Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua bài văn nghị luận, người đọc có thể tìm thấy bóng dáng nhà văn Ru-xô. Ông là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu mến thiên nhiên.
Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là "Học đi đôi với hành". Nguyên lí ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Tuy vậy, nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đầy đủ nguyên lí ấy, chân lí ấy.
Vậy, thế nào là "học đi đôi với hành"? Thế nào là "theo điều học mà làm?". Học là học tập, học văn hóa, ngoại ngữ, học lí thuyết về khoa học kĩ thuật... Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng; lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết; học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được
thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng những điều đã học được để làm ăn, phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ: "Học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm".
Tại sao phải "học đi đôi với hành"? Tại sao lại phải "theo điều học mà làm”. Không học chay, học vẹt, học lí thuyết suông. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, "chữ chứa đầy bụng", nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ "thầy dở, thợ dốt". Vì không "học đi đôi với hành", vì không biết "theo điều học mà làm" nên nhiều người "đua học hình thức cầu danh lợi" như La Sơn đã chê trách. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích.
Học luận lí là để bồi dưỡng phẩm hạnh, để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt. Học các môn khoa học xã hội nhân văn không chỉ để có những hiểu biết, những kiến thức về văn, sử, địa,... mà còn để bồi dưỡng tâm hồn,... Học ngoại ngữ phải tập nói, tập dịch, để đọc sách, để có thêm một công cụ mà làm ăn, mà tiến thủ, chứ đâu phải là để nói một vài câu tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Nhật... cho oai! Nước ta đang trên dường phát triển và hội nhập quốc tế, cho nên "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập. Các môn khoa học tự nhiên là cực kì quan trọng, sẽ trang bị cho thanh thiếu nhi bao kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại. Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhất là phòng máy tính,... đã và đang được xây dựng, phát triển ở các trường tiểu học, trường phố thông trên phạm vi cả nước đã cho thấy việc "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng như thế nào. Các phong trào mang tính xã hội rộng lớn của học sinh, sinh viên những năm gần đây như "phong trào tình nguyện", đóng góp quỹ từ thiện xóa đói giảm nghèo, giúp những người khuyết tật, những nạn nhân chiến tranh... không chỉ thể hiện tình tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, mà còn cho thấy trường học đã gắn liền với cuộc sống xã hội, phương châm "học đi đôi với hành" được hàng chục triệu thầy cô giáo và học sinh nhiệt liệt quán triệt, hưởng ứng.
Những hoạt động như cắm trại, tham quan, du lịch, sưu tầm văn học dân gian ở quê hương mình; những việc làm như trồng hoa, trồng cây, làm sạch trường, đẹp lớp,... là vô cùng thiết thực, đúng là "theo điều học mà làm". Quét nhà, lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo trong gia đình là những công việc giúp tuổi trẻ trở nên tháo vát, khéo léo, biết yêu thương đỡ đần bố mẹ, sớm hình thành những đức tính tốt đẹp như siêng năng cần cù, yêu lao động và biết quý trọng người lao động.
"Học đi đôi với hành", biết "theo điều học mà làm" là rất thiết thực, bổ ích. Nhờ đó mà lí thuyết được khắc sâu, lí thuyết được thực hành soi sáng, vừa học vừa tập, vừa ôn vừa luyện, nên dễ hiểu, dễ nhớ. Học đi đôi với hành hướng học sinh, sinh viên biết tìm tòi, nghiên cứu, phát minh. Trong những kì thi "tuổi trẻ sáng tạo” ta thấy tuổi trẻ Việt Nam đã biết "theo điều học mà làm", có nhiều phát minh, ứng dụng trong lĩnh vực tin học và công nghệ thể hiện tài năng, trí tuệ Việt Nam.
"Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập, sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kĩ thuật, có khoa học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hiện tượng "học giả mà bằng thật", mua bán bằng giả hiện nay đâu chỉ là hội, chứng chạy theo bằng cấp, hư danh mà còn phản ánh một sự thật trong xã hội ta là nhiều người chưa hiểu "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm".
