Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lời giải:
Ở nhiệt độ thấp (2oC xuống 0oC ) thì các phân tử nước tự do bị đông thành nước đá, nước có 1 đặc tính rất đặc biệt là nở ra khi gặp lạnh, do đó các cạnh sắc nhọn của nước đá đã phá vỡ tế bào và gây hư hỏng hầu hết các bào quan của tế bào → tế bào bị hư hỏng, làm cho trái cây, rau nhìn như bị dập.
Đáp án cần chọn là: D
Vì khi ở ngăn đá,H2O trong chất nguyên sinh của tế bào đong cứng, khoảng cách của các phân tử xa nhau=> không thực hiện dc các quá trình trao đổi chất => thể tích tế bào tăng lên => cấu trúc tế bào bị phá vỡ => tế bào bị chết .
Khi muối chua, thực phẩm không bị các vi sinh vật khác phân hủy và có thể bảo quản được lâu hơn vì:
- Khi muối chua, thời gian đầu nhờ tỉ lệ muối 5 – 6 % trong dung dịch muối chua giúp ức chế các vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm nhưng vẫn đảm bảo cho các vi khuẩn lên men lactic hoạt động tốt.
- Thời gian sau, khi các vi khuẩn lên men lactic hoạt động mạnh, sinh ra nhiều acid lactic, tạo môi trường có độ pH thấp nên ức chế được các vi sinh vật gây hư hỏng khác.
Rau củ ngâm muối, quả ngâm đường có thể bảo quản trong thời gian dài vì: Dung dịch ngâm là môi trường ưu trường do chứa nồng độ chất tan (muối, đường) cao nên khi vi khuẩn xâm nhập thì tế bào vi khuẩn sẽ bị mất nước khiến cho vi khuẩn không thể nhân lên và gây hại đến chất lượng rau, củ, quả ngâm được.
Câu a:
Cấu trúc hóa học
Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ chỉ chứa 3 loại nguyên tố là cacbon, hiđrô, ôxi và được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Một số các đơn phân thường gặp là glucôzơ, fructôzơ và galactôzơ.
Chức năng
Cacbohiđrat có các chức năng chính sau :
- Là nguồn năng lượng dự trữ của tế bào và cơ thể. Ví dụ, đường lactôzơ là đường sữa, glicôgen là nguồn dự trữ năng lượng ngắn hạn. Tinh bột là nguồn năng lượng dự trữ trong cây.
- Cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể. Xenlulôzơ cấu tạo nên thành tế bào thực vật, kitin cấu tạo nên thành tế bào nấm và bộ xương ngoài của nhiều loài côn trùng, giáp xác...
- Cacbohiđrat liên kết với prôtêin tạo nên các phân tử glicôprôtêin là những bộ phận cấu tạo nên các thành phần khác nhau của tế bào.
1. Người không tiêu hóa được Xenlulozơ vì trong hệ tiêu hóa của người không có enzim xenlulaza(dùng để thủy phân xenlulozơ) như ở các động vật ăn cỏ khác như trâu bò. Nhưng không vì vậy mà Xenlulozơ vô tác dụng, Xenlulozơ hay thường gọi là chất Xơ có vai trò rất quan trọng trong tiêu hóa. Nó giúp nhào trộn thức ăn trong dạ giày, giúp cho thức ăn ngấm đều dịch vị. Đồng thời Xenlulozơ cũng là THỨC ĂN của những vi sinh vật có lợi trong hệ tiêu hóa của chúng ta (chúng có khả năng tạo ra enzim xenlulaza để thủy phân Xenlulozơ). Vậy nên bạn cần ăn rau, bổ sung chất sơ để đảm bảo sự cân bằng của hệ vi sinh vật trong hệ tiêu hóa của bạn.
Ngoài ra bạn cần ăn nhiều rau xanh để cung cấp cho cơ thể những Vitamin cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh và cân bằng.
3.
Bởi vì như bạn biết rằng nước là chất rất đặc biệt, ở thể rắn, nước có thể tích lớn hơn ở thể lỏng. Mà trong rau quả, nước chiếm phần lớn, do đó khi để rau quả trong ngăn đá, nước trong rau quả trở thành dạng rắn --> tăng thể tích --> phá vỡ các cấu trúc của tế bào (dẫn đến phá vỡ tế bào). --> sau khi lấy ra khỏi ngăn đá, rau quả trở nên giập nát.
1)
Trong cơ thể người không có enzyme xenllulolase nên không thể phân giải được xenllulozơ(tuy nhiên một số động vật có loại ênzyme này như con mối ăn gỗ,trâu bò...).tuy nhiên con người nên ăn nhiều rau xanh: nhóm rau xanh như rau cải, rau muống, rau xà lách, rau cần...; nhóm rễ củ như cà rốt, củ cải, su hào, củ đậu...; nhóm cho quả như cà chua, cà bát, cà pháo, dưa chuột...; nhóm hành gồm các loại hành, tỏi,.v.v...vì (trong rau xanh có một lượng protid và lipid không đáng kể) chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính kiềm, các vitamin, các chất
pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong rau tươi còn có loại đường tan trong nước...đây là những chất vô cùng quan trọng cho sự sinh trưởng,phảttiênn và sinh sản của con người. 2) Đơn giản là do các yếu tố tự nhiên và yêu tố di truyền +Yếu tố tự nhiên là do: Ánh sáng nước ko khí, đất đai màu mỡ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây +Yếu tố di truyền là do: Con lai mang đặc tính của bố mẹ khác nhau 3)Không để rau quả trên ngăn đá của tủ lạnh vì:
-không còn quá trình hô hấp làm rau quả hỏng.
-không có quá trình oxy hóa các chất hữu cơ nên rau quả sẽ bị khô.
-làm giảm cường độ hô hấp của đối tượng bảo quản.
-nhiệt độ 2oC xuống 0oC sẽ làm nước trong rau quả đông thành đá, phá vỡ hết các tế bào của rau quả 4)Gió mang Oxy đến cho con người và lấy đi nhiệt lượng mà con người thải ra. Trong quá trình vận động để duy trì thân nhiệt cơ thể đã tỏa ra nhiệt lượng rất lớn mà quạt tạo gió đã lấy mất đi làm ta cảm thấy lạnh
- Dùng chế phẩm thực khuẩn phun lên rau quả để bảo vệ rau quả lâu dài hơn là bởi vì thực khuẩn thể có thể xâm nhập tiêu diệt vi khuẩn gây hại, do đó làm chậm quá trình bị thâm hay hư hỏng của rau quả.
- Tùy vào trường hợp, nếu sử dụng chế phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng thì không ảnh hưởng đến chất lượng hoa quả cũng như người tiêu dùng. Nhưng nếu lạm dụng để thu được lợi nhuận cao thì sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng cho người sử dụng.
Lời giải:
Trong tế bào luôn tồn tại rất nhiều những phân tử nước tự do. Bình thường, những phân tử nước tự do có vai trò rất quan trọng đối với tế bào như là dung môi hòa tan, nguyên liệu cho các phản ứng quá trình, cân bằng nhiệt cũng như đảm bảo độ nhớt của hệ thống keo trong chất nguyên sinh...
Ở nhiệt độ dưới 00C thì các phân tử nước tự do bị đông thành nước đá, nước có 1 đặc tính rất đặc biệt là nở ra khi gặp lạnh, do đó các cạnh sắc nhọn của nước đá đã phá vỡ tế bào và gây hư hỏng hầu hết các bào quan của tế bào → tế bào bị hư hỏng, làm cho trái cây, rau nhìn như bị dập.
Đáp án cần chọn là: A
Khi để rau củ quả trong ngăn đá, H2O ở trạng thái đóng băng, toàn bộ các liên kết hidro giữa các phân tử nước đều là mạnh nhất ( các liên kết bị kéo căng) \(\rightarrow\) phân tử H2O phân bố trong cấu trúc mạng lưới chuẩn làm cho thể tích nước đá trong tế bào tăng lên \(\rightarrow\)phá vở tế bào \(\rightarrow\)rau củ quả bị hỏng.