Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngay sát nhà em là nhà bác Hoà . Bác Hoà là hàng xóm thân thiết nhất của gia đình em.Năm nay, bác bốn mươi tuổi.Bác là giáo viên trường trung học cơ sở Cát Linh. Có lần đi xa về, bác cho em quyển truyện. Tuy món quà nhỏ nhưng đó là quyển truyện hay nhất mà em từng đọc.Bác có dáng người cân đối, da ngăm đen,khuôn mặt đôn hậu.Bác rất yêu quý trẻ em trong xóm.Thỉnh thoảng, bác kể chuyện cho chúng em nghe.Có lần, sang nhà bác chơi chẳng may em làm vỡ lọ hoa.Em xin lỗi bác nhưng bác không trách em mà căn dặn : “ Lần sau cháu phải cẩn thận hơn nhé ! . Bác quả là người nhân hậu. Em coi bác như người thân trong gia đình.
Bài làm.
Ông bà em đã già, sức khỏe không được như trước nữa nên bố mẹ em quyết định chuyển sang ở hẳn cùng với ông bà để tiện chăm sóc. Trong khoảng thời gian đó, em đã được làm gặp và làm quen cô Liên – một giáo viên mầm non đồng thời cũng là người hàng xóm thân với gia đình em.
Cô có dáng người mảnh mai và dong dỏng cao. Khuôn mặt cô thon tròn, trắng với đôi gò má ửng hồng. Đôi mắt cô to và hiền dịu, đeo cặp kính cận đen và dày cộm. Mái tóc của cô dài ngang lưng, đen óng ả. Cô thường chải và sau đó búi gọn gàng. Thường ngày cô hay mặc áo có cổ cùng quần Âu để đi dạy học. Khi ở nhà, cô mặc áo phông cùng quần sooc. Những hôm trời hè oi ả, cô mặc váy hoa xòe nhìn rất đáng yêu.
Cô thường hay sang nhà em chơi. Mỗi lần như thế, cô thường mang những món quà nho nhỏ cho em: lúc thì là một cái cặp tóc nơ hồng, lúc thì gói bim bim, có khi lại là một cuốn truyện tranh thiếu nhi. Cô rất tốt bụng và chu đáo. Ông bà em kể rằng, có những hôm trái gió trở trời, ông bà đau nhức mình mẩy không thể tự mình lo việc bếp núc nhà cửa, mà bố mẹ em đi công tác xa không thể tới thì cô hay qua phụ giúp. Cô quét dọn nhà cửa và nấu cơm rồi ở lại ngồi ăn cùng ông bà. Vào những ngày nghỉ hay sau giờ làm, cô hay qua xem tình hình sức khỏe của ông bà nữa. Bố mẹ em biết vậy cũng yêu quý cô lắm. Gia đình em ai ai cũng coi cô là một thành viên trong nhà.
Sang tháng cô đi lấy chồng và sẽ không còn ở lại đây nữa. Tuy rất buồn và sẽ rất nhớ cô, nhưng em luôn mong cô sẽ hạnh phúc và thành công trong công việc.
Cô Mai là người hàng xóm mà em quý mến. Cô là giáo viên dạy ở một trường tiểu học. Dáng cô nhỏ nhắn, cao ráo. Hàng ngày, cô đến trường bằng trên chiếc xe máy nhỏ. Cô dạy lớp 5A và được bầu làm tổ trưởng đấy. Cô Mai quý em lắm! Đi xa đâu, cô đều mua quà cho em. Nhiều hôm, cô giúp mẹ em đi chợ! Tối nào, cô cũng làm bao nhiêu việc gia đình mãi đến tận khuya cô mới nghỉ. Mỗi lần có bài toán khó, em sang hỏi cô. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Em rất thích cô vì cô hiền và chu đáo.
Xung quanh chúng ta bên cạnh người thân trong gia đình thì vẫn luôn tồn tại những người hàng xóm tốt bụng. Bác Hoàng, hàng xóm bên cạnh nhà em chính là một người như vậy.
Bác Hoàng là một người đàn ông hòa đồng, vui vẻ, thân thiện và tốt bụng. Hiện tại bác đang là một bác sĩ mở phòng khám tư tại nhà. Năm nay bác đã tròn năm mươi tuổi, bác sống một mình cùng bác gái còn con cái của bác thì đi làm ở xa, lâu ngày mới về. Chính vì thế lúc nào bác cũng cưng chiều em, yêu quý em, coi em như người thân trong gia đình vậy. Mái tóc bác dày và đen, trên mái tóc điểm những sợi tóc bạc trắng như cước do dấu hiệu của tuổi tác. Dáng người bác cao, hơi gầy với một làn da ngăm màu bánh mật. Khuôn mặt bác vuông chữ điền, hiền từ và phúc hậu. Bác có đôi mắt nhỏ, đen láy, nơi khóe mắt đã xuất hiện những nếp nhăn xô lại với nhau. Đặc biệt, bác thường hay đeo kính, mỗi khi đeo thêm chiếc kính vào, trông bác càng thêm trí thức. Bác Hoàng có đôi bàn tay to, nổi lên những chấm đồi mồi và những vết chai sạm của một đời lao động cần cù,vất vả. Bác hoàng rất hay cười, khuôn mặt bác lúc nào cũng tươi vui khiến mọi người xung quanh ai cũng yêu quý bác. Trong ấn tượng của em, bác Hoàng lúc nào cũng là một người vô cùng lịch sự và đứng đắn. Bác thường mặc áo sơ mi và quần âu thắng thớm khi đi ra ngoài, còn khi ở trong phòng khám, bác lại khoác trên mình bộ áo blouse trắng đặc trưng của người bác sĩ.
Bao nhiêu năm qua, bác đã giúp cứu sống, chữa trị cho biết bao người, thỉnh thoảng, có một vài người là bệnh nhân cũ của bác thường mang quà đến cảm ơn. Bác đã không quản nắng mưa vất vả, chăm lo cho những người xung quanh. Bác cũng giúp đỡ gia đình em rất nhiều. Mỗi khi nhà em có việc gì quan trọng, bác đều tham gia lo toan, đóng góp công sức của mình. Có gì ngon bác cũng đều mang biếu nhà em để cùng chia sẻ, đặc biệt là hay cho em những gói bánh, gói kẹo, mong em hay ăn chóng lớn. Em rất yêu quý bác Hoàng và biết ơn bác.
Bác Hoàng đôi khi giống như một người ông, người cha, người bạn của em vậy. Trong công việc, bác là một người nghiêm túc, hết mình, tận lực tận tâm, còn trong cuộc sống hàng ngày, bác lại là một người hòa đồng, gần gũi với mọi người xung quanh. Dù có đi đâu xa, em cũng sẽ không bao giờ quên người hàng xóm tốt bụng của em.
học tốt nhen!!!
Mạng:
Phía bên kia khu vườn nhà tôi là nhà bà Hợi. Bà là "Bà mẹ Việt Nam anh hùng". Bà có năm người con: bốn trai, một gái. Hai anh con trai và ông cụ đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Hai người còn còn lại của cụ đều đã có gia đình và đều ở trên tỉnh. Mấy lần anh con trai về rước bà lên ở chung, nhưng bà không đi. Bà nói ở dưới quê quen rồi, bà không đi đâu cả. Năm nay, bà đã ngoài sáu mươi rồi nhưng vẫn còn khỏe mạnh, hoạt bát. Trong xóm, ai cũng quý mến, kính trọng bà. Bà thường hay sang nhà chơi với nội tôi. Hai bà rất quý nhau. Lần nào gặp tôi, bà cũng ôm tôi vào lòng, vuốt mái tóc dài quá vai của tôi mà nói: "Tối nay, sang ngủ với bà cho vui. Bà sẽ kể chuyện cổ tích cho cháu nghe và cả chuyện đánh Mĩ nữa. Cháu thích chuyện gì, bà kể chuyện đó!" Bà rất thương tôi. Có quà gì ngon mà chú Hòa, cô Hạnh gửi biếu bà, bà đều dành phần cho nội tôi và tôi. Trong xóm tôi, hễ có chuyện khúc mắc gì giữa xóm giềng với nhau, người ta thường nhờ bà đến hòa giải. Nội tôi thường nói: "Ở xóm này, bà Hợi là trung tâm của sự đoàn kết, là chất kết dính mọi người lại với nhau trong tình làng nghĩa xóm". Bà Hợi của tôi là thế đó. Không chỉ riêng tôi, kính trọng quý mến mà xóm làng ai cũng nể trọng bà.
Vãi cả cái đề , bố mk vs mẹ mk đã sinh ra mk , kg có ông hàng xóm ở đây .
Ô, chị có, nhưng mà trên máy đã cũ ko dùng đc nữa nên là mất hết rồi, lớp 3 chị cũng thi đúng 2 bài đấy lun
Bạn tham khảo nhé! :
Nhà chị Phượng chỉ cách nhà em một con hẻm nhỏ. Hàng ngày, em thường sang chơi với chị và được chị cưng chiều lắm. Mồ côi mẹ từ tấm bé, chị thiếu đi tình thương bao la của một người mẹ. Bố chị ở vậy, nuôi chị cho đến bây giờ. Năm nay, chị học lớp 12 trường chuyên của tỉnh. Cả xóm em, ai cũng khen chị, quý chị. Bởi chị vừa đẹp người vừa đẹp cả nết. Đặc biệt ở chị có một điểm mà em rất quý mến, kính phục. Đó là tình thương của chị đối với người già. Bà cụ Tứ ở cách nhà em một khoảnh vườn. Bà sống đơn độc một thân một mình trong căn nhà nhỏ, không con cái, cháu chắt. Nghe đâu trước đây cụ cũng có gia đình, nhưng chiến tranh đã cướp mất ông lão và anh con trai duy nhất của bà. Từ đó cho đến giờ, bà vẫn sống thui thủi một mình. Cảm thông với số phận đơn chiếc của bà cụ, chị Phượng không ngày nào không đến thăm. Mỗi lần đến với bà cụ, chị thường rủ em cùng đi. Chị giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, cơm cháo cho bà mỗi khi bà bệnh. Không ruột già máu mủ, không họ hàng thân thích, vậy mà chị Phượng chăm bà, thương yêu bà như bà nội, bà ngoại của mình. Điều đó thật đáng quý. Còn với em, chị coi em như đứa em ruột. Có cái gì ngon, cái gì đẹp, chị cũng chia phần cho em, và còn hướng dẫn thêm cho em học nữa. Bố mẹ em rất quý chị, coi chị như con gái của mình.
Chị Hạnh là hàng xóm của em. Năm nay, chị hai mươi tuổi. Hiện tại, chị là một sinh viên. Chị học rất giỏi, lại ngoan ngoãn. Mọi người trong xóm rất quý mến chị. Em thường sang nhà chị chơi. Những lúc đó, em còn được chị dạy đánh đàn. Chị Hạnh cũng rất khéo tay. Những món ăn do chị nấu rất ngon. Chị cũng có rất nhiều sách truyện hay. Em hay sang nhà mượn chị sách về đọc. Em rất quý mến chị Hạnh. okkkkk ^_^
Phía bên kia khu vườn nhà tôi là nhà bà Hợi. Bà là "Bà mẹ Việt Nam anh hùng". Bà có năm người con: bốn trai, một gái. Hai anh con trai và ông cụ đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Hai người còn còn lại của cụ đều đã có gia đình và đều ở trên tỉnh. Mấy lần anh con trai về rước bà lên ở chung, nhưng bà không đi. Bà nói ở dưới quê quen rồi, bà không đi đâu cả. Năm nay, bà đã ngoài sáu mươi rồi nhưng vẫn còn khỏe mạnh, hoạt bát. Trong xóm, ai cũng quý mến, kính trọng bà. Bà thường hay sang nhà chơi với nội tôi. Hai bà rất quý nhau. Lần nào gặp tôi, bà cũng ôm tôi vào lòng, vuốt mái tóc dài quá vai của tôi mà nói: "Tối nay, sang ngủ với bà cho vui. Bà sẽ kể chuyện cổ tích cho cháu nghe và cả chuyện đánh Mĩ nữa. Cháu thích chuyện gì, bà kể chuyện đó!" Bà rất thương tôi. Có quà gì ngon mà chú Hòa, cô Hạnh gửi biếu bà, bà đều dành phần cho nội tôi và tôi. Trong xóm tôi, hễ có chuyện khúc mắc gì giữa xóm giềng với nhau, người ta thường nhờ bà đến hòa giải. Nội tôi thường nói: "Ở xóm này, bà Hợi là trung tâm của sự đoàn kết, là chất kết dính mọi người lại với nhau trong tình làng nghĩa xóm". Bà Hợi của tôi là thế đó. Không chỉ riêng tôi, kính trọng quý mến mà xóm làng ai cũng nể trọng bà.
Nhà chị Phượng chỉ cách nhà em một con hẻm nhỏ. Hàng ngày, em thường sang chơi với chị và được chị cưng chiều lắm. Mồ côi mẹ từ tấm bé, chị thiếu đi tình thương bao la của một người mẹ. Bố chị ở vậy, nuôi chị cho đến bây giờ. Năm nay, chị học lớp 12 trường chuyên của tỉnh. Cả xóm em, ai cũng khen chị, quý chị. Bởi chị vừa đẹp người vừa đẹp cả nết. Đặc biệt ở chị có một điểm mà em rất quý mến, kính phục. Đó là tình thương của chị đối với người già. Bà cụ Tứ ở cách nhà em một khoảnh vườn. Bà sống đơn độc một thân một mình trong căn nhà nhỏ, không con cái, cháu chắt. Nghe đâu trước đây cụ cũng có gia đình, nhưng chiến tranh đã cướp mất ông lão và anh con trai duy nhất của bà. Từ đó cho đến giờ, bà vẫn sống thui thủi một mình. Cảm thông với số phận đơn chiếc của bà cụ, chị Phượng không ngày nào không đến thăm. Mỗi lần đến với bà cụ, chị thường rủ em cùng đi. Chị giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, cơm cháo cho bà mỗi khi bà bệnh. Không ruột rà máu mủ, không họ hàng thân thích, vậy mà chị Phượng chăm bà, thương yêu bà như bà nội, bà ngoại của mình. Điều đó thật đáng quý. Còn với em, chị coi em như đứa em ruột. Có cái gì ngon, cái gì đẹp, chị cũng chia phần cho em, và còn hướng dẫn thêm cho em học nữa. Bố mẹ em rất quý chị, coi chị như con gái của mình.
Đoạn văn ngắn về một người hàng xóm mà em quý mến
Ở cách nhà tôi hai căn hộ là nhà bác Khánh. Bác là bạn của ba tôi, cùng công tác với nhau trên tỉnh. Nhà tôi và nhà bác thân nhau lắm. Ba tôi coi bác như người anh ruột của mình. Còn bác thì lại coi ba tôi như người em trai của bác. Tết nhất cúng giỗ hai nhà đều có nhau. Ba tôi thường nói: “Bác Khánh là một người rất tốt, ai cũng quý trọng bác ấy, thương bác ngần ấy tuổi đời rồi mà không có được một mụn con. Nhiều lần ngồi uống cà phê với bác ấy, thấy bác ấy cứ thẫn thờ nhìn những đôi vợ chồng vui vẻ dẫn những đứa con đi dạo chơi mà thương bác đến vô cùng”. Bác coi hai chị em tôi như những đứa con của bác vậy. Đi đâu xa về, bao giờ bác cũng có quà cho chị em tôi. Lúc thì hộp bánh sô cô la, lúc thì con búp bê tóc văng, mắt xanh, lúc thì con gấu nhồi bông mập ú… Bác thường gọi hai chị em tôi bằng một tên gọi thật dễ thương: “Con gái!”. Mỗi lần như thế, tôi thường chạy đến bên bác. Bác ôm tôi vào lòng, rồi đặt lên trán tôi, má tôi những cái hôn ấm áp. Tôi có cảm giác giống hệt như ba tôi thường ôm tôi vào lòng vậy. Cả hai chị em tôi là tôi nhớ như nhớ ba của mình. Nhớ đến da diết.
Ở cách nhà tôi hai căn hộ là nhà bác Khánh. Bác là bạn của ba tôi, cùng công tác với nhau trên tỉnh. Nhà tôi và nhà bác thân nhau lắm. Ba tôi coi bác như người anh ruột của mình. Còn bác thì lại coi ba tôi như người em trai của bác. Tết nhất cúng giỗ hai nhà đều có nhau. Ba tôi thường nói: “Bác Khánh là một người rất tốt, ai cũng quý trọng bác ấy, thương bác ngần ấy tuổi đời rồi mà không có được một mụn con. Nhiều lần ngồi uống cà phê với bác ấy, thấy bác ấy cứ thẫn thờ nhìn những đôi vợ chồng vui vẻ dẫn những đứa con đi dạo chơi mà thương bác đến vô cùng”. Bác coi hai chị em tôi như những đứa con của bác vậy. Đi đâu xa về, bao giờ bác cũng có quà cho chị em tôi. Lúc thì hộp bánh sô cô la, lúc thì con búp bê tóc văng, mắt xanh, lúc thì con gấu nhồi bông mập ú… Bác thường gọi hai chị em tôi bằng một tên gọi thật dễ thương: “Con gái!”. Mỗi lần như thế, tôi thường chạy đến bên bác. Bác ôm tôi vào lòng, rồi đặt lên trán tôi, má tôi những cái hôn ấm áp. Tôi có cảm giác giống hệt như ba tôi thường ôm tôi vào lòng vậy. Cả hai chị em tôi là tôi nhớ như nhớ ba của mình. Nhớ đến da diết.
Chú Lâm là hàng xóm của gia đình em. Chú năm nay ba mươi tư tuổi. Chú là một chiến sĩ cảnh sát. Mỗi khi nhìn thấy chú mặc bộ cảnh phục màu xanh, em cảm thấy rất ngưỡng mộ chú. Bởi ước mơ của em là trở thành một chiến sĩ cảnh sát. Hàng ngày, công việc của chú rất bận rộn.Nhưng chiều chủ nhật hàng tuần, chú đều dành thời gian dạy võ cho em. Với em, chú Lâm giống như một người bạn vậy.
Người hàng xóm mà em thích nhất là anh Minh. Anh Minh là học sinh lớp 10 của trường Chuyên thành phố. Ai cũng khen anh ấy vừa học giỏi, lại ngoan ngoãn, biết giúp bố mẹ làm việc nhà. Em thích nhất là sang chơi cầu lông cùng với anh Minh vào mỗi buổi chiều. Em rất yêu quý anh Minh.
Bác Giang rất tốt bụng, bác cứ hay gọi bọn em vào sân nhà bác chơi để không phải chạy ra đường chơi nguy hiểm xe cộ hay bác lại đưa chúng em ra vườn nhà bác để hái quả ăn. Thi thoảng, bác lại ngồi kể chuyện với bọn em về những ngày hồi nhỏ của bác nghịch ngợm, phá phách như những chiến công oanh tạc của bác ở khắp nơi vậy từ bờ đê đến ngoài dìa sông hay cả trong vườn của những nhà có cây quả nữa nghe bác kể vui lắm. Bác cứ vui tính như vậy nô đùa với tụi nhỏ bọn em nhưng khi bác lại dạy cho chúng em những bài học lễ phép, đạo đức mà có khi chưa ai dạy bọn em cả bác kể về cách thu hoạch nông sản của người Nhật, cách ứng xử của người Hàn khi gặp tai nạn giao thông… rồi khi lại ngồi đọc những bài báo văn hóa cho tụi em. Bác cũng rất thân thiện với mọi người, mỗi khi có ai nhờ việc gì bác cứ lập tức đồng ý mà chẳng ngần ngại gì. Mỗi lần đến ngày tổng vệ sinh xóm bác luôn là người dậy sớm chuẩn bị cuốc, xẻng, chổi… giúp mọi người trước để công việc được hoàn thành nhanh hơn. Bởi vậy nên ai cũng yêu quý bác.
Em không chỉ yêu quý, kính trọng bác mà còn thương mến bác nữa. Hôm đó, tụi em cũng sang nhà bác chơi như mọi ngày nhưng mà bỗng nhiên hôm nay bác lại kể về mỗi tình của bác và vợ. Tuy trong câu chuyện bác đều kể về những kỉ niệm vui vẻ, hạnh phúc, tốt đẹp của bác cùng vợ nhưng em thấy đôi mắt bác cứ long lanh như có nước mắt chắc bác vẫn buồn nhiều lắm. Tối hôm đó, em lại định sang nhà bác ngồi chơi như mọi buổi tối nhưng hôm nay em lại nhẹ nhàng lén vào định đùa bác nhưng em lại nhìn thấy bác đang cầm tấm ảnh cũ của bác gái khuôn mặt buồn rười rượi. Em không dám đùa nữa chỉ lặng lặng đánh tiếng chào bác. Bác bế em lên ghế ngồi cùng, bác lại tâm sự về người vợ quá cố của mình và em phát hiện thì ra năm đó bác gái đã có thai nhưng không may bị mất. Bác không chỉ đau xót với người vợ mà cả cho đứa con bé bỏng đó nữa. Bởi vậy, em liền gọi bác là cha và em nói với bác rằng tuy bác đã không còn đứa con nhỏ đó nhưng bọn cháu cũng coi bác như cha của mình. Bác không nói gì chỉ ôm em vào lòng và cười nhẹ nhàng, em biết bác đã vơi đi phần nào đau xót. Từ đó, em và bác càng yêu quý nhiều hơn.
Tham khảo nha:
Ở cách nhà tôi hai căn hộ là nhà bác Khánh. Bác là bạn của ba tôi, cùng công tác với nhau trên tỉnh. Nhà tôi và nhà bác thân nhau lắm. Ba tôi coi bác như người anh ruột của mình. Còn bác thì lại coi ba tôi như người em trai của bác. Tết nhất cúng giỗ hai nhà đều có nhau. Ba tôi thường nói: “Bác Khánh là một người rất tốt, ai cũng quý trọng bác ấy, thương bác ngần ấy tuổi đời rồi mà không có được một mụn con. Nhiều lần ngồi uống cà phê với bác ấy, thấy bác ấy cứ thẫn thờ nhìn những đôi vợ chồng vui vẻ dẫn những đứa con đi dạo chơi mà thương bác đến vô cùng”. Bác coi hai chị em tôi như những đứa con của bác vậy. Đi đâu xa về, bao giờ bác cũng có quà cho chị em tôi. Lúc thì hộp bánh sô cô la, lúc thì con búp bê tóc vàng, mắt xanh, lúc thì con gấu nhồi bông mập ú… Bác thường gọi hai chị em tôi bằng một tên gọi thật dễ thương: “Con gái”. Mỗi lần như thế, tôi thường chạy đến bên bác. Bác ôm tôi vào lòng, rồi đặt lên trán tôi, má tôi những cái hôn ấm áp. Tôi có cảm giác giống hệt như ba tôi thường ôm tôi vào lòng vậy. Cả hai chị em tôi là tôi nhớ như nhớ ba của mình. Nhớ đến da diết.
HT
Người hàng xóm mà em rất yêu quý đó là chú Hoàng, năm nay chú đã ngoài 45 tuổi. Chú có dáng người cao, khỏe mạnh. Khuôn mặt vuông chữ điền trông thật phúc hậu.Chú Hoàng là một bác sĩ giỏi. Hằng ngày, với bà con làng xóm, chú thật gần gũi và giàu lòng thương người. Những lúc rảnh rỗi, chú thường sang nhà trò chuyện cùng bố em thật là thân mật.Khi em bị ốm chú đến chăm sóc rất tận tình. Thỉnh thoảng chú còn hướng dẫn bà con trong xóm biết cách phòng bệnh. Em ước mơ học thật giỏi để trở thành bác sĩ giỏi như chú.
Chị Hạnh là hàng xóm của em. Năm nay, chị hai mươi tuổi. Hiện tại, chị là một sinh viên. Chị học rất giỏi, lại ngoan ngoãn. Mọi người trong xóm rất quý mến chị. Em thường sang nhà chị chơi. Những lúc đó, em còn được chị dạy đánh đàn. Chị Hạnh cũng rất khéo tay. Những món ăn do chị nấu rất ngon. Chị cũng có rất nhiều sách truyện hay. Em hay sang nhà mượn chị sách về đọc. Em rất quý mến chị Hạnh.