Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Hình thức biến hóa của Tấm: đầu tiên Tấm biến thành chim Vàng anh, tiếp đó là cây xoan, khung cửi, quả thị.
2. + Cái chết của Tấm:
Tấm về giỗ cha, bị dì ghẻ âm mưu chặt cây ngã xuống ao mà chết với mục đích đưa Cám vào làm Hoàng hậu. Mâu thuẫn được đẩy lên cao trào khi nguy hại đến tính mạng của Tấm, mẹ con Cám quyết tranh giành quyền lực đến cùng.
+ Chim vàng anh:
Là con vật nhà vua quý mến nhưng bị Cám giết thịt. Họ quyết tâm không để lại mầm mống liên quan đến Tấm.
+ Cây xoan:
Là nơi vua yêu thích để hóng mát nhưng cũng bị chặt làm khung cửi.
+ Khung cửi:
Cất lên tiếng nói của Tấm về nỗi uất ức nhưng cũng bị Cám đem đốt ra tro.
4. - Ý nghĩa của quá trình biến hóa:
+ Thể hiện sức sống, sự trỗi dậy mãnh liệt của Tấm cũng như của cái thiện trước cái ác.
+ Đó là sức mạnh, sự trường tồn vĩnh cửu của cái thiện trước cái ác.
5. - Xét về góc độ đạo đức: Hành động của Tấm có phần trái với bản chất hiền lành, lương thiện. Tuy nhiên, đây là hành động trả thù xứng đáng cho những con người độc ác, vô nhân trong xã hội.
- Xét về vấn đề thể loại: Hành động trả thù của Tấm đã thể hiện đúng yêu cầu thể loại về truyện cổ tích.
1)-Chim vàng anh tiếng hót trong trẻo, thánh thót đem lại niềm vui. C
-Tấm hóa thành cây xoan đào.
-Tấm hóa thành cây thị.
2)mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám phát triển ở mức cao hơn, vượt ra khỏi phạm vi gia đình. Đó là mâu thuẫn mang tính quan hệ xã hội, Mẹ con Cám từ sự ghét bỏ Tấm đã chuyển sang hành động loại bỏ, muốn tiêu diệt Tấm tới cùng.
3) Độc ác,mất nhân tính
4)
- Chim vàng anh tiếng hót trong trẻo, thánh thót đem lại niềm vui. Chim quấn quýt bên nhà vua, được vua sủng ái yêu chiều như với người.
- Tấm hóa thành cây xoan đào. Cây xoan đào cành lá xanh tươi xòe bóng che mát cho nhà vua, lòng cây màu hồng như tấm lòng son mãi không phai qua bao thăng trầm của Tấm.
- Tấm hóa thành cây thị. Cây thị mộc mạc dân dã và thân thiết với người nông dân nơi thôn quê. Quả thị nhỏ nhắn luôn tỏa ngát hương thơm khiến ai cũng thích, cũng quí.
⇒ Tấm đều hóa thân trong những hình ảnh rất đẹp. Mỗi lần mỗi khác nhưng tất cả những hình ảnh đó đều có một sự thống nhất chung. Hiển hiện của một linh hồn lương thiện, trong sáng, thủy chung, một linh hồn không cam chịu khuất phục khi ý thức được nỗi oan ức của mình.
- Tác giả đã tố cáo những âm mưu, những hành động tội ác của giặc Minh:
- “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn”, “Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”. Giặc Minh đã quá ác độc khi giết hại dân lành, không trừ con nhỏ. Nguyễn Trãi đã dùng từ “nướng”, “vùi” để thể hiện những tội ác ghê rợn của quân giặc.
- “Nặng thuế khóa sạch không đầm núi”, “người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng”, “Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc”. Bọn giặc Minh đã bắt nhân dân ta phải lao động khổ cực, làm tay sai, làm nô lệ cho bọn chúng.
- Chúng tàn phá cả thiên nhiên, vơ vét hết tất cả những gì có trong thiên nhiên: vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng. Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt. Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ.
- Chúng gây nên cảnh chia li, tan nát cho gia đình: vợ mất chồng, con mất cha
- Bắt nhân dân phải làm việc cật lực, xây nhà, đắp đất cho chúng khiến dân ta không thể nào phục dịch kịp.
Trong những tội ác trên, tội ác dã man nhất là: “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn”, “vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”.
- Đặc sắc trong nghệ thuật của đoạn cáo trạng:
- Nguyễn Trãi đã dùng những hình ảnh giàu tính biểu cảm: dân đen, con đỏ, ngọn lửa hung tàn…,
- Giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với dòng cảm xúc: khi căm ghét, sôi sục với tội ác của giặc Minh, khi xót xa thương cảm cho số phận oan ức của dân lành.
Tác giả vạch trần tội ác giặc Minh:
- Âm mưu: luận điệu phù Trần diệt Hồ bịp bợm của giặc Minh
- Tội ác:
+ Tội ác diệt chủng, tàn sát người vô tội
+ Đẩy nhân dân ta tới cái chết, chúng vơ vét của cải, hủy hoại đất nước ta
- Âm mưu xâm lược nước ta thật thâm độc, tàn ác, giết hại người dân man rợ
b, Nghệ thuật
- Vận dụng, kết hợp chi tiết hình ảnh cụ thể, khái quát, lối liệt kê liên tiếp
- Dùng những câu văn giàu cảm xúc, hình tượng
- Giọng văn, nhịp điệu thay đổi linh hoạt
- Lời văn uất hận trào sôi, kết hợp với niềm thương cảm tha thiết, khi nghẹn ngào, khi tấm tức
Xung đột truyện: quan hệ dì ghẻ - con chồng, giữa những người chị em cùng cha khác mẹ.
Từ đoạn truyện về chiếc yếm đỏ đến đoạn truyện Tấm đi xem hội: mâu thuẫn vật chất và tinh thần trong cuộc sống.
- Những mâu thuẫn trong gia đình:
+ Tấm bị mẹ con Cám bắt làm việc vất vả
+ Tấm bị lừa trút hết giỏ tép.
+ Mẹ con Cám ăn thịt cá bống
+ Mẹ con Cám đi hội, bắt Tấm ở nhà nhặt thóc trộn với gạo.
- Những mâu thuẫn xã hội (đẳng cấp):
+ Cái chết và sự hóa thân của Tấm (chim vàng anh, hai cây xoan đào,khung cửi, cây, quả thị)
- Diễn biến truyện cho ta hình dung sự phát triển của hai tuyến nhân vật:
+ Tuyến nhân vật phản diện- mẹ con Cám: càng ngày càng tàn nhẫn, độc ác.
+ Tuyến nhân vật Tấm: hành động và phản ứng yếu ớt, trở nên quyết liệt và chủ động hơn.
Bài học đầu tiên dễ dàng rút ra thông qua những xung đột trong truyện, cuộc đời của Tấm là: Cái thiện luôn thắng cái ác và sự hóa thân của Tấm chính là sự thể hiện cho sức sống, sự trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của cái ác.
- Chủ tướng Lê Lợi căm tức, phẫn uất, đau lòng:
“Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối”
- Hành động: dấy quân khởi nghĩa