Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người, đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu. làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp.Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.
Thúy Lan, một phóng viên của báo Hà Nội mới đã viết bài bút kí này nhằm giới thiệu với nhân dân cả nước và bè bạn năm châu một danh thắng đặc biệt của Thủ đô Hà Nội – cầu Long Biên. Một chiếc cầu đã gắn liền với lịch sử hào hùng, oanh liệt của dân tộc Việt Nam.
Tác giả vừa đau xót vừa tự hào khi ngước mắt lên bầu trời trong xanh, nhớ lại cảnh máy bay giặc Mĩ ném bom tàn phá cây cầu hòng cắt đứt mặt mạch máu giao thông quan trọng của Thủ đô Hà Nội và quân dân ta đã đánh trả quyết liệt, kịp thời hàn gắn lại vết thương của cầu… Trong kí ức lại hiện lên những ngày bão lụt, nước sông Hồng dâng cao cuồn cuộn sóng đỏ; chiếc cầu vẫn vững chãi tồn tại như thách thức với thiên tai.
Cuộc chiến tranh chống xâm lược Mĩ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã kết thúc thắng lợi. Mưa bom bão đạn đã qua, dân tộc Việt Nam bắt tay vào công cuộc xây dựng lại non sông. Cây cầu Long Biên vẫn sừng sững soi bóng trên dòng sông Hồng. Giờ đây, cầu Long Biên là nhịp cầu hữu nghị, đón bè bạn năm châu đến với Việt Nam.
Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng.
Tàu xe đi lại thong dong
Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi…
Vào thời gian ấy, thiên tai đồng hành với địch họa:
Cầu Long Biên được nhân hóa, mang hồn người và được coi là chứng nhân lịch sử. Phép nhân hóa đó đã đem lại sự sống cho sự vật vô tri vô giác. Cầu Long Biên đã trở thành người cùng thời với bao thế hệ, ngày ngày chứng kiến và xúc động trước những thăng trầm, đổi thay to lớn của Thủ đô, của đất nước và dân tộc.
Cầu Long Biên- chứng nhăn lịch sử là một bài bút kí khá đặc sắc. Từ góc nhìn nhà báo và chất văn bút kí, Thuý Lan đã tạo ra một mạch cảm xúc độc đáo về cây cầu lịch sử.
Lần theo các dòng bút là pha nhiều chất hồi kí của Thuý Lan, chúng ta gặp lại chiếc cầu Long Biên như gặp lại một chứng nhân lịch sử.
Từ một cây cầu sắt nối đôi bờ sông Hồng, cầu Long Biên đã được nhân hoá thành con người có lí lịch, có lịch sử, có cảm xúc buồn vui… như bao con người khác. Dường như tác giả thổi hồn mình vào vật, để vật cũng thấm đẫm tình người.
Cầu Long Biên ra đời là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, là thành tựu quan trọng của thời văn. minh cầu sắt. Nhưng sự thai nghén chào đời của cây cầu lịch sử này đã gắn liền với bao mồ hôi, nước mắt và cả bao xương máu của những người dân phu Việt Nam. Người ta còn ghi lại những cảnh ăn ở khổ cực của dân phu và cảnh đối xử tàn nhẫn của những ông chủ người Pháp đã khiến cho hàng nghìn người Việt Nam bị chết trong quá trình làm cầu. Thật là khủng khiếp! Chỉ một vài dòng ngắn ngủi, bài viết đã gợi ra được số phận bi thảm của một dân tộc nô lệ trong một thời kì lịch sử đen tối. Gần nửa thế kỉ tuổi đời ban đầu của mình, cầu Long Biên đã trở thành nhân chứng sống chứng kiến bao đau thương của một dân tộc.
Cách mạng tháng Tám thành công, nhưng chiến tranh chưa kết thúc. Cầu Long Biên lại một lần nữa chứng kiến những đêm
Hà Nội “đất trời bốc lửa” kiên cường chống Pháp. Những thời khắc lịch sử hào hùng ấy được tác giả gợi lại bằng nỗi nhớ những ngày đầu năm 1947, cái ngày người dân Thủ đô cùng Trung đoàn yêu dấu của mình bí mật ra đi – những ngày vừa bi thương vừa hùng tráng:
Những đèm ra đi đất trời bốc lửa
Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng Hồn phất phơ mười phương cờ đỏ thắm Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa…
Làm cho câu truyện thêm sinh động hấp dẫn người nghe người đọc
Mùa hạ là mùa của ánh nắng vàng nhuộm hết cả những con đường với những cơn gió mát lành, giúp cho cái nắng gắt như được giảm xuống, là mùa của những tiếng ve kêu lẫn trong những cành hoa phượng đỏ rực cả một góc trời. Và hơn hết, em yêu nhất chính là những cơn mưa rào chợt đến chợt đi tưới mát tất cả vạn vật.
