Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cấu tạo trong của tuỷ sống
Cắt ngang tủy sống, quan sát thấy có 3 phần: màng tuỷ sống bao bọc phía ngoài; phần chất xám và phần chất trắng; ở giữa có một lỗ nhỏ là ống tủy sống.
+ Màng tuỷ sống. Tuỷ sống được bao bọc trong 3 lớp màng: lớp màng cứng ở bên ngoài. Áp sát màng cứng là lớp màng nhện, mỏng đàn hồi. Màng cứng và màng nhện có chức năng bảo vệ. Bên trong cùng là lớp màng mạch (còn gọi là màng não - tuỷ) mềm, dính chặt vào tuỷ sống, có nhiệm vụ nuôi dưỡng mô tuỷ sống.
+ Chất xám. Nằm trong phần chất trắng, hình chữ H. Ở chính giữa có 1 ống rỗng (ống tủy sống) chứa dịch não tủy. Chất xám do thân và các tua ngắn của các tế bào thần kinh tủy sống tạo nên.
Chất xám mỗi bên chia thành sừng trước, sừng sau (ở đoạn ngực có thêm sừng bên). Sừng trước rộng, do thân các nơron vận động, kích thước lớn tạo nên. Sừng sau hẹp, do các nơron cảm giác, kích thước nhỏ tạo nên. Sừng bên do thân các nơron dinh dưỡng tạo thành.
Ngoài ra, tia chất xám còn ăn sâu vào phần chất trắng giữa sừng bên và sừng sau tạo thành lưới tủy.
Một số nơron thần kinh trong chất xám tụ tập lại thành nhân (còn gọi là nhân chất xám) và một số nơron nhỏ nằm rải rác tạo nên các nơron liên hợp làm nhiệm vụ liên lạc giữa nơron cảm giác và nơron vận động thuộc cùng một đốt tủy.
+ Chất trắng. Nằm bao quanh các chất xám, do các sợi trục của nơron tủy tạo nên, tạo thành các đường đi lên và đi xuống. Đường đi lên (đường hướng tâm) do các sợi trục của các nơron cảm giác tạo nên. Đường đi xuống (đường li tâm) do các sợi trục của nơron vận động tạo nên. Ngoài ra còn có các sợi trục của các nơron liên hợp tạo thành bó chất trắng nối các trung khu với nhau. Tất cả các sợi trục tạo thành chất trắng của tủy sống đều có bao miêlin bao bọc không liên tục.
Phần chất trắng ở mỗi bên tủy sống tạo thành 3 cột: trước, sau, bên. Mỗi cột có nhiều bó, trong đó có bó hướng tâm, li tâm, bó liên hợp.
Các bó hướng tâm: gồm bó tủy sau giữa (bó Burdach); bó tủy sau bên ( bó Goll); bó tủy - tiểu não sau (bó tiểu não thẳng); bó tủy - tiểu não trước (bó tiểu não bắt chéo) và bó tủy - thị (bó cung)
Các bó li tâm: gồm bó tháp thẳng, bó tháp chéo và các bó ngoại tháp (gồm bó đỏ - tủy; bó thị - tủy, bó tiền đình - tủy)
Các bó dẫn truyền riêng trong tuỷ là bó lưng, bó bên và bó bụng.
Chức năng tuỷ sống
Tuỷ sống tham gia và thực hiện 3 chức năng chủ yếu là: chức năng phản xạ, chức năng dẫn truyền và chức năng dinh dưỡng.
+ Chức năng phản xạ. Chức năng phản xạ của tuỷ sống do phần chất xám trong tuỷ sống đảm nhận. Đó là các loại phản xạ tự nhiên, được xem là những phản xạ bản năng để bảo vệ cơ thể. Có 3 loại nơ ron đảm nhận chức năng phản xạ là nơron cảm giác, nằm ở rễ sau, dẫn xung cảm giác vào chất xám. Nơron liên lạc dẫn xung thần kinh ra sừng trước. Nơ ron vận động, nằm ở rễ trước, dẫn truyền xung vận động đến cơ vân và các cơ quan thừa hành.
Tuỷ sống điều tiết mọi hoạt động như các hoạt động niệu - sinh dục, nhịp hô hấp, hoạt động tim mạch. Tuỷ sống là trung tâm cấp thấp của vận động cơ toàn thân. Tuỷ sống tham gia và thực hiện các phản xạ vận động phức tạp, đồng thời là nơi giao tiếp của các phản xạ vận động.
Các phản xạ tuỷ điển hình như:
- Phản xạ da. Xuất hiện khi kích thích lên da. Trung tâm của phản xạ da nằm ở đoạn tuỷ ngực 11, 12
- Phản xạ gân. Xuất hiện khi kích thích lên gân (ví dụ gõ lên gân bánh chè lúc ngồi trên ghế). Trung tâm của phản xạ này nằm ở đoạn tuỷ thắt lưng 2- 4
- Phản xạ trương lực cơ. Giúp cơ luôn ở trạng thái trương lực. Nếu cắt đứt dây thần kinh vận động đùi thì cơ đùi sẽ mất trương lực, cơ sẽ mềm nhũn.
