Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ bản thân.
Lời giải chi tiết:
Việc phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại có ý nghĩa duy trì, phát huy được nét đẹp văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, nhiều loại hình nghệ thuật mới ra đời thu hút giới trẻ thì việc lưu truyền, phát huy những nét đẹp truyền thống ấy lại càng quan trọng. Đồng thời cũng giúp cho hình ảnh truyền thống tốt đẹp của đất nước Việt Nam được nhiều bạn bè quốc tế đón nhận.
Ý nghĩa việc phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại - mẫu 1
Việc phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại có ý nghĩa duy trì, phát huy được nét đẹp văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, nhiều loại hình nghệ thuật mới ra đời thu hút giới trẻ thì việc lưu truyền, phát huy những nét đẹp truyền thống ấy lại càng quan trọng. Đồng thời cũng giúp cho hình ảnh truyền thống tốt đẹp của đất nước Việt Nam được nhiều bạn bè quốc tế đón nhận.
Ý nghĩa việc phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại - mẫu 2
Nghệ thuật truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng đối với con người, là đặc sản văn hóa và tinh thần của dân tộc bao đời nay. Cuộc sống ngày càng phát triển. Vì vậy, việc phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống trong đời sống hiện nay là rất cần thiết. Việc làm này không chỉ lưu giữu một nét văn hóa truyền thống mà còn giúp cho việc quảng du lịch đất nước phát triển hơn. Giúp cho nền văn hóa dân tộc nhiều màu sắc và ý nghĩa hơn.
Ý nghĩa việc phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại - mẫu 3
- Việc phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại có ý nghĩa:
+ Bảo tồn, giữ gìn nghệ thuật truyền thống.
+ Làm cho nền nghệ thuật phong phú, đa dạng.
+ Thế hệ trẻ hiểu, biết thêm về loại hình nghệ thuật xa xưa.
Ý nghĩa việc phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại - mẫu 4
Những giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng đối với con người, là đặc sản văn hóa và tinh thần của dân tộc bao đời nay. Hiện nay, khi đất nước trên đà hội nhập và phát triển, có nhiều loại hình thu hút giới trẻ khiến giới trẻ xa rời giá trị truyền thống. Vì vậy, việc phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống trong đời sống đương đại có ý nghĩa duy trì, phát huy được nét đẹp văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam, đồng thời mở rộng và mang văn hóa Việt Nam tới thế giới. Trong thời kỳ hiện đại hóa như hiện nay thì việc các loại hình nghệ thuật, các giá trị văn hóa được bảo tồn, phát triển càng trở nên ý nghĩa hơn. Không chỉ lưu giữu một nét văn hóa truyền thống mà còn giúp cho việc quảng du lịch đất nước phát triển hơn.
- Ngoài nghệ thuật cải lương có thể kể đến một số những bộ môn nghệ thuật khác ở Việt Nam có tiếp nhận những yếu tố nước ngoài như: “tân cổ giao duyên”, chèo cách tân, múa rối cách tân.
- Theo em sự tiếp nhận này là rất cần thiết, nó thúc đẩy sự phát triển của các loại hình nghệ thuật đến gần hơn với công chúng.
- Đó là đờn ca tài tử (đàn ca tài tử).
+ Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm bốn loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt). Về sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây Ghi-ta phím lõm.
- Sự tiếp nhận ấy rất cần thiết và bổ ích trong nền nghệ thuật Việt Nam. Việc tiếp thu, học hỏi có chọn lọc từ những yếu tố hiện đại của nước ngoài dựa trên nền tảng nghệ thuật cổ truyền vừa giúp giữ được những nét đẹp truyền thống, vừa có chút sáng tạo, mới lạ, hấp dẫn người nghe.
Cảnh vật, khung cảnh bình dị, đạm bạc mà thanh cao hòa nhập với đời sống thiên nhiên
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Nhịp thơ: 1/3/1/2 gợi tả khung cảnh sinh hoạt của tác giả trong từng mùa, cách sống nhàn là hòa với tự nhiên
+ Mỗi mùa một thức: thu- trúc, đông- giá, xuân- hồ sen, hạ- ao
+ Mọi sinh hoạt đều gắn liền với cuộc sống ở quê chất phác, đạm bạc mà thanh cao
+ Tác giả thấy hứng thú, vui vẻ khi hòa nhịp với thiên nhiên
→ Sự thanh thản, ung dung trong cuộc sống nhàn ấy tỏa sáng nhân cách của bậc trí nhân
- Cảnh thú cảnh sống nhàn ẩn dật mang triết lí của nho sĩ: trong lúc loạn lạc, người có nhân cách thanh cao là người xa lánh cuộc bon chen tầm thường để tìm đến nơi yên tĩnh
Sự vui thú sống hòa mình với thiên nhiên, vũ trụ và giữ được nhân cách thanh cao, trong sạch.
Đoạn văn tham khảo
Múa rối nước là sân khấu nghệ thuật đặc sắc của văn hóa lúa nước, ra đời hầu như cùng lúc với sự hình thành nền văn hóa Đại Việt. Do tính đặc sắc của nó, nên từ nghệ thuật mang yếu tố dân gian Múa rối nước đã nhanh chóng trở thành nghệ thuật truyền thống, có thể sánh ngang với Tuồng, Chèo. Tinh hoa Múa rối nước Việt Nam đã được sự ngưỡng mộ trong làng bạn bè thế giới, sân khấu Múa rối nước được xem là bộ môn nghệ thuật “Độc nhất vô nhị”.