Buổi chiều hôm ấy, trời bỗng nhiên oi ả hơn mọi ngày. Ánh nắng như chói chang hơn, cả một vùng không hề có lấy một chút gió nào. Ai ai cũng cảm thấy mệt mỏi, những chiếc quạt máy như không đủ công suất để phục vụ cho tất cả mọi người nữa. chúng chỉ chạy một cách lờ đờ. Ngay cả với những hàng cây cổ thụ và những bãi cỏ dài nay cũng như không còn sức sống nữa. Chúng như héo rũ, không còn được đung đưa theo những cơn gió như thường ngày. Ai cũng mong có một cơn mưa mát lành tới để làm dịu bớt cái oi nóng của những ngày hè. Và rồi, chỉ khoảng nửa tiếng sau đó, trời đất như thay đổi. Những đám mây đen sì từ chân trời bay về.
Trời bỗng nổi lên những trận gió lớn như mang biết bao hơi lạnh từ biển vào trong đất liền. Trẻ con cùng nhau reo vui, chào đón cơn mưa đến với niềm vui hần hoan, hạnh phúc Và rồi “ Ầm!” một tia chớp như xé toạc cả bầu trời cùng với tiếng sầm ì ùng. Ngay lập tức, người lớn vội vàng chạy về nhà đóng cửa, cất đồ phơi ở bên ngoài, còn những lũ trẻ thì cười vui sướng, hẹn cùng nhau đá bóng dưới trời mưa. Hoạt động của con người như nhanh hơn để chạy đua với thời tiết. Những hạt mưa lớn bắt đầu rơi “ lộp bộp” ở trên mái hiên, trên những con đường.
Và nhanh chóng sau đó, cơn mưa lớn bắt đầu rơi như trút, những hạt mưa mát lạnh đậu xuống như xua tan hết tất cả cái oi nóng của mùa hè, làm cho lòng người cũng cảm thấy trong lành vui sướng hơn bao giờ hết. Cơn mưa tưới mát vạn vật, mang đến cho con người và thiên nhiên một sức sống mới hơn bao giờ hết. Cây cối như được gội rửa, tẩy đi hết những bụi bẩn của những ngày qua. Cơn mưa mùa hạ tới nhanh mà đi cũng nhanh. Sau cơn mưa, tất cả mọi thứ như được khoác thêm một lớp áo mới- tươi mát và trong xanh hơn bao giờ hết. Mọi vật cùng vui sướng khi được tắm mát sau rất nhiều ngày oi bức. phía xa xa, trên bầu trời trong xanh sau trận mưa, bồng nhiên xuất hiện những tia sáng lung linh, cong cong vươn lên giữa bầu trời- cầu vồng sau mưa.
Mưa mùa hạ không chỉ tưới mát sức sống cho vạn vật mà còn làm cho con người cảm thấy yêu đời hơn bởi những gì mà nó đem tới. Những cơn mưa chợt tới chợt đi đã trở thành một hình ảnh tượng trưng cho mùa hè và cùng giúp chúng ta được gần nhau hơn, để có những phút giây gần bên nhau, cùng lắng nghe những tiếng mưa rơi bên hiên nhà.
Đăng bài lên thì đăng mà đừng đăng câu hỏi này lên cẩn thận giáo viên học 24 đó
Trang phục : Cái xắc xinh xinh ; Ca lô đội lệch . Trang phục của Lượm giống các chiến sĩ Vệ quốc thời kháng chiến chống thực dân Pháp , bởi Lượm cũng là một chiến sĩ thực sự . Nhưng Lượm còn rất bé nên cái xắc đeo bên mình chỉ xinh xinh . Còn chiếc mũ ca lô thì đội lệch về một bên , thể hiện nét tinh nghịch , hiếu động của tuổi thơ
Dáng điệu , cử chỉ : Dáng loắt choắt , nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và tự tin ( Cái chân thoăn thoắt ; Cái đầu nghiên nghênh ) Hồn nhiên , yêu đời ( Mồm huýt sáo vang , cười híp mí , má đỏ bồ quân ,... )
Lời nói : Tự nhiên , chân thật ( Cháu đi liên lạc ; Vui lắm chí à ; Ở đồn Mang Cá ; Thích hơn ở nhà ) .
" Quê hương" hai tiếng gọi thân thương ấy nghe mới quen thuộc làm sao. Bởi đây chắc có lẽ nơi chôn rau cắt rốn của tôi và cũng chính nơi đây đã có ko biết bao kỉ niệm vui buồn của tôi: nào là cây đa; con đò, giếng nước quen thuộc,.....Riêng với tôi kỉ vật mà có lẽ tôi ko quên được chính là lũy tre làng. Từ xa nhìn lại cả lũy tre như một vòi phun nước xanh khổng lồ tỏa ra tứ phía tạo nên một vòng tròn như bao bọc lấy lãnh địa của chúng. Đến lại gần mới thấy hết vẻ đẹp của nó.Thân tre xanh mượt, được chia ra làm từng khúc, có cây có đến 33 khúc mà nhìn cứ tưởng là 100 khúc như cây tre trong truyện cổ tích. Những cây tre dính sát nhau như có một sơi dây liên kết găn bó tình cảm của bọn chúng lại với nhau tạo nên một luồng sức mạnh ko gì sánh nổi. Bởi đấy chắc có lẽ cũng là tượng trưng cho truyền thống đoàn kết lâu đời của nhân dân ta. Chúng đứng sát nhau giông như 1 chiếc ô dù màu xanh khổng lồ che nắng, che mưa cho lũ trẻ trong làng. Hình ảnh lũy tre chính là 1 dấu ấn trong kỉ niệm tuổi thơ của tôi và nó sẽ mãi lưu giữ trong tâm trí tôi.