+ Chức năng dẫn truyền. Chức năng dẫn truyền của tuỷ sống do phần chất trắng đảm nhận. Chất trắng của tuỷ sống là những đường dẫn truyền xung thần kinh từ thụ quan lên não và từ não qua tuỷ sống đến các cơ quan đáp ứng. Ngoài ra trong chất trắng của tuỷ sống còn có các đường dẫn truuyền ngắn nối các đốt tuỷ sống với nhau.
+ Chức năng dinh dưỡng. Chức năng dinh dưỡng được thực hiện bởi các nơron dinh dưỡng trong tuỷ sống chi phối và chịu sự điều khiển của một đoạn tuỷ (Ví dụ, phản xạ bàng quang, phản xạ hậu môn, phản xạ vận mạch, phản xạ tiết mồ hôi).
Như vậy, tuỷ sống là trung khu thần kinh cấp thấp dưới vỏ, điều khiển các phản xạ không điều kiện.
- Dây thần kinh tủy là dây pha vì dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ trước và rễ sau.
+ Rễ sau dẫn xung thần kinh cảm giác.
+ Rễ trước dẫn xung thần kinh vận động.
1.- Rễ cọc : gồm rễ cái và các rễ con
- Rễ chùm : gồm những rễ con mọc ra từ gốc thân
2.- Dây thần kinh tủy là dây pha vì dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ trước và rễ sau.
+ Rễ sau dẫn xung thần kinh cảm giác.
+ Rễ trước dẫn xung thần kinh vận động.
1.Tuyến ngoại tiết: là tuyến có ống dẫn, Các ống này dẫn chất tiết của tuyến đến các cơ quan gây tác dụng, mà không ngấm vào máu.
VD : tuyến lệ , tuyến nước bọt
2 . Tuyến nội tiết: là tuyến Tuyến pha là tuyến tụy hoạt động vừa như 1 tuyến nội tiết (tiết hoocmon: insulin, glucagon trong điều hòa đường huyết) vừa hoạt động như 1 tuyến ngoại tiết (tiết ra một số muối, liên quan tới sự tiêu hóa)không có ống dẫn. Chất tiết của tuyến (hoocmon) ngấm trức tiếp vào máu rồi đến các cơ quan gây tác dụng
Ví dụ : Tuyến yên , tuyến giáp
Vì tuyến sinh dục hoạt động vừa như 1 tuyến nội tiết (tiết hormone insulin, glucagon… trong điều hòa đường huyết) vừa hoạt động như 1 tuyến ngoại tiết (tiết ra một số muối, liên quan tới sự tiêu hóa)
Tuyến tụy là tuyến pha vì:
+ Chức năng ngoại tiết: Tiết dịch tụy giúp tiêu hóa thức ăn.
+ Chức năng nội tiết: Tiết ra 2 loại hoocmôn là insulin và glucagôn giúp điều hòa lượng đường huyết.
* Vai trò của hoocmon:
- Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
- Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường
* Nói tuyến tụy là tuyến pha vì:
Tuyến tụy là tuyến pha vì nó có chức 2 chức năng chính sau:
- Chức năng ngoại tiết : tiết enzim trypsinogen, chymotrysinogenlipase tụy và amylase đổ trực tiếp vào đoạn D2 của tá tràng.
- Chức năng nội tiết: tiết hoocmon glucagon và insullin đổ trực tiếp vào máu.
Vì tuyến tụy hoạt động vừa như 1 tuyến nội tiết (tiết hoocmon: insulin, glucagon trong điều hòa đường huyết) vừa hoạt động như 1 tuyến ngoại tiết (tiết ra một số muối, liên quan tới sự tiêu hóa)
Chúc bạn học tốt!
Bạn tham khảo nhé:
Nói dây thần tủy là dây pha, vì:
- Dây thần kinh tủy gồm một rễ trước và một rễ sau
+ Rễ trước gồm các sợi thần kinh vận động đi ra từ tủy sống tới
các cơ quan
+ Rễ sau gồm các sợi thần kinh cảm giác nối các cơ quan với tủy
sống.
- Hai rễ chập lại tại lỗ gian đốt tạo thành dây thần kinh tủy
Dây thần kinh tủy là dây pha.
Vì vừa dẫn truyền xung TK cảm giác, vừa dẫn truyền xung TK vận động(theo 2 chiều).
Tham khảo : Sở dĩ nói dây thần kinh tủy là dây pha vì trong dây thần kinh này có bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động để liên hệ với tủy sống qua rễ trước về rễ sau. Trong đó, rễ sau có tác dụng dẫn xung thần kinh cảm giác còn rễ trước sẽ giúp dẫn xung thần kinh vận động.