Giàn trầu,cầu ao vắng bóng 

 

         Anh nhớ ngày đi,

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Đọc hiểu (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới: Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang... Có cô Tấm náu mình trong quả thị Có người em may túi đúng ba gang.   Quê hương tôi có ca dao, tục ngữ, Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi. Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ, Một dây trầu...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị

Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang...

Có cô Tấm náu mình trong quả thị

Có người em may túi đúng ba gang.

 

Quê hương tôi có ca dao, tục ngữ,

Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi.

Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ,

Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi.

         (Trích Bài thơ quê hương - Nguyễn Bính)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? (0,5 điểm)

Câu 2. Hãy chỉ ra những câu ca dao, tục ngữ hoặc truyện cổ được gợi nhớ trong đoạn trích trên. (1.5 điểm)

Câu 3. Xác định và nêu hiệu quả của một biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ.  (1 điểm)

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 – 15 dòng) nêu nhận xét của anh (chị) về tình cảm của tác giả đối với những di sản tinh thần của dân tộc. (2 điểm) 

33
16 tháng 5 2021

1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: biểu cảm.

2.- "Quê hương tôi có cây bầu, cây nhị

       Tiếng đàn kêu tính tịch tình tang..." (Truyện cổ tích "Thạch Sanh")

   -"Có cô Tấm náu mình trong quả thị" (Truyện cổ tích "Tấm Cám")

   -"Có người em may túi đúng ba gang."(Truyện cổ tích "Cây khế") 

   -"...Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi." (Truyện cổ tích "Sự tích trầu      cau")

3.Biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ là: điệp cấu trúc "Quê hương tôi         có..."

   Tác dụng:

   -Nghệ thuật: Làm cho lời thơ hài hòa cân đối,giàu giá trị gợi hình gợi            cảm cho đoạn thơ, gây hứng thú cho bạn đọc.

   -Nội dung:

    +Tác giả làm nổi bật lên giá trị của những câu chuyện cổ, những câu ca        dao tục ngữ,đồng thời khẳng định vai trò và ý nghĩa của văn học dân          gian nước nhà, ca ngợi truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: yêu công          lí,chuộng hòa bình chính nghĩa;tình nghĩa thủy chung; nghĩa tình.

    +Bên cạnh đó chúng ta cần tự hào và giữ gìn những truyền thống quý          báu đó,học tập để trau dồi kiến thức và nhân cách.

4.     Văn học dân gian đối vs mỗi nhà văn, nhà thơ... là nguồn mạch cảm xúc, là sản phẩm tinh hoa của dân tộc Việt được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ nghệ thuật, đc chọn lọc từ những từ ngữ trau chuốt, đc gọt dũa cẩn thận từ bao đời nay.Song ai cũng có thể tham gia được,ai cũng được sửa chữa để tác phẩm được hay hơn,đầy đủ, phong phú hơn.Văn học dân gian là kho tí thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc, có giá trị giáo dục sâu sắc đạo lí làm người,có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo bản sắc riêng cho nền văn hóa dân tộc.Đoạn thơ trên là vậy, nó mang đến cho tác giả tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng; đồng thời cũng là niềm tự hào trước những giá trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của cội nguồn.Bản thân mỗi chúng ta ai cũng tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa đó, và cần giữ gìn nó vì đó là biểu hiện của lòng yêu nước ở mỗi người.

 

17 tháng 5 2021

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.

Câu 2: Những câu ca dao, tục ngữ hoặc truyện cổ được gợi nhớ trong đoạn trích là: Thạch Sanh, Tấm Cám, Cây khế, Sự tích Trầu Cau, Tay bưng chén muối đĩa gừng – Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau…

Câu 3: Biện pháp điệp cấu trúc “Một … cũng…” Tác dụng: - Khẳng định giá trị nội dung của những câu truyện cổ, những câu ca dao tục ngữ. - Làm nổi bật vẻ đẹp truyền thống của dân tộc: thủy chung, nghĩa tình.

Câu 4: Đoạn thơ là tình cảm tự hào, yêu mến, trân trọng của nhà thơ về những tác phẩm văn học dân gian. Đó cũng là niềm tự hào trước những giá trị trị văn hóa tinh thần, trước những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Văn học dân gian là nguồn mạch, tinh hoa của văn hóa dân tộc, là tâm hồn Việt Nam được hun đúc bao đời. Tự hào, yêu mến những giá trị văn hóa, những truyền thống tốt đẹp đó cũng là tự hào về nguồn cội, là biểu hiện của lòng yêu nước trong mỗi con người.

 Dừng chân trong mưa bayLiếp nhà ai ánh lửaYên lặng đứng trước nhauEm em nhìn đi đâuEm sao em không nói Mưa rơi ướt mái đầuMỗi đứa một khăn góiNgày nào lần gặp nhauNgập ngừng không dám hỏiChuyến này chắc lại lâuChiều mờ gió hútNào đồng chí-bắt tayEmBóng nhỏĐường lầy( Nguyễn Đình Thi, Không nói, Tia nắng, (thơ), Nxb. Văn học 1983)1. nhân vật trữ tình của bài thơ là ai?2. chỉ ra...
Đọc tiếp

 

Dừng chân trong mưa bay

Liếp nhà ai ánh lửa

Yên lặng đứng trước nhau

Em em nhìn đi đâu

Em sao em không nói 

Mưa rơi ướt mái đầu

Mỗi đứa một khăn gói

Ngày nào lần gặp nhau

Ngập ngừng không dám hỏi

Chuyến này chắc lại lâu

Chiều mờ gió hút

Nào đồng chí-bắt tay

Em

Bóng nhỏ

Đường lầy

( Nguyễn Đình Thi, Không nói, Tia nắng, (thơ), Nxb. Văn học 1983)

1. nhân vật trữ tình của bài thơ là ai?