Bài làm
Cứ đến chủ nhật hàng tuần là bố mẹ em lại dẫn em ra biển hóng mát để thơ giãn trí óc.
Biển bây giờ đang vào lúc hoàng hôn nên rất đông người. Mặt trời đỏ chói soi xuống mặt biển làm biển đỏ rực lên như một biển lửa. Trên đám mây hồng huyền ảo như những dải lụa thướt tha. Biển vẫn không ngừng gợn những đợt sóng to nhỏ, lúc thì nhẹ nhàng, lúc lại ầm ầm dữ dội. “Chủm” em nhảy xuống biển tắm, nước biển mát quá. Có những người bơi tuốt ra đằng xa ngoài cửa biển.
a xa, những chiếc thuyền đủ màu sắc chạy đi một cách chậm chạp (có lẽ vì chúng ở xa em quá). Trên bầu trời xanh thẳm không cùng, những chú chim hải âu không ngớt chao qua, lượn lại, mỗi lúc nghiêng mình đôi cánh chúng không hề động đậy. Trên bờ cát ướt trắng phau, những cô bé, cậu bé vui vẻ xây lâu đài cát của mình. Bỗng một đợt sóng thật mạnh bất ngờ ập vào, nước biển thi nhau xông vào miệng em. Ôi! Mặn quá! Nước biển mạnh thật. Thảo nào mọi người lại dùng nước biển làm muối là phải. Bỗng em tiếng mẹ gọi “Con ơi! Lên đi nào, trời tối rồi kìa.”
Cuộc vui nào rồi cũng phải chấm dứt. Sau khi ăn tối ở một cửa hàng nọ. Em và bố mẹ về nhà và đánh một giấc thật ngon lành.
Hè vừa qua, do kết quả học tập tốt, em được bố mẹ cho đi Sầm Sơn. Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa, là một trong những bãi biển đẹp nhất nước ta. Kì nghỉ đã để lại cho em nhiều điều thú vị. Nhưng có lẽ, ấn tượng sâu sắc nhất đối với em là cảnh buổi chiều trên bãi biển này.
Đó là một buổi chiều muộn, khi dân tắm biển đă vẻ gần hết. Cái vui tươi, sặc sỡ , ồn ào của những cây ô, dù đủ màu với những cuộc nhảy sóng, lênh đênh hàng phao, thuyền cao su không còn nữa. Biển được trả về dáng vẻ nguyên sơ của nó. Biển chỉ còn lại một màu xanh bất tận. Cái màu xanh không có từ ngữ để diễn tả nên đành gọi là “màu xanh nước biển”. Từ ngoài xa biển trông phẳng như một bức tường màu được viền bằng một dải “đăng ten” hồng của chân trời lận, chỉ còn những tia sáng hắt lên. Gần hơn, biển bắt đầu cuộn sóng. Không biết trong lòng biển thế nào, chỉ thấy chập chờn, nhấp nhô thành từng lớp những con sóng đuổi theo nhau. Càng vào gần bờ lớp sóng sau càng cao hơn lớp sóng trước. Cách bờ chừng 100 mét chúng đổi chỗ cho nhau, lớp sóng trước cao, lớp sóng sau thấp. Thế rồi ngay trước mặt em là một bức thành bằng sóng màu trắng bạc. Bức thành ấy đổ sập xuống trút nước ào ào vào bờ. Từng đợt sóng cứ như thế, liên tục “liếm” bãi cát, để lại những ngấn cát màu sâu sẫm. Sóng như trẻ con, từng đoàn, từng đoàn “đùa” nhau mãi không chán. Mỗi lần sóng đổ vào bờ là một lần bờ cát đầy những vỏ ốc biển nhỏ. Chúng màu trắng hoặc màu nâu, tất cả đều óng ánh. Cũng mỗi lần như thế, những chú còng gió bị sóng lôi từ dưới đất lên, hốt hoảng chạy trên bãi cát phẳng mịn rồi lại nhanh nhẹn lại rúc xuống cát.
Em chăm chú nhìn những đợt sóng đổ lên bờ để chọn nhặt vỏ ốc. Đến khi ngẩng lên nhìn ra biển đã thấy ở phía Nam, từng đoàn thuyền đánh cá buồm trắng, buồm nâu, rồi bè mảng xăm xăm cặp bờ. Phía ngoài khơi xa, ráng hồng đã lại bừng lên. Biển đã bắt đầu tuần trăng rồi đấy! Em rất muốn đứng trước biển để xem trăng lên. Nhưng bố em bảo “Về thôi con! Ngày mai ta sẽ đi xem trăng. Đừng lo, biển mùa này lúc nào chẳng đẹp”.