Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 1:
Tùng rinh rinh... tùng tùng tùng rinh rinh..." Mới chợp tối, khắp mọi nơi đã rộn vang tiếng trống, tiếng nhạc mừng đêm Trung thu. Ai ai cũng háo hức chờ giây phút được rước đèn, phá cỗ. Trên sân khấu, chú Cuội và chị Hằng đã cười nói để bắt đầu đêm hội. Các bạn nhỏ lần lượt biểu diễn những bài hát trung thu vui nhộn. Chúng em ngồi xếp thành hàng, vừa vẫy tay vừa ca hát theo. Trên vòm trời, ông Trăng sáng vằng vặc, tròn xoe như một chiếc mâm bạc. Đêm Trung thu, thiếu ông chắc sẽ buồn lắm. Hình như ông biết, lũ trẻ chúng em mừng vui nên càng lúc ông càng lên cao, đổ muôn tia sáng xuống mặt đất. Những chiếc đèn ông sao trên tay chúng em nhờ ánh trăng chiếu mà đẹp lấp lánh hơn. Một hồi trống vang lên để báo hiệu màn múa lân sắp bắt đầu. Ba chú lân khoác trên mình bộ áo choàng đỏ rực. Các chú cứ nhảy lên rồi uốn lượn. Chúng em đứng xung quanh xem và hát vang "Đêm Trung thu rước đèn ông trăng...". Chúng em còn được ăn rất nhiều bánh kẹo. Đó là đêm Trung thu vui nhất của em. Em mong mùa thu mau tới để em lại được rước đèn, phá cỗ.
Bài 2:
Cô giáo của em là một người lao động trí óc nghiêm túc mà em có dịp tiếp xúc hằng ngày.
Cô em đã ngoài ba mươi tuổi. Dáng người cô thanh thanh, thon gọn, mảnh dẻ với mái tóc dài buộc gọn gàng. Khuôn mặt cô thon, hình trái xoan, thanh tú. Nổi bật trên khuôn mặt đôn hậu của cô là đôi mắt sáng, long lanh những tia nhìn ấm áp. Cô em rất yêu quý học trò. Cô giảng bài khúc chiết, rõ ràng, tỉ mỉ. Bạn nào lười học, cô ân cần bảo ban. Bạn nào ngoan ngoan, cô âu yếm khen ngợi và nêu gương bạn ấy trước lớp. Ngày hai buổi đến lớp, cô giáo của em miệt mài soạn giảng, đem hết tinh thần giảng dạy cho chúng em hiểu thấu đáo bài học. Vào giờ rỗi rảnh, không có bài tập khó, cô thường kể chuyện danh nhân lịch sử cho chúng em nghe. Cô lúc nào cũng hiền hậu, yêu thương chúng em.
Em rất yêu quý cô giáo và sẽ cố gắng học giỏi để ba mẹ và cô giáo vui lòng.
Bài 3:
Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu: "Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu". Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87. Con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em.
Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.
Mỗi năm một lần, hội rước đèn đêm Trung thu ở xã em diễn ra tại sân vận động của xã rất từng bừng, náo nhiệt.
Tối mười bốn tháng tám âm lịch, trên bãi sân rộng, thiếu nhi trong xã xếp hàng từng đội theo xóm. Tay bạn nào cũng cầm theo một cái lồng đèn được mua hoặc tự làm hay ống tre làm thành đuốc. Ban tổ chức gọi tổ trưởng lên bàn nhận bánh kẹo về cho tổ mình. Sau khi tổ trưởng phát xong kẹo bánh, có vài tiết mục văn nghệ "Cây nhà lá vườn" diễn ra ở sân rộng, thiếu nhi đồng vỗ tay theo nhịp, ủng hộ những nghệ sĩ không chuyên nghiệp của xã nhà. Tiếp đó là lệnh đốt nến. Tất cả các lồng đèn, đuốc được thắp sáng. Lúc bấy giờ sân bãi đẹp lung linh, kì ảo với hàng trăm ánh nến xanh, vàng, đỏ và ánh hồng của cây đuốc làm bằng ống tre. Lễ rước đèn Trung thu bắt đầu bằng bài hát "Rước đèn Trung thu". Thiếu nhi vừa cầm lồng đèn, vừa hát "Tết Trung thu...". Đoàn rước đèn đi một vòng quanh xã. Các cô chú Đội sản xuất và các anh chị Thanh niên xã đoàn đi kèm thiếu nhi đều giữ hàng ngũ ngay ngắn, trật tự, vừa tạo mĩ quan của hội rước đèn, vừa coi sóc phòng cháy (do đốt đèn nến và đuốc nên phải tăng cường phòng vệ, trông coi). Dọc đường, có bạn cầm lồng đèn từ trong nhà chạy ra nhập vào đoàn thiếu nhi đang "rồng rắn" rước đèn. Trên đường về, bạn nào nhà gần đường đi rước đèn có thể tách hàng về nhà. Trăng lúc này đã lên cao, tròn vành vạnh soi ánh vàng trong trẻo xuống mặt đất. Đoàn thiếu nhi vừa đi, vừa hát trở lại chỗ xuất phát. Các anh chị xã đoàn bắt nhịp bài hát "Như có Bác trong ngày đại thắng". Kết thúc ngày hội, chúng em chia tay nhau và ra về.