Hình ảnh múa rối nước ở Việt Nam (Nguồn ảnh: Internet)
Tuy nhiên do xuất hiện sau so với những môn nghệ thuật khác nên Múa rối nước không tránh khỏi những hạn chế, cộng với mục đích thương mại đã làm cho loại hình nghệ thuật này ngày càng mai một và bị lãng quên. Vì vậy, việc bảo tồn loại hình nghệ thuật này vô cùng cần thiết. Các cấp chính quyền, cơ quan chức năng cần đưa ra các giải pháp hữu hiệu, mỗi người hãy có ý thức trong việc giữ gìn, phát huy loại hình truyền thống mang đậm nét văn hóa Việt Nam. Có như vậy Múa rối nước mới thực sự xứng đáng là một loại hình nghệ thuật đặc sắc có tuổi đời hàng ngàn năm, hội nhập và hòa vào sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong giai đoạn hiện nay.
a, Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử: chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng thế sự, chủ nghĩa nhân đạo
- Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hóa dân gian
+ Các tác phẩm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương) đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao...
- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, thể loại văn học Hán ( cáo, chiếu, biểu, hịch, phú, ngâm khúc...)
- Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng như: Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Truyện Kiều...
- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang hiện đại.
+ Phong trào Thơ mới phá bỏ niêm luật, đưa thơ tự do và các thể thơ phương Tây vào văn học.
+ Các tác giả tiên phong, tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đều được viết theo phong cách văn học phương Tây.
- Thời kì văn học trung đại (từ TK X- XIX)
+ Ngôn từ: dùng chữ Hán, lối diễn đạt Hán ngữ, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, lối văn biền ngẫu, điển tích, điển cố...
+ Thể loại: thơ Đường luật, tiểu thuyết, chương hồi, cáo, hịch...
- Thời kì hiện đại (từ TK XX – nay):
+ Về ngôn ngữ: xóa bỏ lối viết, lối dùng từ câu nệ chữ nghĩa, ít dẫn điển cố, điển tích, không lạm dụn từ Hán- Việt
+ Về thể loại: bỏ dần thơ Đường luật, thay bằng thể thơ tự do, các thể thơ cổ thể được thay thế bằng tiểu thuyết hiện đại, các thể truyện ngắn, kí, phóng sự, tùy bút...
Trong câu tục ngữ, các từ "đứng" và "quỳ" được dùng với nghĩa chuyển. Chúng không dùng để biểu thị các tư thế của thân thể con người mà theo lối ẩn dụ để biểu hiện nhân cách, phẩm giá. "Chết đứng" là chết một cách hiên ngang, có khí phách. "Sống quỳ" là sống quỵ luỵ, hèn nhát. Phép chuyển nghĩa này đã cụ thể hoá những điều trừu tượng, vì vậy cách diễn đạt trở nên hình tượng và biểu cảm.
Từ “đứng” và “quỳ” được sử dụng với nghĩa chuyển. Chúng không dùng để biểu thị các tư thế của con người, mà ẩn dụ cho nhân cách, phẩm giá:
+ “Đứng” hiên ngang, khí phách
+ “Qùy” hèn nhát, quỵ lụy
→ Từ được dùng theo nghĩa chuyển đã diễn đạt được những thứ trừu tượng thành những thứ cụ thể
Áo tứ thân là kiểu trang phục truyền thống của phụ nữ miền bắc Việt Nam. Vào thế kỉ 17, để thuận lợi hơn cho việc đồng áng,áo trực lĩnh đã giản tiện thành áo tứ thân. Với chiếc áo này, người mặc có thể buộc hai tà trước để trông gọn gàng hơn. Chiếc áo tứ thân được cấu tạo bởi phần lưng áo gồm hai mảnh vải cùng gam màu ghép lại với nhau, phía trước có hai thân tách rời ra và được buộc lại với nhau, thả trước bụng để tạo sự mềm mại và uyển chuyển khi mặc. Phía trên phần ngực không gài hết mà để lộ chiếc yếm thắm ẩn ở bên trong.Áo tứ thân dài gần chấm gót thường đi kèm với chiếc quần lĩnh đen và thắt lưng lụa màu. Đi cùng với chiếc áo tứ thân phải có chiếc yếm, khăn mỏ quạ, nón quai thao. Hiện nay, hình ảnh chiếc áo tứ thân chỉ còn xuất hiện ở các ngày lễ hội, những nhạc hội âm nhạc truyền thống. Chính vì thế, chúng ta cần đảy mạnh việc phát triển, giữ gìn di sản văn hóa này. Với những cách bảo tồn: tổ chức những buổi triển lãm, biểu diễn trang phục, quay video quảng bá hình ảnh áo tứ thân thì sẽ giúp nhiều người biết đến trang phục truyền thống, đặc trưng này.
Nghệ thuật truyền thống có ý nghĩa rất quan trọng đối với con người, là đặc sản văn hóa và tinh thần của dân tộc bao đời nay. Cuộc sống ngày càng phát triển. Vì vậy, việc phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống trong đời sống hiện nay là rất cần thiết. Việc làm này không chỉ lưu giữu một nét văn hóa truyền thống mà còn giúp cho việc quảng du lịch đất nước phát triển hơn. Giúp cho nền văn hóa dân tộc nhiều màu sắc và ý nghĩa hơn.