2. chỉ ra biểu hiện biện pháp tu từ điệp ngữ có trong bài thơ trên

3. từ bài thơ trên, hãy viết đoạn văn ngắn về giá trị của những lần ngập ngừng, bỡ ngỡ, những lần gặp mặt hiếm hoi của con người trong quãng thời gian kháng chiến

4. lựa chọn và phân tích chi tiết mà anh (chị) tâm đắc nhất ở bài thơ trên và lí giải sự tâm đắc đó.

 

1
11 tháng 11 2022

GGGGGGGGGGGGGGGGGGFFFFgggggggggggggggggggggggggggggggggggg

 

 

 

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạNghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ...
Đọc tiếp

mọi người hãy xem bài em có đúng k ạ

Nghị luận xã hội - Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

Tố Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu mà cao hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã tươi vui cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống cho cây cối, làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xy đem lại sự sống cho con người và muôn loài vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà chúng còn biết hiến dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời. Vậy, chúng ta là những con người “Chúa tể của trần gian, kiểu mẫu của muôn loài” (Sêch-xpia), là “Hoa của đất” (tục ngữ), là động vật duy nhất có trí tuệ và tâm hồn, chúng ta phải làm gì và sống ra sao đây để cùng muôn loài tô điểm cho quê hương, đất nước, cho “Trái đất này là ngôi nhà của chúng mình” ngày một tươi đẹp hơn.

Muốn sống cho xứng đáng tên gọi thiêng liêng cao quý của mình “Con người! Ôi hai tiếng ấy vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!” (Gor –ki), mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa là phải biết ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê hương đất nước. Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì phải có “cho”, phải cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời, để đời ngày một “đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”.
Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước thanh bình tươi đẹp như hôm nay… Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết bao thành quả của người đi trước để lại và người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”, đã “mắc nợ” người thân, nhân dân, đất nước nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và lòng tự trọng, lẽ nào chúng ta nhắm mắt ăn quỵt được sao? Không! Chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những gì mà chúng ta đã “vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với Đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Cách đây hơn nửa thiên niên kỷ, thi hào dân tộc Nguyễn Trãi, một người Việt Nam nhất trong những người Việt Nam nhất trong lịch sử quá khứ cũng từng đã viết “Ăn lộc phải đền ơn kẻ cấy cày”, đó sao?

Trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ở Việt Nam ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn Viết Xuân, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,…Họ sẵn sàng “cho” cả cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. “Và em nữa. Lưng đèo Mụ Gia, ai biết tên em? Chỉ biết cô gái nhỏ anh hùng. Sống chết từng đêm; Mà lòng thanh thản lạ: Đâu phải hy sinh, em vinh dự vô cùng”. (Tố Hữu – gửi TNXP).

Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy sinh, cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc:

“Ta lại hành quân như năm nào đánh Mĩ

Những sư đoàn không súng, lại xung phong

Ta lại thắng như những chàng dũng sĩ

Biến và hoang vu, thành cơm áo hoa hồng.”

(Tố Hữu).

Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hôi thấm đẫm tâm não để “nhận” lại những công trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc “cho” đi những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh; hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai.

Bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay” và “nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”. “cái chết trắng”, để tiêu vèo hết cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án, phỉ nhổ.

Như vậy, mấy câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay”-“trả”; “cho”-“nhận” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Hiểu được lẽ sống đó, mỗi chúng ta, ở từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy “cho” thật nhiều và gắng làm “Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ Thanh Hải đã viết:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

5
29 tháng 10 2016

Bài làm hay

1 tháng 11 2016

cam on

27 tháng 5 2020

1. Đề tài: người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945.

27 tháng 5 2020

3. 

Chí khí được thể hiện qua:

1. Thể hiện ở thời điểm Từ Hải ra đi lập nên sự nghiệp

- Nửa năm hương lửa đương nồng:

+ Cuộc sống hôn nhân mới hình thành, giai đoạn tình yêu, tình vợ chồng nồng nàn, thắm thiết nhất.

->Giai đoạn hạnh phúc nhất.

+ Nếu là người bình thường, trong sự hạnh phúc của cặp đôi “trai anh hùng, gái thuyền quyên” như thế này thì sẽ cảm thấy thỏa nguyện, bằng lòng.

+ Nhưng Từ Hải là người phi thường: “Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài”, hơn hẳn những người khác cả về trí tuệ và sức lực -> không bằng lòng với cuộc sống gia đình bình dị, hạnh phúc giản đơn.

->  Quyết tâm ra đi.

=> Từ Hải không phải là người một nhà, người một xóm, người một họ mà là người của trời đất bốn phương (Hoài Thanh)

2. Thể hiện ở hành động ra đi dứt khoát và mạnh mẽ

-  Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương:

+ Lòng bốn phương: chí lớn lập công danh sự nghiệp của kẻ làm trai trong xã hội phong kiến. 

+ động lòng: chí lớn vốn ấp ủ từ rất lâu, nó chỉ tạm thời trì hoãn khi chung hưởng hạnh phúc bên Thúy Kiều, và bây giờ, hôm nay là lúc chí lớn được đánh thức.

->Từ Hải gạt bỏ tình riêng để thực hiện chí lớn.

+ Thoắt: chí lớn thức dậy nhanh chóng, nhanh chóng quyết tâm thực hiện chí lớn. Từ trước khi gặp Thúy Kiều đã thực hiện chí lớn và giờ là lúc tiếp tục thực hiện sự nghiệp dang dở.

_ Diễn tả sự nhanh chóng trong việc thay đổi vị thế của Từ Hải từ là một con người của gia đình -> một anh hùng mang tráng chí bốn phương.

+ Trượng phu: sự trân trọng của tác giả Nguyễn Du đối với nhân vật Từ Hải.

=>Anh hùng hội tụ những phẩm chất phi thường, có thể thay đổi sơn hà, có thể mang lại xã hội mà nhân dân mong muốn.

- Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong

- Quyết lời dứt áo ra đi

->Sử dụng một loạt các từ ngữ:

+ Thẳng rong: đi liền một mạch

+ Quyết lời, dứt áo

->Hành động dứt khoát, mạnh mẽ, không chút lưu luyến, bịn rịn.

Ra đi trong tâm thế ung dung.

ð  Khí phách của bậc đại trượng phu.

Ghé vai gánh đỡ sơn hà

Sao cho tỏ mặt mới là trượng phu

->Trượng phu là người đàn ông tài giỏi, có chí lớn.

->Đó là tâm trạng bình thường của người bình thường

=> Nhưng Từ Hải là người anh hùng, bậc đại trượng phu, không muốn Thúy Kiều phải bịn rịn. Sự ra đi như thế để lại dư âm trong những câu thơ cách mạng sau này:

 Ví dụ: Người ra đi đầu không ngoảnh lại

            Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

3. Thể hiện qua lời đối thoại với Thúy Kiều

- Lời thoại của Thúy Kiều:

Theo thói thường, người bình thường sẽ ngăn cản nhưng là tâm phúc tương tri, là tri kỉ (hiểu chí hướng của Từ Hải) của Từ Hải, nàng không ngăn cản mà mong muốn làm trọn đạo tòng:

Nàng rằng phận gái chữ tòng

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.

->Trước quyết tâm ra đi của Từ Hải, nàng bày tỏ ước nguyện được đi theo để thực hiện trọn đạo tam tòng “Xuất giá tòng phu”.

-> Mong muốn được nâng khăn sửa túi cho chồng

-> Được chung vai gánh vác, được chia sẻ cùng chồng.

=> Những ước nguyện hoàn toàn chính đáng.

- Trách Thúy Kiều

Từ rằng: Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình

->Từ Hải đánh giá cao Thúy Kiều, là người có tài có sắc -> Trách Thúy Kiều chưa thoát khỏi thói thường của nữ nhi

-> Trách nhưng cũng là động viên Thúy Kiều hãy vượt lên những tình cảm ấy để xứng đáng là tâm phúc tương tri của Từ hải, xứng đáng là phu nhân của một bậc anh hùng, một bậc đại trượng phu

=> Đằng sau đó là sự tự tin của Từ Hải đặt mình lên trên thiên hạ nên cũng yêu cầu Thúy Kiều phải hơn đời, hơn người.

- Lời ước hẹn của Từ Hải:

Bao giờ mười vạn tinh binh

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường

Làm ra rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia

->Số từ số nhiều: mười vạn; động từ: dậy đất, rợp đường

-> Vẽ ra viễn cảnh rất huy hoàng: sau nhiều nhất là một năm (một năm xa cách là dài nhưng một năm để làm nên sự nghiệp hiển hách của người đàn ông lại là quá ngắn): trống rong cờ mở trở về “rước nàng nghi gia”, để sum họp vợ chồng trong vinh hiển.

=> Động viên Thúy Kiều.

=> Tự tin của Từ Hải, tự ý thức về tài năng xuất chúng của bản thân mình.

- An ủi Thúy Kiều:

Bằng nay bốn biển không nhà

Theo càng thêm bận biết là đi đâu

->Trong sự an ủi có sự lo lắng, giải thích để Thúy Kiều an lòng ở lại.

-> Trong câu thơ cũng thoáng chút cô đơn của Từ Hải. Tuy rằng tự tin nhưng cũng rất tự tin nhưng cũng rất lo lắng, bốn biển không nhà, trong tâm thế của một người anh hùng múa kích một mình trên sa mạc, hiểu việc mình cần phải làm, lập sự nghiệp lớn lao hiển hách để giúp đỡ nhân dân nhưng cũng thức tỉnh sớm, biết phải đối mặt với nhiều khó khăn.

4. Thể hiện ở hình ảnh không gian cao rộng

- Các hình ảnh:

+ bốn phương

+ Trời bể mênh mang

+ Bốn bể

+ Gió mây, dặm khơi

+ Cánh chim bằng

=>Không gian khoáng đạt, kì vĩ, lớn rộng đã nâng tầm vóc người anh hùng mang hùng tâm tráng chí Từ Hải luôn sánh ngang với tầm vóc vũ trụ.

+ Thể hiện chí lớn của người anh hùng: khao khát được vẫy vùng, tung hoành giữa trời đất cao rộng giống như lời giới thiệu của Nguyễn Du “Đội trời đạp đất ở đời”.

- Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi: tái hiện hình ảnh người anh hùng Từ Hải: chim bằng tượng trưng cho khát vọng của người anh hùng tạo nên sự nghiệp lớn.

->Chim bằng bay lên cùng gió mây chính là hình ảnh người anh hùng Từ Hải trong giây phút lên đường.

24 tháng 8 2019

Những đứa trẻ, Buổi học cuối cùng, Bài học đường đời đầu tiên, Mùa xuân nho nhỏ, Những ngôi sao xa xôi, Bến quê, Cây bút thần, Lòng yêu nước, Con Rồng cháu Tiên

1. BẠN THÂN LÀ ĐỨA ....đánh chết cũng không bao giờ chịu khen bạn 1 tiếng.Nhưng trong lòng nó thì...bạn rất tuyệt vờiBẠN THÂN LÀ MỘT ĐỨA....luôn dìm hàng sỉ nhục bạn bằng mọi cáchNhưng lại sẵn sàng bảo vệ bạn... khi bạn bị đứa khác sỉ nhục2. BẠN BÈ THÂN: +Là những đứa hay chửibậy cùng nhau.+Là những đứa hay đùavui cho đến khi ta tức xìkhói.+Là những đứa dù có bị tachửi...
Đọc tiếp

1. BẠN THÂN LÀ ĐỨA ..
..đánh chết cũng không bao giờ chịu khen bạn 1 tiếng.
Nhưng trong lòng nó thì...bạn rất tuyệt vời

BẠN THÂN LÀ MỘT ĐỨA..
..luôn dìm hàng sỉ nhục bạn bằng mọi cách
Nhưng lại sẵn sàng bảo vệ bạn... khi bạn bị đứa khác sỉ nhục

2. BẠN BÈ THÂN: 

+Là những đứa hay chửi
bậy cùng nhau.

+Là những đứa hay đùa
vui cho đến khi ta tức xì
khói.

+Là những đứa dù có bị ta
chửi nhưng vẫn... Chửi lại
mà không thương tiếc.

+Là cái bọn gặp nhìu dễ
gét mà vắng lại buồn

Và là nhữg đứa hiểu ta
nhất..

 

3. Nếu được chọn lại em sẽ chẳng yêu anh

Cứ để con tim yên vui với những tháng ngày tự do không phải đắn đo, suy nghĩ

Dẫu có cô đơn nhưng mỗi lần buồn em không phải một mình đem giấu kỹ

Cứ tìm đến lũ bạn thân là lại hạnh phúc trong những tiếng cười đùa.

 

4. Bạn thân là đứa cười toe toét mỗi khi tôi bị ngã và nói :.. ” chết đi” … nhưng quay lại kéo tôi đứng dậy .

5. Bạn thân là cái đứa mà ngay cả lúc mình xấu xa nhất,ăn hại nhất thì nó vẫn bên cạnh cặn nhằn chứ không bao giờ bỏ rơi bạn như cả thế giới đang làm với nó ở cái thời điểm đó 

 

6. Độc thân cũng ổn mà. Chẳng cần phải make up cầu kì. Không cần phải khóc lóc vật vã vì cãi nhau. Không cần tìm lũ bạn than phiền nức nở. Không cần phải để ý cảm nhận của đối phương. Không cần lo lắng bà dì đến sớm hay muộn. Không cần phiền não vì mình lại tăng cân. Không cần buồn bã vì gần đây nhan sắc mình đi xuống. Muốn đi đâu chơi thì cứ đi đến khi nào chán thì về, không lo bị gọi điện tra khảo. Không cần tốn tiền đăng kí 3G, đăng kí tin nhắn. Không cần hao tâm tổn sức suy nghĩ xem đối phương có làm gì có lỗi với mình không….

Tóm lại là độc thân thật tốt biết bao.!

 

7. Bạn tôi á? Toàn một lũ khùng khùng thôi, vậy nên chúng nó mới ở cạnh một đứa điên điên như tôi ấy. Chúng nó có thể cùng tôi nấu ra những món khó hiểu từ những nguyên liệu khó hiểu và ăn xong vẫn thấy khó hiểu. Chúng tôi gọi nhau bằng những cái tên kì quặc, đôi khi khiến chính chúng nó quên mất tên thật của nó là gì

 

8. Năm lớp 9 đó là một năm in dấu sâu trong tim tôi bới vì nó là năm tôi sẽ phải xa mái trường thân thương,xa cái lũ bạn bẩn bựa vui tính và quạn trọng hơn cả là tôi với nó đã kg còn học chung trường nữa rồi, không còn cùng nhau cắp sách đến trường như năm nào 

 

9. Nghe nói, lũ bạn thân là những đứa kiếp này bạn phải gặp để trả nợ cho những lỗi lầm từ kiếp trước của mình.

10. "Bạn bè bây giờ chơi rất thân với nhau vậy chứ, có thể rồi sau này đứa này sẽ có thêm những mối quan hệ mới, đứa kia sẽ có thêm những mối bận tâm riêng, dần dần sẽ chẳng còn biết, chẳng còn hiểu rõ gì về nhau nữa.

Nhưng miễn sao một buổi tối bất chợt, một đứa vẫn có thể tụ họp cả đám ra, ngồi quây quần bên một quán cũ, thản nhiên cười nói, vui vẻ chọc ghẹo, tựa như chưa từng cách xa bao giờ.

Chỉ có câu hỏi: “Dạo này sao rồi?”, là nhẹ nhàng đánh dấu thời gian. Thêm một chút bùi ngùi, xao xuyến khi nhắc về chuyện ngày đó.

 

11. Bạn bè bây giờ chơi rất thân với nhau vậy chứ, chưa chắc sau này sẽ mãi như vậy, sẽ được nhìn thấy nhau lớn lên, trưởng thành. Nhưng miễn sao có thể để lại trong nhau những năm tháng đầy lộng lẫy, đáng tự hào. Khi nghĩ về có thể vô thức mỉm cười, không ngờ mình cũng từng dữ dội như thế.

 

12. Trong nhóm bạn thân kiểu gì cũng có 1 con bị bệnh điên. Để rồi lây cho bạn thân để điên tập thể.

 

13. Bạn thân là đứa sẽ cười khi bạn ngã rồi nhẹ nhàng nâng đỡ bạn lên và rồi đẩy bạn ngã để cười tiếp

 

14. Bạn thân là đứa sẵn sàng cho bạn cả gói xôi khi bạn than đói, nhưng nó sẽ kiên quyết giữ lại miếng chả!

 

15. Khoa học đã chứng minh, bệnh thần kinh lây rất nhanh qua tình bạn.

 

16. Bạn thân, không cần bạn phải nhắc nhở, không cần cố gắng giữ liên lạc, dù không gặp nhau một thời gian dài, chỉ cần ngồi xuống là có thể cùng ăn với nhau, ngay cả một câu “Chào” cũng không cần, vén tay áo lên vừa ăn vừa nói: “Tao kể cho mày nghe…”. Như thể bao nhiêu năm về trước cũng chẳng qua chỉ là ngày hôm qua mà thôi…

17.  “Tao bị ngã xe…”, “Hô hô. Xe có sao không mày? Mặt đường có sao không mày?”

“Tao hết tiền rồi…”, “Thuê bao mày vừa nhắn tin hiện không liên lạc được nhé”

“Tao đói quá…”, “Tao cũng đói! Hô hô”

“Yêu mày nhất. Muahhhhh”, “Buồn nôn! Biến xa tao ra! Mày bớt thần kinh đê!”

“Tao buồn quá”. “Đang đâu? Ở yên đấy. Tao qua ngay!”

 

18. Đi với nó, bạn có thể không cần mang giấy tờ, không cần mang tiền, không cần mang túi, thậm chí không cần mang đầu óc.

 

19. Có thể tới nhà nó bất cứ lúc nào, không cần phải câu nệ, không cần chào hỏi, cứ trực tiếp ngã lên giường nó, nói thỏa thích, thoải mái như thể đang ở nhà mình.

lp 10 nha giúp với 

câu này có nghĩa là j

 

0
17 tháng 2 2016

Bài thơ rất hay em thấy trái tim mình đang rung lên những sợi dây cảm xúc dạt dào về biển đảo quê hương. Em nguyện hóa thân cho dáng hình xứ sở để làm nên đất nước muôn đời. Biển đảo quê hương là một phần máu thịt của anh em ta, ngực biển chưa bao giờ nguôi những nhịp đập phập phồng của những con sóng cả dựng đứng chấm trời, em xin một lòng khắc ghi tất cả những trang sử bi tráng hào hùng của dân tộc, giữ trong tim mình hình ảnh của những người lính biển không tiếc tuổi đôi mươi cống hiến cuộc đời tuổi trẻ nơi đảo xa để hoàn thành nhiệm vụ BẢO VỆ TỔ QUỐC. Trái tim em ở với đất liền những vẫn đang đợi chờ tiếng gọi của Tổ quốc quyết ra đi, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh

17 tháng 2 2016

 

53aa2399_1403659161.jpg

Phút giải lao của các chiến sĩ trực chiến trên đảo. Ảnh: A.Đ

(THO) - Bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đăng trên báo Thanh Niên ngày 28 tháng 5 năm 2011, sau sự kiện ngày 26 tháng 5 năm 2011, tầu hải giám Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp quang thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam trong vùng biển Việt Nam. Bài thơ đã được bạn đọc cả nước mến mộ và nhạc sĩ Phạm Minh Thuận đã phổ nhạc bài hát. Ngày 1-5-2014 vừa qua, Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương 981 lên vùng biển chủ quyền Việt Nam, gây nên làn sóng phản đối Trung Quốc trong và ngoài nước. Dịp này, bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của Nguyễn Việt Chiến lại được nhiều người nhắc đến.

Bài thơ có mười khổ, mỗi khổ bốn câu theo thể thơ tự do.  Mỗi câu thơ đọc lên,  ta cảm như có tiếng nấc uất nghẹn, đau xót tận tâm can khi những câu thơ dẫn dắt về khoảng thời gian dằng dặc mấy ngàn năm, máu người Việt tưới xanh cỏ nước Việt,  nhằm chống giặc ngoại xâm để giữ lấy hòa bình và độc lập dân tộc:“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển/ Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa/.../ Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc/ Các con nằm thao thức phía Trường Sơn/ Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả/ Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn”. Đọc khổ thơ mở đầu của bài,  ta bỗng nhớ đến câu ca của những người dân biển: “Đến mùa tu hú kêu thanh/ Cá chuồn đã mãn mà anh chưa về”. Tiếng tu hú hằng đêm khắc khoải kêu trên những ngôi mộ gió nhân dân vun lên từ cát ở đảo Lý Sơn, để ghi nhớ những linh hồn hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải mấy trăm năm trước, theo lệnh vua ban, vượt ngàn hải lý, lớp cha đi trước, con tiếp bước theo sau, bằng thuyền ván ra trấn giữ Hoàng Sa. Biết bao vọng phu đời này qua đời khác tiễn chồng đi giữ nước mà một đi không hẹn ngày về: “Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo/ Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn/ Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy/ Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân”. Câu thơ trên đẹp như một bức tranh với những vần thơ chỉ đọc một lần, những hình ảnh bi tráng đã khắc sâu vào tâm trí chúng ta:“  ... bóng giặc chập chờn”, “ Máu đã đổ...”, “ Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân”. Thi pháp của văn chương dù giỏi kỹ năng bao nhiêu trong cách dùng từ,  cũng không thể thoát ra khỏi hiện thực. Chính hiện thực là viên ngọc tỏa sáng hào quang cho ý hay, lời đẹp bay lên. Vì vậy, hình ảnh người lính hy sinh để bảo vệ biển đảo quê hương: “Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân” là một hình ảnh đẹp tráng lệ, không hề mang yếu tố bi lụy hay kém phần dũng khí... Cứ hãy để “hơi thở “ nóng hổi của thời cuộc cho dù  là những ngọn lửa đau đớn thổi vào văn chương, thì văn chương ấy mới thực sự “vị nhân sinh”, mới thực sự hay, đẹp vì sự thật. Với câu:“Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử/ Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng”, tác giả chủ định đưa vào nhiều sự kiện lịch sử và dùng những từ ngữ giàu hình ảnh, giàu gợi tưởng để muốn chúng ta nhớ lại cảnh hàng ngàn chiến thuyền của cánh quân thủy Ô Mã Nhi đã bị quân Đại Việt đánh chìm ở cửa sông Bạch Đằng, 30 vạn quân do Thoát Hoan cầm đầu tấn công nước Việt bằng đường bộ bị đánh tan tác nơi biên giới. Vì muốn cứu Vương Thông mà Liễu Thăng đem 10 vạn quân, 2 vạn ngựa tràn sang nước Việt để rồi  bị chặt đầu ở ải Chi Lăng... Là nước lớn, có lúc họ vỗ về chúng ta,  khi họ tàn sát chúng ta trong quá khứ, cũng có thời họ vừa bắt tay hữu hảo, nhưng rồi lại đem xe tăng và những binh đoàn rầm rập húc đổ mốc biên, tàn sát dân lành, giết bao chiến sĩ khi áo chiến sĩ chúng ta chưa kịp rũ bụi bom ở chiến trường miền Nam, đã vội vàng ra trấn nơi cửa Bắc...

Văn học nghệ thuật ngoài “vị nhân sinh”, những tác phẩm có giá trị còn mang tính dự báo về số phận con người, số phận cả đất nước: “Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa/ Đã mười lần giặc đến tự biển Đông”  và: “Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo/ Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn”. Sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam, dẫu đã kìm nén, nhưng sóng lòng 90 triệu dân nước Việt đã nổi giận:“Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể/ Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù/ Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ/ Thương Hòn Mê bão tố phía âm u”. Từ sự kiện Hoàng Sa, không ai biết trước hòn đảo nào của nước Việt Nam sẽ được bình yên trước tham vọng của nước lớn, kể cả đảo Lý Sơn con tú hú vẫn hằng đêm kêu khắc khoải, hay đảo Cồn Cỏ bây giờ con cua đá cũng chẳng thiết rong chơi, đảo Hòn Mê chẳng còn mơ màng nhìn vẻ đẹp Biện Sơn như ngày nào nữa... Tiếng sóng biển Đông đã dội vào ký ức, dội vào tiềm thức và dội vào bao trái tim con dân Việt cũng như những trái tim của tất cả mọi người yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Chúng ta nào có ao ước gì hơn Độc lập - Hòa bình - Tự do - Hạnh phúc. Chúng ta muốn bình yên để nỗ lực dựng xây đất nước, tiến kịp các nước anh em, đem lại ấm no và hạnh phúc cho nhân dân, không hề muốn bất kỳ một phát súng nào nổ ra trên đất nước Việt Nam nữa, dẫu lòng vẫn đau đáu một niềm: “ Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát/ Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời”.

Toàn bộ bài thơ kết lại là niềm thương đau đất nước hàng ngàn năm dày đặc vết thương với lòng yêu chuộng hòa bình, độc lập dân tộc và truyền thống yêu nước không bao giờ vơi cạn. Giờ đây tinh thần đó vẫn tràn đầy với khí phách hiên ngang, tinh thần lạc quan, tin tưởng ở sức mạnh chính nghĩa đời đời của dân tộc Việt Nam. Một  khi đã bị dồn ép, thì sức mạnh đoàn kết quật cường của dân tộc sẽ chiến thắng tất cả các thế lực mang dã tâm xâm lược. Câu kết trong bài thơ đã nói lên điều đó: “Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất/ Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”.

Cán bộ, chiến sĩ Đảo Mê anh hùng luôn cảnh giác sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. 

Chuyện ngu ngốc nhất bạn từng làm là gì ?1. Đối xử tốt với những người làm tổn thương mình, đối xử tệ với những người thật lòng yêu quý mình. 2. Lúc bé người lớn thường dặn rằng phải tránh xa ổ điện, bị điện giật sẽ chết. Một lần khi bố mẹ vắng nhà, em cắm ổ TV thì bị giật một phát, nhớ đến lời mọi người, liền lặng lẽ viết di chúc rồi ôm theo bình sữa lên...
Đọc tiếp

Chuyện ngu ngốc nhất bạn từng làm là gì ?

1. Đối xử tốt với những người làm tổn thương mình, đối xử tệ với những người thật lòng yêu quý mình.

 

2. Lúc bé người lớn thường dặn rằng phải tránh xa ổ điện, bị điện giật sẽ chết. Một lần khi bố mẹ vắng nhà, em cắm ổ TV thì bị giật một phát, nhớ đến lời mọi người, liền lặng lẽ viết di chúc rồi ôm theo bình sữa lên giường nằm chờ \"thời khắc định mệnh”.

 

3. Kể về bạn gái cũ cho bạn gái hiện tại nghe, kết quả biến bạn gái hiện tại thành bạn gái cũ luôn.

 

4. Ngày xưa viết bài khi bảo ghi bút danh, em liền ghi là “Bút chì 2B”.

 

5. Lúc nhỏ thấy đeo kính rất là \"ngầu\", lại nghe người ta nói chỉ có người cận thị mới \"được\" đeo kính thôi... Sau đó... em hối hận không thôi!

 

6. Từng có thời làm bài anh văn với đề tài \"Hãy dùng tiếng Anh để miêu tả về một tai nạn xe\", em đã viết thế này: One car come, one car go, two car “peng peng”, people die. ( Một chiếc xe đang chạy, một chiếc xe đang đến, hai chiếc xe tung nhau, người chết)

 

7. Hồi em còn bé xíu. vì không muốn em tranh xem TV với bố nên bố bảo rằng: \"Không được ấn bừa cái điều khiển TV, nếu không nó sẽ phát nổ”. Em tin ngay tắp lự, sau đó không hề dám động vào cái điều khiển bao giờ nữa. Có một lần nọ, em đang chơi đùa trên ghế sofa thì bất cẩn chạm trúng cái điều khiển, dọa em một phen hết cả hồn, bèn hốt hoảng mách bố \"Sắp phát nổ rồi, làm sao đây bố?\". Bố em bèn cầm lấy cái điều khiển, ấn bừa vài cái rồi nói: \"Đã giải trừ, hết nổ rồi”. Em ngây thơ còn tin là thật cơ.

 

8. Tin vào câu “Tin anh đi, sẽ không có thai đâu mà!”

 

9. Lúc bé trông thấy anh trai đang xem phim, tôi đã hồn nhiên hỏi rằng: \"Anh ơi, sao hai cô chú ấy không mặc quần áo vậy?\"

 

10. Đi đường tính bỏ rác vào thùng, một tay cầm bịch rác, một tay cầm túi tiền, đi đến thùng tác nhỡ tay quăng mất túi tiền vào đấy.

 

11. Sau khi chia tay, ngốc nghếch tin rằng trong lòng anh ấy vẫn còn tôi, ngốc nghếch tin rằng chúng tôi vẫn còn cơ hội quay trở lại. Thế nhưng hiện thực lại cho tôi một cái tát phũ phàng. Người con trai chia tay tôi 73 ngày bây giờ đã ở bên người khác rồi.

 

12. Cứ ngỡ rằng mình đối xử tốt với người ta, người ta sẽ chú ý đến mình.

 

13. Em tính ra ngoài dắt chó đi dạo, mới ra khỏi cửa đi được một đoạn liền trở về nhà. Vừa đúng lúc bố gặp em, liền hỏi em làm sao thế. Mọi người cũng đừng hỏi em nữa làm gì, em chỉ là quên dắt theo con chó thôi à!

 

14. Rõ ràng trong lòng yêu cô ấy nhiều như thế, nhưng ngoài miệng lại nói mình yêu người khác, đúng là tự mình “ngược” mình.

 

15. Ngốc nhất chính là cãi nhau mỗi ngày với mẹ thân yêu nhất của tôi. Đợi đến lúc hiểu ra được thì đã quá trễ rồi!

 

16. Thầm thích cậu ấy 3 năm trời. Sau đó khi tốt nghiệp được một năm, từ chỗ bạn bè của cậu ấy tôi mới biết được rằng khi ấy tôi là đứa con gái mà cậu ấy ghét nhất. Thế nên cảm thấy bản thân ngốc hết chỗ chê.

 

17. Từ ngày cả hai bắt đầu quen nhau, tôi bèn dùng ngày sinh nhật của cô ấy để làm mật mã thẻ ATM. Ngày cô ấy nói lời chia tay, tôi cứ tưởng rằng nói ra điều này sẽ khiến cô ấy cảm động mà ở lại, nào ngờ đâu tất cả tiền dành dụm đều theo cô ấy mà “một đi không trở lại”.

 

18. Gặp phải cái đề không biết làm, hỏi đứa học giỏi có biết làm hay không, lần nào nó cũng đều nói là không biết, thế nên tôi tưởng mình và nó giống nhau... Ngờ đâu điểm ra thì nó cao chót vót, còn tôi thì \"thấp lè tè\".

 

19. Từ chối người yêu mình, chọn một người mà tôi tưởng rằng họ yêu mình, để rồi bị lừa dối.

 

20. Kể chuyện về đứa bạn của em nhé! Nó muốn thử thách trí thông mình của mình, nên sửa mật mã khóa đăng nhập điện thoại thành một loại mật mã siêu khó. Lần đầu tiên đổi xong nó bèn đắc ý kể cho đứa cùng phòng nghe, rồi sau đó bị chính đứa \"trùm tinh tướng\" đó giải được. Nó cực kì không phục bèn đổi thành một cái phức tạp \"hại não\" hơn nữa. Kết quả cái đứa cùng phòng thông minh kia không giải được, khiến nó vô cùng đắc ý. Thế rồi, vài giây sau... nó cũng quên mất mật mã mà nó đặt luôn.

 

21. Lúc bé làm sai, tôi sợ quá bèn trốn vào tủ quần áo. Bố vào phòng tìm tôi, tìm một hồi liền hỏi mẹ rằng tôi trốn đâu rồi. Mẹ bảo chắc là trốn trong phòng thôi. Tôi sợ quá liền \"thanh minh\" ngay: \"Con có ở trong phòng đâu\". Kết quả của việc \"lạy ông tôi ở bụi này\" chính là màn phạt quỳ 15 phút nhớ đời.

 

22. Tôi thì thấy chuyện ngốc nghếch mà ai cũng từng phạm phải chính là, không biết trân trọng những thứ mình đang có và đã có mà chỉ biết mãi tham lam những thứ chưa có hoặc những thứ vốn không thuộc về mình mà 

\(n^2=25\)

n = ?

0
(…)“Tuổi thơ chân đất đầu trầnTừ trong lấm láp em thầm lớn lênBây giờ xinh đẹp là emEm ra thành phố dần quên một thời Về quê ăn Tết vừa rồiEm tôi áo chẽn, em tôi quần bòGặp tôi, em hỏi hững hờ“Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai?” Em đi để lại chuỗi cườiTrong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê.Trăng vàng đêm ấy bờ đêCó người ngồi gỡ lời thề cỏ may…”câu 1 : văn...
Đọc tiếp

(…)

“Tuổi thơ chân đất đầu trần

Từ trong lấm láp em thầm lớn lên

Bây giờ xinh đẹp là em

Em ra thành phố dần quên một thời

 

Về quê ăn Tết vừa rồi

Em tôi áo chẽn, em tôi quần bò

Gặp tôi, em hỏi hững hờ

“Anh chưa lấy vợ, còn chờ đợi ai?”

 

Em đi để lại chuỗi cười

Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê.