Buổi lễ rước đèn là sinh hoạt rất vui của thiếu nhi xã em và đã trở thành thông lệ không thể thiếu trong ngày lễ Trung Thu. Em rất yêu quê và yêu ngày hội Trung thu ở quê hương mình.
đề 1
Cô Phương của em là nữ bác sĩ trẻ nhất khoa Sản của bệnh viện Từ Dũ, nơi cô đang làm việc.
Cô Phương tốt nghiệp ra trường với tấm bằng xuất sắc. Cô làm việc rất cần mẫn, cẩn thận và lành nghề. Cô Phương còn rất trẻ, chỉ độ hai mươi bảy, hai mươi tám tuổi. Làn da cô trắng trẻo, khuôn mặt cô đẹp với đôi mắt to và sáng, mũi cao thanh tú. Hằng ngày, trong quá trình làm việc, cô đỡ sinh cho rất nhiều sản phụ. Cô hiền dịu an ủi động viên sản phụ, giúp các bà mẹ đỡ đau đớn trong cơn chuyển dạ sinh con, cô trân trọng, yêu thương đón đỡ từng em bé ra đời. Bàn tay thon đẹp, dịu dàng của cô đã nâng đỡ bao mái đầu tơ non của em bé, đã giúp bao sản phụ nhẹ mình đỡ đau trong cơn vượt cạn một mình. Với dáng người mảnh dẻ, tâm hồn hiền lành và trí tuệ giỏi giang, cô Phương luôn nêu cao y đức cao quý của một bác sĩ trẻ.
Em rất quý mến và tự hào về cô.
đề 2
Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.
Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.
đề3
Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.
Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.
Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây.
Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.
Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.
tả về người cô giáo :
Đã mấy năm qua rồi cho đến bây giờ em vẫn còn thương mến cô giáo Nga, người đã dạy dỗ em trong những năm học đầu tiên ở ngưỡng cửa Tiểu học.
Cô giáo Nga có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy. Tuổi cô độ gần bốn mươi nhưng trông cô còn rất trẻ. Em rất thích những chiếc áo dài cô mặc đến lớp, thường là những chiếc áo lụa mỏng trắng, đủ màu sắc tươi đẹp, rất phù hợp với thân hình và làn da hồng của cô. Mái tóc cô được uốn gọn gàng ôm lấy gương mặt đầy đặn, lúc nào cũng trang điểm một cách hài hoà. Đôi mắt cô to, đen láy, chiếc mũi tuy hơi cao nhưng trông cân xứng với gương mặt. Cô cười rất tươi, giòn giã, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Tất cả đều tạo ra một nét đẹp thân tình, cởi mở, nhưng không vì thế mà kém phần cương nghị. Giọng cô giảng bài lúc trầm ấm, lúc ngân vang.
Cô rất thương yêu học sinh. Em còn nhớ những buổi đầu đi học, chúng em đều là những đứa trẻ vừa rời khỏi tay ba mẹ, ngơ ngác, rụt rè và thậm chí có bạn còn oà lên khóc khi ba mẹ ra về. Cô như người mẹ hiền, hết dỗ bạn này quay qua dỗ bạn khác khiến lòng em và các bạn yên tâm không còn sợ hãi nữa. Thế nhưng cô rất nghiêm khắc khi giảng bài, bạn nào không chú ý theo dõi, cô nhắc nhở ngay và luôn tuyên dương những bạn cố gắng học tập. Những buổi học đầu tiên biết bao khó nhọc, cô cầm tay từng bạn uốn nắn, chỉ cho từng bạn cách phát âm các vần. Những giờ ra chơi cô nán lại gạch hàng trong tập vở, cho chúng em viết ngay hàng thẳng lối, hoặc chỉ vẽ thêm cho các bạn còn yếu không theo kịp. Giờ rảnh cô thường kể chuyện cho chúng em nghe. Cả lớp cười vang khi cô kể chuyện vui, lúc đó em cảm thấy bầu không khí trong cả lớp ấm áp tình mẹ con làm sao! Ngoài việc dạy dỗ chăm sóc chúng em, cô còn quan tâm tìm hiểu gia đình các bạn nghèo, tạo điều kiện giúp đỡ các bạn.
Tuy không học cô nữa nhưng trong lòng em luôn kính trọng và biết ơn cô. Em tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật tốt để khỏi phụ lòng yêu thương, chăm sóc của cô đối với em và xứng đáng là con ngoan trò giỏi .
Tả về người mẹ :
Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi , chăm socs em nhiều nhất .
Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.
Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.
Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!
Tả về con vật em yêu quý :
“Meo…meo…meo, rửa mặt như mèo”.Đó là bài hát yêu thích của em Phượng, em gái em.Vì ngày nào Phượng cũng hát bài đó nên mẹ đã mua cho hai chị em một con mèo tam thể rất đẹp.
Chú mèo tên là Tom.Bộ lông ba sắc màu vàng, đen, trắng xen kẽ nhau mượt mà và còn đem lại cho Tôm một bộ y phục tuyệt diệu.Cái đầu tròn tròn bằng nắm tay người lớn, được điểm sáng bằng cái mũi nho nhỏ, xinh xinh với hai cái lỗ ươn ướt màu hồng phấn.Hai bên khóe miệng, những sợi râu mép trắng như cước lúc nào cũng cử động liên tục.Chân chú như quả bí đao.Bốn chân nhỏ và thon.Cái đuôi dài thướt tha, duyên dáng.Bộ móng vuốt của Tôm thì rất lợi hại vừa nhọn trông vừa đáng sợ như một vũ khí phòng thân khi có chuyện gì xảy ra.
Tôm rất thích đươc vuốt ve, chiều chuộng.Những lúc đang xem tivi, chú nằm vào lòng em như muốn em xoa vào bộ lông mềm mại của chú. Những ngày nắng ấm, Tôm thường ra sân nằm cạnh gốc chanh, ưỡn cái bụng trắng hồng ra đón nắng.Đôi mắt cũng ra vẻ lim dim, ngắm nhìn những đám mây giữa vòm trời trong xanh lồng lộng.
Ban đêm, Tôm tỏ ra chăm chỉ và cần mẫn làm việc lắm.Không có một xó xỉnh nào mà chú không lục lọi .Đặc biệt là dưới bếp lũ chuột hay qua lại.Đôi mắt của chú trong đêm tối như những tia hào quang xuyên thủng bức màn đêm.Đôi bàn chân của chú được “trang bị” một lớp nệm dày và êm nên những bước đi của Tôm rất nhẹ nhàng.Vì vậy, những con chuột nhắt, chuột cống bẩn thỉu không thể nào qua khỏi chiếc miệng với những chiếc răng sắc nhọn của chú.
Em rất quý Tôm vì chú đã giúp gia đình em diệt sạch lũ chuột hư đốn.Với công lao to lớn này của chú em sẽ cho chú mèo Tôm “một người thợ săn chuột” bữa tiệc với vài con cá bống và một cốc sữa con bò.Tôm quả là một con mèo khôn ngoan và biết nghe lời.
Nếu ai thấy hay thì k cho mình nha !
Tả một đoạn văn về người mẹ của em :
BÀI LÀM
Có lẽ con còn nhỏ nên chưa hiểu được cảm giác khi làm mẹ là như thế nào, có lẽ đối với trí óc non nớt của con thì con không thể hiểu hết được ý nghĩa thực sự của tình mẫu tử nhưng con có thể hiểu đượt một phần ý nghĩa nhỏ nào đó vì con cũng là một con người và vì con cũng là một người con.
Trong tâm trí con, con hiểu tình mẫu tử theo hai cách khác nhau: cách đơn giản thì tình mẫu tử chỉ có nghĩa là tình mẹ con, nghĩ theo cách phức tạp thì tình mẫu tử, tình mẹ con có ý nghĩa lớn hơn nhiều, nghĩ đến ý nghĩa ấy làm con nhớ đến một người, người đó là người đã hi sinh không biết bao nhiêu thứ để ban cho con sinh mạng này, đó chính là mẹ. Mẹ có mái tóc ngắn ôm gọn lấy khuôn mặt hiền từ, khuôn mặt nhăn nheo, gầy gò đầy vết nám. Đôi mắt hoặm sâu làm khuôn mặt mẹ trông mệt mỏi vô cùng, chỉ cần nhìn vào đôi mắt ấy là con lại khát khao một nụ cười thật tươi của mẹ để cho đôi mắt hiền dịu được sáng lên một lần và mãi mãi sáng như vậy, con muốn được đôi mắt ấy của người mẹ yêu dấu nhìn ngắm con lớn lên và trưởng thành từng ngày. Có thể mẹ của con không xinh đẹp như bao người khác nhưng đối với con không quan trọng, quan trọng là tấm lòng của mẹ đã hi sinh không biết bao nhiêu thứ cho con được hạnh phúc, nhưng đáng tiếc là người con bất hiếu này của mẹ không thể hiểu được những gì mà mẹ đã phải chịu đựng bởi vì con chỉ hiểu được mẹ đã làm những gì cho con nhưng lại không thể biến thành mẹ để cảm nhận được sự đau đớn mà mẹ đã phải chịu đựng để con được một lần cất tiếng hát chào đời bên người mẹ yêu dấu, được vang lên giọng nói hồn nhiên, ngây thơ gọi mẹ là “Mẹ”. Vậy nên sinh linh bé nhỏ này hứa sẽ cố gắng bù đắp cho mẹ tất cả những gì có thể để cố gắng cảm nhận nỗi lòng của mẹ cho đến lúc con không thể cất lên tiếng gọi “Mẹ ơi” nữa.Con tin chắc rằng bằng bờ vai rộng của mẹ, mẹ sẽ ủ ấm, che chở và tha thứ cho con dù tất cả mọi người trên thế giới này có quay lưng lại với con, chỉ có mẹ là vẫn nở nụ cười tươi trên môi và bỏ qua lỗi lầm cho con khi con đã phạm phải, chỉ bảo con cách sửa đổi. Mẹ luôn phải lo lắng việc của cơ quan rồi tối mịt mới về nhà lại phải nấu cơm, rửa bát, giặt quần áo nhưng mẹ vẫn dành thời gian dậy con học và chăm lo cho con. Đôi lúc con tự hỏi thứ sức mạnh gì đã tiếp sức cho mẹ mà mẹ có thể làm thật nhiều việc như thế nhưng không bao giờ than phiền hay trách móc gì, vẫn tươi cười hằng ngày. Bàn tay gầy ấm áp của mẹ luôn nấu cho con những món ăn ngon, dạy con từng bước đi trên con đường dài trở thành một người con trưởng thành và trở thành một người có ích cho xã hội. Mọi người hay nói là hãy đối xử thật tốt với mẹ khi còn có thể nhưng không biết con có đủ can đảm, đủ sức lực để làm việc ấy không nhưng con sẽ cố gắng hết sức có thể vì mẹ vẫn đang ở bên con từng ngày. Con thà để mất hết của cải, tài sản quý báu nhưng sẽ mãi mãi và mãi mãi không bỏ rơi mẹ cho dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa. Chỉ cần ôm mẹ vào lòng là con cảm thấy ấm áp hơn bao giờ hết. Mẹ luôn chăm sóc con tận tình lúc ốm đau hay bệnh tật, mặc dù phải thao thức cả đêm nhưng mẹ không bao giờ bỏ rơi con bơ vơ một mình, mẹ sẽ kể một câu chuyện thần tiên giúp xoa dịu mọi cơn đau đớn và mệt nhọc, biến giấc ngủ của con trở nên kì diệu còn mẹ thì chỉ ngồi ru con mãi vậy thôi, mẹ sẽ là người lo lắng nhất cho con. Con thường nghĩ con yêu mẹ rất nhiều vì mẹ luôn chăm sóc, lo lắng cho con mọi ngày; cho dù mẹ không chăm sóc cho con thì con vẫn sẽ cảm ơn mẹ vì mẹ đã sinh con ra đời, phải hi sinh rất nhiều thứ quan trọng mà đáng lẽ không sinh con ra thì mẹ đã không đánh mất. Nhưng con vẫn không hiểu được lí do tại sao mẹ lại yêu thương con nhiều đến thế mà con thì chưa làm được gì cho mẹ cả, chỉ mang đến phiền phức và đau đớn cho người mẹ này mà thôi, trong khi đó thì mẹ luôn nâng niu từng bước đi đầu tiên của con luôn coi nó là kỉ niệm của những ngày tháng hạnh phúc nhất cuộc đời mẹ.
Tâm hồn con sẽ luôn hướng đến mẹ. Mẹ là động lực cho con tiếp tục cố gắng bước đi trên con đường tương lai sau này. Mẹ là nhà, chỉ có mẹ là luôn chào đón con, khi con quay đầu lại thì mẹ vẫn luôn ở đầu con đường để đợi chờ con và luôn dõi theo con. Mẹ có thể không cho con những điều tốt nhất trên thế giới nhưng mẹ sẽ cho con tất cả những gì mẹ có đúng không mẹ? Mẹ sẽ luôn luôn và mãi mãi là tia sáng dẫn đường, sưởi ấm con trên con đường sau này và con cũng sẽ trở thành một sinh linh nhỏ bé mãi mãi bên mẹ, mang đến thật nhiều niềm vui đến cho cuộc sống của người mẹ yêu dấu này. “ Chỉ cần con học giỏi là mẹ vui rồi!”
Có lẽ đó cũng chính là suy nghĩ phức tạp của con về tình mẫu tử!
Mk chẳng biết có hay không nhưng đây là một bài văn rồi nên bạn chỉ chép một đoạn thôi nha còn nữa bạn thay từ con bằng từ em nha !!!!!!
Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui. Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con bướm. Tối hôm rằm tháng Tám, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đèn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Rước đèn được một vòng, chúng em quay lại bãi cỏ để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về.
Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên.
♥Tomato♥
Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu: "Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu". Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87. Con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em.
Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.
Mẹ là tiếng gọi đầu đời của trẻ thơ, là dòng sữa ngọt nuôi nấng ta lúc chào đời, dạy ta bắt đầu học nói. Mẹ hát ru ta ngủ, chăm sóc lúc ta thức, tập cho ta những bước đi đầu tiên. Tình mẹ diệu vợi luôn luôn nồng ấm hòa nhập với mạch sống của con, lòng mẹ hân hoan sung sướng khi thấy con khôn lớn, hạnh phúc, thành đạt trong xã hội, và sãn sàng chia sẻ những muộn phiền lo âu khi con gặp những thất bại trên đường đời. Không có bút mực nào tảhết được tình cảm thiêng liêng về tấm lòng cao cả của người mẹ. Dù rằng trong các bộ môn văn hộc nghệ thuật : thi văn, âm nhạc, hội họa, điện ảnh hay sân khấu…, đã được người nghệsĩ đem tim óc diễn tả về khối tình tuyệt vời đó, nhưng nào ai có thể diễn tả được hết tình mẹ bao la sâu thẳm đó ? Hình ảnh người mẹ trong lãnh vực tôn giáo: Phật Giáo có đức Quan Thế Âm, tôn sùng dưới hình thức Mẹ. Thiên Chúa Giáo có đức Mẹ, thánh nữ đồng trinh Maria. Trong kho tàng văn hóa Việt Nam những truyện cổ tích, ca dao, tranh họa, cải lương, kịch..…viết về mẹ không nhiều, nhưng lại thắm tình dân gian nên lưu truyền đến ngày nay.
Cô giáo dạy em năm lớp Một tên là Vân. Cô rất quan tâm và thương yêu học sinh. Em nhớ như in giọng nói dịu dàng, đầm ấm của cô trong giờ kể chuyện. Đối với bạn chưa ngoan, cô ân cần khuyên bảo chứ không hề trách phạt. Em rất quý mến cô, luôn xem cô như người mẹ hiền của em. Khi em viết chưa đẹp, cô cầm tay em uốn nắn theo từng con chữ. Những bài toán khó, cô giảng thật tỉ mỉ cho em hiểu. Em có tiến bộ như ngày nay đều nhờ vào sự chăm chút của cô. Em cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để đáp lại công ơn của cô đã dành cho em.
Hội đua thuyền trên sông ở quê em được tổ chức vào đầu xuân năm ngoái. Hôm ấy, bầu trời quang đãng. Trăm hoa đua nhau nở rộ dưới nắng trời ấm áp. Mọi người đi xem hội rất đông. Hai bên bờ sông Trà Giang thật nhộn nhịp. Ai cũng háo hức chờ đợi cuộc đua. Những chiếc thuyền đua được trang trí rất đẹp, thuyền nào cũng cắm cờ. Các vận động viên trên thuyền là những chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ và nhanh nhẹn. Khi nghe hiệu lệnh thổi còi của ban tổ chức, mọi người đều hướng mắt ra phía trước. Khi nhận được khẩu lệnh “bắt đầu”, những chiếc thuyền hối hả tiến nhanh, các tay đua thoăn thoắt, không ngừng nghỉ. Nước bắn tung tóe, tiếng trống giục “Tùng! Tùng! Tùng” vang dội. Khán giả cổ vũ bằng những tràng pháo tay rộn rã. Tiếng cười, tiếng nói cùng tiếng gọi nhau í ới đã làm cho khung cảnh ngày hội thật náo nhiệt.
Với em, mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm. Gió nhè nhẹ thổi mang theo khí xuân ấm áp. Mưa xuân như rắc bụi, cỏ cây hoa lá hân hoan rạo rực đón mừng, cỏ non ven đồi tua tủa mọc lên, chồi non trong vườn hé mắt khoe màu xanh nõn. Nước dâng đầy dòng sông, dòng kênh, lòng máng như cùng mùa xuân đem phù sa tưới tắm cho những cánh đồng. Lúa ngô khoai xanh biếc một màu trải dài, trải rộng đến chân trời xa. Từng đàn chim én bay lượn như dệt nắng xuân hồng. Cuối chân trời xa, những ngọn núi xanh thẫm nhô lên như những bức trường thành ngắm mãi không chán. Núi Thiên Nhẫn, núi Hùng Lĩnh,... nhô lên, hiện lên, hiện lên trập trùng, tím biếc…
Đêm trăng biển đẹp lắm. Sóng biển lao xao tràn lên bãi cát. Sóng biển rì rầm vỗ vào chân đảo. Gió êm biển lặng như một tấm gương trong xanh óng ánh muôn ngàn trăng sao. Phía xa kia là đảo Cát Bà mờ xanh, là đảo Hòn Dấu lập lòe ngọn hải đăng, là đồi thông xanh biếc ở bãi biển Đồ Sơn. Từ một làng, chài em say mê ngắm trăng ngắm biển. Gió mát quá. Một tiếng chim từ trời cao vọng đến... Con chim lạc đàn hốt hoảng kêu lên trong màn sương đêm. Càng về khuya, biển càng ru êm đềm, biển ca hát.
Trước cổng nhà, ba em trồng hai cây cau cảnh rất đẹp. Là cây cảnh nên nó không cao lắm, chỉ tầm 3 mét. Cau mọc thẳng tắp, thân cau tròn, gốc cây to và nhỏ dần lên đến ngọn. Da cau khá mịn màng, màu trắng bạc, có các khoanh tròn nhỏ trên thân như diện những chiếc lắc tay xinh đẹp. Các tàu lá cau xanh rì, tựa lá dừa nhưng ngắn và bé hơn, phất phơ trước gió như đang thì thầm trò chuyện. Cau nở thành từng buồng, ra hoa, hoa có màu trăng trắng, hương hoa dịu nhẹ, thoảng bay trong gió chiều khiến lòng ta ngào ngạt. Quả cau tròn, nho nhỏ, ra thành từng buồng, mỗi buồng có khi vài trăm trái, da láng mịn và xanh bóng. Khi về già, quả chín và đổi màu vàng đậm. Bà em thường chọn những quả cau tròn và căng nhất để bổ dọn cùng với trầu trên ban thờ mỗi dịp có giỗ hay ngày lễ Tết như tấm lòng thành kính gửi đến ông bà
đề bài :Em hãy tả 1 đoạn văn từ 4 đến 8 câu tả về một mùa mà em thích trong năm
Mùa đông là mùa cuối cùng của một năm. Khi mùa đông về, cây cối khắp nơi đều trở nên khẳng khiu, xơ xác. Bầu trời xám xịt không một gợn mây xanh. Ông mặt trời cũng lười biếng không chịu tỏa nắng xuống trần gian. Từng cơn gió lạnh buốt thổi khiến những người đi ngoài đường phải rùng mình. Đôi khi, những cơn mưa ghé qua làm tăng thêm cái lạnh lẽo. Thời gian cũng trôi đi nhanh hơn. Nhưng khi mùa đông đến cũng là lúc một năm sắp kết thúc. Một năm mới sắp đến, Tết sắp về. Vậy nên, em rất thích mùa đông.
Ở quê hương đất Tổ của em có một lễ hội lớn lắm, đó là Lễ Hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày mồng Mười tháng Ba Âm lịch hàng năm. Mọi người đều biết câu ca dao:
Lễ hội Đền Hùng là một lễ hội lớn, để tưởng nhớ các vua Hùng, những người đã có công dựng nước. Nó đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt chúng ta. Hàng năm, hội Đền Hùng được tổ chức long trọng với sự “hành hương trở về cội nguồn dân tộc” của các địa phương trên cả nước về đất Tổ– Phú Thọ. Lễ hội được diễn ra tại địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, thu hút rất nhiều người dân trên cả nước về tụ hội.
Lễ hội bắt đầu từ ngày mông 8 đến ngày 11 tháng 3 Âm lịch. Trước hết đó là phần lễ, với các nghi thức được tổ chức một cách trang trọng như dâng hương, dâng lễ vật từ các địa phương tưởng nhớ 18 vị vua Hùng và công lao của các ngài. Năm nào cũng vậy, trong lễ hội Đền Hùng đều có tổ chức cuộc thi kiệu của các làng chung quanh. Chính bởi những lễ rước kiệu này mà không khí lễ hội trở nên náo nhiệt và đông vui hơn. Trẻ con thích thú hò hét chạy theo đoàn người ăn mặc đẹp đẽ rước kiệu. Mỗi làng đều cố gắng bỏ công sức và tiền bạc để tạo ra những chiếc kiệu đẹp nhất bởi người dân tin rằng, nếu kiệu của làng nào giành được giải tức là họ đã được các vua Hùng tin tưởng và phù hộ.
Phần hội với rất nhiều trò chơi dân gian đặc trưng của địa phương em như ném còn, chơi đu, đấu vật, chọi gà,… Được bố mẹ cho đi hội Đền Hùng thường xuyên nhưng có lẽ phần hát Xoan ở đền Hạ làm em cảm thấy thích nhất. Không khí ở đây vừa mát lại vừa thoáng, được thưởng thức những câu hát mộc mạc, bình dị đậm chất dân tộc thì không gì bằng.Hát Xoan là một trong những di sản của Phú Thọ quê em. Em rất tự hào vì làn điệu dân ca quê hương mình.
Lễ hội Đền Hùng thật sự rất ý nghĩa và hấp dẫn. Đó không chỉ là tín ngưỡng thờ cúng các vua Hùng mà còn là nét đẹp của dân tộc Việt ta, hướng về cuội nguồn. Đó là đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” đã được cả dân tộc mang mình dòng máu Lạc Hồng gìn giữ bao đời. Bởi vậy, hễ là “con Lạc cháu Hồng”, thì hãy về thăm Đền Hùng quê em dịp lễ hội. Đừng quên chính hội vào ngày 10 tháng 3, rất hấp dẫn…
dù ai đi ngược về xuôi
nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
đấy là câu ca dao mà các cụ đời xưa đã để lại cho chúng ta.
quê em ở phú thọ nên năm nòa em cũng được đi về đền hùng để dự buổi lễn giỗ tổ .
chờ đơi mãi thế là cũng đến ngày mùng mười tháng ba. em được bbó mẹ đưa lên đền hùng
vừa đi được một vài chục cây, em đã thấy ngọn núi cao cao hùng vĩ. xung quanh là những dãy núi cao để bảo vệ dân tộc việt nam.
lễ hội đền hùng thật tưng bừng~
các bà các cụ khăn đóng áo dài thật trang nghiêm. còn các anh các chị với bộ quần áo nẹp đỏ thời xưa cung kính rước kiệu từ các nơi về đền chính trời xuân mát mẻ cây cối tốt tươi. càng lên cao em càng thấy sao ma quê hương mình đẹp thế! không phải đây là lần đầu tiên mà em được lên đền hùng mà mỗi lần lên em lại có những suy nghĩ khác nhau, thế là quê hương mình càng ngày càng thay đổi, đẹp tươi , pháp triển. thật là tuyệt vời. núi ngjĩa lĩnh uy nghi khác thường. em đi theo đoàn rước kiêu, và cũng được nghe tiếng chiêng tiếng trống hòa vang với nhau cùng nhau hòa thành một bản nhạc đẻ dâng lên các vua hùng. tiếng chiêng tiếng chống hòa với nhau như dân tộc việt nam, hòa vào cùng nhau chung sức để đưa dân tộc việt nam càng phát triển hơn.
đi đền hùng em vẫn thích nhất là được đến đền giếng. theo truyền thuyết đây là đền công chiúa thứ 18 đới vua hùng hay xuống đay để tắm. lên cao hơn là đền hạ. và ở nơi đây là nơi mẹ âu cơ sinh ra bọc trăm trứng
và lên cao gần 200 bậc nữa là đền trung. đền trung la nơi rất quan trọng . chính ở nơi đây các vua hùng đã cùng các lạc hầu lạc tướng bàn truyện đát nước rất hệ trọng.
rồi lên cao nưa là núi hùng nơi thờ đát trời thiêng liêng
giỗ tổ hùng vương đúng vào mùa xuân nên đươc dâng lên rất nhiều bánh trưng bánh giầy , vì đây là lời mà Thiên Vương đã chỉ cho lang liêu nên lang liêu mới được lên làm vua.
lễ hội đền hùng là thế đó. là ngày ma chúng ta dâng tỏ tấm lòng của mình về với tổ tiên đất trời , các vị vua hùng đã có công xây dựng đất nước
các vua hùng đã có công dựng nước
bác cháu ta phải cùng nhua giữ lấy nước
đó là câu nói của bác hồ kính yêu vì thế mà em cùng các ban ở lớp luôn cố gắng học tập để đưa việt nam càng ngày càng phát triển hơn
nhớ k nha
Bạn tham khảo nha !!
Tết Trung thu đã đến. Em thích nhất là được ngồi bên cửa sổ ngắm trăng cùng bà. Vui biết bao! Bánh kẹo được bày ra một chiếc mâm. Cả nhà cùng ngồi ăn với nhau. Như vậy mới là đêm rằm Trung Thu! Em được được ăn bánh Trung Thu và ngắm trăng. Sau đó, em còn được chơi lồng đèn. Những chiếc đèn lồng thắp sáng giữa đêm trăng ở quê em. Tết Trung thu năm nào cũng thật vui vẻ.
tham khảo bn nha
Hội Trung thu rước đèn họp bạn hồi năm ngoái thật là vui. Mẹ mua cho em một chiếc đèn lồng hình con bướm. Tối rằm tháng Tám hôm đó, khi nghe thấy trống ếch dồn dập ngoài ngõ, em vội xách đèn lồng ra nhập vào đoàn quân tí hon tiến về bãi cỏ rộng đầu xóm rồi quây thành vòng tròn quanh bãi. Sau lời tuyên bố của chị phụ trách, chúng em xếp thành hàng dài đi vòng quanh xóm, đi đầu là hai con rồng. Đèn rước đèn đèn đi đến đâu, tiếng trống vang lên đến đó, làm cả xóm náo nhiệt lên như ngày hội lớn. Rước đèn được một vòng, chúng em quay lại nhà văn hóa để chuẩn bị phá cỗ. Tiết mục phá cỗ cũng không kém phần vui vẻ như khi rước đèn. Chúng em vừa ăn bánh kẹo, hoa quả, vừa tiến hành văn nghệ. Khi ông trăng đã lên cao, chúng em mới ra về. Ngày hội đó đã để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quên. Em mong năm nào cũng được đi rước đèn, phá cỗ cùng các bạn đêm rằm Trung thu.