Con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tươi sáng và rộng mở. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm", là những bài học thiết thực, bổ ích đối với chúng ta. Những lời Bác Hồ viết trong "Thư trung thu" - 1952, ngày nay đọc lại ta càng thấy thấm thía:
"Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành;
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,
Tuỳ theo sức của mình.
Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh
Có những nhà văn nước ngoài khiến bạn đọc Việt Nam nhớ mãi không thôi về những đoạn trích và tác phẩm của họ. Trong số tác giả đó ,có nhà văn Ru- xô người Pháp. Ông sinh ra trong một gia đình nghèo ,cha làm thợ sử đồng hồ ,mẹ mất sớm ,ông chỉ được học hết năm mười hai tuổi đến năm mười bốn tuổi ông đi lang thang nhiều nơi và làm nhiều nghề. Từ những tủi nhục mà ông trải qua và sự thông minh hiếu học ông đã trở thành một nhà triết học và có những tác phẩm để đời mãi về sau. Tiêu biểu trong đó có tác phẩm Ê-min hay về giáo dục.
Ê- min hay về giáo dục được viết vào năm (1762). Tác phẩm là một thiên tiểu thuyết đề cập đến một phương pháp giáo dục một con người từ khi mới sinh ra cho đến khi trưởng thành. Nhân vật của ông là Ê- min và thầy giáo của anh chính là ông. Tác phẩm này được chia làm năm quyển tương ứng với năm giai đoạn của quá trình giáo dục.
Đoạn trích Đi bộ ngao du trích từ quyển năm. Đây là quyển cuối cùng trong quá trình giáo dục của Ê-min. nhan đề đi bộ ngao du do sách giáo khoa dịch và đặt tên.
Nhà văn Ru- xô đã thuyết phục người đọc ngao du là phải đi bộ bằng ba luận điểm chính. Những lập luận chặt chẽ cùng với thực tễn sinh đọng đã giúp cho bài văn của Ru- xô trở nên hấp dẫn và có lý rất nhiều.
Luận điểm thứ nhất của nhà văn là đi bộ ngao du được tự do thưởng ngoạn. Và luận điểm này được nhà văn thể hiện rõ trong đoạn văn thứ nhất. tác giả nhấn mạnh việc đi bộ ngao du sẽ là cách để chúng ta có thể thưởng ngoạn một cách tối đa nhất có thể. Chỉ từ một việc rất đơn giàn hằng ngày là đi bộ mà tác gải nâng nó lên thành một chân lý cao siêu tinh tế. Tác gải lấy kinh nghiệm của bản thân để thuyết phục mọi người. Tác giả kể như sau: “ Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Ta ưa đi lúc nào thì đi ,ta thích dừng lúc nào thì dừng ,ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ. Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải ,sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay… một dòng sông…; một khu rừng rậm; một hang động…; một mỏ đá… các khoáng sản… Xem tất cả những gì con người có thể xem…; chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm. Hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể hưởng thụ… Ta làm chủ ý thích ,làm chủ hành động ,làm chủ bản thân ,không phụ thuộc vào ai”. qua đó tác gải khẳng định ông là người thích đi bộ và khuyên mọi người nên đi bộ như mình. Qua đoạn văn trên tác giả muốn nhấn mạnh cái cảm giác đi bộ thoải mái như thế nào. Muốn dừng ở đâu thì dừng ,muốn đi thì đi không phải phụ thuộc vào điều gì cả. Nếu như đi ngựa phải phụ thuộc thì đi bộ lại không ,cứ thế mà ngắm thiên nhiên đến khi nào chán thì thôi. Vô hình chung tác giả muốn nói lên sự tự do khi đi bộ ,mà đời người còn gì sướng hơn khi được tự do.
Ở đoạn thứ hai tác giả tiếp tục giới thiệu về tác dụng của đi bộ. Theo tác gải thì đi bộ ngao du là cách để ta mở mangtri thúc và trau dồi kiến thức. “ đi bộ ngao du là đi như Ta-lét ,Pla-tông và Pi-ta-go. Tôi khó lòng hiểu nổi một triết gia có thể quyết định ngao du cách khác mà không xem xốt những tài nguyên nơi mình giẫm chân lên và trải đất phô bày phong phú ra trước mắt”. đi bộ là nâng cao tầm hiểu biết của mình lên. Bằng những trải nghiệm thực tế cùng những điều lí thú từ thiên nhiên và con người mà ta có thể tiếp thu tri thức được. Có thể nói thiên nhiên và cuộc đời là một trường hoc lớn mà mỗi chúng ta nên cố gắng khám phá nó. Khám phá bằng cách nào chình là cách đi bộ ngao du “Ai là người yêu mến nông nghiệp chút ít mà lại không muốn biết các sản vật đặc trưng cho khí hậu những nơi mình đi qua và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy ? Ai là người có chút ít hứng thú với tự nhiên học mà lại có thể quyết định đi ngang một khoảnh đất mà không xem xét nó ,một lèn đá mà không ghè vài mẩu ,những quả núi mà không sưu tập hoa lá ,những hòn sỏi mà không tìm các hóa thạch!”. Chính vì thế kiến thức của mọi lĩnh vực trong tự nhiên giống như ngọn gió mát lành ùa vào tâm hồn và trí tuệ con người. Theo tác giả thì học hỏi từ thiên nhiên chứ sẽ tốt hơn và khác xa với những gì có trong sách vở. Thiên nhiên sống động uyển chuyển chứ không cứng nhắc như mấy mô hình trong sách vở. Thiên nhiên là sự sắp xếp tài tình của tạo hóa mà bất cứ nhà khoa học nào cũng không thể sắp xếp được. Những bộ sách của các vị vua chúa kia dẫu sang trọng nhưng cũng chỉ là một phần nhỏ của thiên nhiên mà thôi. Tất cả những thứ ấy không thể so sánh với việc đi bộ ngao du tự thưởng thức trải nghiệm được.
Ru- xô thẳng thắn chê bai những sưu tập của vua chúa phong kiến bởi vì những thứ của họ chỉ nằm gọn trong căn phòng ,còn sưu tập của Ê-min là cả trái đất kia.
Ở đoạn cuối tác giả nhấn mạnh tác dụng của đi bộ ngao du đối với sức khỏe và tinh thần. Như vậy có thể nói đi bộ ngao du không chỉ giúp ích về tri thức mở mang mà còn có tác dụng về tinh thần nữa. Đi bộ ngao du giúp sức khỏe tăng cường tính khí trở nên vui vẻ. Tác giả so sánh với những ngồi trong cỗ xe mà mơ màng buồn còn đi bộ ngao du luôn vui vẻ khoan khoái và hài lòng mọi người. Đi bộ ngao du giúp ta: “Chân đi ,mắt nhìn ,tai nghe ,óc phân tích ,nhận xét và trái tim cảm thụ những điều mới lạ ,những cảnh đẹp gặp trên đường. Thân thể được rèn luyện ,thử thách ,sẽ trở nên mạnh mẽ và tâm hồn rộng mở lộng gió bốn phương. Lúc ấy ,ta sẽ cảm thấy cuộc đời xung quanh hấp dẫn biết chừng nào ,đáng sống biết chừng nào!”. Tác giả đã so sánh khá hay về đi bộ và đi xe để từ đó ta thấy được tác dụng của việc đi bộ. Mà những tác dụng đó được tác giả đạt làm nhiệm vụ hàng đầu. Bằng giọng văn hân hoan đầy tính chủ quan nhưng bằng những lí lẽ dẫn chứng thuyết phục Ru- xô đã thuyết phục được mọi người đồng tình.
Như vậy có thể thấy đoạn trích đi bộ ngao du của Ru- xô là một đoạn trích hay và có ý nghĩa. Từ những dẫn chuwgs và thực tế sinh động Ru- xô đã đêm đến cho chúng ta tầm quan trọng của việc đi bộ ngao du trong cuộc sống. Hay ý nghĩa sâu xa cảu nó chính là việc học tập. Học tập không phải cứng nhắc qua sách vở mà là tìm hiểu từ thực tế.
dài quá đinh tuấn ơi, mik muốn cậu cho mik câu TL ngắn hơn có được ko???????