K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2023

- Khái niệm chuyển hóa năng lượng trong tế bào: Chuyển hóa năng lượng là sự chuyển đổi của năng lượng từ dạng này sang dạng khác và luôn tuân theo các quy luật vật lí cơ bản về nhiệt động học.

- Quá trình chuyển hóa vật chất luôn đi kèm với sự chuyển đổi năng lượng là bởi vì:

+ Trong tế bào, năng lượng được tích lũy chủ yếu trong các liên kết hóa học của các chất (vật chất). Khi năng lượng thay đổi thì thành phần cấu trúc của vật chất cũng thay đổi và ngược lại. Ví dụ: Với phân tử ATP, khi giải phóng năng lượng thì thành phần cấu trúc của ATP cũng sẽ bị thay đổi (ATP → ADP → AMP).

+ Các phản ứng hóa học trong tế bào và cơ thể cũng luôn có sự biến đổi về vật chất kèm theo sự biến đổi về năng lượng. Các phản ứng chuyển hóa vật chất trong có thể gồm: tổng hợp và phân giải: Các phản ứng tổng hợp các chất (đồng hóa) cần tiêu tốn năng lượng. Các phản ứng phân giải các chất (dị hóa) kèm theo giải phóng năng lượng.

22 tháng 3 2023

Chuyển hoá vật chất gồm 2 quá trình vừa trái ngược vừa thống nhất là: 

- Quá trình đồng hóa, ví dụ như quang hợp ở thực vật và các sinh vật quang tự dưỡng khác, là quá trình tổng hợp nên phân tử phức tạp từ các phân tử đơn giản. Trong quá trình này, năng lượng ánh sáng được chuyển thành năng lượng hóa học trong các hợp chất hữu cơ giàu năng lượng nhờ tế bào có lục lạp chứa chất diệp lục có khả năng hấp thụ ánh sáng.

- Quá trình dị hóa, ví dụ như hô hấp tế bào, là quá trình phá vỡ các các phân tử phức tạp thành các phân tử đơn giản hơn. Quá trình này đã giải phóng ra năng lượng dưới dạng ATP và một phần năng lượng ở dạng nhiệt năng. 

Như vậy, quá trình chuyển hoá vật chất luôn đi kèm với chuyển hóa năng lượng.

10 tháng 12 2021

Tham khảo

 

1. Khái niệm năng lượng

Năng lượng được định nghĩa là khả năng sinh công. Tuỳ theo trạng thái có sẵn sinh công hay không, người ta chia năng lượng thành 2 loại: động năng và thế năng. Động năng là dạng năng lượng sẵn sàng sinh ra công. Thế năng là loại năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công.

Năng lượng trong tế bào tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như hoá năng, điện năng.... Ngoài việc giữ nhiệt độ ổn định cho tế bào và cơ thể thì có thể coi nhiệt năng như năng lượng vô ích vì không có khả năng sinh công. Sự chênh lệch về nồng độ các ion trái dấu giữa 2 phía của màng có thể tạo ra sự chênh lệch điện thế. Năng lượng chủ yếu của tế bào là hoá năng (năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học).

10 tháng 12 2021

Tham khảo: 
câu 3 :
Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào. Nhờ chuyển hóa vật chất, tế bào thực hiện được các đặc tính đặc trưng khác của sự sống như sinh trưởng, cảm ứng và sinh sản. Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng.

 

Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng vì:

-chuyển hóa vật chất luôn gồm 2 qúa trình đồng hóa và dị hóa

+đồng hóa:tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các đơn phân => tích lũy năng  lương

+dị hóa: phân hủy các chất hữ cơ phức tạp thành các chất đơn phân=> giải phóng năng lượng

6 tháng 2 2023

Một số hoạt động tế bào cần sử dụng năng lượng như:

- Vận chuyển các chất qua màng hoặc giữa các bào quan: Năng lượng hóa học được chuyển thành năng lượng cơ học

- Duy trì điện cực hai màng tế bào trong điện thế nghỉ: Năng lượng hóa học được chuyển thành năng lượng điện

- Hô hấp tế bào: Năng lượng hóa học được chuyển hóa một phần thành năng lượng nhiệt.

2 tháng 1 2021

Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào. Nhờ chuyển hóa vật chất. Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào. ... ATP ngay lập tức được phân hủy thành ADP và giải phóng năng lượng cho quá trình đồng hóa cũng như các hoạt động sống khác của tế bào.

17 tháng 8 2023

Tham khảo

• So sánh cấu trúc của ti thể và lục lạp:

- Giống nhau:

+ Đều có màng kép gồm 2 lớp màng (màng ngoài và màng trong). Màng ngoài đều trơn nhẵn.

+ Đều có ribosome, DNA để đảm bảo khả năng nhân đôi độc lập.

+ Đều có chứa hệ enzyme để tổng hợp được ATP.

- Khác nhau

Đặc điểm

so sánh

Ti thể

Lục lạp

Hình dạng

Có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau tùy thuộc vào loại tế bào

Thường có hình bầu dục

Sắc tố

Không có

Màng trong

Gấp nếp hình răng lược tạo nhiều mào

Trơn nhẵn

Khoảng không gian giữa 2 màng

Rộng

Hẹp

Hệ enzyme

Chứa các enzyme tham gia vào quá trình hô hấp tế bào (phân giải carbohydrate giải phóng năng lượng)

Chứa các enzyme tham gia vào quá trình quang hợp (tổng hợp nên carbohydrate)

20 tháng 3 2018

Lời giải:

Lục lạp là bào quan nào có thể chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong các liên kết hóa học    

Đáp án cần chọn là: C

8 tháng 11 2023

- Trong quá trình phân giải pyruvate, chất phản ứng là D – glucose mang năng lượng hóa học, phân giải tạo ra pyruvate, NADH, ATP mang năng lượng hóa học và một phần bị chuyển hóa thành nhiệt lượng.

Như vậy, ở hình 10.3, năng lượng hóa học đã được chuyển hóa một phần thành năng lượng nhiệt.

- Sự chuyển hóa năng lượng giúp tế bào sử dụng được năng lượng cho các hoạt động sống, đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và sinh sản của tế bào và cả cơ thể.

5 tháng 2 2018

Đáp án: B