Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1-Nó đi theo chủ nghĩa tư bản-> có sự giúp đỡ từ các nước tư bản khác(Mỹ)
2-Thành quả giai đoạn phục hồi kinh tế sau CT
3-Lợi dụng sự suy yếu của 2 cực Ianta do chiến tranh lạnh kéo dài
Còn gì nũa mình chịu
còn vì sao nói nó lại trở nên trâu bò thế thì kết hợp thêm dẫn chứng sau:
Chủ yếu là do co liên minh châu âu EU(tiền thân la EC)
cụ thể
1945-1950 Sau kế hoạch MacSan mủa Mỹ KT tây Âu phục hồi, đạt mức trước CT
1950-1973 kinh tế Tây âu phát triên nhanh kinh khủng
do 1:Áp dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật-> tăng năng xuất ,tăng chất lượng ,hạ giá thnàh sản phẩm..
2:Nhà nước có vai trò lớn trong việc quản lý, điều tiết,thú đẩy kinh tế
3:Tận dúng tốt viện trợ nước ngoài và nguyên liệu rẻ từ các nước TG thứ 3.
Với câu hỏi "Vì sao nói" thì em cần đưa ra số liệu, dẫn chứng,...chứng minh Tây Âu là trung tâm kinh tế - tài chính TG nhé.
Câu trả lời của em ở trên lại giải thích lí do Tây Âu trở thành Trung tâm kinh tế - tài chính TG nên em đã bị lạc đề, bị câu hỏi đánh lừa.
Cô ví dụ cụ thể nhé, nếu câu hỏi là: "Vì sao nói bạn ấy cao" thì em phải trả lời rằng vì bạn ấy có chiều cao tận 1m7.
Còn hỏi "Vì sao bạn ấy cao" thì em mới đưa ra lí do là vì gen di truyền, bạn ấy uống sữa...
Chúc em học tốt!
- EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn trong cả lĩnh vực chính trị, đối ngoại, an ninh.
- Số lượng các nước thành viên tăng lên nhanh chóng.
- Đến cuối thập kỉ 90, EU đã trở thành tổ chức liên kết CT- KT lớn nhất hành tinh, chiếm 1/4 GDP của thế giới.
Đáp án A
1) Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới. (1950 - 1973)
2) Sau hơn một thập kỉ suy thoái, kinh tế các nước đã phục hồi và phát triển trở lại. (1991 – 2000)
3) Tây Âu đẩy mạnh khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh. (1945 – 1950)
4) Giống như Mĩ và Nhật Bản, Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng kéo dài. (1973 – 1991).
Chọn đáp án: A (3,1,4,2).
- Con người được coi là nhân tố quan trọng nhất ở Nhật Bản. Người dân Nhật Bản cần cù, có tính kỉ luật cao trong lao động.
- Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
- Các công ti của Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và khả năng cạnh tranh cao.
- Nhật Bản biết cách áp dụng các thành tựu khoa học-kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.
- Chi phí cho Quốc phòng của Nhật Bản rất thấp, có điều kiện để tập trung để phát triển kinh tế.
- Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển kinh tế.
Đáp án C
Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên thành siêu cường tài chính số một thế giới với lượng dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần của Mĩ, gấp 1,5 lần của Cộng hòa Liên bang Đức. Nhật Bản cũng là chủ nợ lớn nhất thế giới.
Đáp án C
Ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới được hình thành từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là: Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản
Những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
-Các mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam đều do tính chất đó chi phối.
-Mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội phong kiến Việt Nam là mâu thuẫn giữa nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến không mất đi, vẫn tiếp tục tồn tại (mâu thuẫn giai cấp).
-Bên cạnh mâu thuẫn này, xuất hiện một mâu thuẫn mới, bao trùm lên tất cả, đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân Pháp xâm lược (mâu thuẫn dân tộc).
-Hai mâu thuẫn giai cấp và dân tộc vừa là nguồn gốc, vừa là động lực làm nảy sinh và thúc đẩy các phong trào yêu nước chống Pháp và phong kiến ở nước ta.
-Mâu thuẫn dân tộc ngày càng mở rộng, gay gắt thêm.
-Mâu thuẫn dân tộc vừa là mâu thuẫn cơ bản đồng thời là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam – một xã hội thuộc địa của Pháp.
-Nông dân, công nhân, tiểu tư sản, tư sản và cả một bộ phận trong giai cấp địa chủ mâu thuẫn sâu sắc với bọn Pháp cướp nước.
Có những mâu thuẫn đó là vì:
-Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Việt Nam bị Pháp kiềm hãm nặng nề.
-Do phương thức bóc lột phong kiến vẫn còn được duy trì nên nền kinh tế Việt Nam mang tính tư sản thực dân và phong kiến.
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản :
* Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt nam với thực dân Pháp -> Đây là mâu thuẫn chủ yếu nhất.
* Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
- Để giải quyết các mâu thuẫn đó, cách mạng Việt Nam phải thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản :
+ Đánh đổ đế quốc, giành độc lập dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.
+ Đánh đổ địa chủ phong kiến, giành ruộng đất cho nông dân.
Hai mẫu thuận ấy vừa là nguồn gốc, vừa là động lực nảy sinh và thúc đẩy các phong trào yêu nước chống thực dân, phong kiến nước ta.
- Nguyên nhân có những mâu thuẫn đó : Do thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa, xã hội ta phân hóa ngày càng sâu sắc. Những giai cấp cũ như giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân vẫn còn, giờ xuất hiện thêm những giai cấp mới, những tầng lớp mới ( tiểu tư sản, tư sản, công nhân) - họ có hệ tư tưởng riêng, tiến hành cuộc đấu tranh cứu nước theo con đường riêng của mình. Đó chính là những điều kiện mới bên trong, rất thuận lợi cho cuộc vận động giải phóng dân tộc ở nước ta từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất mà xu hướng tất yếu đưa tới thuận lợi là con đường cách mạng vô sản.
Chọn đáp án A
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nền kinh tế của các nước tư bản Tây Âu bị thiệt hại nặng nề. Lúc này, để lôi kéo đồng minh Mĩ đã đề ra kế hoạch Mác - san cho các nước Tây Âu vay vốn phát triển kinh tế từ đó sẽ thao túng các nước này phục vụ cho những mưu đồ của Mĩ. Do đó, nền kinh tế các nước Tây Âu nhanh chóng phục hồi và các nước này cũng liên minh chặt chẽ với Mĩ trong các chính sách đối ngoại. Cho đến những năm 50, xu thế hòa bình ngày càng phổ biến trong các mối quan hệ quốc tế và phong trào đấu tranh của các nước thuộc địa lên cao thì các nước Tây Âu đã có những thay đổi trong quan hệ đối ngoại Một số liên minh chặt chẽ với Mĩ, một số cố gắng thoát khỏi Mĩ và bước đầu thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa. Từ đó đến nay, ở Tây Âu Anh là nước duy nhất luôn luôn ủng hộ Mĩ trong các hoạt động quân sự và can thiệp vũ trang.
D.Nhật Bản
Tại sao vậy?