Trăng vàng đêm ấy bờ đê

Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may…”


câu 1 : văn bản được viết theo thể loại nào? xác định các phương thức biểu cảm trong văn bản

câu 2 : nhân vật em trong bài thơ có tuổi ther như thế nào

câu 3 : anh chị hiểu thế nào về câu thơ

"Em đi để lại chuỗi cười

Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lê."

câu 4 : viết đoạn văn khoảng 10 dòng trình bày suy nghĩ về tình cảm của nhân vật tôi giành cho cô gái trong bài thơ

 

1
14 tháng 3 2020

1. Văn bản viết theo thể thơ tự do.

Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả, tự sự.

(Trong trường hợp hỏi phương thức biểu đạt chính là biểu cảm)

2. Nhân vật em có tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo: chân đất đầu trần, từ trong lấm láp em thầm lớn lên.

3. Nhân vật trữ tình thể hiện sự hụt hẫng, đau đớn của mình: " Em đi" là lên thành phố, để lại trong tôi những ấn tượng về cô bé hồn nhiên, ngây thơ của tuổi nhỏ nhưng khi em về là sự đổi khác đến không nhận ra theo nhịp sống thị thành nên "trong tôi vỡ... một khoảng trời pha lê". Những ấn tượng về em trong trảo không còn nữa. Khoảng trời pha lê là khoảng trời ấu thơ tươi đẹp, lóng lánh đã vỡ nát.

4. Tình cảm yêu thương, trân trọng...

Giúp tôi please. Đọc đoạn thơ sau rồi Trả lời câu hỏi từ 1 đến 4. " Bao giờ cho tới mùa thu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm bao giờ cho tới tháng 5 mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao Ngân hà chảy ngược lên cao quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm... bờ ao đom đóm chập chờn trong leo lẻo những vui buồn xa xôi Mẹ ru cái lẽ ở đời sữa nuôi phần xác hát nuôi phần...
Đọc tiếp

Giúp tôi please.

Đọc đoạn thơ sau rồi Trả lời câu hỏi từ 1 đến 4.

" Bao giờ cho tới mùa thu

trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm

bao giờ cho tới tháng 5

mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao

Ngân hà chảy ngược lên cao

quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm...

bờ ao đom đóm chập chờn

trong leo lẻo những vui buồn xa xôi

Mẹ ru cái lẽ ở đời

sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn

bà ru mẹ...mẹ ru con

liệu mai sau các con còn chớ chăng?"

(Trích " Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" - Nguyễn Duy)

1. Chỉ ra Hai biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ "Bao giờ cho đến mùa thu/trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm/bao giờ cho đến tháng năm/mè ra trải chiếu ta năm đén sao" và phân tích hiệu quả tu từ của 2 biện pháp đó.

2. Trong câu thơ "trong leo lẻo những vui buồn xa xôi" thì cũng từ " trong leo lẻo" có giá trị biểu đạt như thế nào, hãy phân tích ngắn gọn.

3. Anh/chị nhận xét thế nào về quan niệm của Nguyễn Duy: "Mẹ ru cái lẽ ở đời/ Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn"?

4. Trong đoạn thơ, nhân vật trữ tình nghĩ về khoảng thời gian nào trong cuộc đời mình? Quãng thời gian đó hiện lên như thế nào?

3

1. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên là:
+ Biện pháp lặp cấu trúc ở hai dòng thơ :
"Bao giờ cho tới tháng năm"
"Bao giờ cho tới mùa thu"
=> Biện pháp này nhằm nhấn mạnh ý, tạo sự nhịp bhàng, cân đối cho bài thơ. Đồng thời nó cũng giúp diễn tả nỗi khao khát, nỗi nhớ da diết của tác giả qua các câu hỏi "bao giờ".
+ Biện pháp nhân hóa ở câu thơ :
"Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm"
=> Biện pháp này làm cho hình ảnh "trái hồng, trái bưởi" trở nên sống động, gần gũi với mọi người hơn. "Trái hồng, trái bưởi" như có sức sống giống như con người, "đánh đu" như những đứa trẻ đáng yêu, hiếu động, tinh nghịch.
2. Trong câu thơ:
"Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi"
Tác giả đã sử dụng cụm từ "trong leo lẻo". Đây là một cụm từ láy. Từ láy này giúp cho câu thơ có sắc thái riêng, có giá trị biểu đạt cao, có nhiều tầng nghĩa hơn: Biểu lộ tình cảm, khắc họa hình tượng, đường nét một cách rõ nét và phong phú hơn. Đó là nỗi nhớ da diết, những hoài niệm về những kí ức ngọt ngào xa xăm.
3. Quan niệm của Nguyễn Duy qua câu thơ:
"Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hat nuôi phần hồn"​

Lời ru của mẹ luôn chứa đựng những ý nghĩa sâu xa. Đó là những kinh nghiệm về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta, đưa chúng ta đến với những chân trời mới, chân trời đầy tình yêu thương. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của nngười mẹ.
4. Đoạn trích thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình: nỗi nhớ, niềm thương, tình yêu và lòng biết ơn sâu nặng của người con dành cho mẹ. Là nỗi nhớ về quãng thời gian trước đây tảo tần của mẹ, quãng thời gian ngọt ngào trước đây bên cạnh mẹ, với những nao nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị, về nhưngbx hoài niệm về quê hương yêu dấu.

23 tháng 7 2019

a) Hai biện pháp tu từ: lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ bao gi cho ti…), nhân hóa (trong câu trái hng trái bưởi đánh đu gia rm).

c) Lời ru của mẹ chứa đựng những điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm, bài học về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của mẹ.

d)Đoạn thơ thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời ấu thơ bên mẹ với những náo nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời, cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ và nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy.