Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã góp phần tạo ra nhiều giai cấp mới trong xã hội Việt Nam. Trước đó, xã hội Việt Nam chủ yếu là xã hội nông nghiệp tự cung tự cấp, không có nhiều sự phân hoá giai cấp. Tuy nhiên, khi các thực dân Pháp đến và bắt đầu khai thác tài nguyên và lao động của Việt Nam, họ đã tạo ra một hệ thống kinh tế mới, đồng thời cũng tạo ra nhiều giai cấp mới trong xã hội.
Những giai cấp mới này bao gồm các tầng lớp quản lý thuộc địa, các tầng lớp giới quý tộc, các tầng lớp trung lưu và các tầng lớp công nhân. Những tầng lớp này đã có những quan điểm, lợi ích và nhu cầu khác nhau trong cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp. Điều này đã tạo ra những khuynh hướng cứu nước mới trong xã hội Việt Nam.
Cụ thể, các tầng lớp quản lý thuộc địa và giới quý tộc có xu hướng ủng hộ chính sách của thực dân Pháp, trong khi các tầng lớp trung lưu và công nhân có xu hướng phản đối và tham gia vào các hoạt động kháng chiến. Điều này đã tạo ra một sự phân hoá trong xã hội Việt Nam và đồng thời cũng tạo ra những khuynh hướng cứu nước mới, bao gồm các phong trào cách mạng và các phong trào dân tộc.
Tóm lại, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã góp phần tạo ra nhiều giai cấp mới trong xã hội Việt Nam, tạo ra sự phân hoá và đồng thời cũng tạo ra những khuynh hướng cứu nước mới trong xã hội Việt Nam.
Đô thị phát triển, sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới: giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản và tiểu tư sản trí thức. |
Đáp án: B
Giải thích: Mục…2….Trang…139...SGK Lịch sử 11 cơ bản
* Những chuyển biến về cơ cấu kinh tế:
- Nông nghiệp: xuất hiện các đồn điền trồng lúa, cao su nông nghiệp quy mô lớn.
- Xuất hiện một số cơ sở công nghiệp: công nghiệp khai mỏ, công nghiệp phục vụ đời sống.
- Giao thông vận tải: hình thành các tuyến đường sắt, đường bộ, cầu cảng lớn.
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu được du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với phương thức bóc lột phong kiến.
* Những chuyển biến xã hội:
- Tính chất: chuyển từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
- Cơ cấu xã hội:
+ Các giai cấp cũ: địa chủ phong kiến, nông dân bị phân hoá.
+ Xuất hiện các tầng lớp, giai cấp mới: công nhân, tầng lớp tư sản, tiểu tư sản thành thị, tạo điều kiện cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.
- Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt
Thái độ, vị trí của từng giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt nam đầu thế kỉ XX với cuộc vận động giải phóng dân tộc.
- Giai cấp địa chủ phong kiến: đại địa chủ dựa vào thực dân Pháp, giàu lên nhanh chóng, có quyền lợi gắn chặt với đế quốc, là chỗ dựa của đế quốc và dựa vào đế quốc để ra sức bóc lột nhân dân, địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép, ít nhiều có tinh thần chống Pháp.
- Giai cấp nông dân: cuộc sống cơ cực bởi nhiều thuê khóa, địa tô, lao dịch, bị tước đoạt ruộng đất. Là lực lượng cách mạng to lớn nhưng do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn nên họ chưa phát huy đầy đủ sức mạnh của mình.
- Giai cấp công nhân: họ là nông dân bị mất ruộng đất, buộc phải đi làm thuê, bán sức lao động trong các đồn điền. Số lượng công nhân không ngừng tăng nhanh. Do bị thực dân, phong kiến bóc lột tàn bạo nên có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại giới chủ để cải thiện điều kiện làm việc và cuộc sống. Công nhân là lực lượng nòng cốt lãnh đạo cách mạng.
- Giai cấp tư sản: họ là những người làm đại lí, thầu khoán, chủ xưởng, chủ hiệu buôn, sĩ phu tiến bộ, lập hiệu kinh doanh, trở thành giai cấp tư sản. Tư sản hoạt động công thương, kêu gọi mở cửa hiệu buôn hoặc lập các xưởng nhưng bị thực dân Pháp khống chế, chèn ép, số lượng nhỏ bé, thế lực yếu ớt.
- Giai cấp tiểu tư sản: họ là tiểu thương, tiểu chủ, viên chức cấp thấp, nhà báo, nhà giáo, học sinh, sinh viên... số lượng ngày càng đông, có tinh thần dân tộc nên hào hứng tham gia cuộc vận động cứu nước.
* Bối cảnh lịch sử nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới đầu thế kỉ XX:
- Bối cảnh trong nước:
+ Sau khi phong trào Cần vương thất bại, con đường cứu nước dưới ngọn cờ phong kiến không còn phù hợp nữa, yêu cầu đặt ra là phải tìm một con đường cứu nước mới.
+ Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt nam. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, cơ cấu kinh tế Việt Nam có nhiều biến đổi. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào nước ta, bên cạnh nền sản xuất phong kiến lạc hậu. Sự biến đổi này là cơ sở kinh tế bên trong cho sự tiếp thu khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản từ bên ngoài dội vào.
+ Cơ cấu xã hội Việt Nam cũng có sự thay đổi với sự xuất hiện của các giai cấp, tầng lớp mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản. Các sĩ phu Nho học Việt Nam thời kì này cũng có sự chuyển biến về tư tưởng chính trị, tư duy kinh tế… Tất cả sự biến đổi này là cơ sở xã hội bên trong cho sự tiếp thu khuynh hướng cứu nước mới.
- Tác động từ bên ngoài:
+ Từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, tình hình chính trị thế giới, mà trước hết là từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc đã tác động đến Việt Nam.
+ Phong trào cải cách chính trị - văn hóa ở Trung Quốc, gắn liền với nhân vật Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, tư tưởng của Cách mạng Pháp với những tác phẩm của Ru-xô, Monong-te-xki-ơ, Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc… đã tác động đến tư tưởng của các sĩ phu Việt Nam.
+ Đặc biệt, Nhật Bản sau 30 năm tiến hành Duy tân Minh Trị đã trở thành một cường quốc, đánh bại cả nước Nga (1905). Các sĩ phu Việt Nam nhận thấy muốn đất nước phát triển thì phải Duy tân theo Nhật Bản.
* Những đặc điểm mới của phong trào đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX:
- Về mục tiêu: Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX nhằm chống thực dân Pháp giành độc lập, thiết lập trở lại chế độ phong kiến, còn phong trào đầu thế kỉ XX cũng nhằm chống thực dân Pháp, nhưng gắn với cải biến xã hội theo hướng tư bản chủ nghĩa.
- Về tư tưởng: Phong trào cuối thế kỉ XIX theo hệ tư tưởng phong kiến, còn phong trào đầu thế kỉ XX có khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Lãnh đạo: Phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu, văn thân có tư tưởng trung quân ái quốc, còn lãnh đạo phong trào đầu thế kỉ XX là những sĩ phu thức thời có tư tưởng tiến bộ.
- Lực lượng tham gia: Phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu có tư tưởng trung quân ái quốc và nông dân, còn phong trào đầu thế kỉ XX gồm những sĩ phu tiến bộ, nông dân, công nhân, tư sản, tiểu tư sản…
- Về hình thức đấu tranh: Phong trào cuối thế kỉ XIX chỉ tiến hành khởi nghĩa vũ trang, phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú theo hai xu hướng bạo động và cải cách; kết hợp nhiều biện pháp như: tuyên truyền vận động đoàn kết, chuẩn bị thực lực, tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài, vận động cải cách, mở mang và nâng cao dân trí, dân quyền, xúc tiến chuẩn bị võ trang bạo động.
- Quy mô: Phong trào cuối thế kỉ XIX diễn ra trên một địa bàn có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ đấu tranh vũ trang. Phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra trên địa bàn rộng lớn, ở cả trong và ngoài nước, với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân.