Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong năm 2020, có một đại dịch lớn. Đó là dịch Covid-19 (hay còn gọi là dịch Corona). Ai cũng hoang mang và lo sợ, nhưng các bác sĩ khuyên rằng nên vệ sinh cá nhân và vệ sinh các bề mặt. Và các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên hoang mang và lo lắng,hay bình tĩnh. Trên thế giới có hàng triệu người nhiễm và hàng triệu người tử vong. Trong số đó, Việt Nam chưa có ca tử vong nào và 12 ngày liên tiếp không có ca mắc. Các bác sĩ nói rằng:
- Chúng ta đã có thể đẩy lùi Covid-19.
Em cũng không nhớ chính sát cho lắm, nhưng mà nội dung thì giống phần trên. Có dịch thì nhiều người không làm ăn được, các bạn học sinh cũng không đi học được, nhưng giờ đã không sao, tình hình Việt Nam đã đỡ. Em hy vọng dịch mau chóng hết, mọi người có thể đi lại, công việc cũng ổn định.
Chúng ta ai cũng biết là dịch corona đang bùng phát một cách rất mạnh mẽ hiện tại nó là một virus tàn phá toàn cầu. Nó đã tàn phá một cách tàn bạo khiến hàng triệu người chết về nó. Dịch này hiện tại chưa có thuốc chữa và cũng chưa có thuốc phòng. Không ai muốn ra ngoài đường vào thời gian này. Mọi người mọi nhà mua lương thực dữ trữ. Trẻ em không đi học bàn ghế chắc là đã bụi bẩn lắm rồi. Giờ thì các công ty nghỉ khiến cho nhiều công nhân mất việc. Toàn xã hội cách ly, ai ở đâu ở nguyên chỗ đó khắc sâu trong lòng không ai quên. Các cuộc họp quốc hội lại thường xuyên hơn. Toàn thế giới trông chờ vào ý thức của toàn người dân trên thế giới vì nếu không có sự hợp tác của mọi người thì dịch sẽ mãi mãi tồn tại mọi người sẽ chết dần. Các danh lam tham cảnh của các nước không có người tam quan. Các con đường thường ngày có các cụ già và các bạn nhỏ hiện nay đã không còn. Con đường đã vắng người hơn trước. nhưng người nghèo khó không biết làm gì để kiếm tiền may rằng cũng có những người tốt làm những việc thiện nguyện như cây ATM phát gạo cho những người nghèo khổ vì dịch bệnh mà mất việc đi đôi với điều đó là những người không làm theo và chủ quan tổ chức đua xe trái phép .
Nếu ai hỏi em về người lao động trí óc mà em yêu quý nhất, thì em sẽ không chút ngần ngại mà trả lời rằng là thầy Minh - thầy giáo dạy tiếng anh của em.
Thầy là một thầy giáo trẻ và nhiệt huyết. Với mái tóc đen ngắn, làn da nâu khỏe mạnh, đôi mắt đen sáng ngời, lúc nào thầy Minh trông cũng tràn đầy sức sống. Mỗi ngày đến lớp, thầy luôn chào chúng em với nụ cười tươi tắn. Các tiết học tiếng anh cũng trở nên sôi động với nhiều hoạt động luyện nói và trò chơi nhỏ. Nhờ thầy, em và các bạn thêm yêu thích môn tiếng anh, và có tự tin hơn mỗi khi nói môn ngoại ngữ này. Không chỉ dạy giỏi, thầy Minh còn rất năng nổ trong các hoạt động của trường. Sự kiện nào, thầy cũng tham gia làm MC, rồi cả trang trí hậu trường nữa chứ. Chỉ cần làm được, thầy Minh sẽ không từ chối lời nhờ vả của ai hết. Vậy nên, từ học trò đến các giáo viên trong trường, ai cũng hết sức yêu mến thầy.
Mỗi ngày đến trường được gặp thầy Minh, chính là một ngày vui của em.
Hằng ngày ,sau khi đi học về em thường ko tưới nước cho vườn cây, toàn để ông bà làm hộ . Hôm nay thì khác , bà em bị ốm ,ông em đau lưng nên chỉ còn 1 mình em chăm sóc cho vườn cậy.Bước vào vườn ,em thấy một điều kì lạ, những cây hoa cúc ,hoa hồng xinh đẹp đang ngủ bỗng vờn dậy sau khi em tưới nước ,ôi trông mới đẹp làm sao . Cây cam, cây bưởi đang nhảy múa cùng với những đàn chim đang tấu lên bản nhạc dịu dàng .Hoa mận trắng muôn muốt,rung rinh như những cái chuông bé tí xiú,đang tỏa hương thơm dịu.Hoa dâm bụt đỏ rực sáng trông như những chiếc lồng đèn .Em liền từ từ đi đến từng cây,từng cây một ,trông ai cũng có niềm hãnh diện của mình . Em thấy vườn em là 1 nơi thú vị như 1 bản hòa tấu của thiên nhiên
MK TỰ NGHĨ NHA
Nghỉ hè, được về quê đối với em là một niềm vui khó tả. Trên chuyến xe bus về quê, sự háo hức và chờ mong luôn rạo rực trong lòng em cho đến tận lúc đặt chân xuống mảnh đất quê nhà. Nhìn từ xa, khu vườn đầy trái ngọt của ông em hiện lên thấp thoáng với biết bao nhiêu là quả chín, mùi thơm của trái cây chín cứ theo làn gió bay vào thính giác khiên con người ta cảm thấy dễ chịu đến lạ thường. Khu vườn ông em có nhiều loại quả lắm. Nào ổi, là bưởi, là cam rồi đu đủ, xoài,... Háo hức chạy ra vườn cây, ngắm nghía từng loại quả, em nhắm mắt ngả mình vào gốc cây mít đã gắn bó với gia đình suốt mấy chục năm nay mà lắng nghe tiếng ve cùng tiếng chim thay nhau cất tiếng hát như một điệu nhạc của mùa hè trong lành, đầy yên bình và êm ả. Và điệu nhạc đó khiến em thiếp ngủ lúc nào không hay.
a,
Trái đất và mặt trời
Tuấn lên bảy tuổi [ . ] Em rất hay hỏi [ . ] Một lần [ , ] em hỏi bố:
- Bố ơi, con nghe nói Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Có đúng thế không, bố ?
- Đúng đấy [ , ] con ạ ! – Bố Tuấn đáp.
- Thế ban đêm không có Mặt Trời thì sao ?
b)
Trái đất và mặt trời
Tuấn lên bảy tuổi. Em rất hay hỏi. Một lần, em hỏi bố .
– Bố ơi, con nghe nói Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời có đủng thế không, bố ?
– Đúng đấy, con ạ ! – Bố Tuấn đáp.
– Thế ban đêm không có Mặt Trời thì sao?
Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây.
Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.
Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.
Không biết tự bao giờ, cùng với bến nước sân đình, cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút nao lòng mỗi khi nhớ về những kỉ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao, trong chuyện cổ tích, trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh, chú cuội. Nhớ vô cùng điệu lí cây đa người thương ta đã hát. Cây đa bến nước sân đình phải chăng đã trở thành những thiết chế văn hóa không thể thiếu được của làng quê?
Thật vậy, với đặc tính sinh vật của mình, cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. trong bão táp phong ba, trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững tỏa bóng mát giữa trời, ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm, rễ nổi đến đó. Từ rễ hóa thành thân, để cây đa có thêm nhiều cội. Có cây có tới chín cội lừng lững uy nghiêm cả một góc làng. Những cội đa đó như những cánh tay khổng lồ, cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó, đa còn có nhiều lá rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xòa bay trong gió. Trẻ chăn trâu tha hồ ẩn náu trong từng cội đó chơi trò đuổi bắt. Lá đa xanh ngắt bốn mùa chim gọi về làm tổ. Trong vòm lá, chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia, con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.
Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác, không có quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo, hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngát. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khỏe chắc kiên cường. Bởi thế giá trị tinh thần của cây đa thật lớn. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa để làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng, cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng, gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai, cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát làng dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sĩ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta, mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc, lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!
Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Thời chống Pháp, ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa, gốc đa là nơi cất giấu thư từ, tài liệu bí mật. Thời chống Mĩ gốc đa lại là chòi gác máy bay, nơi treo kẻng báo động. Còn mãi trong ta cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc, là bình yên cho xóm làng. Phải chăng “thân cây đa” cũng là từ ý nghĩa đó. Đa là một trong những biểu tượng của làng.
Bác Hồ người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người đã phát động Tết trồng cây và việc trồng cây mỗi mùa xuân đến theo lời Bác dạy là một nét đẹp văn hóa của người Viêt Nam chúng ta. Cả cuộc đời Người, Bác đã trồng biết bao cây xanh tạo bóng mát cho đời, trong đó có nhiều cây đa. Tết Kỉ Dậu (1969) Tết cuối cùng của đời người, Người đã kịp trồng cây đa cuối cùng tại xã Vật Lại (Ba Vì). Những cây đa Bác trồng đã vươn cành xanh lá tỏa bóng rợp mát quê hương. Theo chân Bác, cùng với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, chúng ta hãy trồng thêm nhiều cây đa nữa ở những nơi trung tâm làng xã để cho “cây đa bến nước sân đình” mãi là những tín hiệu bình yên, biểu tượng của một làng quê văn hóa Việt Nam.
Tôi chép Word của anh tôi
Em còn nhớ mãi trận đấu bóng đá hấp dẫn giữa hai đội tuyển Việt Nam gặp Thái Lan giải U21 quốc tế ở Ninh Thuận. Trận đấu diễn ra vô cùng hấp dẫn và nhiều gay cấn. Vào những phút đầu tiên, đội tuyển Thái Lan dẫn trước với tỉ số 1-0. Sau đó không lâu ,đội chủ nhà tấn công quyết liệt, áp đảo khung thành đối phương. Cuối cùng cầu thủ mang áo số 7 tên Văn Quyến đã sút liền hai trái vào lưới Thái Lan. Tiếng reo hò vang dội rất náo nhiệt. Việt Nam chiến thắng với tỉ số 2-1. Em rất thích xem bóng đá vì khi xem bóng đá giúp em thư giản và không còn thấy mệt mỏi trong những giờ học tập căng thẳng.
Em đã được chứng kiến một cuộc chạy đua cự li 100 mét tại sân vận động của tỉnh do Sở Thể dục thể thao tổ chức nhân ngày kỉ niệm 44 năm Bến Tre đồng khởi. Tám vận động viên xuất sắc của tám huyện thị đã vào vị trí xuất phát và đang ở trong tư thế “sẵn sàng”. Cả tám vận động viên mắt đăm đăm nhìn lá cờ hiệu trên tay trọng tài. Chỉ mấy giây sau, lá cờ trên tay chú trọng tài phất xuống, cả tám vận động viên đồng loạt lao người về phía trước như một mũi tên. Ai cũng như bay trên đường chạy; những mái tóc hất ngược về sau, nằm sát sạt trên đầu. Em đứng gần chỗ về đích nên thấy rất rõ: chỉ còn khoảng từ 10 đến 15 mét nữa thôi, từ vị trí số ba, vận động viên mặc áo đỏ số 5 tăng tốc vượt qua vị trí số 2 rồi bay qua số 1, chạm đích trong tiếng reo hò của các cổ động viên.
Chép văn mẫu nha.Vì tội nhắn "cục cứt" trên câu hỏi
cứt heo