K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 2 2020

Chỉ có 1 từ "nở" thôi . 

23 tháng 2 2020

Hình tượng thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.

Chí Phèo là kiệt tác nghệ thuật của văn học Việt Nam hiện đại. Người ta nhớ đến Chí Phèo không chỉ vì sự đặc sắc về nội dung và nghệ thuật mà còn là bởi những nhân vật điển hình trong đó có thị Nở.

Chí Phèo là kiệt tác nghệ thuật của văn học Việt Nam hiện đại. Người ta nhớ đến Chí Phèo không chỉ vì sự đặc sắc về nội dung và nghệ thuật mà còn là bởi những nhân vật điển hình trong đó có thị Nở.

          Thị Nở không phải là nhân vật trung tâm trong tác phẩm nhưng ở nhân vật này lại chứa đầy đủ quan niệm về người phụ nữ nói riêng, về con người nói chung của Nam Cao. Thị Nở là hiện thân của người phụ nữ trong văn chương Nam Cao: dù số phận bất hạnh vẫn ánh lên vẻ đẹp của tâm hồn, một con người ẩn sau bề ngoài xấu xí là những phẩm chất đáng quý: hồn nhiên, nhạy cảm, khao khát yêu đương, thương người và bao dung.

          Nếu như nhân vật nữ trong các truyện thơ Nôm khuyết danh, hay như chị Dậu trong Tắt Đèn (Ngô Tất Tố) thường có sự thống nhất giữa tính cách và ngoại hình thì phần nhiều nhân vật của Nam Cao lại ngược lại. Dường như, Nam Cao cố tình tạo nên sự trái ngược giữa hình thức bề ngoài và phẩm chất bên trong của nhân vật. Ở đây, chúng tôi muốn nói tới cái xấu, cái nghèo, dở hơi của thị Nở để nhấn mạnh tư tưởng của tác giả. Nam Cao không quan niệm đã là nhân vật chính diện thì tất cả đều phải đẹp, nhân vật phản diện thì phải xấu về ngoại hình. Khi miêu tả thị Nở xấu “ma chê quỷ hờn”… “má phinh phính thì mặt Thị còn hao hao mặt lợn…cái mũi vừa ngắn vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành…hai môi dày…màu thịt trâu xám ngoách…” Nam Cao muốn khẳng định dù họ xấu như thế nhưng tâm hồn họ đẹp. Ông trân trọng bênh vực họ, quan niệm của ông gần với mơ ước trong văn học dân gian: ngoại hình xấu xí nhưng lại có những phẩm chất đáng trân trọng.

          Tác giả Ngô Gia Võ trong bài viết của mình đã khẳng định: “thị Nở là người nhân hậu, dịu hiền, nêu cao đạo lí cha ông, lại vừa thông minh tinh tế nhất làng Vũ Đại chính là bất ngờ nhất trong kiệt tác Chí Phèo mà hết truyện mới bộc lộ ra”. Nhưng chúng tôi lại nghĩ rằng những phẩm chất ấy được bộc lộ ngay từ khi thị Nở bắt đầu xuất hiện trong thiên truyện.

          Thị Nở là người hồn nhiên “thông minh nhất làng Vũ Đại”. Khi cả làng tìm một lối đi xa hơn để không phải qua lều của Chí Phèo, Thị lại phân tích cặn kẽ: Chí Phèo đi vắng suốt ngày, khi về thì hắn đã say lả còn gì mà sợ. “Chí Phèo ít khi có nhà, mà ở nhà thì hắn lại hiền lành, ai có thể ác trong khi ngủ. Hắn chỉ về nhà để ngủ”. Thị còn hồn nhiên vào nhà hắn xin rượu bóp chân và ngạc nhiên “sao người ta ghê hắn thế ?”. Thị Nở là cầu nối duy nhất để Chí Phèo nhích dần về phía con người. Con người ấy cần được thông cảm và chia sẻ.

          Không chỉ “thông minh” mà thị Nở còn là người phụ nữ rất nhạy cảm với thiên nhiên. Đó là một nét đẹp trong sáng của tâm hồn con người. “Chiều hôm ấy, trăng lại sáng hơn mọi chiều trăng tỏa trên sông và sông gợn biết bao nhiêu gợn vàng. Gió lại mát như quạt hầu”. Thị Nở đã nhận ra vẻ thơ mộng và gợi cảm của thiên nhiên để  rồi hồn nhiên ngủ lại bên bờ sông một cách dễ dàng. Như chúng ta đã biết : “Nam Cao ít tả cảnh vì cảnh trước hết cũng để soi sáng nội tâm nhân vật”. Điều đó chứng tỏ tâm hồn thị Nở trong sáng và đẹp như thiên nhiên đêm trăng hôm ấy. Như thế ai bảo thị Nở là dở hơi, liệu có đúng không? Chính sự nhạy cảm với thiên nhiên đã đưa đến biến đổi trong cuộc đời thị Nở.

          Trong con người ấy còn chứa đựng lòng thương người, Một trái tim phụ nữ biết khao khát yêu và muốn yêu mà bình thường người phụ nữ không dám nói ra. Trước hành động bất ngờ của Chí, thị ngạc nhiên, hốt hoảng kêu la, sau thì “thị Nở bỗng nhiên bật cười. Thị vừa rủa vừa đập lên lưng hắn nhưng đó là cái đập yêu, bởi đập xong cái tay ấy lại dúi lưng hắn xuống. Và chúng cười với nhau”. Đó là cái cười mãn nguyện. Sau khi được hưởng hương đời- niềm khát khao bình dị của con người, thị Nở như tinh tế hơn, dịu dàng và thật đáng yêu. Xây dựng mối tình Chí Phèo- thị Nở- hai con người bên lề xã hội bắt đầu bằng một đêm chung đụng xác thịt, đó là thử thách của nhà văn. Nam Cao đã thật tinh tế khi xây dựng nên một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, gợi cảm: “khắp bãi trồng toàn dâu, gió đưa đẩy những thân mềm oặt ẹo, cuộn theo nhau thành làn…và những tàu chuối nằm ngửa, ưỡn cong cong lên hứng lấy trăng thanh rời rợi như là ướt nước, thỉnh thoảng bị gió lay lại giẫm lên đành đạch như là hứng tình”. Thiên nhiên đã đập theo nhịp đập của trái tim trai gái một cuộc tình đẹp đẽ và thật thanh thản. “Bây giờ chúng ngủ bên nhau…Chúng ngủ như chư bao giờ được ngủ…” Giấc ngủ ấy sẽ là một mốc lớn đánh dấu một giai đoạn những con người sống khổ cực giờ đây sẽ có một cuộc sống hạnh phúc với những tấm lòng khao khát yêu thương. Sau đêm ấy Chí Phèo đã tỉnh ngộ, đã từ bỏ những cơn say triền miên để trở lại làm người. Chí Phèo đã nhận ra cuộc sống xung quanh. “Tiếng chim hót ngoài bãi vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ…” và “chao ôi hắn buồn”. Hắn buồn vì bấy lâu nay con người hắn bị xã hội chôn vùi. Hắn nhớ lại “Hình như một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê…” “Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn cô độc”. Chính tình yêu của thị Nở đã giúp Chí Phèo trở lại làm người.

          Nếu như đêm hôm ấy chỉ giúp Chí nhận ra mình “già nua vẫn cô độc”, nhận ra mình còn là người thì chính bát cháo hành của Thị Nở- biểu hiện của tình thương đã giúp Chí lại muốn sống, hắn nghĩ về tương lai. Nếu như không có bát cháo và tình cảm chăm sóc ấy mà hắn mới muốn trở lại làm người, một con người chân chính. Câu nói ngô nghê nhưng thật thà của Chí “Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?” Hay “mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”- đó là khát khao muốn lương thiện, Chí muốn làm lại từ đầu, muốn chuộc lỗi lầm tội ác của mình và “thị Nở sẽ mở đường cho hắn”. Thị Nở chăm sóc hắn như tình thương của mẹ dành cho con. Từ khi nhận được sự chăm sóc của thị Nở Chí thấy “lòng mình thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng thị như mẹ” “mắt hình như ươn ướt”, thị giục hắn ăn cháo “Trời ơi cháo mới thơm làm sao…Sao đến bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo”. Hắn như nâng niu, dè sẻn những giây phút quý hóa bên Thị. Hắn thực sự xúc động bởi từ trước đến giới không ai cho không hắn cái gì, tất cả đều có từ dọa nạt, cướp giật…Những biểu hiện khát khao cuộc sống của Chí là minh chứng cho tình yêu thương và nét đẹp cảm háo ở thị Nở. Cái chết của Chí không phải do thị Nở vô tâm mà chính bởi chế độ phong kiến “mà một biểu hiện là bà cô thị Nở” đã ngăn cản họ đến với nhau. Thị Nở vô tội.

Ở Thị Nở còn một phẩm chất đẹp nữa là lòng bao dung. Sau khi yêu nhau được năm ngày, thị tỉnh táo nhận ra mình phải báo cáo với bà cô. Thị Nở biết nghĩ trước sau, thị biết việc trọng đại của một đời người nên phải báo cáo với người lớn. Nhưng thật bất hạnh là bà cô của thị không đồng ý. Chính việc này đã đẩy Chí Phèo đến đườngcùng giết Bá Kiến và kết liễu luôn đời mình. Trước cái chết của hai người ấy “Cả làng Vũ Đại nhao lên. Họ bàn tán rất nhiều về vụ án bất ngờ ấy”. Đa số mọi người đều tỏ ra hài lòng, mỗi người một lời bình. Đội Tảo thì thích ra mặt vì từ bây giờ không bị Bá Kiến ức hiếp. Bọn đàn em lấy làm mừng “Thằng mọi già ấy chết anh em mình nên ăn mừng”. Thị Nở lại là người duy nhất ở làng Vũ Đại chứng kiến cảnh ấy mà không vui mừng trước cái chết của hai người. Và khi bà cô nói với giọng chì chiết “Phúc đời nhà mày con nhé. Chả ôm lấy ông Chí Phèo”, thị Nở đã đủ thông minh để lảng sang chuyện khác và trong lời nói đó còn chứa đựng lòng thương người, sự bao dung. Chỉ mỗi thị Nở thương cho Lí Cường- Bá Kiến “thiệt người hại của”. Trước cái chết của Chí thị không khóc vô nghĩa, không trách cứ Chí Phèo bỏ mình thị với đứa con trong bụng, cái gì đã mất làm sao lấy lại được. Thị Nở nhớ lại những kỉ niệm ngày xưa và bằng linh tính của người phụ nữ thị nhìn nhanh xuống bụng, chuẩn bị tình huống xấu để sẵn sàng vượt qua. Thị không hối hận vì đã ăn ở với Chí Phèo mà thị còn ‘tiếc” quãng thời gian ấy. Hóa ra thị Nở không đáng chê, đáng cười như người ta vẫn nghĩ mà ở thị Nở, những người phụ nữ có thể học hỏi rất nhiều điều để để hoàn thiện mình. Hóa ra ẩn sau một hình dáng xấu xí ấy thị Nở mang trong mình bao phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam.

 Có thể nói qua tác phẩm Chí phèo, Nam Cao đã xây dựng một hình tượng người phụ nữ khá tiêu biểu. Thông qua hình tượng này tác giả muốn ngợi ca phẩm chất tốt đẹp cuả người phụ nữ. Hình tượng thị Nở trong kiệt tác Chí Phèo của Nam Cao sẽ còn sống mãi với chúng ta như một minh chứng cho tài năng của tác giả.                       

27 tháng 10 2017

nam cao dung ko

27 tháng 10 2017

tao đấy

15 tháng 10 2018

-Có hàng loạt từ ngữ chỉ màu xanh:mây biếc(mây xanh),núi xanh,xanh xanh ~ mấy ngàn dâu,ngàn dâu xanh ngắt đc thể hiện trong đoạn thơ.

-tuy vậy,các từ ngữ chỉ màu xanh trên lại có những điểm khác nhau về ý nghĩa:mây biếc,núi xanh là chỉ màu xanh của thiên nhiên đất trời,xanh ngắt là sắc xanh thuần túy trải trên một cùng đất bao la.

-khi nhắc đến xanh xanh ngàn dâu xanh ngắt,ta nhận thấy đó ko còn là 1 tính từ để chỉ màu xanh của lá cây mà nó còn thể hiện nỗi chua xót,vô vọng của ng chinh phụ khi tiễn chồng ra trận.Trong thơ ca trung đại,thành ngữ Thương hải biến vi tang điền (biển xanh biến thành nương dâu,hàm ý chỉ sự đổi thay to lớn),vừa gợi ra khoảng cách xa vời vợi và nỗi sầu ngày càng vừa lan tỏa vừa thẳm sâu của ng vợ khi chồng đã cất bước ra đi.

-tác giả đã sử dụng màu xanh là gam màu chủ đạo trong bức tranh chia li của kẻ ở-ng đi.màu xanh của tâm trạng nhớ nhung,lo lắng của nỗi buồn chia li ko ngày hẹn gặp lại.

CHÚC BN HC TỐT!!!^^

nhớ tick cho mik nha,vik cho bn mỏi tay quá trời:)))

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 10 2023

- Văn bản miêu tả những hoạt động của cư dân trong phần hội là: trò chơi ném còn, múa sư tử và “lượn lồng tồng”.

- Những hoạt động đó biểu thị những phẩm chất và khả năng của con người: chăm chỉ, cần cù lao động, nhanh nhẹn, khỏe khoắn. Đặc biệt nó còn thể hiện được tình yêu thiên nhiên, yêu lao động, yêu mùa xuân và sự duyên dáng trong những câu hát.

Bài 4: Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau:Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa ..., tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà...., nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng ... vì một lá cỏ non vừa ..., hình như mỗi giọt khí trời...
Đọc tiếp

Bài 4: Chọn từ ngữ thích hợp nhất (trong các từ ngữ cho sẵn ở dưới) để điền vào từng vị trí trong đoạn văn miêu tả sau:

Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa ..., tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà...., nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng ... vì một lá cỏ non vừa ..., hình như mỗi giọt khí trời cũng...., không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.

                                                              ( theo Nguyễn Đình Thi )

(1): tái sinh, thay da đổi thịt, đổi mới, đổi thay, thay đổi, khởi sắc, hồi sinh .

(2): sinh sôi, sinh thành, phát triển, sinh năm đẻ bảy .

(3): xốn xang, xao động, xao xuyến, bồi hồi, bâng khâng,chuyển mình, cựa mình, chuyển động.

(4): bật dậy, vươn cao, xoè nở. nảy nở, xuất hiện, hiển hiện .

(5): lay động, rung động, rung lên, lung lay

1

(3): xao xuyến

(4): xuất hiện

(5): lay động

19 tháng 8 2021

Bạn tham khảo :

Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu tiên về quê. Lúc đó tôi sáu tuổi. Trên đường đi, mọi thứ thật mới mẻ làm sao. Khi xe đi trên đường làng, các khóm tre xanh rờn ôm lấy mái đình, mái chùa. Khi xe đỗ, mấy đứa em họ tôi từ trong làng chạy ùa ra. Đám trẻ dẫn mọi người vào nhà. Nhà ông bà không rộng nhưng lại sáng sủa, ấm cúng. Chào ông bà và thắp hương các cụ xong, tôi theo mấy đứa trẻ ra vườn nhà ông bà. Ánh nắng vàng rực rỡ trùm lên khu vườn. Mây trôi lững lờ. Những vầng mây đó không đủ để che bớt cái nắng chói chang của ngày hè. Gió thổi nhè nhẹ. Khu vườn không rộng nhưng trồng nhiều loại cây, nhiều nhất là cây ăn quả. Mấy đứa em tôi bảo, ông yêu cây lắm, thấy cây nào lạ cũng đem về trồng. Trong vườn, xanh nhất là cây dủ dẻ. Cây mọc thành bụi rậm, cao lút đầu trẻ con chúng tôi. Những chiếc lá cây màu xanh khoẻ khoắn, mình lá rất cứng, dày đều, cạnh lá trơn láng. Trong tán lá xanh rậm rạp ấy nở nhiều chùm hoa. Năm cánh hoa dủ dẻ màu vàng nhạt, không phải vàng chanh, vàng nghệ, mà là màu vàng của đất. Những cánh hoa rất dày, dày một cách bất thường như được nặn bởi bàn tay khéo léo của những người làm tò he. Hoa không sắc nhưng đầy hương. Dọc hàng rào là những khóm xương rồng cảnh, hoa đủ màu sắc. Góc vườn là cây mít to, sai trĩu quả. Thân cây nâu, có chỗ còn dòng nhựa trắng chảy ra. Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen chúc nhau. Hương mít thoang thoảng thật quyến rũ. Đến khi mít chín, quả xanh thẫm. Bên cạnh đó là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quay quần ở góc vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy. Lá chuối bóng láng, xanh tươi. Giàn hoa giấy vấn vít leo trên hiên nhà. Hoa màu đỏ thắm, lá xanh tươi. Cạnh hàng rào là một bụi hoa hồng đỏ thắm. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ chói chang của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật. Các chú bướm xanh, bướm trắng bay quanh trên các bông hoa. Mấy giò phong lan rực rỡ được treo trên hàng rào. Hoa phong lan mọc thành từng chùm mềm mại, có phong lan vàng như màu vàng của ánh nắng rực rỡ. Có cành lại trắng muốt, màu trắng của những làn mây. Giữa vườn là một cây nhãn xanh tốt. Hoa nhãn không thơm bằng hoa lan, hoa huệ nhưng tôi cảm nhận được cái mùi thơm phảng phất dịu nhẹ đó. Gần đó là cây ổi. Quả ổi tròn, to mọc thành từng chùm. Kế tiếp đó là mấy cây cau cao ngất ngưởng, thân thẳng đứng. Ông tôi còn trồng rất nhiều loại rau. Luống rau xanh được chia ra hai góc: một góc trồng để bán, một góc để ăn hằng ngày. Những cây rau đay lá xanh mướt. Những cây mùng tơi xoăn, ngọn nhô lên như những chiếc vòi voi bé xíu. Trong vườn, có vài đàn chim sẻ sà xuống ríu rít. Góc vườn phía sau là chỗ nuôi gà. Cô gà mái mơ thấy mồi kêu "tục tục" gọi đàn con lại. Mấy chú gà con rối rít chạy lại, tranh nhau mồi. Khi thấy chúng tôi, đám gà con hốt hoảng chạy về núp dưới cánh mẹ. Gà mẹ xù lông, kêu "quác quác" có ý bảo chúng tôi đi. Trên cành cây treo mấy lồng sáo. Con sáo lông đen mượt, mỏ vàng, chân chì lanh lợi trong chiếc lồng bằng nan tre. Mấy đứa nó bảo, con sáo này khôn lắm, bắt chước tiếng người tốt lắm. Cạnh vườn là ao cá. Trong ao, ông thả cá quả, cá rô, cá chép,… Thế mà tôi câu cả buổi mà chẳng thấy con nào cắn câu. Chị em tôi tha thẩn trong vườn, trò chuyện ríu rít. Nào là chuyện học hành, chuyện ở lớp, đủ thứ chuyện,… Đã hơn năm giờ chiều, tôi sắp phải về Hà Nội. Khi về, ông bà lại đem quà quê. Nào nếp, nào lạc, gói cho mẹ tôi mỗi thứ một chút để cầm về. Mẹ tôi từ chối thế nào cũng không được. Tôi thích lũ trẻ con dễ gần, thích con đường quê vắng vẻ và đặc biệt là khu vườn nhà ông. Tôi ước mong sao trên thành phố cũng có nhiều khu vườn đẹp như khu vườn nhà ông tôi.

        Ps: nhớ k

                                                                                                                                                       # Aeri # 

7 tháng 4 2022

chon đam am xo2

21 tháng 11 2016

a). Vợ chàng quỷ quái tinh ma
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.

“Kẻ cắp” là kẻ có nhiều thủ đọan mánh lới nhưng nếu gặp “bà già” có nhiều kinh nghiệm sống, lão luyện, cẩn thận thì cũng khó mà thi thố được.

Hàm ý của câu thơ có thành ngữ “Kẻ cắp, bà già gặp nhau”: Thúy Kiều “thông báo” cho Thúc Sinh về cuộc gặp gỡ sắp tới giữa mình và Hoạn Thư. Thúy Kiều không còn non nớt, ngây ngô như trước. Do đó được dự báo sẽ căng thẳng.

21 tháng 11 2016

b) Ðời ta gương vỡ lại lành
Cây khô cây lại đâm cành nở hoa.

Thành ngữ này nói ý hàn gắn, đoàn tụ, sự thay đổi từ xấu thành tốt trong đời sống.