Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
câu 1 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Tóm tắt: Cô em gái Kiều Phương có năng khiếu hội họa tiềm ẩn. Khi tài năng được biết đến và phát huy, người anh trai cảm thấy ghen tị, buồn dẫn đến thái độ khó chịu và xa lánh em. Ngày đi cùng em nhận giải, người anh mới xúc động nhận ra sự hẹp hòi của mình và lòng nhân hậu của em gái. Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): a. Nhân vật chính trong truyện là hai anh em Kiều Phương. Vì hai nhân vật này được tác giả quan tâm nói đến xuyên suốt truyện. Tuy nhiên nhân vật người anh được tác giả kể về diễn biến tâm trạng nhiều hơn. b. Truyện kể bằng lời nhân vật người anh. Điều này làm cho suy nghĩ, tình cảm được bộc bạch chân thật, sự việc diễn biến một cách tự nhiên, logic. Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): a. - Đến khi thấy em tự chế màu vẽ : coi mình lớn, tò mò → Khi tài năng của em được phát hiện : có chút ghen tị → Khi lén xem tranh : cảm giác thua kém → Khi đứng trước bức tranh đoạt giải : ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ. b. Người anh cảm thấy không thể thân với em như trước bởi chính cái ranh giới mong manh mà người anh vạch ra. Ranh giới đó là cảm giác thua kém, là ghen tị và cảm giác thiếu vắng sự quan tâm. c. ngỡ ngàng vì bất ngờ, vì ngạc nhiên, hãnh diện khi mình là người được em vẽ, khi chân dung mình qua con mắt em lại đẹp vậy, cũng hãnh diện vì có đứa em tài giỏi. Xấu hổ nhận ra bản thân quá hẹp hòi trước tâm hồn đẹp đẽ của em. Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Đoạn kết truyện, người anh xúc động, những suy nghĩ bị nghẹn lại không thoát ra thành lời. Người anh hổ thẹn với tấm lòng nhân hậu, với tình cảm của em gái mình, xấu hổ khi thấy mình không xứng đáng với tâm hồn thuần khiết bé bỏng ấy. Đồng thời là cảm giác hối hận khi trước kia đã cáu gắt với em. Câu 5 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Nhân vật cô em gái trong truyện – Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, tài năng nhưng không khoe khoang, không cậy mình có tài mà khinh thường người khác. Đồng thời lại rất độ lượng và nhân hậu. Có lẽ tâm hồn trong sáng, nhân hậu là điều đáng mến nhất của cô bé này.
Soạn bài: Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)
Xem thêm: Tóm tắt: Bức tranh của em gái tôi
Câu 1 (trang 34 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Kiều Phương là cô gái hay lục lọi đồ và thường bôi bẩn lên mặt. Cô bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế màu và vẽ. Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh lúc này tỏ ra ghen tị và xa lánh em. Kiêù Phương đạt giải nhất tại trại thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “anh trai tôi”, lúc này người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về bản thân mình.
Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
a, Nhân vật chính trong truyện là hai anh em Kiều Phương. Người anh trai là nhân vật chính vì nhân vật này thể hiện chủ đề, tư tưởng của tác giả: thái độ và cách ứng xử trước thành công của người khác.
b, Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất, người anh kể lại truyện. Cách kể này có ý nghĩa tạo ra sự gần gũi tâm lí của nhân vật người anh Kiều Phương. Giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét tính cách, hành động của mình.
Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Diễn biến tâm trạng nhân vật người anh:
a, Từ trước cho tới lúc thấy em gái tự chế màu vẽ: người anh tỏ ra người lớn, thấy việc vẽ cảu Mèo là chuyện trẻ con.
- Khi khả năng hội họa của em gái được phát hiện: người anh cảm thấy thua kém, mặc cảm, xa lánh em gái
- Khi lén xem tranh và đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em ở phòng trưng bày người anh nhận thấy tài năng và lòng nhân hậu của em gái
b, Tài năng hội họa của người em được phát hiện, người anh không còn thân với em gái do:
- Mặc cảm về bản thân thua kém em
- Người anh chạnh lòng khi mọi người chỉ chú ý tới em gái
- Cảm thấy ghen tị với em
c, Tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”
- Ban đầu, ngỡ ngàng vì không ngờ được em lựa chọn vẽ vào tranh. Ngỡ ngàng vì bức vẽ về anh đẹp, một người mơ mộng, suy tư, hồn nhiên
- Tự hào, hãnh diện vì được thể hiện đẹp trong bức tranh của em gái mình.
- Xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em, và không xứng đáng ở trong tranh.
Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Đoạn kết của truyện người anh cảm động, muốn khóc không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu “không phải con đâu”
- Đoạn kết người anh cảm thấy mình không xứng đáng đẹp như hình em gái vẽ.
- Người anh cảm động bởi vừa kịp nhận ra sự hồn nhiên, nhân hậu của cô em gái
=> Người anh vượt lên chính mình, nhìn thấy những thiếu hụt trong nhân cách và chính sự nhân hậu của cô em gái đã cảm hóa được sự yêu thương, hối lỗi của người anh.
Câu 5 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Nhân vật người em trong truyện:
+ Là một cô bé hồn nhiên, kiên trì theo đuổi đam mê vẽ tranh
+ Luôn yêu thương và muốn gần gũi với người anh
+ Chọn vẽ anh vì anh là “người thân thuộc nhất”, luôn yêu thương anh trai
+ Là cô bé nhân hậu, vị tha, tình cảm trong sáng
=> Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em gái giúp cho người anh nhận ra sự hạn chế, thiếu hụt về tình cảm của mình.
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 35 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Người anh trai sau khi nhìn thấy bức tranh đạt giải nhất của cô em gái thì ngỡ ngàng, hãnh diện rồi cảm thấy xấu hổ. Thoạt đầu ngỡ ngàng bởi người anh không hề biết trong lòng cô em gái mình lại là người hoàn hảo đến thế, sau tất cả những sự thờ ơ, vô tâm với em. Tiếp đó là sự hãnh diện vì được em gái vẽ rất đẹp, một người anh mơ mộng, suy tư chứ không phải người anh nhỏ nhen, ghen tị. Tất cả sự hãnh diện đó tiếp nối là sự xấu hổ với em, với bản thân. Người anh dằn vặt chính mình và cảm thấy không xứng đáng với vị trí đặc biệt trong lòng người em. Chính sự nhân hậu, hồn nhiên của người em đã giúp người anh tỉnh thức, nhìn nhận đúng về bản thân mình.
Bài 2 ( trang 35 sgk Ngữ văn 6 tập 2):
Khi em gái của em đạt được giải nhất cuộc thi “Tiếng hát hoa phượng đỏ” thành phố:
- Bố mẹ em đều rất vui mừng và hãnh diện, còn chuẩn bị cả phần thưởng cho em gái.
- Bản thân em cảm thấy tự hào, vui sướng vì có em gái tài năng
bằng lời của dễ mèn
Tôi hối hận và đau xót không sao kể xiết. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vạ lây. Tôi nhận ra sự tai hại ở cái thói huênh hoang, hống hách của mình. Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thìa hơn. Hôm nay, tôi thoát nạn nhưng anh Choắt đã phải trả giá bằng mạng sống quí giá thay cho tôi. Còn tôi, nếu không cố mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo rồi tôi cũng sẽ tự rước hoạ vào mình. Sự việc hôm nay quả thực đã dạy cho tôi một bài học đường đời quá lớn. Chắc cho đến mãi sau này, tôi cũng không thể nào quên anh Choắt trong giờ phút hấp hối và lời trăng trối của anh. Anh Choắt ơi, cho tôi tạ tội với anh. Đứng trước mộ anh, Mèn tôi xin hứa sẽ trở thành người có ích.
Sau khi chôn cất Dế Choắt, tôi đứng im lặng hồi lâu trước nấm mồ mới đắp của người bạn xấu số, suy nghĩ về việc làm dại dột, ngông cuồng của mình và cảm thấy hổ thẹn, ân hận vô cùng! Biết mình có ưu thế về sức khoẻ nên tôi thích bắt nạt những người hàng xóm nhỏ bé xung quanh. Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ khiến mỗi khi tôi đi qua, các chị phải núp khuôn mặt trái xoan xuống dưới nhánh cỏ, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm. Tệ hơn nữa, thỉnh thoảng tôi còn ngứa chân đá anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên. Không có ai dạy dỗ, ngăn cản, tôi cứ tưởng thế là hay, là giỏi. Chuyện bắt nạt mọi người là đáng trách, song cũng còn có thể tha thứ được; nhưng việc tôi bày trò tinh nghịch trêu chọc chị Cốc khiến Dế Choắt bị chị hiểu lầm mổ cho đến chết thì quả là tội của tôi quá lớn, không thể tha thứ được. Tôi tự nguyền rủa mình là thằng hèn nhát, dám làm mà không dám chịu. Khi chị Cốc bực mình lên tiếng, sao không dám ra mặt đối đầu với chị mà lại chui tọt vào hang, khiếp sợ nằm im thin thít?! Nếu tôi không hát ghẹo chị Cốc bằng những lời lẽ hỗn xược thì chị đâu có nổi giận, Dế Choắt đâu có bị đòn oan?! Chỉ vì muốn thoả mãn cái tính hiếu thắng và tinh nghịch của mình mà tôi đã trở thành kẻ giết người.Lúc này, tôi tự trách mình và ân hận vô cùng nhưng than ôi, mọi việc đều đã muộn! Dế Choắt ốm yếu đáng thương đã nằm yên trong lòng đất! Dế Choắt ơi, tôi thành tâm xin lỗi bạn và hứa sẽ quyết tâm thay đổi tính nết, từ bỏ thói hung hăng, ngỗ nghịch, kiêu ngạo để trở thành người có ích cho đời!
Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa.
Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi.
Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào!
Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.
Khi nhận ra nhân vật chính trong bức tranh đoạt giải của em gái là mình, người anh ban đầu ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện và sau đó là xấu hổ. Em ngõ' ngàng vì không nghĩ rằng trong con mắt em gái, hình ảnh của mình lại toàn mĩ đến thế; sau những gì mình đối xử với em gái, em gái vẫn có cái nhìn hết sức hoàn hảo về mình. Từ sự ngỡ ngàng đó, người anh chuyển sang hãnh diện. Hãnh diện không chỉ vì tài năng của em, vì sự hoàn hảo của mình trong bức tranh, mà còn chính vì tâm hồn cao thượng và lòng vị tha của em gái. Cùng với dòng chữ đề Anh trai tôi là hình ảnh một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lèn từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chísự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Đó là một người anh trong những suy nghĩ và có cả sự tưởng tượng của người em gái. Chính lòng vị tha và lòng mong ước của em gái đã làm cho người anh chuyển từ hãnh diện sang xấuliổ. Dưới con mắt của em gái, người anh thật hoàn hảo, nhưng trong thực tế người anh chưa làm được những gì xứng đáng với suy nghĩ của người em, ngay trong cách đối xử và những suy nghĩ của em về em gái cũng không được như vậy. Người anh đã nhận ra những khuyết điếm của mình qua nội dung mà em gái diễn tả trong bức tranh.Như vậy có thể thấy, tâm trạng của người anh diễn biến hết sức phức tạp thông qua những hành động cụ thế của em gái. Đó là nét độc đáo trong việc thế hiện tính cách nhân vật của tác giả.
có 1 em bé rất là thông minh.......
xong r đó tham khảo đi
Gợi ý thôi nhé:
Bức tranh của em gái tôi
sau khi đi nhận giải cùng em trở về nhà, người anh cảm thấy day dứt và cậu đã quyết định nói chuyện với cô em gái xủa mình. Em hãy tưởng tượng và nhập vai Kiều Phương để kể lại câu chuyện đó
=> Cách làm dễ nhất cho bài này thì em cứ tưởng tượng như theo cốt chuyện sẵn có của tác giả. Nghĩa là chúng ta sẽ đi từng chi tiết trong chuyện xem như là lời giải thích. Vì sao người anh lại tỏ thái độ với em gái? Vì sao.....? => Sau một loạt những chi tiết như vậy để kéo dài thêm độ dài của câu chuyện thì chúng ta kể đến đoạn mấu chốt của câu chuyện là khi cậu ấy nhìn thấy bức tranh của chính bản thân mình (lưu ý là ngôi của Kiều Phương nhé!) => Nêu ra cảm xúc của người anh. Và sau khi nghe được những lời xin lỗi mang đầy nỗi hối hận của anh trai. Tôi chạy lại ôm chầm lấy anh, thỏ thẻ vào tai: " Em không sao? Em biết anh mình là ........ => đoạn này em có thể tự viết!
Đặc biệt để bài viết thêm dài em nên cho 2 yếu tố miêu tả và biểu cảm vào nhé! nó sẽ giúp bài văn vừa dài vừa có thể trở nên mượt hơn đấy!
Tham khảo nha
Mặt nước biêng biếc xanh
Mây trời xanh vời vợi
Cỏ cây xanh sắc thắm
Mắt em thơ trong xanh
Màu xanh đẹp đến thế
Hãy gìn giữ nghe em
Bảo vệ cây và lá
Đừng tàn phá màu xanh
Đừng vứt bừa rác thâi
Trân trong mẹ thiên nhiên
Cho nơi này xanh mãi
Xanh bình yên mênh mông.
mik nha
Đêm qua mùa trở gió
Hạt mưa buồn ghé sang
Ướt hàng cây, ngọn cỏ
Ôi nàng mưa đa mang
Tôi ngồi bên khói thuốc
Cõng đêm dài trên vai
Mưa rơi vào ô cửa
Nhạt nhòa bóng hình ai
Bao lâu rồi mưa nhỉ
Ngày người xa nơi ta?
Mưa buồn rơi thủ thỉ
Chỉ mới ngày hôm qua…
Ngày hôm qua? Ôi thôi
Ngày người xa nơi tôi
Ba mùa thu thay lá
Ngày nhân tình chia đôi
Tôi vẫn tìm vẫn đợi
Hỡi nàng mưa khuya ơi?
Mây trời cao vời vợi
Người tôi yêu nơi đâu?
Tôi bước trên lối khói
Người lạc giữa đường mây?
Lời yêu thương chưa nói
Đã xa rời vòng tay?
Tôi chờ trên lối tuyết
Người hát giữa đường trăng?
Một đời tôi tìm kiếm
Người ơi! Nghe hay chăng!?…
. Mở bài: Giới thiệu cảnh hoàng hôn và trăng bắt đầu nhô lên.
(Có thể giới thiệu đêm trăng đẹp mà em đã có dịp thưởng thức, ngắm nhìn)
2. Thân bài:
a. Tả cảnh bao quát:
- Cảnh vật từ từ hiện ra dưới ánh trăng vừa lên sau lũy tre làng. Bóng tre nghiêng làm tối một vùng cho ta cảm giác mọi vật đều to lớn hơn.
- Gió từ cánh đồng thổi vào làng mát rượi.
- Trẻ con tụ tập chơi ở sân phơi, người lớn sửa soạn sàng gạo, chẻ lạt dưới trăng.
b. Tả cảnh chi tiết:
- Trăng lên cao chút nữa rót ánh sáng vàng óng, trong trẻo lên mọi vật, soi rõ đồng lúa nhấp nhô như sóng gợn.
- Bầu trời đầy sao, cao trong veo không gợn chút mây.
- Xa xa, dãy núi thẫm màu như một dải băng xanh xám viền dưới đường chân trời.
- Về khuya, mặt trăng lên cao. Không gian bát ngát ánh trăng vàng trong veo như màu nước trà nhạt, soi rõ từng tàu lá dừa chải tóc bên bờ ao.
- Tiếng côn trùng hoà tấu bản nhạc đồng quê rả rích, dường như có chú dế nào đó luyện giọng dưới trăng.
- Mọi người xếp dọn đồ đi ngủ, chỉ còn ông trăng thức trò chuyện cùng các vì sao.
1) Mở bài
Giới thiệu chung về đêm trăng ấy:
* đêm rằm trang tỏa sáng khắp bầu trời và mặt đất
* xóm em rộn ràng chuẩn bị đón tết trung thu
2) Thân bài
Tả cảnh đêm trăng:
* Lúc xẩm tối:
+ Màn đêm dần buông, bầu trời thăm thẳm, lấp lánh ánh sao
+ Trăng lấp ló thấp thoáng sau lũy tre làng
+ Gió thổi mát rượi
+ Làng xóm rộn rã nhộn nhịp tiếng nói cười
* Lúc trăng lên:
+ Mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc đĩa lơ lửng giữa không trung
+ Ánh trăng vằng vặc soi sáng xuống sân nhà, nhà cửa, ruộng đồng,..
+ Trên đường làng trẻ em nối đuôi nhau chơi rước đèn, ca hát rộn ràng
+ Cảnh phá cỗ vui vẻ giữa sân đình
3) Kết bài
Cảm nghĩ của em về đêm trăng ấy:
- Cảnh làng quê trong đêm trăng đẹp như một bức tranh
- Ấn tượng sâu sắc về đêm trăng hôm ấy
- Càng thêm yêu mến quê hương
- Không bao giờ quên hôm ấy
P/S : Hoq chắc :>
Sau khi đi nhận giải về tôi vô cùng phấn khởi trước thành quả của mình, nhìn sang anh tôi, tôi thấy anh định nói gì đó nhưng tôi sợ anh sẽ khó xử nên mở lời trước:
- Anh có chuyện gì à?
Anh tôi giật mình, ngơ người một lúc rồi nói:
- Kiều Phương này, nếu anh nói anh từng ghen tị và đố kị em thì em có ghét anh không?
Tôi chưa hiểu anh nói gì và tôi lỡ nói:
- Anh à, chúng ta là người một nhà cho dù anh có ghét hay tị nạnh với em gì đi chăng nữa nhưng em sẽ không ghét anh trái lại tị nạnh trong nhà là một chuyện bình thường mà, điều đó còn giúp chúng ta hiểu nhau hơn.
Trước những lời nói của tôi, anh cảm động và ôm chầm lấy tôi, cả hai anh em chúng vỡ òa trong cảm xúc. Bố mẹ nhìn thấy và cũng rất tự hào về chúng tôi.
Sau khi đi nhận giải về tôi vô cùng phấn khởi trước thành quả của mình, nhìn sang anh tôi, tôi thấy anh định nói gì đó nhưng tôi sợ anh sẽ khó xử nên mở lời trước:
- Anh có chuyện gì à?
Anh tôi giật mình, ngơ người một lúc rồi nói:
- Kiều Phương này, nếu anh nói anh từng ghen tị và đố kị em thì em có ghét anh không?
Tôi chưa hiểu anh nói gì và tôi lỡ nói:
- Anh à, chúng ta là người một nhà cho dù anh có ghét hay tị nạnh với em gì đi chăng nữa nhưng em sẽ không ghét anh trái lại tị nạnh trong nhà là một chuyện bình thường mà, điều đó còn giúp chúng ta hiểu nhau hơn.
Trước những lời nói của tôi, anh cảm động và ôm chầm lấy tôi, cả hai anh em chúng vỡ òa trong cảm xúc. Bố mẹ nhìn thấy và cũng rất tự hào về chúng tôi.
Tham khảo nha !!!
Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình
Lời hát ấy luôn gợi nhớ trong em về tấm lòng người mẹ, về tiếng gọi "Mẹ" thiêng liêng,cao cả nhất của mỗi con người. Nhưng có lúc em đã làm cho mẹ phải buồn,phải lo lắng vì em.Làm sao em quên được hình ảnh của mẹ lúc em mắc lỗi .
Đó là một buổi chiều mùa đông ảm đạm, em theo mấy đứa bạn trong xóm đi chơi xa. Mải ham vui nên quên bẵng lời dặn của mẹ. Lúc về, trời nhá nhem tối, không thấy mẹ ở nhà, em biết mẹ đang tất bật đi tìm em khắp xóm. Một lát sau, mẹ hớt hải chạy về, áo quần ướt sẫm, khuôn mặt xương xương của mẹ tái xanh vì lạnh, mấy cọng tóc lòa xòa bên đôi má... Trông mẹ thật lo lắng, mẹ vừa mừng vừa giận. Mừng vì em đã về nhà trước cơn mưa, giận vì đi chơi xa mà không xin phép mẹ, lại về nhà tối. Mẹ không nói gì nhưng đôi mắt sâu và thâm quầng của mẹ hiện rõ vẻ giận dỗi, bực bội . Rồi mẹ nghiêm nghị bảo:
_ Con xem lại việc làm của con đấy nhé !
Giọng nói của mẹ đã khàn đi vì cơn mưa rạt rào, thấm ướt. Mẹ húng hắn ho rồi xuống bếp làm cơm tối. Em cũng xuống bếp rồi rụt rè phụ mẹ. Vừa làm vừa nghĩ đến hình ảnh mẹ trong cơn mưa lúc ban chiều, em lại nghĩ đến lời nói của mẹ vừa rồi. Tuy đơn sơ, ngắn gọn nhưng đã thấm sâu vào tâm trí của em. Lúc ấy, em như người ngủ say trong màn đêm lạnh lẽo được mẹ đánh thức dậy và đưa ra ngoài ánh sáng hửng ấm khí trời. Biết mẹ giận, em lễ phép thưa:
_ Con xin lỗi mẹ ạ! Từ nay con sẽ không như thế nữa đâu.
Mẹ nhìn em như đã nguôi đi cơn giận, mẹ gật đầu rồi bảo em đi tắm rửa. Tấm lòng mẹ thật nhân ái, độ lượng, bao dung. Bàn tay gầy của mẹ đã nấu nước tắm cho em. Nước thật ấm, ấm như tấm lòng của mẹ đang ủ ấm cho em. Vừa tắm em vừa hình dung hình ảnh của mẹ gầy gầy đang rảo bước dưới mưa. Em lại hình dung đôi mắt dịu hiền của mẹ nhìn em khi em mắc lỗi. Ôi! Lòng mẹ thật bao la! Tình cảm của mẹ dành cho em thật thiêng liêng, cao cả và không bao giờ vơi cạn. Lúc nào mẹ cũng muốn ở lại bên cạnh em để chăm sóc, giúp đỡ em, tiếp thêm sức mạnh để em còn vươn lên trong cuộc sống. Ấy thế mà em đã làm mẹ đau lòng!
Bây giờ em đã lớn, em đã hiểu thế nào là sự nhọc nhằn của mẹ. Nhìn những cơn mưa cùng cái rét căm căm, bóng dáng của mẹ lại hiện về trong kí ức của em...với dáng người liêu xiêu, với gương mặt bao lo lắng đang lầm lũi trong cơn mưa... Mẹ ơi! Con có lỗi với mẹ biết bao!
“Vì con là con ba, con của ba rất ngoan
Vì con là con mẹ, con của mẹ rất hiền…”
Tôi thuộc bài hát này từ hồi đi học mẫu giáo. Nhưng tôi chưa hẳn là đứa con ngoan hiền của mẹ. Bởi cái tính hiếu động, nghịch ngợm của mình mà nhiều lúc tôi đã khiến mẹ buồn. Có một lần, mặc dù đã hơn một năm trôi qua, song mỗi khi nghĩ lại tôi vẫn hình dung thật rõ hình ảnh mẹ lúc ấy.
Lần đó tôi được điểm 4 môn toán. Hình như cô giáo đã trao đổi với mẹ. Bởi đến trưa, vừa đi học về, tôi đã thấy mẹ đợi sẵn ở nhà với nét mặt vừa buồn vừa giận. Biết có chuyện, tôi len lén ôm cặp sách định lẻn lên gác, nhưng mẹ đã gọi lại. Tôi sợ hãi nghĩ thế nào mẹ cũng quát mắng và đánh cho một trận. Nhưng không, mẹ không đánh cũng chẳng nói to, chỉ nhẹ nhàng hỏi chuyện học của tôi ở lớp. Tôi thở phào đoán mẹ chưa biết chuyện nên yên tâm nói dối một cách trơn tru. Khi mẹ hỏi về bài kiểm tra toán, tôi nói: “Mẹ hỏi làm gì? Con làm được tất. Với lại cô giáo chưa trả bài mẹ ạ!” (Nói dối vậy thôi, chứ thật ra điểm 4 toán to tướng đang nằm chềnh ềnh trong cặp sách tôi rồi). Đang cầm chiếc cặp của tôi trên tay, mẹ sững lại. Trong đôi mắt mẹ thoáng một chút ngỡ ngàng, một chút bực bội, một chút thất vọng và cả đau đớn nữa. Cái cặp rơi xuống, xổ tung ra. Bài kiểm tra toán rơi ra ngoài nằm phơi giữa sàn nhà. Tôi thuỗn mặt, không còn chối cãi vào đâu được. Mặt mẹ sầm lại, mẹ nhìn tôi nghiêm khắc như muốn nói: “Lâm! Con hư quá, đã học kém mà lại còn nói dối ư?”… Rồi mẹ buồn bã, thẫn thờ đi vào bếp.
Buổi trưa hôm ấy trôi qua thật nặng nề. Bố tôi ở lại cơ quan còn anh trai thì đi công tác, chỉ còn tôi và mẹ trong căn nhà rộng thênh thang. Mẹ lặng lẽ chuẩn bị bữa trưa một mình, không cần tôi giúp như mọi ngày. Rón rén đứng ở cửa bếp nhìn vào, tôi thấy rõ nỗi buồn phiền hiện trên gương mặt mẹ. Đôi tay mẹ làm nhưng ánh mắt nhìn buồn bã xa xăm. Thường ngày mẹ rất hay cười và nói chuyện với tôi tôi, thế mà hôm nay mẹ chẳng nói cười gì cả. Hình như mẹ đang lén tiếng thở dài. Trên khuôn mặt hiền từ của mẹ đã có nhiều nếp nhăn nơi khoé mắt. Mấy sợi gân xanh nổi trên vầng trán rộng, đôi môi mẹ không còn tươi thắm như trước… Có phải vì tôi mà mẹ già trước tuổi hay không?
Tuy rất buồn, nhưng mẹ vẫn quan tâm chăm sóc tôi chu đáo. Mẹ giục tôi ăn cơm, nhắc tôi ngủ trưa để có sức học chiều. Mẹ càng quan tâm, tôi càng xót xa ân hận. Còn mẹ, chưa kịp nghỉ ngơi đã lại vội vã đến trường làm việc. Ánh nắng vàng vẫn nhảy nhót ngoài sân nhưng tôi chẳng thấy vui chút nào. Ánh mắt thất vọng, giọng nói buồn rầu của mẹ cứ ám ảnh mãi tâm trí tôi. Tôi biết, mẹ buồn vì sự sa sút trong học tập của tôi thì ít mà mẹ đau đớn vì thái độ ngang ngạnh nói dối của tôi thì nhiều. Tôi thấy mình quả là một đứa trẻ hư. Tôi chỉ muốn oà khóc cho vơi đi phần nào nỗi ân hận đang giày vò trong lòng mình.
I. Mở bài: giới thiệu người cần tả
Gia đình e gồm có bốn người, ba mẹ, em và chị của em. Gia đình e rất hạnh phúc và thương yêu em. Ba mẹ em là nông dan nên rất đổi bình dị và thân thương. Ba mẹ luôn làm lụng vất vả để lo cho chị em của em. Chị em là một sinh viên đang học tren thành phố. Chọ cũng là người xa nhà, sống thiếu thốn tình thương của ba mẹ, lâu lâu chị mới về quê thăm gia đình. Chính vì thế mà em rất yêu của của em.
II. Thân bài
1. Tả bao quát
- Chị em bao nhiêu tuổi?
- Chị em học ở đâu?
- Chị em học trường gì?
- Em thương chị em như thế nào?
2. Tả chi tiết
a. Tả hình dáng
- Dáng người cao, thon gọn cao 1m6
- Gương mặt đầy đặn, mũi cao, môi trái tim xinh đẹp
- Mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà ở thường buộc tóc gọn sau gáy.
- Chị ăn mặc rất giản dị. Khi đi học chị thường mặc áo sơ mi. Ở nhà chị mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
- Chị có đôi mắt đen long lanh rất đẹp. Mỗi khi chị bảo ban em, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
b. Tả tính tình
- Chị là người chu đáo, chỉnh chu trong công việc
- Chị học rất giỏi, luôn được ba mẹ và thầy cô yêu thương
- Chị có tính tình rất ôn hòa, nhã nhặn
- Chị luôn biết quan tâm đến mọi người trong gia dình và mọi người xung quanh
- Chị là người luôn nổ lực và biết vươn lên trong cuộc sống
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về chị em
Chị em là một người hết sức đặc biệt. chị là người luôn quan tâm chăm sóc em, em rất yêu chị của em
Tham khảo: Lập dàn ý Hãy kể về anh chị hoặc em của mình lớp 6
Từ xưa ông cha ta đã luôn đề cao tình cảm anh chị em ruột thịt, có câu: “Chị ngã em nâng” cũng là để răn dạy con cháu mình như thế. Và thật may mắn vì tôi có một người chị tuyệt vời, luôn quan tâm, yêu thương và chia sẻ mọi khó khăn với tôi. Chị giống như người bạn lớn dã cho tôi những bài học ý nghĩa và sâu sắc.
Chị tôi còn rất trẻ, mới tuổi 17. Cái độ tuổi trẻ trung, khỏe khoắn và tràn đầy nhiệt huyết. Chị có những ước mơ, hoài bào chia sẻ với tôi và mỗi lần như thế tôi lại cảm thấy không có chút gì là khoảng cách với chị ấy. Dáng người chị dong dỏng, nước da trắng hồng và đôi mắt dài, đen nháy trông long lanh như nước màu thu. Đôi mắt mà chị vẫn hay đùa tôi rằng “Ai nhìn vào tao cũng phải xao xuyến đấy”. Rất hay cười và khi cười trông chị rất duyên, đôi má núm đồng tiền nhờ thế mà mỗi khi chị cười như tỏa nắng mùa thu rất thơ và rất gần gũi với người đối diện.
Tuy tuổi không phải quá già dặn để hiểu sâu mọi lẽ ở đời nhưng cũng không còn ở cái tuổi vô lo vô nghĩ như tôi nữa. Chị tôi khá chín chắn và trưởng thành hơn. Chị hay kể với tôi những câu chuyện về cuốc sống, về con người và những tâm sự về nghề nghiệp chị muốn theo đuổi. Mỗi lần nghe vậy, tôi thấy rất ngưỡng mộ chị vì dù gì chị đã có cho mình những ước mơ của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và cháy bỏng. Chị tôi rất hiền, nhưng khi đã nghiêm mặt thì tôi không dám động vào. Có những lúc, thi thoảng cũng hay la các em một chút nhưng tôi hiểu tất cả đều là chị thương chúng tôi rất nhiều. ở người chị ấy, đôi lúc tôi thấy giống một người mẹ, có khi tôi lại thấy giống một người đàn ông trong nhà, và có khi là một người bạn lớn tôi vẫn luôn kiếm tìm. Có nghĩa là chị tôi vừa yêu thương bảo bọc các em như mẹ tôi, vừa có lúc mạnh mẽ, cứng rắn để mỗi lần mẹ hay bố đi công tác xa chỉ có hai chị em tôi ở nhà, chị chăm lo cho tôi được tốt nhất không để mẹ phải lo lắng.
Ấu thơ là những tháng ngày tôi cùng chị rong ruổi trên cánh đồng quê hương, có khi là hái những chẽn lúa đòng đòng, có khi là bắt châu chấu. Có lúc chơi thả diều trên bờ đe, hay những chiều hè oi nóng đi câu cua, câu cá cùng lũ bạn trong xóm. Những mùi vị hương sắc của tuổi thơ tôi đều cùng được trải qua với chị, được chị yêu thương và dạy bảo như người bạn chứ không phải là lời lẽ khô khan khó nghe. Chị cho tôi cảm giác bình yên, tôi nhìn vào chị để thấy mình năm 17 tuổi, còn chị nhìn vào tôi để nhớ về mình năm còn 11 tuổi.
Cảm ơn chị vì đã cho em những trải nghiệm sâu sắc và lí thú. Chị giống như bạn ấu thơ rong ruổi trên mọi nẻo đường, cho tôi hơi ấm và một trái tim nóng hổi yêu thương và hi vọng về tuổi 17 sắp đón chào.