, vui vẻ; còn khi lấy phải người chồng độc đoán, vũ phu thì họ sẽ có cuộc sống đau khổ, bất hạnh. Nhưng dẫu cuộc sống có bất biến, phù du thì những người con gái ấy vẫn giữ được vẻ đẹp trong trắng thủy chung trong tâm hồn. Đến đây thì hình ảnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa được hoàn thiện, không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình mà vẻ đẹp tâm hồn của họ rất đáng được trân trọng.

 

Mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã xây dựng thành công hình ảnh của người phụ nữ xưa, đó là những người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện, không chỉ là vẻ đẹp hình thức mà còn là vẻ đẹp của tâm hồn. Dẫu có những bất hạnh, đau khổ thì vẻ đẹp tâm hồn ấy không những không mất đi mà còn sáng rực lên những tia sáng của phẩm chất, đạo đức. Thông qua bài thơ, nhà thơ cũng thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

CHẮC V Sai Thì SR

29 tháng 11 2021

Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ luôn phải chịu những bất công, những định kiến đầy nghiệt ngã của xã hội. Sinh ra là người phụ nữ đã định sẵn những bất công, khác với các bậc nam nhi, họ bị coi thường, khinh rẻ, đối xử tàn nhẫn. Đó chính là nàng Kiều, nàng Tiểu Thanh trong thơ Nguyễn Du, là Vũ Thị Thiết trong tác phẩm của Nguyễn Dữ... Trong xã hội phong kiến ấy, người phụ nữ không có tiếng nói, cũng như bất kì địa vị vị gì. Hồ Xuân Hương đã được xem như một hiện tượng của nền văn học Việt Nam. Vì lần đầu tiên trong lịch sử văn chương, có người phụ nữ đề cao người phụ nữ, cất những vần thơ đấu tranh cho số phận của người phụ nữ, châm biếm, đả kích, thậm chí là hạn bệ các "thần tượng" trong xã hội lúc bấy giờ là vua chúa, quan lại, giai cấp thống trị. Một trong những bài thơ tiêu biểu của Hồ Xuân Hương là bài thơ "Bánh trôi nước".

Thơ Hồ Xuân Hương có cái sắc sảo trong câu từ, châm biếm chua cay khi phê phán giai cấp thống trị, những con người có chức có quyền nhưng sống tàn nhẫn, giả dối, đáng khinh. Lần đầu tiên có người dám lên tiếng và đả kích mạnh mẽ như vậy. Tuy nhiên, khi viết về những người phụ nữ, Hồ Xuân Hương lại luôn dành cho họ sự đồng cảm sâu sắc cùng với thái độ thiết tha nhất, bài thơ "Bánh trôi nước" viết về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đó là một thân phận nổi trôi, phù du và vận mệnh, cuộc sống của mình họ không được tự định đoạt mà hoàn toàn là do những người đàn ông, những người chồng của họ.

 

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non"

Mở đầu bài thơ, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã gợi mở những hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước. Bánh trôi nước là loại bánh làm bằng bột gạo nếp, qua bàn tay của những người nghệ nhân thì khi nặn xong chúng có hình dạng tròn trịa cùng một màu trắng đặc trưng của gạo. Ở trong bài thơ này, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước để nói về cuộc sống và số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Hiểu như thế ta có thể thấy qua hình ảnh tròn, trắng của những chiếc bánh trôi gợi ra vẻ đẹp bên ngoài, vẻ đẹp hình thể của những người phụ nữ.

Đó chính là một vẻ đẹp tươi mới, tròn trịa, đầy sức sống "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Nhưng đối nghịch với vẻ đẹp đầy sức sống đó lại là một số phận, tương lai đầy mịt mờ, tăm tối "Bảy nổi ba chìm với nước non". Về ý nghĩa tả thực, ta có thể hiểu đây là là quá trình luộc chín bánh, hoàn thành bước cuối cùng. Nhưng đây cũng chỉ là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Bởi nó gợi ra số phận, cuộc đời đầy thăng trầm, biến đổi của những người phụ nữ. Như đã nói, trong xã hội xưa, sinh ra trong thân phận của người phụ nữ vốn đã là một thiệt thòi, bất công.

Bởi từ khi sinh ra đến lúc dựng vợ gả chồng thì họ hoàn toàn không được quyết định bất cứ vấn đề gì, kể cả tình yêu, đối tượng kết hôn, hạnh phúc của cả cuộc đời mình, vì trong xã hội xưa có quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", hay "xuất giá tòng phu", nghĩa là một khi đã lấy chồng thì mọi việc đều phải theo chồng. Vì vậy mà số phận thăng hay trầm đều hoàn toàn dựa vào người chồng của mình:

"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Đến câu thơ này thì ý niệm của hai câu thơ đầu được thể hiện, triển khai một cách rõ nét, cụ thể hơn. Nếu như những chiếc bánh trôi tròn, méo, rắn, nát đều phụ thuộc vào tay người nặn, nếu như được họ cẩn trọng, nâng niu thì khi hoàn thành chiếc bánh sẽ có hình tròn mà màu trắng trong. Ngược lại, nếu người nghệ nhân vô tâm, hời hợt thì chiếc bánh sẽ bị méo mó, và khi luộc trong nước sẽ bị vỡ. Đối với người con gái trong xã hội xưa cũng vậy, nếu may mắn gặp được người cũng biết yêu thương, trân trọng thì cuộc sống của học sẽ hạnh phúc, vui vẻ; còn khi lấy phải người chồng độc đoán, vũ phu thì họ sẽ có cuộc sống đau khổ, bất hạnh. Nhưng dẫu cuộc sống có bất biến, phù du thì những người con gái ấy vẫn giữ được vẻ đẹp trong trắng thủy chung trong tâm hồn. Đến đây thì hình ảnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa được hoàn thiện, không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình mà vẻ đẹp tâm hồn của họ rất đáng được trân trọng.

 

Mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã xây dựng thành công hình ảnh của người phụ nữ xưa, đó là những người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện, không chỉ là vẻ đẹp hình thức mà còn là vẻ đẹp của tâm hồn. Dẫu có những bất hạnh, đau khổ thì vẻ đẹp tâm hồn ấy không những không mất đi mà còn sáng rực lên những tia sáng của phẩm chất, đạo đức. Thông qua bài thơ, nhà thơ cũng thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.