Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
4/ Nguyễn Nhạc lại giảng hòa với quân Trịnh mà không giảng hòa với quân Nguyễn vì: Do quân Trịnh lúc bấy giờ vẫn còn mạnh, trong khi đó quân Nguyễn đang suy yếu sau một thời gian giao chiến với quân Tây Sơn.
mình trả lời câu 7 nha: đối nội:chèn ép ndân
đối ngoại: thuần phục nhà Thanh;học luât nhà Thanh( trong khi nhà Thanh đã thối nát; gần như sụp đổ)
khước từ mọi quan hệ với phương Tây
=> chính sách đối ngoại: mù quáng,đóng kín và bảo thủ
Nguyễn Nhạc hoà hoãn với quân Trịnh vì lúc này quân Trịnh còn rất mạnh, còn nhà Nguyễn thì do vừa mới đánh với quân Trịnh nên đã suy yếu. Nếu quân ta đánh quân Nguyễn thì sẽ lợi thế hơn nên Nguyễn Huệ quyết định hoà hoãn với quân Trịnh để tập trung đánh Nguyễn.
Câu 1 :
- Nghệ An là nơi đất rộng, dân cư đông đúc, có thể cung cấp nhân lực, lương thực cho nghĩa quân, là địa bàn thuận lợi để hoạt động.
- Nhân dân Nghệ An cũng như nhân dân khu vực Thanh Hóa và các châu phía nam đều có truyền thống đấu tranh bất khuất, trung thành với đất nước.
- Giải phóng Nghệ An, tạo bàn đạp để nghĩa quân giải phóng các khu vực phía nam như Tân Bình, Thuận Hóa.
- Quân Minh ở phía Bắc sẽ gặp nhiều khó khăn về thời gian và điều kiện để ứng cứu cho quân Minh ở các khu vực này.
- Giải phóng Nghệ An và toàn bộ các khu vực phía nam, nghĩa quân sẽ tránh thế bị đánh cả hai đầu.
Câu 2 :
Những làng thủ công nổi tiếng thời xưa và nay như:
+ Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội); Làng gốm Thổ Hà (Bắc Giang);
+ Làng dệt La Khê (Hà Nội); Làng dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc (Hà Đông), Lụa tơ tằm ở Hội An (Quảng Nam),
+ Làng rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An), Hiền Lương, Phú Bài (Thừa Thiên Huế),
+ Hàng Thêu ở Thừa Thiên Huế,...
+ Các làng làm mía ở Quảng Nam,...
Câu 3 :
- Nửa đầu thế kỷ 18, kinh tế đàng trong vẫn có điều kiện phát triển vì những cuộc di dân khai hoang vẫn đang tiếp tục và nhà nước có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp nên những vùng đất màu mỡ ở phía nam vẫn tiếp tục được mở rộng. bên cạnh đó, chúa nguyễn cũng có những chính sách đối ngoại tốt với các thương thuyền của bên ngoài nên buôn bán, thông thương phát triển mạnh hơn so với bắc hà bảo thủ.
Câu 4 :
- Hậu quả của cuộc chiến tranh Nam Triều-Bắc Triều:
Khiến nhân dân ta phải sống hơn 50 năm trong chiến tranhHàng vạn người bị bắt đi phu, đi lính khiến gia đình li tán.Mùa màng bị tàn phá, nhân dân đói khổ. Năm 1572, ở Nghệ An "đồng ruộng bỏ hoang, dịch tễ phát sinh, người chết đến quá nửa.
- Hậu quả chiến tranh Trịnh - Nguyễn:
Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho nhân dân ta. Đó là đất nước bị chia cắt thành 2 miền kéo dài trong nhiều năm, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất nước.
=> Tính chất : là một cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến - cuộc chiến phi nghĩa
Tham khảo:
Câu 1:
| Nhà nước thời Lý - Trần | Nhà nước thời Lê sơ |
Thành phần quan lại | Chủ yếu: quý tộc, vương hầu | Các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. |
Tổ chức bộ máy chính quyền | - Nhà nước tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền (vua nắm mọi quyền hành) nhưng chưa hoàn chỉnh bằng thời Lê sơ. - Là nhà nước quân chủ quý tộc. | - Vua là người trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chỉ huy quân đội. - Hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn, tính tập quyền cao hơn. - Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, mang tính quan liêu. |
Câu 2:
| Thời Lý (1009 - 1225) | Thời Trần (1226 - 1400) | Thời Lê sơ (1428 - 1527) |
Các tác phẩm văn học | Nam Quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt) | Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải) , Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) | - Văn học chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,… - Văn học chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,… |
Các tác phẩm sử học | Đại Việt sử kí toàn thư. | Bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển (Lê Văn Hưu).
| - Có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí (10 quyển), Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển), Lam Sơn thực lục,Việt giám thông khảo tổng luận, Hoàng triều quan chế,… |
Tham khảo:
Lúc bấy giờ, khi nhắc tới triều đại nhà Lê, nhân dân vẫn còn những ảnh hưởng về sự hưng thịnh, phát triển mạnh mẽ của nước ta
⇒ Khi Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc Hà để tiêu diệt nhà Trịnh với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh" thì mọi người sẽ cùng thâm gia để mong muốn xây dựng lại đất nước hòa bình, thống nhất, hưng thịnh như trước đây
Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu vào tháng 3 năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền.[1][2]. Sau đó vào tháng 4 năm 1407, nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và tên Đại Ngu không được dùng làm quốc hiệu từ thời điểm đó.[1] Sau khi nhà Hậu Lê chiến tranh giành lại độc lập, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt[1][2].
Chữ “Ngu” (虞) trong quốc hiệu “Đại Ngu” (大虞) của nhà Hồ có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình", không phải chữ "Ngu" (愚) mang nghĩa là "ngu ngốc". “Đại Ngu” có thể hiểu là ước vọng về một sự bình yên rộng lớn trên khắp cõi giang sơn
Trên đường trở về Nam, Nguyễn Huệ cho Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Nghệ An giúp trấn thủ Nguyễn Văn Duệ. Sau khi Tây Sơn rút, tình hình Bắc Hà lại rối loạn. Lê Chiêu Thống không dẹp nổi những cuộc nổi loạn của con cháu họ Trịnh, phải mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp.
Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê đánh tan các tàn dư họ Trịnh. Nhưng Chỉnh lại lộng quyền, muốn xây dựng lực lượng riêng và ra mặt chống Tây Sơn.
Mưu đồ này được bộc lộ trong một câu thơ của Chỉnh :
Đường trời mở rộng thênh thênh,
Ta đây cũng một triều đình kém ai.
Nguyễn Huệ liền sai Vũ Văn Nhậm tiến quân ra Bắc trị tội Chỉnh. Diệt được Chỉnh, đến lượt Nhậm lại kiêu căng, có mưu đồ riêng. Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long diệt Nhậm. Bấy giờ, bè lũ Lê Chiêu Thông đã trốn sang Kinh Bắc. Nguyễn Huệ được các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thiếp... hết lòng giúp sức trong việc xây dựng chính quyền ở Bắc Hà.
Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, Tây Sơn đã ba lần tiến quân ra Bắc. Các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh lần lượt bị Tây Sơn lật đổ. Như vậy, Tây Sơn đã tiêu diệt quân Nguyễn ở Đàng Trong và lật đổ chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài.